You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN HOÁ CUỐI KÌ I

LỚP 12. NĂM HỌC 2021-2022


Câu 1: Chất nào sau đây là este ?
A. CH3COOC2H5. B. C6H5OH. C. CH3OCH3. D. HCOOH.
Câu 2: Phản ứng của CH3COOC2H5 với dd NaOH được gọi là phản ứng :
A. Cộng. B. phản ứng xà phòng hoá. C. Đốt cháy. D. Thế
Câu 3. Hợp chất có tên gọi Etyl axetat có công thức là :
A. CH3COOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOC2H5 D. CH3COOH
Câu 4. X là một este no đơn chức, mạch hở, có tỉ khối hơi đối với CH 4 là 5,5. Nếu đem đun 4,4 gam este X
với dung dịch NaOH (dư), thu được 4,1 gam muối. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH(CH3)2.
Câu 5. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của chất béo ?
A. Nhẹ hơn nước. B. Có thể là chất lỏng hoặc rắn ở điều kiện thường.
C. Tan tốt trong dung môi hữu cơ như benzen... D. Tan tốt trong nước.
Câu 6: Chất nào sau đây là este ?
A. HCOOCH3. B. C3H5(OH)3. C. C6H5OH. D. CH3COONa.
Câu 7: Phản ứng hóa học đặc trưng của các este là:
A. Phản ứng thế với kim loại kiềm. B. Phản ứng thủy phân.
C. Phản ứng tráng bạc. D. Phản ứng cộng với H2/ Ni, t0
Câu 8. Hợp chất CH3CH2COOCH3 có tên gọi là:
A. Metyl propionat B. Etyl fomat C. Etyl axetat D. Metyl axetat
Câu 9. 4,4 gam este Y với dung dịch NaOH (dư), thu được muối và 1,6 gam CH 3OH. Công thức cấu tạo thu
gọn của Y là A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH2CH2CH3.
C. C2H5COOCH3. D. HCOOCH(CH3)2.
Câu 10. Cho các chất béo: (C17H35COO)3C3H5, (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5. Số chất béo là chất
rắn ở điều kiện thường là: A. 0. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 11. Cho một số chất vật lí sau đây:
(1) Là tinh thể không màu. (2) Dễ tan trong nước.
(3) Có vị ngọt. (4) Là chất lỏng ở điều kiện thường
Tính chất vật lý không phải của Glucozơ là?
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
Câu 12. Tính chất vật lí nào sau đây không phải của Glucozơ?
A. Là tinh thể không màu. B. Dễ tan trong nước.
C. Là chất rắn D. Có vị đắng.
Câu 13. Công thức phân tử của xenlulozơ là
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C12H24O11.
Câu 14. Khi thuỷ phân hoàn toàn tinh bột thì thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Fructozơ. C. Sobitol. D. Ancol etylic.
Câu 15. Khi cho dung dịch saccarozơ (C12H22O11) phản ứng với Cu(OH)2 thì thu được chất X tan trong dung
dịch có màu xanh lam. Chất X là:
A. (C12H21O11)2Cu B. (C12H22O11)2Cu
C. (C12H11O6)2Cu D. (C24H21O11)2Cu
Câu 16. thủy phân 2kg saccarozơ (C12H22O11) trong môi trường axit với hiệu suất 76%. Khối lượng các sản
phẩm thu được là :
A. 1,2kg glucozơ và 1,2kg fructozơ B. 0,8kg glucozơ và 0,8kg fructozơ
C. 1kg glucozơ và 0,8kg fructozơ D. 0,7kg glucozơ và 0,9kg fructozơ
Câu 17. Xenlulozơ có trong nhiều loài thực vật, công thức phân tử của Xenlulozơ là:
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C12H24O11.
Câu 18. Khi thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ thì thu được chất nào sau đây?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Sobitol. D. Ancol etylic.
Câu 19. Khi cho dung dịch saccarozơ (C12H22O11) phản ứng với Cu(OH)2 thì thu được chất X tan trong dung
1
dịch có màu xanh lam. Chất X là:
A. (C12H21O11)2Cu B. (C12H22O11)2Cu
C. (C6H11O6)2Cu D. (C6H10O5)2Cu
Câu 20. thủy phân 2kg tinh bột trong môi trường axit với hiệu suất 81%. Khối lượng các sản phẩm thu được
là : A. 1,6kg glucozơ B. 1,8kg glucozơ.
