You are on page 1of 17

ĐỀ 11

Câu 1: Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện thì dùng kim loại nào sau đây
làm chất khử?
A. Ca. B. Fe. C. Na. D. Ag.
Câu 2: Nguyên tố X có cấu hình electron là [Ne]3s1. X là kim loại nào sau đây?
A. Al. B. Mg. C. Na. D. K.
Câu 3: Trong số các nguồn năng lượng: (1) thủy điện, (2) gió, (3) mặt trời, (4) hóa thạch, những nguồn
năng lượng sạch là
A. (2), (3), (4). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (1), (2), (3).
Câu 4: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH. B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH. D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 5: Đốt Fe dư trong khí clo thu được hỗn hợp X gồm 2 chất rắn. Hai chất trong X là
A. FeCl2 và FeCl3. B. FeCl3 và Fe. C. FeO và FeCl2. D. FeCl2 và Fe.
Câu 6: Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4 H11 N?
A. 3. B. 8 . C. 4. D. 1.
Câu 7: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
A. KHSO4. B. Na2CO3. C. AlCl3. D. Ca(HCO3)2.
Câu 8: Quặng nào sau đây có chứa oxit sắt?
A. Đolomit. B. Xiđerit. C. Hematit. D. Boxit.
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?
A. toluen. B. benzen. C. vinylaxetilen. D. etylenglicol.
Câu 10: Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch AlCl3 thấy xuất hiện
A. kết tủa màu xanh. B. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa không tan.
C. kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần. D. kết tủa màu nâu đỏ.
Câu 11: Số nhóm –OH trong phân tử glucozơ là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 12: Oxit nào sau đây không tác dụng được với dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?
A. Al2O3. B. NO2. C. CO. D. BaO.
Câu 13: Để làm mất tính cứng tạm thời người ta không dùng cách nào sau đây?
A. Dùng Ca(OH)2 vừa đủ. B. Đun sôi nước.
C. Dùng NaCl hoặc NaNO3. D. Dùng Na2CO3 hoặc Na3PO4.
Câu 14: Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với chất nào sau đây có tạo ra khí?
A. Cu. B. NaCl. C. Fe(NO3)2. D. FeO.
Câu 15: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ mol, dung dịch nào dẫn điện tốt nhất?
A. Ca(OH)2. B. H2SO4. C. NH4NO3. D. Na3PO4.
Câu 16: Chất béo nào sau đây tồn tại ở trạng thái rắn?
A. (C17H33COO)3C3H5. B. (C17H35COO)3C3H5.
C. (C15H29COO)3C3H5. D. (C17H31COO)3C3H5.
Câu 17: Thành phần hoá học chính của quặng boxit là
A. FeS2. B. Al2O3.2H2O. C. CaCO3.MgCO3. D. AlF3.3NaF.
Câu 18: Chất nào sau đây có hai nhóm hiđroxyl trong phân tử?
A. glucozơ. B. 2-metylbutan-1-ol. C. etilenglicol. D. glixerol.
Câu 19: Dãy các chất nào sau đây đều không làm đổi màu quỳ tím?
A. Axit glutamic, valin, alanin. B. Axit glutamic, lysin, glyxin.
C. Alanin, lysin, metyl amin. D. Anilin, glyxin, valin.
Trang 1
Câu 20: Hợp chất nào của canxi nào sau đây không có sẵn trong tự nhiên?
A. CaCO3. B. CaSO4. C. Ca(HCO3)2. D. CaO.
Câu 21: Ngâm một đinh Zn trong 200 ml dung dịch FeSO4 aM.Sau khi phản ứng kết thúc lấy đinh sắt ra
khỏi dung dịch rửa nhẹ,làm khô thấy khối lượng đinh Zn giảm đi 0,9 gam.Giá trị của a là
A. 0,5. B. 0,1. C. 0,4. D. 0,2.
Câu 22: Hòa tan m gam hỗn hợp X gồm Na và Al vào nước dư, thu được 8,96 lít khí. Cũng hòa tan hoàn
toàn m gam hỗn hợp X đó và dung dịch NaOH dư, thu được 12,32 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
A. 21,1. B. 11,9. C. 22,45. D. 12,7.
Câu 23: Nhỏ từ từ từng giọt nước brom vào ống nghiệm chứa 0,5 ml dung dịch X như hình vẽ, thấy xuất
hiện kết tủa trắng.

