You are on page 1of 5

THI THỬ ONLINE - LUYỆN ĐỀ XẾP HẠNG|TYHH

ĐỀ THỰC CHIẾN 02
(Slidenote dành riêng cho lớp VIP)

Câu 1: Ion kim loại nào sau đây oxi hóa được ion Fe2+?
A. Zn2+. B. K+. C. Ag+. D. Cu2+.

Câu 2: Este nào sau đây khi đốt cháy thu được số mol CO2 bằng số mol H2O?
A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC3H5. C. HCOOC2H3. D. CH3COOCH3.

Câu 3: Chất nào sau đây là muối trung hoà?


A. NaCl. B. NaHCO3. C. NaHSO4. D. Na2HPO4.

Câu 4: Chất nào sau đây là thành phần chính của bột tre, gỗ… dùng để sản xuất giấy?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.

Câu 5: Ion có tính oxi hoá mạnh nhất là


A. Fe3+. B. H+. C. Fe2+. D. Ag+.

Câu 6: Amino axit nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh?
A. Lysin. B. Alanin. C. Valin. D. Axit glutamic.

Câu 7: Công thức của metyl fomiat là


A. CH3COOCH3. B. HCOOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC2H5.

Câu 8: Điện phân dung dịch CuCl2 dư, điện cực trơ, ở anot thu được chất nào sau đây?
A. Cu. B. H2. C. Cl2. D. CuCl.

Câu 9: Trùng hợp vinyl xianua, không tạo thành polime nào sau đây?
A. Policaproamit. B. Tơ olon. C. Tơ nitron. D. Poliacrilonitrin.

Câu 10: Chất nào sau đây là tetrapeptit?


A. Alanin. B. Ala-Gly-Ala-Val. C. Gly-Gly-Gly. D. Gly-Ala.

Câu 11: Trong phản ứng của kim loại Fe với HCl, một mol nguyên tử Fe nhường đi mấy mol electron?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 12: Số oxi hóa của cacbon trong phân tử Na2CO3 là


A. +2. B. -4. C. + 6. D. +4.

Câu 13: Bột ngọt là muối mononatri của:


A. axit gluconic. B. axit glutaric. C. axit aminoaxetic. D. axit glutamic.

Câu 14: Chất nào sau đây tác dụng với kim loại Na sinh ra khí H2?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5OH. C. CH3CHO. D. C2H6.

Câu 15: Công thức nào sau đây là một loại phân đạm?
A. Ca3(PO4)2. B. (NH3)2 CO. C. (NH2)2CO. D. Ca(H2PO4)2.

1|TYHH
Câu 16: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra glixerol?
A. Oleic. B. Trioleic. C. Saccarozơ. D. Metyl axetat.

Câu 17: Ion kim loại nào sau đây có tính khử?
A. Na+. B. Fe2+. C. Mg2+. D. Al3+.

Câu 18: Một mẫu nước cứng chứa các ion: Mg2+; Ca2+, Cl-, SO42-. Đây là loại nước cứng nào?
A. tạm thời. B. tổng hợp. C. toàn phần. D. vĩnh cửu.

Câu 19: Chất béo nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường và có 98 nguyên tử hiđro trong phân tử?
A. Trilinolein. B. Tripanmitin. C. Tristearin. D. Triolein.

Câu 20: Dung dịch NaOH hòa tan được kim loại nào sau đây sinh ra muối?
A. K. B. Cu. C. Al. D. Ca.

Câu 21: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch axit nào sau đây giải phóng khí H2?
A. H2SO4 đặc. B. HNO3 đặc. C. HNO3 loãng. D. H2SO4 loãng.

Câu 22: Có các chất sau: protein; sợi bông, amoni axetat; nhựa PE; tơ capron; tơ nilon-6,6. Trong các chất trên
có bao nhiêu chất mà trong phân tử của chúng không có chứa nhóm -NH-CO-?
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.

Câu 23: Chất 3-MCPD có tên đầy đủ là 3-monocloropropan-1,2-diol là một chất thuộc nhóm chlorpropanol,
được sinh ra trong quá trình thuỷ phân đậu tương bằng axit lúc sản xuất nước tương và các thực phẩm
khác. Nếu hàm lượng chất 3-MCPD vượt qua mức 1mg/kg và sử dụng trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng
đến sức khoẻ. Số nguyên tử oxi trong phân tử 3-MCPD là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.

