You are on page 1of 4

KHÓA CHUYÊN ĐỀ LIVE T|TYHH

ÔN THI GIỮA KÌ I – ĐỀ 03
Câu 1: Fructozơ là một loại monosaccarit có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Số nhóm -OH liền kề trong
công thức cấu tạo dạng mạch hở của Fructozơ là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.

Câu 2: Thủy phân hoàn toàn a mol peptit X: Ala-Lys-Val-Lys-Gly cần dùng vừa đủ b mol HCl. Tỉ lệ b: a là?
A. 1:7. B. 7:1. C. 5:1. D. 1:5.

Câu 3: Khi có enzim xúc tác, glucozơ trong dung dịch lên men cho X và khí cacbonic. Công thức hóa học của
X là
A. C2H5OH. B. CH3COOH. C. CH3OH. D. C3H5(OH)3.

Câu 4: Tên gọi của este CH3COOC2H5 là


A. metyl fomat. B. etyl axetat. C. etyl fomat. D. metyl axetat.

Câu 5: Thủy phân hoàn toàn 2 mol peptit X: Gly-Lys-Glu-Gly-Ala cần dùng vừa đủ x mol NaOH. Giá trị của
x là?
A. 6. B. 10. C. 12. D. 8.

Câu 6: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Xenlulozơ. D. Glucozơ.

Câu 7: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc 2?


A. H2N-[CH2]6–NH2. B. C6H5NH2.
C. CH3–NH–CH3. D. CH3–CH(CH3)–NH2.

Câu 8: Trong một phân tử tripeptit Gly-Ala-Glu (mạch hở), số nguyên tử oxi là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.

Câu 9: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Anilin. B. Metylamin. C. Etylamin. D. Trimetylamin.

Câu 10: Chất nào sau đây không có phản ứng màu biure?
A. Ala-Gly-Ala. B. Gly-Gly-Ala. C. Gly-Ala. D. Gly-Ala-Gly.

Câu 11: Số nhóm amino và số nhóm cacboxyl có trong một phân tử axit glutamic tương ứng là
A. 1 và 1. B. 1 và 2. C. 2 và 2. D. 2 và 1.

Câu 12: Công thức nào sau đây là công thức của chất béo no?
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H6.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C15H31COO)2C2H4.

Câu 13: Axit aminoaxetic (H2N-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4. B. HCl. C. NaCl. D. NaNO3.

Câu 14: Chất nào sau đây không phải là este


A. CH3COOC6H5. B. HCOOC2H5.
C. CH3COOH3NCH3. D. (C15H31COO)3C3H5.

Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Cu(OH)2 tạo ra dung dịch có màu xanh lam?
A. Glucozơ. B. Ancol propylic. C. Propan-1,3-điol. D. Anbumin.

Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Alanin. B. Valin. C. Lysin. D. Glyxin.

Câu 17: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala (mạch hở) là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 18: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là
A. HCOOC2H5. B. CH3COOC2H5. C. HCOOCH3. D. CH3COOCH3.

Câu 19: Do phân tử của glucozơ có nhiều nhóm -OH ở vị trí kề nhau, nên dung dịch glucozơ phản ứng được với
A. H2SO4 đặc nóng. B. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
C. H2 có mặt Ni đun nóng. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 20: Este nào sau đây khi phản ứng với dung dịch NaOH dư, đun nóng không tạo ra hai muối?
A. CH3COOC6H5 (phenyl axetat). B. CH3OOC-COOCH3.
C. CH3COOCH2CH2OOCCH2CH3. D. C6H5COOC6H5 (phenyl benzoat).

Câu 21: Cho dãy các chất: vinyl fomat, axit stearic, tinh bột, metylamin, glyxin, anbumin. Số chất tác dụng dịch
NaOH trong điều kiện thích hợp là
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.

Câu 22: Thủy phân polisaccarit X trong môi trường axit thu được monosaccarit Y. X là chất rắn, ở dạng bột vô
định hình, màu trắng và được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. X, Y lần lượt là
A. xenlulozơ và frutozơ. B. tinh bột và glucozơ.
C. xenlulozơ và glucozơ. D. tinh bột và fructozơ.

Câu 23: Đốt cháy hoàn toàn m gam X gồm vinyl axetat và metyl acrylat, thu được 8,96 lít khí CO 2 ở đktc. Giá
trị của m là
A. 7,2. B. 7,4. C. 8,8. D. 8,6.

Câu 24: Từ 1 tấn bột sắn chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ, nếu hiệu suất của
quá trình sản xuất là 81%.
A. 648 kg. B. 630 kg. C. 720 kg. D. 800 kg.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn a mol hỗn hợp glyxin và alanin trong O2, thu được H2O, CO2 và 1,12 lít N2. Giá trị
của a là:
A. 0,1. B. 0,3. C. 0,15. D. 0,2.
Câu 26: Thủy phân hoàn toàn 21,7 gam đipeptit mạch hở Lys-Ala trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch
X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 34,45. B. 30,90. C. 30,80. D. 34,55.