C. 1,8kg fructozơ D. 1,2kg glucozơ
Câu 21. Cho trimetylamnin có CTPT là:
A. (CH3)2NH. B. C2H5NH2 C. (CH3)3N D. CH2(NH2)2.
Câu 22. Dung dịch Aminoaxit nào sau đây làm quỳ tím chuyển đỏ?
A. Alanin B. Axit glutamic. C. Glyxin. D. Lysin.
Câu 23. Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ
Y. Để tác dụng vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng
chứa 15,55 gam muối. Vậy công thức của α-amino axit X là :
A. H2N-CH2-CH2-COOH B. CH3-CH(NH2)-COOH
C. H2N-CH2-COOH D. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 24: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 25. Chất không tham gia phản ứng màu biure là:
A. protein. B. polipeptit. C. đipeptit. D. tripeptit.
Câu 26.:
A. β-amino axit. B. glucozơ. C. α-aminoaxit. D. glixerol.
Câu 27. Thủy phân không hoàn toàn Ala-Ala-Gly-Gly-Gly sản phẩm nào sau đây không thể được tạo ra?
A. Gly-Gly-Gly. B. Gly-Ala. C. Ala-Gly. D. Ala-Gly-Gly.
Câu 28.Hỗn hợp A gồm ba peptit mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 1 : 2.Thủy phân hoàn toàn m gam A
thu được hỗn hợp sản phẩm gồm 52,5 gam Glyxin và 71,2 gam Alanin. Biết số liên kết peptit trong phân tử
X nhiều hơn trong Z và tổng số liên kết peptit trong ba phân tử X, Y, Z nhỏ hơn 10. Giá trị của m là
A. 96,7. B. 101,74. C. 100,3. D. 103,9.
Câu 29. Tên gốc chức của R là Metylamin. Công thức của R là
A.CH3NH2. B. (CH3)2NH C. (CH3)3N D. C2H5NH2
Câu 30. Glyxin (H2N-CH2-COOH ),có tính chất lưỡng tính, thì phản ứng được với dung dịch.
A. NaOH B. CH3OH/ HCl C. HCl D. NaOH và HCl
Câu 31. Trong phân tử aminoaxit X có một nhóm amino và một nhóm cacboxyl. Cho 7,5 gam X tác dụng
vừa đủ với dung dịch NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 9,7 gam muối khan. Công thức của X
là: A. H2NC4H8COOH. B. H2NC3H6COOH.
C. H2NC2H4COOH. D. H2NCH2COOH.
Câu 32. Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Ala-Ala-Ala. B. Gly-Gly. C. Ala-Ala. D. Gly-Ala-Gly-Ala.
Câu 33. Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng (có chứa protein) tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. Trắng. B. Nâu. C. Tím. D. Xanh.
Câu 34. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thuỷ phân các polipeptit nhờ xúc tác thích hợp là:
A. β-amino axit. B. CO2. C. α-amino axit. D. N2.
Câu 35. Thủy phân hoàn toàn Ala-Gly-Gly trong dung dịch NaOH dư, thu được sản phẩm là
A. H2NCH2COONa, H2NCH2CH2COONa. B. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH.
C. H2NCH2COONa, H2NCH(CH3)COONa. D. ClH3NCH2COOH, ClH3NCH(CH3)COOH.
Câu 36. X là tetra peptit Ala-Gly-Val-Ala và Y là tri peptit Val-Gly-Val. Đun nóng m g hỗn hợp chứa X và
Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1: 3 với dd NaOH vừa đủ phản ứng hoàn toàn thu được 47,49 g
chất rắn khan . Tính m ? A. 34,05 B. 68,1 C. 19,455 D. 78,4
Câu 37. Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?
A. C2H5OH. B. CH2=CH2. C. C2H5NH2. D. CH3Cl.
Câu 38. Polime nào sau đây được dùng làm cao su ?
A. Polietilen. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6 D. Polibutađien.
Câu 39. Polime X được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.
Câu 40. Nilon-6,6 được tạo nên Nhờ phản ứng nào sau đây ?
2
A. Trùng ngưng B. Trùng hợp C. Cộng D.Thế
Câu 41. Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?
A. Tinh bột B. Tơ nilon C. Cao su buna D. polietilen
Câu 42. Poli(vinylclorua) có công thức là:
A. (-CH2-CHCl-)n B. (-CH2-CH2-)n
C. (-CH2-CH(CH3)-)n D. (-CH2-CH(C6H5)-)n
Câu 43. Từ CH2=C(CH3)-CH=CH2, dùng phản ứng nào sau đây để tạo ra polime dùng để sản xuất cao su ?