Câu 24: Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cho Y
tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa gồm
A. Mg(OH)2 và Fe(OH)2. B. Mg(OH)2 và Fe(OH)3.
C. Mg(OH)2. D. Mg(OH)2, Fe(OH)2 và Fe(OH)3.

Câu 25: Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A. Nhúng thanh nhôm nguyên chất vào dung dịch ZnSO4.
B. Nhúng sợi dây bạc nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng.
C. Đốt sợi dây đồng trong bình đựng khí clo.
D. Nhúng thanh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng.

Câu 26: Cho m gam kim loại X vào dung dịch CuSO4, sau khi phản ứng kết thúc thu được (m - 1) gam chất rắn
Y. Kim loại X là
A. Mg. B. Al. C. Fe. D. Zn.

Câu 27: Cho 48,6 gam Al phản ứng hoàn toàn với Fe2O3 dư, thu được m gam Fe. Giá trị của m là
A. 50,4. B. 151,2. C. 67,2. D. 100,8.

2|TYHH
Câu 28: Đốt cháy hoàn toàn 16,6 gam hỗn hợp X gồm metyl amin, etylamin và trimetylamin, thu được CO 2,
H2O và 4,48 lít khí N2. Cho 16,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị
của m là
A. 31,2. B. 32,4. C. 28,5. D. 29,2.

Câu 29: Cho khí CO đi qua m gam Fe2O3 nung nóng, thu được 10,68 gam chất rắn X và khí Y. Cho toàn bộ khí
Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 3 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 12,0. B. 11,58. C. 11,16. D. 12,2.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn m gam amin X (no, đơn chức, mạch hở) thu được CO 2, H2O và 1,12 lít khí N2. Cho
m gam X tác dụng hết với dung dịch HCl dư, số mol HCl đã phản ứng là
A. 0,20 mol. B. 0,10 mol. C. 0,30 mol. D. 0,05 mol.

Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:


(a) Cho hỗn hợp Na và Al (tỉ lệ mol 1: 1) vào nước (dư).
(b) Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 1) vào dung dịch HCl (dư).
(c) Cho hỗn hợp Ba và NH4HCO3 vào nước (dư).
(d) Cho hỗn hợp Cu và NaNO3 (tỉ lệ mol tương ứng 1: 2) vào dung dịch HCl (dư).
(e) Cho hỗn hợp BaCO3 và KHSO4 vào nước (dư).
Khi phản ứng trong các thí nghiệm trên kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được chất rắn?
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.

Câu 32: Cho các phát biểu sau:


(a) Xenlulozơ là nguyên liệu chế tạo thuốc súng không khói và sản xuất tơ nhân tạo.
(b) Cồn khô (cồn sáp) dùng để nấu lẩu, nướng mực có thành phần chính là metanol.
(c) Để giữ độ bền cho các loại vải làm từ tơ tằm, người ta thường ngâm giặt chúng trong nước xà phòng
có tính kiềm cao.
(d) 1 mol đipeptit (Gly-Glu) phản ứng được tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch.
(e) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ phản ứng trùng ngưng hexametylenđiamin và axit terephtalic.
Số phát biểu không đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.

Câu 33: Tiến hành ba thí nghiệm sau:


Thí nghiệm 1: Cho a mol Na vào lượng nước dư, thu được V 1 lít khí H2;
Thí nghiệm 2: Cho a mol Mg vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được V2 lít khí H2;
Thí nghiệm 3: Cho a mol Al vào dung dịch HCl loãng dư, thu được V3 lít khí H2.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, so sánh nào sau đây là đúng?
A. V1 < V3 < V2. B. V1 = V2 < V3. C. V3 < V2 < V1. D. V1 < V2 < V3.

3|TYHH
Câu 34: Để tráng 50 chiếc gương soi có diện tích bề mặt 0,4 m² với độ dày 0,1 μm người ta cho m gam glucozơ
thực hiện phản ứng với lượng dư dung dịch bạc nitrat trong amoniac. Biết khối lượng riêng của bạc là
10,49 g/cm³ và hiệu suất của quá trình là 70%. Giá trị gần nhất của m là
A. 23,3. B. 32,3. C. 26,9. D. 31,2.