Dung dịch X là chất nào sau đây?


A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Phenol. D. Axit axetic.
Câu 24: Khi thủy phân tripeptit: H2N-CH(CH3)CO-NH-CH2-CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra các a - amino
axit nào
A. H2NCH2COOH,CH3CH(NH2)COOH. B. H2NCH(CH3)COOH,H2NCH(NH2)COOH.
C. H2NCH2CH(CH3)COOH,H2NCH2COOH. D. CH3CH(NH2)CH2COOH,H2NCH2COOH.
Câu 25: Lên men m gam glucozơ với H = 90%,lượng CO2 tạo ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 được
10g kết tủa và thấy khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 3,4g.Tìm m:
A. 13,5. B. 15,0. C. 20,0. D. 30,0.
Câu 26: Cho 29,4 gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
khối lượng muối thu được là:
A. 44,0 gam. B. 36,7 gam. C. 36,5 gam. D. 43,6 gam.
Câu 27: Cho các chất:glucozơ; saccarozơ; tinh bột; metyl fomat; xenlulozơ; fructozơ.Số chất tham gia phản
ứng thủy phân trong môi trường axit tạo sản phẩm tác dụng với Cu(OH)2 và tráng bạc là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 28: Chọn nhận xét sai?
A. Đốt cháy dây sắt trong không khí khô chỉ có quá trình ăn mòn hóa học.
B. Hỗn hợp rắn X gồm KNO3 và Cu (1:1) hòa tan trong dung dịch HCl dư.
C. Trong 4 kim loại: Fe, Ag, Au, Al. Độ dẫn điện của Al là kém nhất.
D. Trong quá trình ăn mòn điện hóa kim loại, luôn có dòng điện xuất hiện.
Câu 29: Cho hỗn hợp gồm 1 mol chất X và 1 mol chất Y tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư)
tạo ra 1 mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Hai chất X, Y là
A. Fe, Fe2O3. B. FeO, Fe3O4. C. Fe, FeO. D. Fe3O4, Fe2O3.
Câu 30: Thủy tinh hữu cơ (hay thủy tinh plexiglas) là một vật liệu quan trọng,được sử dụng làm kính
lúp,thấu kính,kính chống đạn.Thủy tinh hữu cơ được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=CHCOOCH3. D. CH2=CH-CN.
Câu 31: Ngâm một lá kim loại X có khối lượng 32 gam trong dung dịch HCl,sau khi thu được 2,24 lít khí
(đktc) khối lượng lá kim loại đã giảm đi 7,5% so với ban đầu. X là kim loại nào trong các kim loại
sau đây?
A. Ca. B. Mg. C. Al. D. Fe.

