You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng
thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

A. trùng hợp. B. trao đổi. C. nhiệt phân. D. trùng ngưng.

Câu 2: Cho một số tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản
ứng với axit nitric đặc (xúc tác axit sunfuric đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị
thuỷ phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là:

A. (1), (2), (3) và (4). B. (1), (3), (4) và (6).


C. (3), (4), (5) và (6). D. (2), (3), (4) và (5).

Câu 3: Một mẫu kim loại Fe có lẫn tạp chất là các kim loại Al, Mg. Để loại bỏ tạp chất thì dùng
dung dịch nào sau đây?

A. Cu(NO3)2. B. NaOH. C. Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)2.

Câu 4: Trong số các kim lọai: nhôm, bạc, sắt, đồng, crom thì kim loại cứng nhất, dẫn điện tốt nhất
lần lượt là:

A. Sắt, nhôm. B. Sắt, bạc. C. Crom, bạc. D. Crom, đồng.

Câu 5: Polivinyl clorua có công thức là

A. (CH2-CHCl)n. B. (-CH2-CHBr-)n. C. (CH2-CH2-)n. D. (CH2-CHF)n.

Câu 6: Cấu hình electron của X: 1s22s22p63s23p64s2. Vậy vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. ô 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. B. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIIIA.


C. ô 16, chu kỳ 3, nhóm VIA. D. ô 18, chu kỳ 3, nhóm VIA.

Câu 7: Các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3 là:

A. CuO, Al, Mg. B. MgO, Na, Ba. C. Zn, Ni, Sn. D. Zn, Cu, Fe.

Câu 8: Mô tả nào dưới đây không đúng với glucozơ?

A. Có 0,1% trong máu người.


B. Có mặt trong hầu hết các bộ phận của cây, nhất là trong quả chín.
C. Còn có tên gọi là đường nho.
D. Chất rắn, màu trắng, tan trong nước và có vị ngọt.

Câu 9: Lọai thực phẩm nào không chứa nhiều saccarôzơ là:

A. đường phèn. B. mật ong. C. mật mía. D. đường kính.

Câu 10: Cho các chất sau: (X1) C6H5NH2; (X2) CH3NH2; (X3) H2NCH2COOH; (X4) C6H12O6;(X5)
HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH; (X6) H2NCH2CH2CH2CH2CH(NH2)COOH; (X7) lòng trắng
trứng Dung dịch nào làm quỳ tím hóa xanh?

A. X1, X2, X5,X7 B. X1, X5, X4 C. X2, X6 D. X2, X3,X4,X6

Câu 11: Số đồng phân tripeptit tạo thành từ 1 phân tử glyxin và 2 phân tử alanin là

A. 3. B. 5. C. 4. D. 2.

Câu 12: Cho nước brom dư vào anilin thu được 16,5 g kết tủa. Giả sử H = 100%. Khối lượng anilin
trong dung dịch là

A. 46,5. B. 4,5. C. 4,65. D. 9,3.

Câu 13: Phân tử khối trung bình của PVC là 750000. Hệ số polime hoá của PVC là

A. 15.000 B. 24.000 C. 12.000 D. 25.000.

Câu 14: Trùng hợp 5,6 lít C2H4 (đktc). Hiệu suất phản ứng là 90% thì khối lượng polime thu được là

A. 7,3gam. B. 4,3gam. C. 5,3gam. D. 6,3 gam.

Câu 15: Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?

A. Poli(vinyl clorua). B. Tơ nitron. C. Tơ tằm. D. Tơ nilon -6,6.

Câu 16: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân?

A. Tinh bột. B. Saccarozơ. C. Protein. D. Glucozơ.

Câu 17: Đồng phân của glucozơ là

A. tinh bột. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. saccarozơ.

Câu 18: Dung dịch không làm đổi màu quỳ tím là

A. metyl amin. B. alanin. C. axit glutamic. D. lysin.


Câu 19: Thuốc thử được dùng để phân biệt Gly-Ala-Gly với Gly-Ala là

A. dung dịch NaCl. B. dung dịch NaOH.


C. Cu(OH)2trong môi trường kiềm. D. dung dịch HCl.

Câu 20: Để chứng minh tính chất lưỡng tính của glyxin (H 2N-CH2-COOH) ta cho glyxin tác dụng với
cặp chất nào sau đây?