A. Phản ứng trùng ngưng B. Phản ứng lưu hoá
C. Phản ứng trùng hợp D. Phản ứng thuỷ phân
Câu 44. Một loại polietilen (-CH2-CH2-)n có phân tử khối trung bình là 280000. Hệ số polime hoá của
polietilen đó là: A. 9286. B. 12303. C. 15290. D. 10000
Câu 45. Chất nào sau đây là polime?
A. C2H5OH. B. (-CH2-CH2-)n. C. C2H5NH2. D. CH2=CH2.
Câu 46. Loại phản ứng nào sau đây tạo ra sản phẩm là polime?
A. Phản ứng este hóa. B. Phản ứng xà phòng hóa.
C. Phản ứng màu biure D. Phản ứng trùng ngưng.
Câu 47. Tính chất cơ lý của cao su là:
A. Có tính dẻo. B. Có tính đàn hồi
C. Có dạng sợi dài, mảnh với độ bền nhất định. D. Có tính kết dính hai bề mặt.
Câu 48. Polime nào dưới đây có mạch phân nhánh?
A. Amilopectin. B. Polibutađien C. Tơ visco D. poli(vinyl clorua).
Câu 49. Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên ?
A. Tơ tằm B. PE C. Cao su buna D. PVC.
Câu 50. poli(vinyl clorua) có công thức cấu tạo là:
A. (-CH2-CHCl-)n B. (-CH2-CH=CH-CH2-)n
C. (-CH2-CH(CH3)-)n D. (-CH2-CH(C6H5)-)n
Câu 51. Polime (-CH2-CH=CH-CH2-)n được điều chế từ monome nào dưới đây?
A. CH2=CH2 B. CH2=CH-CH3
C. CH2=CH-CH=CH2 D. CH2=C(CH3)-CH=CH2
Câu 52. Hệ số polime hóa (số mắt xích n) của polisaccarit (C6H10O5)n có khối lượng phân tử 162000 đvC là:
A. 1000 B. 100 C. 1100 D. 2000.
Câu 53. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm IIA đều là kim loại.
B. Kim loại có thể là các nguyên tố s, p,d,f.
C. Tất cả các nguyên tố thuộc nhóm B đều là kim loại.
D. Nguyên tử các nguyên tố có 1, 2, 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
Câu 54. Tính chất vật lí nào sau đây là KHÔNG PHẢI là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Có ánh kim. B. Tính dẻo. C. Khối lượng riêng. D. Tính dẻo.
Câu 55. Kim loại dẫn điện kém nhất trong các kim loại sau đây là?
A. Ag. B. Cu. C. Al. D. Au.
Câu 56. Lớp eletron ngoài cùng nào sau đây không thể là của kim loại?
A. 3s2 B. 2s22p6 C. 3s22p1 D. 4s1
Câu 57. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính dẫn điện. B. tính dẫn nhiệt. C. tính khử. D. tính dẻo.
Câu 58. Kim loại Ag phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. H2SO4 đặc nóng. B. H2SO4 loãng. C. H2O. D. NaOH.
Câu 59. Khi cho Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư sản phẩm nào sau đây không thể được tạo ra?
A. Fe(NO3)3. B. FeO. C. NO. D. H2O.
Câu 60. Khối lượng Cu tối đa có thể phản ứng được với 100 ml dung dịch AgNO3 1M là:
A. 3,2 gam B. 6,4 gam C. 3,2 gam D. 4,8 gam
Câu 61. 16,8 gam một kim loại R phản ứng vừa đủ với 10,08 lit khí Cl2 ở đktc . Hãy xác định tên kim loại R:
A. Al B. Mg C. Fe D. Ca
Câu 62:Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Zn và Mg với tỉ lệ mol tương ứng 9:5 vào dd HNO3
loãng, thu được dd X và 1,568 lít (ở đktc) hỗn hợp Y gồm hai khí không màu, trong đó có một khí hóa
nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 2,0 gam. Biết rằng Y là sản phẩm khử duy nhất của HNO3.
3
Tính m ? A.16,92 B. 7,05 C. 14,1 D. 10,82
Câu 63. Tính chất vật lí nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Tính dẫn điện. B. Tính dẻo. C. Tính ánh kim. D. Tính cứng.
Câu 64. Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều giảm dần tính dẫn điện?