Câu 35: Có hai dung dịch X và Y chứa các ion khác nhau. Mỗi dung dịch chứa đúng hai loại cation và hai loại
anion trong số các ion sau:
Ion Na+ Mg2+ NH4+ H+ Cl- SO42- NO3- CO32-
Số mol 0,2 0,15 0,25 0,3 0,4 0,1 0,05 0,2
Biết X hòa tan được Cu(OH)2. Khối lượng chất tan có trong Y gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 24,20 gam. B. 30,60 gam. C. 28,00 gam. D. 31,00 gam.

Câu 36: Hỗn hợp E gồm C17HxCOOH, C17Hx+2COOH và triglixerit X (tỉ lệ mol lần lượt là 3: 2: 1). Đốt cháy
hoàn toàn m gam hỗn hợp E thu được 1,45 mol CO2 và 1,38 mol H2O. Mặt khác, hiđro hoá hoàn toàn
m gam E rồi cho toàn bộ sản phẩm phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa KOH 0,5M và NaOH 0,3M,
thu dung dịch chứa bốn muối có khối lượng là 25 gam. Khối lượng của triglixerit X trong m gam hỗn
hợp E là
A. 8,62. B. 8,60. C. 8,58. D. 8,68.

Câu 37: Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện
0,5A, hiệu suất điện phân là 100%. Lượng kim loại thoát ra ở catot và lượng khí sinh ra từ bình điện
phân được cho theo bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) t 2t t + 67550
Lượng kim loại Cu sinh ra ở catot (gam) 0,75a a a
Lượng khí thoát ra từ bình điện phân (mol) 0,075 n 0,375
Tại thời điểm (t + 67550) giây, lượng Cu sinh ra ở catot đủ để mạ lên mặt sau của một chiếc gương hình
tròn, bán kính 15cm, độ dày lớp mạ 1,01.10-3 cm. Biết khối lượng riêng của Cu là 8,96 g/cm³. Tính giá
trị của n?
A. 0,35. B. 0,2. C. 0,15. D. 0,25.

Câu 38: Hòa tan hết 31,12 gam hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, FeCO3 vào dung dịch hỗn hợp chứa H2SO4 và
KNO3. Sau phản ứng thu được 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm (CO 2, NO, NO2, H2) có tỷ khối hơi so
với H2 là 14,6 và dung dịch Z chỉ chứa các muối trung hòa với tổng khối lượng là m gam. Cho BaCl 2
dư vào Z thấy xuất hiện 140,965 gam kết tủa trắng. Mặt khác cho NaOH dư vào Z thì thấy có 1,085 mol
NaOH phản ứng đồng thời xuất hiện 42,9 gam kết tủa và 0,56 lít khí (đktc) thoát ra. Biết các phản ứng
xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng FeCO3 trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 14%. B. 11%. C. 18%. D. 20%.

4|TYHH
Câu 39: X và Y là hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C6H13NO4. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH
vừa đủ đun nóng thì thu được amin Z; ancol đơn chức T và dung dịch muối của axit cacboxylic E (Z, T,
E đều có cùng số nguyên tử cacbon). Lấy m gam X, Y tác dụng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M
đun nóng, sau phản ứng hoàn toàn thu được 13,5 gam Z; 9,2 gam T và dung dịch Q gồm 3 chất hữu cơ
có cùng số nguyên tử cacbon. Cô cạn dung dịch Q thu được a gam chất rắn M. Giá trị của a gần nhất
với
A. 16,33. B. 41,0. C. 18,3. D. 45,0.

Câu 40: Biến thiên enthalpy của phản ứng (nhiệt phản ứng), kí hiệu là ∆rH là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của
phản ứng ở một điều kiện xác định. Phương trình hóa học kèm theo trạng thái của các chất và giá trị ∆ rH
gọi là phương trình nhiệt hóa học. Hãy xác định hiệu ứng nhiệt cho phản ứng dưới đây:
4NH3 (k) + 5O2 (k) 4NO(k) + 6H2O(k)
Sử dụng hệ phản ứng trong bảng sau:
N2 (k) + O2 (k) 2NO(k) H = 180.6 KJ
N2 (k) + 3H2 (k) 2NH3 (k) H = -91.8 KJ
2H2 (k) + O2 (k) 2H2O(k) H = -483.7 KJ

A. -486,7KJ. B. -906,3KJ. C. 906,3KJ. D. -394,9KJ

Tự học – TỰ LẬP – Tự do!


---- (Thầy Phạm Thắng | TYHH) ----

5|TYHH

You might also like