A. Dung dịch Br2và kim loại Na. B. Dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH và dung dịch NaCl. D. Dung dịch HCl và dung dịch NaCl.

Câu 21: Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là

A. metyl propionat. B. metyl axetat C. etyl propionat. D. etyl axetat.

Câu 22: Polime nào sau đây có cấu trúc mạch phân nhánh?

A. Polietilen. B. Amilopectin. C. Poli(vinyl clorua).D. Xenlulozơ.

Câu 23: Cho 7,4 gam CH3COOCH3 tác dụng với 200 ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu
được dung dịch chứa a gam muối. Giá trị của a là

A. 8,2. B. 10,8. C. 4,2. D. 6,8.

Câu 24: Số đồng phân của amin ứng với công thức phân tử C2H7N là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 25: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là

A. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. B. CH3NH2, NH3, C6H5NH2.


C. CH3NH2, C6H5NH2, NH3 D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.

Câu 26: Kim loại cứng nhất là

A. W. B. Al. C. Cu. D. Cr.

Câu 27: Tính chất vật lý nào dưới đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A. Tính dẻo. B. Tính dẫn điện và nhiệt.C. Ánh kim. D. Tính cứng.

Câu 28: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là

A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Câu 29: Chất nào sau đây không phải là este?

A. HCOOH. B. HCOOCH3. C. CH3COOCH3. D. HCOOC6H5.


Câu 30: Công thức cấu tạo của anilin là
A. H2N–CH2–CH2 –COOH. B. CH3–CH(NH2)–COOH.
C. H2N–CH2–COOH. D. C6H5NH2.
Câu 31: Dung dịch của chất làm đổi màu quỳ tím sang hồng?
A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. H2NCH2COOH.
C. CH3NH2. D. C6H5NH2.
Câu 32: Chất X vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH B. CH3CHO. C. H2NCH2COOH D. CH3NH2.
Câu 33: Chất nào sau đây không thuộc cacbohiđrat
A. Glyxin. B. Glucozơ. C. Saccarozơ. D. xenlulozơ
Câu 34: Phản ứng giữa dung dịch I2 và hồ tinh bột tạo ra phức có màu?
A. xanh tím. B. đỏ gạch C. trắng D. vàng
Câu 35: Thủy phân saccarozơ trong dung dịch axit thu được
A. glucozơ và axit axetic B. fructozơ và axit axetic
C. glucozơ và fructozơ. D. glucozơ và etanol.
Câu 36: Tính chất hóa học chung của kim loại là
A. tính oxi hóa B. tính dẻo. C. tính khử. D. tính dẫn điện.
Câu 37: Polime nào điều chế được thủy tinh hữu cơ?
A. poli(metyl metacrylat) C. poli(vinyl axetat)
B. poli(metyl acrylat) D. poli( vinyl clorua)

II. PHẦN TỰ LUẬN

Câu 38: Viết phương trình hóa học:

a. Alanin + dung dịch HCl


H2N-CH(CH3)-COOH + HCl → ClH3N-CH(CH3)-COOH

b. Kẽm + dung dịch CuSO4

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu

Câu 39: Nhận biết các lọ mất nhãn chứa các dung dịch sau đây: Glucozơ, glyxin, axit axetic bằng
phương pháp hóa học.

Lấy mỗi dd một ít để làm mẫu thử:

- Lần lượt cho quỳ tím vào 3 dd mẫu thử trên cái nào hoá đỏ thì là axit axetic
- Cho 2 mẫu thử còn lại tác dụng với dd AgNO 3/NH3 cái nào tạo ra kết tủa bạc
màu trắng xám là Glucozo

- Cái còn lại là Glyxin

PTHH: C6H12O6 + 6AgNO3 + 9NH3 → 6Ag + 6NH4NO3 + 3CHCOONH4

Câu 40: A là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH. Cho 3 g A tác
dụng với NaOH dư được 3,88 g muối. Xác định công thức cấu tạo của A?

Tăng giảm khối lượng: Δm= 3,88 – 3 = 0.88 (g)

Suy ra : nA = 0.88/ 22 = 0.04 mol

Phân tử khối của A: MA = 3/0.04 = 75 (g/mol) = > glyxin

CTCT: NH2 – CH2 - COOH

You might also like