You are on page 1of 5

TYHH - DẬY SỚM HỌC BÀI CÙNG 2K6

LỚP ZOOM 5H00 SÁNG - NGÀY 2


KHAI GIẢNG LỚP ZOOM-VIP TYHH 2K6
Câu 1: Tên gọi của este CH3COOCH3 là
A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. etyl fomat.
Câu 2: Cho este có công thức cấu tạo: CH2=C(CH3)COOCH3. Tên gọi của este đó là:
A. Metyl acrylat. B. Metyl metacrylat. C. Metyl metacrylic. D. Metyl acrylic.

Câu 3: Số nguyên tử hiđro trong phân tử metyl fomat là


A. 6. B. 8. C. 4. D. 2.

Câu 4: Axit panmitic là một axit béo có trong mỡ động vật và dầu cọ. Công thức của axit panmitic là
A. C3H5(OH)3. B. CH3COOH. C. C15H31COOH. D. C17H35COOH.

Câu 5: Công thức của tristearin là


A. (C2H5COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.C. (CH3COO)3C3H5. D. (HCOO)3C3H5.

Câu 6: Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, to) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được ancol Y. X và Y lần
lượt là
A. tripanmitin và etylen glicol. B. tripanmitin và glixerol.
C. tristearin và etylen glicol. D. tristearin và glixerol.
Câu 7: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Fructozơ. D. Glucozơ.

Câu 8: Số nguyên tử cacbon trong phân tử saccarozơ là


A. 5. B. 12. C. 11. D. 22.

Câu 9: Chất nào sau đây còn có tên gọi là đường nho?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Fructozơ. D. Tinh bột.

Câu 10: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?
A. Amilozơ. B. Xenlulozơ. C. Amilopectin. D. Polietilen.

Câu 11: Xenlulozơ thuộc loại polisaccarit, là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong gỗ,
bông nõn. Công thức của xenlulozơ là
A. (C6H10O5)n. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C2H4O2.

Câu 12: Để tráng một lớp bạc lên ruột phích, người ta cho chất X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong
NH3, đun nóng. Chất X là
A. Tinh bột. B. Etyl axetat. C. Saccarozơ. D. Glucozơ.

Câu 13: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơ
phản ứng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
C. Kim loại Na. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.

Câu 14: Trong các chất dưới đây, chất nào có lực bazơ mạnh nhất?
A. NH3. B. C6H5CH2NH2. C. C6H5NH2. D. (CH3)2NH.

Câu 15: Dung dịch chất nào sau đây không làm quỳ tím chuyển màu?
A. Etylamin. B. Anilin. C. Metylamin. D. Trimetylamin.

Câu 16: Hợp chất H2NCH2COOH có tên là


A. valin. B. lysin. C. alanin. D. glyxin.

Câu 17: Axit amino axetic (NH2-CH2-COOH) tác dụng được với dung dịch nào sau đây?
A. NaNO3. B. NaCl. C. HCl. D. Na2SO4.
Câu 18: Trong phân tử Ala-Gly, aminno axit đầu N chứa nhóm
A. NH2. B. COOH. C. NO2. D. CHO.

Câu 19: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là
A. Cu(OH)2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch NaCl. D. dung dịch HCl.

Câu 20: Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân các protein đơn giản nhờ chất xúc tác thích hợp là
A. este. B. α-amino axit. C. axit cacboxylic. D. β-amino axit.

Câu 21: Dung dịch Ala-Gly phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. KNO3. C. NaCl. D. NaNO3.

Câu 22: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.

Câu 23: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?
A. Saccarozơ. B. Gly-Ala. C. Tristearin. D. Lysin.

Câu 24: Chất nào sau đây thuộc loại amin bậc ba?
A. C2H5-NH2. B. (CH3)3N. C. CH3-NH-CH3. D. CH3-NH2.

Câu 25: Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Xenlulozơ. D. Protein.

Câu 26: Chất nào sau đây là tripeptit?


A. Gly-Gly. B. Gly-Ala. C. Ala-Ala-Gly. D. Ala-Gly.

Câu 27: Chất nào sau đây có tới 40% trong mật ong?
A. Amilopectin. B. Glucozơ. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.

Câu 28: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala (mạch hở) là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.

Câu 29: Chất nào sau đây là α - amino axit?


A. H2N-CH2-CH2-COOH. B. CH3-CH(NH2)-COOH.
C. CH3COOH. D. (CH3)2NH.

Câu 30: X là hợp chất hữu cơ vừa tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, vừa tác dụng với dung dịch NaOH và
làm quỳ tím đổi màu. Vậy X là
A. axit fomic. B. metyl fomat. C. etyl axetat. D. axit axetic.

Câu 31: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất rắn?
A. Anilin. B. Đimetylamin. C. Alanin. D. Etylamin.

Câu 32: Ở nhiệt độ thường, chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất?
A. CH3COOC2H5. B. (C17H31COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.