Trang 2
Câu 32: Cho 2,04g một este đơn chức X có công thức C8H8O2 tác dụng hết với dung dịch chứa 1,60g NaOH.
Cô cạn dung dịch thu được 3,37g chất rắn khan.Số đồng phân thỏa mãn điều kiện trên của X là:
A. 1. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 33: Cho các phát biểu sau
(1) Tính dẻo, tính dẫn điện, dẫn nhiệt và ánh kim của kim loại là do các electron tự do trong kim
loại gây ra
(2) Hợp kim của Mg được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay và ôtô
(3) Kim loại dẫn điện tốt nhất là Ag, sau đó đến Cu, Au, Al và Fe
(4) Các kim loại kiềm tác dụng với nước ở điều kiện thường
(5) Li có khối lượng riêng nhỏ nhất trong tất cả các kim loại
(6) Trong các phản ứng hóa học, các kim loại kiềm điều thể hiện tính khử.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 7. C. 4. D. 6.
Câu 34: Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2)qua cacbon nung đỏ, thu được 0,035 mol hỗn
hợp Y gồm CO,H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư,nung
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,thu được m gam chất rắn.Giá trị của m là
A. 9.76. B. 9,20. C. 9,52. D. 9,28.
Câu 35: Cho m gam hỗn hợp X gồm các triglixerit tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được hỗn
hợp muối gồm C17HxCOONa, C17HyCOONa và C15H31COONa (có tỉ lệ mol tương ứng là 5: 2: 2).
Hiđro hóa hoàn toàn m gam X, thu được 26,14 gam hỗn hợp chất béo no. Đốt cháy hoàn toàn m
gam X cần vừa đủ 2,375 mol O2. Giá trị của m là
A. 28,50. B. 26,10. C. 31,62. D. 24,1.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong dung dịch glyxin tồn tại chủ yếu dạng ion lưỡng cực.
(2) Amino axit là chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước.
(3) glucozơ và saccarozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(4) Hiđro hóa hoàn toàn triolein ( xúc tác Ni, to) thu được tripanmitin.
(5) Triolein và protein có cùng thành phần nguyên tố.
(6) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, sau đó để yên
vài phút.
Phát biểu nào sau dây sai?
A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lòng trắng trứng có phản ứng màu biure.
B. Sau bước 1, protein của lòng trắng trứng bị thủy phân hoàn toàn.
C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.
D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (theo đúng tỉ lệ mol):
o
(1) X + 2NaOH ¾¾
t
® X1 + X2 + X3
(2) X2 + HCl ¾
¾® X5 + NaCl
(3) X1 + HCl ¾
¾® X4 + NaCl
o
(4) X3 + CuO ¾¾ t
® X6 + Cu + H2O
Biết X có hai nhóm este, có công thức phân tử là C4H6O4; X3, X4, X5 là các chất hữu cơ khác
nhau. Phát biểu nào sau đây là đúng?
Trang 3
A. X3 hòa tan được Cu(OH)2.
B. X3 tác dụng được với C2H5OH (H2SO4 đặc, t ° ).
C. Hai chất X4 và X5 đều có hai nguyên tử oxi.
D. Phân tử X6 có hai nguyên tử oxi.
Câu 39: Hỗn hợp E gồm ba este X, Y, Z, trong phân tử đều có 2 liên kết π, mạch hở, đều tạo bởi axit
cacboxylic với ancol, trong đó có hai este đơn chức và một este hai chức, biết MX < MY < MZ. Đốt
cháy hoàn toàn 4,7 gam X cần dùng 0,225 mol O2. Mặt khác, cho 4,7 gam X vào 800ml dung dịch
NaOH 0,1M, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đồng đẳng kế tiếp và dung dịch T. Cô cạn dung
dịch T thu được 5,84 gam chất rắn khan. Cho toàn bộ Y vào bình đựng Na dư thấy khối lượng bình
tăng 2 gam. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp E gần nhất
với giá trị nào sau đây?
A. 33%. B. 36%. C. 26%. D. 33%.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+4O3N2) là muối của amin với axit nitric và Y (CmH2m+3O3N3) là muối
amoni của đipeptit mạch hở. Cho 48,15 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH thu được 7,84 lít
khí Z gồm 2 amin là đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp T gồm ba muối có tỉ lệ mol là 3: 3: 4, trong đó
hai muối của aminoaxit hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Phần trăm khối lượng của muối có
khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp T gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 34,5. B. 30,5. C. 40,5. D. 44,5.
ĐỀ 12
Câu 1: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây
A. Fe2O3 và CuO. B. Al2O3 và CuO. C. MgO và Fe2O3. D. CaO và MgO.
Câu 2: Kim loại nào sau đây có thể cắt được bằng dao?
A. Cr. B. Li. C. Zn. D. Al.
Câu 3: Một chất có chứa nguyên tố oxi, dùng để làm sạch nước và có tác dụng bảo vệ các sinh vật trên
trái đất không bị bức xạ cực tím. Chất này là
A. ozon. B. oxi. C. lưu huỳnh đioxit. D. cacbon đioxit.
Câu 4: Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức
phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là?
A. CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3. C. HCOOC3H7. D. HCOOC3H5.
Câu 5: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là
A. Cu và dung dịch FeCl3. B. Fe và dung dịch HCl.
C. Fe và dung dịch FeCl3. D. Cu và dung dịch FeCl2.
Câu 6: Amin nào sau đây tồn tại ở trạng thái khí ở điều kiện thường ?
A. anilin. B. iso propyl amin. C. butyl amin. D. trimetyl amin.
Câu 7: Dãy gồm các ion (không kể đến sự phân li của nước) cùng tồn tại trong 1 dung dịch là
A. H + , Fe3+ , NO3- , SO24- . B. Al 3+ ,NH +4 ,Br - ,OH - .
C. Mg2+ ,K + ,SO24- ,CO32- . D. Ag+ ,Na+ ,NO3- ,Cl - .
Câu 8: Thành phần chính của quặng xiđêrit là
A. Fe3O4. B. FeCO3. C. FeS2. D. Al2O3.
Câu 9: Chất nào sau đây vừa có phản ứng làm mất màu nước brom vừa có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo
ra kết tủa màu vàng?
A. but – 2 – in. B. anđehit fomic. C. vinyl axetilen. D. glucozơ.
Câu 10: Dung dịch nào dưới đây tác dụng được với NaHCO3?
A. CaCl2. B. Na2S. C. NaOH. D. BaSO4.
Câu 11: Ở nhiệt độ thường, nhỏ vài giọt dung dịch iot vào hồ tinh bột thấy xuất hiện màu:
A. hồng. B. Xanh tím. C. nâu đỏ. D. Vàng.
Câu 12: Dùng NaOH khan có thể làm khô khí có lẫn hơi nước nào dưới đây?
A. H2S. B. Cl2. C. NH3. D. CO2.