Câu 27: Xà phòng hóa hoàn toàn 26,52 gam chất béo X cần vừa đủ dung dịch chứa 0,09 mol NaOH. Cô cạn
dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị m là
A. 28,50. B. 27,36. C. 31,02. D. 30,12.

Câu 28: Thủy phân hoàn toàn a mol peptit X mạch hở với xúc tác thích hợp thu được 2a mol axit glutamic và 3a
mol glyxin. Số nguyên tử oxi có trong một phân tử peptit X là
A. 8. B. 12. C. 10. D. 6.

Câu 29: Cho 1,38 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với
dung dịch HCl (dư), thu được 2,84 gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là
A. CH3NH2 và C2H5NH2. B. CH3NH2 và (CH3)3N.
C. C2H5NH2 và C3H7NH2. D. C3H7NH2 và C4H9NH2.

Câu 30: Cho m gam glucozơ tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men
hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu
được là
A. 20,0 gam. B. 60,0 gam. C. 40,0 gam. D. 80,0 gam.

Câu 31: Cho 0,02 mol aminoaxit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được 3,67 gam muối
khan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40,00 gam dung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC2H3(COOH)2. B. H2NC3H5(COOH)2. C. (H2N)2C3H5COOH. D. H2NC3H6COOH.

Câu 32: Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin (bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo
ra 17,64 gam muối. Amin có công thức là
A. H2N–CH2–CH2–CH2–CH2–NH2. B. CH3–CH2–CH2–NH2.
C. H2N–CH2–CH2–CH2–NH2. D. H2N–CH2–CH2–NH2.

Câu 33: Hỗn hợp X gồm glyxin và alanin (trong đó nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng). Cho m gam X tác
dụng với dung dịch HCl dư, thu được (2m – 8,7) gam muối. Giá trị của m là
A. 16,0. B. 12,8. C. 10,6. D. 12,0.

Câu 34: Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm H2NCH2CH2COOH và CH3CH(NH2)COOH tác dụng với V ml dung
dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl 1M.
Giá trị của V là
A. 250. B. 150. C. 200. D. 100.

Câu 35: Chất hữu cơ X no, mạch hở, phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức. Thủy phân hoàn toàn X trong dung
dịch NaOH đun nóng, sau phản ứng thu được ancol Y và muối của hai axit cacboxylic Z, T. Các chất
Y, Z, T đều có số nguyên tử cacbon bằng số nhóm chức. Phân tử khối nhỏ nhất của X là
A. 262. B. 234. C. 176. D. 288.
Câu 36: Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z và T. Kết quả được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng
X Nước brom Kết tủa trắng
Y Quỳ tím Quỳ tím chuyển màu xanh
Z, T Dung dịch AgNO3/NH3 đun nóng Kết tủa Ag trắng sáng
T Cu(OH)2 Dung dịch màu xanh lam

X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol. B. Anilin, lysin, etyl fomat, glucozơ.
C. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic. D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.

Câu 37: Cho các phát biểu sau:


(a) Ở điều kiện thường, glucozơ và anilin đều là chất rắn và dễ tan trong nước.
(b) Khi tham gia phản ứng tráng bạc, glucozơ bị oxi hóa thành amoni gluconat.
(c) Amilozơ và amilopectin trong tinh bột đều cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở điều kiện thường, CH3NH2 và CH3CH2NH2 là chất khí và có mùi khai.
(e) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể trạng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.
(g) Gạch cua nổi lên trên khi nấu riêu cua là hiện tượng đông tụ chất béo.
(h) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 38: Thủy phân hoàn toàn a gam triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và dung dịch chứa
m gam hỗn hợp muối (gồm natri stearat; natri panmitat và C17HyCOONa). Đốt cháy hoàn toàn a gam X
cần 1,55 mol O2, thu được H2O và 1,1 mol CO2. Giá trị của m là
A. 17,72. B. 16,12. C. 19,56. D. 17,96.

Câu 39: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức, là đồng phân cấu tạo của nhau và đều chứa vòng benzen trong phân
tử. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần vừa đủ 8,064 lít khí O2 (đktc), thu được 14,08 gam CO2 và 2,88
gam H2O. Mặt khác, m gam E phản ứng với tối đa với 2,80 gam NaOH trong dung dịch đun nóng, thu
được dung dịch T chứa 6,62 gam hỗn hợp 2 muối. Khối lượng của muối có phân tử khối nhỏ nhất trong
T là
A. 1,02 gam. B. 2,72 gam. C. 2,04 gam. D. 1,36 gam.

Câu 40: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở); anken Y và ankin Z, Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol E cần dùng
vừa đủ 0,37 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,32 mol H2O. Nếu thêm vào 0,1 mol hỗn hợp E một nửa
lượng Z có trong E rồi đốt cháy thu được 0,33 mol H2O và 0,225 mol CO2. Biết trong X mỗi nguyên tử
cacbon liên kết với tối đa 1 nguyên tử nitơ, và trong hỗn hợp E ban đầu có thành phần phân trăm số mol
của X nằm trong khoảng từ 50% đến 70%. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có
giá trị gần nhất là
A. 8,27%. B. 17,36%. C. 30,00%. D. 18,25%.

You might also like