A. Ag> Cu > Au > Al > Fe. B. Cu > Al > Fe > Ag > Au.
C. Ag > Al > Au > Cu > Fe. D. Au > Ag > Cu > Al > Fe.
Câu 65. Kim loại X có cấu hình electron là: 1s22s22p63s1. Nguyên tố X thuộc nhóm nào trong bảng tuần
hoàn? A. IIA B. IA C. IIIA D. IIB
2+ 6
Câu 66. Cation R có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p . Nguyên tử R là:
A. 13Al B. 15P C. 12Mg D. 19K
Câu 67. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là:
A. tính axit. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính oxi hóa.
Câu 68. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng. B. FeSO4. C. HCl. D. H2O.
Câu 69. Khi cho K vào nước thì thu được chất nào sau đây ?
A. K2O. B. KOH. C. KH. D. K(OH)2.
Câu 70. Nhúng một thanh sắt vào 100 ml dung dịch CuSO4 1M cho đến khi dung dịch hết màu xanh. Hãy
tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng ?
A. 11,2 gam B. 4,2 gam C. 5,6 gam D. 2,8 gam
Câu 71. Hoà tan hoàn toàn 1,44 gam một kim loại X bằng dung dịch HCl dư thì thu được 1,344 lit khí ở
đktc . Hãy xác định tên kim loại X :
A. Al B. Fe C. Mg D. Ca
Câu 72. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 0,25 mol Al và 0,225 mol Mg bằng dung dịch HNO 3 loãng dư
thì thu được dung dịch X có khối lượng tăng 12,15 gam so với dung dịch HNO 3 ban đầu. Tính khối lượng
muối khan thu được khi cô cạn dung dịch X ?
A. 86,55 gam B. 98,55 gam C. 72,46 gam D. 102,46 gam
Câu 73. Nhỏ vài giọt dung dịch loãng I2 vào dung dịch hồ tinh bột thì thấy có hiện tượng là:
A. Có màu đỏ B. Có màu xanh tím
C. Có màu Vàng D. Có màu trắng
Y (Cn H 2n 3 N) (Cm H 2m 1O 2 N )
Câu 74. Đốt cháy hết 0,2 mol hỗn hợp X gồm amin và amino axit Z cần
O2 , CO 2 , H 2O N2.
dùng 0,45 mol sản phẩm cháy gồm và số công thức cấu tạo của Z là
A. 2 B. 4 C. 3 D. 1
Câu 75. Có bao nhiêu kim loại trong số các kim loại sau Zn, Cu, Fe, Pb, Mg, Ni. Phản ứng được với dung
dịch CuSO4 A. 2 B. 3 C. 5 D. 4
Câu 76. Cho 8,3 gam hỗn hợp X gồm Al và Fe vào 200 ml dd CuSO4 1,05M. Sau phản ứng hoàn toàn thu
được 15,68 gam chất rắn Y gồm 2 kim loại . Khối lượng của Fe trong X là :
A. 2,24 gam B. 4,48 gam C. 5,6 gam D. 2,8 gam
Câu 77. Hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch glucozơ dư vào ống nghiệm chứa kết tủa Cu(OH) 2 ở nhiệt độ
thường là:: A. Kết tủa tan cho dung dịch có màu tím.
B. Tạo dung dịch có màu xanh đậm.
C. Có màu đỏ gạch xuất hiện.
D. Có kết tủa màu trắng bạc bám trên thành ống nghiệm.
Câu 78: Hỗn hợp X có khối lượng 7,25 gam gồm các amino axit no, mạch hở và các amin mạch hở có tổng
số mol là 0,1 mol. Hỗn hợp X làm mất màu 12,8 gam Br 2. Đốt cháy hoàn toàn X thu được sản phẩm là
CO 2 , N 2 CO 2
và nước, trong đó số mol nước nhiều hơn số mol một lượng là 0,065 mol. Cũng lượng X trên
tác dụng vừa đủ với 0,03 mol NaOH. Khi cho X tác dụng với lượng HCl vừa đủ thì thu được khối lượng
muối gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 12 gam B. 13 gam C. 14 gam D. 15 gam
Câu 79. Cho dãy các kim loại: Na, Mg, Al, Fe, Cu, Ag. Số kim loại trong dãy không tan được trong lượng
dư dung dịch H2SO4 loãng là A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 80: Cho 1,12 gam bột sắt vào 100 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO3 0,1M và Cu(NO3)2 0,5M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là
A. 2,80 B. 2,16 C. 2,04 D. 0,64

You might also like