Trang 4
Câu 13: Nước cứng vĩnh cửu có chứa các ion
A. Mg2+; Na+; HCO 3- . B. Mg2+; Ca2+; SO 24- .
C. K+; Na+, CO32-; HCO 3- . D. Mg2+; Ca2+; HCO 3- .
Câu 14: Dung dịch KHSO4 dư tác dụng với chất nào sau đây sau phản ứng không thu được chất rắn?
A. BaCl2. B. FeS2. C. Ba(NO3)2. D. NaHCO3.
Câu 15: Thêm từ từ từng giọt axít sunfuric vào dung dịch bari hidroxit đến dư. Độ dẫn điện của hệ sẽ biến
đổi như thế nào?
A. Tăng dần. B. giảm dần. C. Tăng rồi giảm. D. Giảm rồi tăng.
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc. B. Ở điều kiện thường,tristearin là chất rắn.
C. Thủy phân etyl axetat thu được ancol metylic.D. Tripanmitin phản ứng được với nước brom.
Câu 17: Công thức hóa học của muối sắt (II) sunfat là
A. FeSO4. B. FeS. C. Fe2(SO3)3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 18: Chất nào sau đây không chứa nhóm chức –CHO trong phân tử?
A. glucozơ. B. fomanđehit. C. fructozơ. D. axit fomic.
Câu 19: Chất nào sau đây vừa có phản ứng với H2NCH(CH3)COOH vừa có phản ứng với C2H5NH2?
A. CH3OH. B. NaOH. C. HCl. D. NaCl.
Câu 20: Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh đau dạ dày, trong đó nguyên nhân phổ biến là dư axit
trong dạ dày. Để làm giảm nồng độ axit trong dạ dày, người ta thường dùng thuốc chứa chất nào
sau đây?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 21: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp
oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 4,48 lít. B. 8,96 lít. C. 17,92 lít. D. 11,20 lít.
Câu 22: Cho 1,37 gam Ba vào 1 lít dung dịch CuSO4 0,01M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,
khối lượng kết tủa thu được là
A. 2,33 gam. B. 1,71 gam. C. 0,98 gam. D. 3,31 gam.
Câu 23: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế chất lỏng Y từ dung dịch X

Trong thí nghiệm trên, xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. C2 H 4 + H 2 O ¾¾
® C2 H 5OH (xúc tác: H2SO4 loãng, nhiệt độ).
B. C6 H 5 NH 2 + HCl ¾¾
® C6 H 5 NH 3Cl .
C. C2 H 5OH ¾¾
® C2 H 4 + H 2 O (xúc tác: H2SO4 đặc, nhiệt độ).
¾¾
® CH3COOC2 H5 + H 2O (xúc tác: H2SO4 đặc, nhiệt độ).
D. CH3COOH + CH3CH 2OH ¬¾
¾
Câu 24: Cho các chất sau: etylamin, Ala-Gly-Val, amoni axetat, anilin. Số chất phản ứng được với dung
dịch HCl là
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Câu 25: Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng
tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là

