You are on page 1of 3

13-ĐỀ LUYỆN TẬP.

(điểm 7-8)
Câu 1: Kim loại nào không có cấu trúc mạng tinh thể lập phương tâm khối?
A. Na. B. Ba. C. Mg. D. K.
Câu 2: Để bảo vệ vỏ tàu biển (phần ngâm dưới nước), người ta gắn vào kim loại nào?
A. Fe. B. Ag. C. Zn. D. Cu.
Câu 3: Chất X có công thức C2H3COOC2H5. Tên gọi của X là
A. vinyl propionat. B. vinyl axetat. C. etyl acrylat. D. etyl propionat.
Câu 4: Sản phẩm cuối cùng khi thủy phân xenlulozơ là
A. β-glucozơ. B. α-glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 5: Đạm ure có công thức là
A. (NH2)2CO. B. (NH4)2CO3. C. NH4NO3. D. NH4Cl.
(NH4)2CO3
Câu 6: Phản ứng nào không xảy ra?
A. NaAlO2 + HCl. B. Fe + HCl. C. Cu + FeCl3. D. Ag + HCl.
Câu 7: Loại đường nào có nhiều trong mía và củ cải đường?
A. saccarozơ. B. xenlulozơ. C. fructozơ. D. glucozơ.
Câu 8: Tripanmitin không phản ứng với chất nào?
A. O2 (to). B. dd NaOH (to). C. H2O (H+, to). D. Br2/H2O.
Câu 9: Muối nào sau đây là muối trung hòa?
A. NaHSO4. B. CaCO3. C. Ca(H2PO4)2. D. NH4HS.
Câu 10: Đimetylamin là tên của amin có công thức nào sau đây ?
A. (CH3)3N. B. CH3NH2. C. CH3NHCH3. D. C6H5NH2.
Câu 11: Kim loại nào không tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 đặc nóng?
A. Mg. B. Ag. C. Au D. Fe.
Câu 12: Dung dịch nào sau đây không làm quỳ tím đổi màu?
A. NH3. B. (CH3)2NH. C. H2NCH2COOH. D. C6H5NH3Cl
Câu 13: Số các đồng phân đơn chức, mạch hở có công thức C4H8O2 là
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 14: Dãy nào gồm các kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện?
A. Na, Ca, Al. B. Na, Cu, Fe. C. Cu, Fe, Zn. D. Al, Mg, Zn.
Câu 15: Crom(III) hiđroxit tác dụng được với dung dịch chất nào sau đây?
A. CuSO4. B. NH3. C. NaCl. D. NaOH.
Câu 16: Phản ứng nào sau đây tạo ra Al(OH)3?
A. dd AlCl3 + dd NaOH dư. B. Al + H2O. C. ddAlCl3 + NH3 dư. D. dd NaAlO2 + HCl dư
Câu 17: Cho các phát biểu: (1) Metyl axetat là đồng phân của axit axetic; (2) Thủy phân este luôn thu được axit và
ancol; (3) Ở điều kiện thường, chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn; (4) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn axit và ancol có
cùng số nguyên tử cacbon; (5) Polipeptit kém bền trong môi trường axit và bazơ; (6) Cho Cu(OH)2/OH- vào dung dịch
protein sẽ xuất hiện màu tím; (7) Saccarozơ, Mantozơ, Amilozơ thuộc đisaccarit; (8) Các dung dịch glyxin, alanin, lysin
đều không làm đổi màu quỳ. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 18: Phản ứng với chất nào sau đây chứng minh tính khử của dung dịch muối Fe2+?
A. dd NaOH. B. Mg kim loại. C. dd HCl. D. dd AgNO3.
Câu 19: Cho các polime: polietilen, poli(vinyl clorua), nilon-6,6, cao su buna, amilozơ, protein, xenlulozơ. Có bao
nhiêu polime thuộc loại polime tổng hợp?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 20: Cho các chất sau: Br2 (t ), dd HCl đặc nguội, dd HNO3 loãng nguội, dd CuSO4, dd AlCl3, O2 (to), dd FeCl3, dd
o