Câu 33:  -amino axit là amino axit có nhóm amino gắn với cacbon ở vị trí số
A. 6. B. 7. C. 2. D. 5.

Câu 34: Loại tơ nào sau đây không có nguồn gốc từ xenlulozơ?
A. tơ visco. B. tơ axetat. C. len lông cừu. D. bông.

Câu 35: Tên gọi của peptit H2N-CH2-CONH-CH2-CONHCH(CH3)COOH là


A. Gly-Ala-Ala. B. Gly-Ala-Gly. C. Gly-Gly-Ala. D. Ala-Gly-Gly.

Câu 36: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CH3OH + CO (xt, t°) → X; X + (CH3)2CHCH2CH2OH (H2SO4 đặc, t°) →
Y. Biết X, Y là các chất hữu cơ, vậy chất X và Y lần lượt là
A. axit axetic và pentyl axetat. B. etanol và isoamyl axetat.
C. axit axetic nước. D. axit axetic và isoamyl axetat.

Câu 37: Số hợp chất đơn chức, đồng phân cấu tạo của nhau có cùng công thức phân tử C4H8O2, đều tác dụng với
dung dịch NaOH là
A. 3 B. 4 C. 5 D. 6

Câu 38: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản
ứng tráng gương là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.

Câu 39: Số mol NaOH phản ứng với 1 mol Gly-Glu-Ala-Ala-Glu-Lys là?
A. 7. B. 5. C. 6. D. 8.

Câu 40: Cho các chất: Anilin, Phenylamoni clorua, Alanin, Gly-Ala. Số chất phản ứng được với NaOH trong
dung dịch là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Câu 41: Cho dãy gồm các chất: Phenyl axetat, Alanin, Triolein, Ala-Gly, Axit panmitic. Số chất tác dụng với
NaOH dư trong dung dịch theo tỉ lệ số mol 1: 1 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 1.
Câu 42: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amin đều làm quỳ tím ẩm chuyển màu xanh.
B. Ở nhiệt độ thường, tất cả các amin đều tan nhiều trong nước.
C. Để rửa sạch ống nghiệm có dính anilin, có thể dùng dung dịch HCl.
D. Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.

Câu 43: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa tinh bột và xenlulozơ là
A. Được tạo nên từ nhiều gốc fructozơ. B. Được tạo nên từ nhiều gốc glucozơ.
C. Được tạo nên từ nhiều phân tử glucozơ. D. Được tạo nên từ nhiều phân tử saccarozơ.

Câu 44: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Amilozơ và amilopectin đều có cấu trúc mạch phân nhánh.
B. Trong phân tử glucozơ có 4 nhóm ancol (OH).
C. Ở điều kiện thường, saccarozơ là chất rắn kết tinh.
D. Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.

Câu 45: Phát biểu nào sau đây sai?


A. Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 gốc α-amino axit.
B. Liên kết của nhóm CO-NH giữa 2 đơn vị α-amino axit được gọi là liên kết peptit.
C. Polipeptit gồm các peptit có từ 10 đến 50 gốc α-amino axit.
D. Peptit là những hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.

Câu 46: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Phân tử đipeptit có 2 liên kết peptit.
B. Phân tử tripeptit có 3 liên kết peptit.
C. Trong phân tử peptit mạch hở, số liên kết peptit bao giờ cũng bằng gốc α-amino axit.
D. Trong phân tử peptit mạch hở chứa n gốc α-amino axit, số liên kết peptit bằng (n - 1).

Câu 47: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
B. Đimetyl amin có công thức CH3CH2NH2.
C. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
D. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.

Câu 48: Phát biểu nào sau đây đúng?


A. Gly-Ala có phản ứng màu biurê. B. Alanin là hợp chất có tính lưỡng tính.
C. Đimetylamin là amin bậc ba. D. Tripeptit mạch hở có ba liên kết peptit.

Câu 49: Phát biểu nào sau đây là đúng?


A. Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xúc tác Ni, đun nóng) tạo ra sobitol.
B. Xenlulozơ tan tốt trong nước và etanol.
C. Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong dung dịch H2SO4, đun nóng, tạo ra fructozơ.
D. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Câu 50: Axit folic (hay Vitamin B9) cần thiết cho dinh dưỡng hằng ngày của cơ thể người. Axit folic có vai trò
sinh học trong việc tạo ra tế bào mới và duy trì chúng. Chính vì có tác dụng giúp tái tạo tế bào như vậy
mà Axit folic có thể được sử dụng để phục hồi sinh lực cho các cơ quan nội tạng sau mỗi sự cố thiếu
máu hay tổn thương nội mạng tế bào. Biết axit folic có công thức phân tử C19H19N7O6. Trong công thức
cấu tạo cho dưới đây, chỉ một trong các vị trí được đánh dấu (khoanh bằng đường nét đứt) đã được làm
sai:

Vị trí đã được làm sai là


A. (4). B. (1). C. (3). D. (2).

TRÍ TUỆ TỎA SÁNG!


---------- (Thầy Ngọc Anh | TYHH) -----------

You might also like