Trang 5
A. 33,00. B. 26,73. C. 25,46. D. 29,70.
Câu 26: Cho 29,2 gam Lysin tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối
lượng muối thu được là
A. 43,8 gam. B. 36,7 gam. C. 36,5 gam. D. 40,35 gam.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Xenlulozơ có phân tử khối rất lớn, gồm nhiều gốc β-glucozơ liên kết với nhau.
B. Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, có vị ngọt, dễ tan trong nước lạnh.
C. Cacbohiđrat là hợp chất hữu cơ tạp chức, thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
D. Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
Câu 28: Cho các phát biểu sau:
(a) Ag là kim loại dẫn điện tốt nhất còn Cr là kim loại cứng nhất.
(b) Phản ứng hóa học giữa Hg và S xảy ra ngay ở điều kiện thường.
(c) Ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa khử, trong đó các electron của kim loại được chuyển từ
cực âm đến cực dương.
(d) Kim loại Cu chỉ có thể điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của nó.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2
Câu 29: Phương trình hóa học của thí nghiệm nào sau đây không tạo ra đơn chất?
A. Cho Fe vào dung dịch CuSO4. B. Sục O3 vào dung dịch KI.
C. Cho Fe2O3 vào dung dịch HNO3. D. Cho dung dịch FeCl3 vào dung dịch Na2 S.
Câu 30: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ
A. caprolaptam. B. axit terephtalic và etylen glicol.
C. axit ađipic và hexametylen điamin. D. vinyl xianua.
Câu 31: Đốt 13,0 gam Zn trong bình chứa 0,15 mol khí Cl2, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn X.
Cho X vào dung dịch AgNO3 dư thì thu được lượng kết tủa là
A. 46,30 gam. B. 57,10 gam. C. 53,85 gam. D. 43,05 gam.
Câu 32: Este X có công thức phân tử là C9H10O2, a mol X tác dụng vừa đủ với 2a mol NaOH, thu được
dung dịch Y không tham gia phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo của X thỏa mãn tính chất
trên là
A. 4. B. 6. C. 5. D. 9.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho kim loại Zn tới dư vào dung dịch FeCl3.
(2) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4 dư.
(3) Cho AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(4) Nhiệt phân AgNO3.
(5) Cho khí CO đi qua ống đựng bột Al2O3 nung nóng.
Thí nghiệm thu được kim loại khi kết thúc phản ứng là:
A. (1), (2), (3), (4). B. (1), (3), (4), (5). C. (2), (5). D. (1), (3), (4).
Câu 34: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, sau phản ứng thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm
CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khí X qua dung dịch Ca(OH)2 thu được 2 gam kết tủa
và khối lượng dung dịch sau phản ứng giảm 0,68 gam so với khối lượng của dung dịch
Ca(OH)2 ban đầu; khí còn lại thoát ra gồm CO và H2 có tỉ khối so với H2 là 3,6. Giá trị của V

A. 2,912. B. 2,688. C. 3,360. D. 3,136.
Câu 35: Thủy phân hoàn toàn chất béo X sau phản ứng thu được axit oleic (C17H33COOH) và axit linoleic
(C17H31COOH). Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X cần 76,32 gam oxi thu được 75,24 gam CO2.
Mặt khác m gam X tác dụng vừa đủ với V ml Br2 1M. Tìm V
A. 120. B. 150. C. 360. D. 240
Câu 36: Cho các nhận xét sau:
(1) Có thể tạo được tối đa 2 đipeptit từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp Alanin và Glyxin.