NaOH, S (to), H2O/to, dd AgNO3, dd MgSO4. Cho sắt kim loại tác dụng lần lượt với các chất trên thì số trường hợp có
phản ứng xảy ra là
A. 10. B. 9. C. 8. D. 7.
Câu 21: Dãy gồm tất cả các polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. Cao su isopren, tinh bột, tơ enang ([-NH-(CH2)6-CO-]n).
B. Poli(phenol-fomanđehit), tơ capron, tơ visco.
C. Tơ poli(etilen-terephtalat hay lapsan), poli(phenol-fomanđehit), tơ nilon-6,6.
D. Poli(vinyl axetat), tơ tằm, tơ poli(etylen-terephtalat) [-O-CH 2-CH2-OOC-C6H4-CO-]n
Câu 22: Hai este X và Y là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C 9H8O2. X và Y đều cộng hợp với brom theo tỷ
lệ mol là 1:1. X tác dụng với xút cho 1 muối và một anđehit. Y tác dụng với xút dư cho hai muối và nước, các muối có
khối lượng mol phân tử lớn hơn khối lượng mol phân tử natri axetat. CTCT của X, Y là
A. C6H5-COOCH=CH2 và C2H5-COOC6H5 B. CH2=CH-COOC6H5 và C6H5-COOC2H5
C. C6H5-COOCH=CH2 và CH2=CH-COOC6H5 D. C6H5-COOCH=CH2 và C2H5COOC6H5
Câu 23: Cho các chất: glucozơ, fructozơ, saccarozơ, amilopectin, xenlulozơ, triolein, Ala-Ala-Ala. Có mấy chất tham
gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 24: Cho 1,17 gam kim loại kiềm R tác dụng với H2O (dư), thu được 336 ml khí H2 (đktc). R là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
Câu 25: Ngâm một thanh sắt vào cốc đựng 40 ml dung dịch CuSO 4 x(M). Sau phản ứng hoàn toàn, thấy khối lượng
thanh sắt tăng 0,24 gam. Giá trị của x bằng
A. 0,5M. B. 0,75M. C. 1,0M. D. 0,25M.
Câu 26: Este hóa 4,6 gam ancol etylic và 12 gam axit axetic với hiệu suất đạt 80% thì khối lượng este thu được là
A. 3,52 gam. B. 7,04 gam. C. 14,08 gam. D. 10,56 gam.
Câu 27: Hòa tan hết 5,6 gam Fe trong 100 gam dung dịch HCl (dư). Nồng độ C% của dung dịch muối sau phản ứng là
A. 12,70%. B. 5,60%. C. 12,03%. D. 12,05%.
Câu 28: Tính thể tích dung dịch HNO 3 96% (d=1,53g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo ra 29,7 gam
xenlulozơ trinitrat.
A. 11,86 ml. B. 4,29 ml. C. 12,87 ml. D. 3,95 ml.
Câu 29: Thủy phân 17,8 gam tristearin (C17H35COO)3C3H5 bằng 350 ml dung dịch KOH 0,2M thu được glixerol và dung
dịch Y. Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,88. B. 19,32. C. 18,76. D. 7,00.
Câu 30: Hòa tan hết 6,4 gam Cu trong dung dịch H2SO4 đặc nóng. Sau phản ứng hoàn toàn, khối lượng dung dịch sẽ
A. tăng 6,4 gam. B. giảm 6,4 gam. C. không thay đổi. D. giảm 3,2 gam.
Câu 31: Cho 2,5 kg glucozơ chứa 20% tạp chất lên men thành rượu. Tính thể tích rượu 40 o thu được, biết rượu nguyên
chất có khối lượng riêng 0,8 g/ml và trong quá trình chế biến, rượu bị hao hụt mất 10%.
A. 2785 ml. B. 2300 ml. C. 3194,4 ml. D. 2875 ml.
Câu 32: Hòa tan hết 2,24 gam Cu trong dung dịch HNO 3 dư thu 1,568 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất của N +5, đktc).
Công thức của X là
A. N2. B. NO2. C. NO. D. N2O.
Câu 33: X là một amin no, đơn chức, mạch hở, bậc 1. Cho m gam X tác dụng hết với HCl, thu được m 1 gam muối.
Cũng cho m gam X tác dụng hết với HNO3, thu được m2 gam muối. Biết rằng, . X là
A. đimetylamin. B. etylamin. C. propylamin. D. butylamin.
Câu 34: Cho 0,03 mol glyxin tác dụng với 40 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch X. Thêm tiếp 70 ml dung dịch
NaOH 1M, thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu m gam muối khan. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính m.
A. 5,25 gam. B. 5,52 gam. C. 4,665 gam. D. 2,91 gam.
Câu 35: Điện phân dung dịch CuSO4 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời gian thu được m gam kim loại bám
bên catot. Dung dịch thu được bên anot đem pha loãng thành 1 lít rồi đo thì được pH=2. Tìm m.
A. 0,64 gam. B. 1,28 gam. C. 6,4 gam. D. 0,32 gam.
Câu 36: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng CTPT C 2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dd NaOH và đun nóng, thu
được dd Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm 2 khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối của Z đối với H 2 bằng 13,75.
Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là
A. 8,9g B. 15,7g C. 16,5g D. 14,3g
Câu 37: Dung dịch X gồm các chất NaAlO2 0,16 mol; Na2SO4 0,56 mol; NaOH 0,66 mol. Thể tích của dung dịch HCl 2M
cần cho vào dung dịch X để được 0,1 mol kết tủa là
A. 0,41 lít hoặc 0,38 lít B. 0,38 lít hoặc 0,50 lít C. 0,80 lít hoặc 0,41 lít D. 0,25 lít hoặc 0,50 lít
Câu 38: Trộn 0,54 gam bột nhôm với bột Fe2O3 và CuO rồi tiến hành phản ứng nhiệt nhôm thu được hỗn hợp X. Hòa
tan hoàn toàn X trong dung dịch HNO 3 dư được hỗn hợp khí gồm NO và NO 2 có tỉ lệ số mol tương ứng là 1:3. Thể tích
(đktc) khí NO và NO2 lần lượt là
A. 0,224 lít và 0,672 lít. B. 0,672 lít và 0,224 lít. C. 2,24 lít và 6,72 lít. D. 6,72 lít và 2,24 lít
Câu 39: Hỗn hợp X gồm 2 muối AlCl3 và CuCl2. Hòa tan hỗn hợp X vào nước thu được 200ml dung dịch A. Sục khí
metyl amin tới dư vào dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa. Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung
dịch A thu được 9,8 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,1M và 0,75M B. 0,5M và 0,75M C. 0,75M và 0,5M. D. 0,75M và 0,1M
Câu 40: Người ta hòa tan hoàn toàn hỗn hợp NaOH và Ba(OH)2
vào nước dư thu được dung dịch X. Sục khí CO2 vào dung dịch
X. Kết quả thí nghiệm thu được biểu diễn trên đồ thị bên. Giá trị
của x là
A. 3,25. B. 2,5.
B. 3,0. D. 2,75.

(I) CO2 + 2OH- + Ba2+ = BaCO3↓ + H2O ; nCO2 : nBaCO3 = 1 : 1

(II) CO2 + NaOH = NaHCO3

(III) CO2 + BaCO3↓ + H2O = Ba(HCO3)2 ; nCO2 : nBaCO3 = 1 : 1

You might also like