Trang 6
(2) Khác với axit axetic, axit aminoaxit có thể phản ứng với axit HCl và tham gia phản ứng trùng
ngưng.
(3) Giống với axit axetic, aminoaxit có thể tác dụng với bazơ tạo ra muối và nước.
(4) Axit axetic và axit α-amino glutaric có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ.
(5) Thủy phân không hoàn toàn peptit: Gly-Phe-Tyr-Gly-Lys-Gly-Phe-Tyr có thể thu được 6
tripeptit có chứa Gly.
(6) Cho Cu(OH)2 vào ống nghiệm chứa anbumin thấy tạo dung dịch màu vàng.
Có bao nhiêu nhận xét đúng?
A. 3. B. 6. C. 4. D. 5.
Câu 37: Thực hiện thí nghiệm sau:
Bước 1: Cho một lượng chất béo tristearin vào bát sứ đựng dung dịch NaOH, đun sôi nhẹ hỗn
hợp trong khoảng 30 phút, đồng thời khuấy đều, để nguội hỗn hợp.
Bước 2: Rót thêm 10 -15 ml dung dịch NaCl bão hòa vào hỗn hợp trên, khuấy nhẹ. Phát biểu nào
sau đây đúng?
A. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
B. Sau bước 1, chất lỏng phân tách thành 2 lớp.
C. Sau bước 2, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên đó là natristearat.
D. NaOH chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng.
Câu 38: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ chuyển hóa
như sau (theo đúng
0
tỉ lệ mol):
to to
(1) X+ 2NaOH ¾¾ ® X1 + X2 + X3 (2) X2 + CO ¾¾ ® CHCOOH
xt,t o
(3) 2X3 + O2 ¾¾¾ ® 2CH3COOH (4) X1 + H2SO4 ¾¾ ® X4 + Na2SO4
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. X2 và X3 là các hợp chất no, mạch hở. B. X có đồng phân hình học.
C. X2 và X4 tác dụng với Na, giải phóng H2. D. X3 có tham gia phản ứng tráng gương.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 6,46 gam hỗn hợp E gồm ba este no, mạch hở X, Y, Z (đều tạo bởi axit
cacboxylic và ancol; MX < MY < MZ < 248) cần vừa đủ 0,235 mol O2, thu được 5,376 lít khí CO2.
Cho 6,46 gam E tác dụng hết với dung dịch NaOH (lấy dư 20% so với lượng phản ứng) rồi chưng
cất dung dịch, thu được hỗn hợp hai ancol đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Đốt cháy
hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,18 gam H2O. Phân tử khối của z là
A. 160. B. 74. C. 146. D. 88.
Câu 40: Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn họp E gồm hai chất hữu cơ mạch hở X (CnH2n+1NO2) và
este hai chức Y (CmH2m–2O4) cần vừa đủ 0,2875 mol O2, thu được CO2, N2 và 0,235 mol H2O.
Mặt khác, khỉ cho 0,05 mol E tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản
ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng
và a gam hỗn hợp muối khan (có chứa muối của glyxin). Biết tỉ khối hơi của Z so với H2 là 21.
Giá trị cùa a là
A. 6,29. B. 5,87. C. 4,54. D. 4,18.
ĐỀ 13
Câu 1: Ở nhiệt độ cao, khí H2 khử được oxit nào sau đây?
A. Al2O3. B. MgO. C. CaO. D. CuO.
Câu 2: Kim loại có độ cứng lớn nhất là
A. sắt. B. vàng. C. crom. D. nhôm.
Câu 3: Một số loại khẩu trang y tế có sử dụng chất bột màu đen để lọc không khí. Chất bột đó là
A. than hoạt tính. B. thạch cao. C. đá vôi. D. phèn chua.
Câu 4: Este nào sau đây khi đun nóng với lượng dư dung dịch NaOH, thu được các sản phẩm hữu cơ
đều không làm mất màu nước brom?
A. CH3COOCH=CH2. B. CH2=CHCOOCH=CH2.
C. CH3CH2COOCH3. D. CH3COOCH2CH=CH2.
Câu 5: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch chất X, thu được kết tủa tan một phần trong axit nitric dư.
Chất X là
A. FeCl3. B. Cu(NO3)2. C. NaNO3. D. FeCl2.

Trang 7
Câu 6: Chất nào dưới đây tạo kết tủa trắng với nước brom?
A. axit axetic. B. Glucozơ. C. Benzenamin. D. Vinyl axetat.
Câu 7: Cặp chất nào sau đây cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. Ba(OH)2 và H3PO4. B. Al(NO3)3 và NH3.
C. (NH4)2HPO4 và KOH. D. Cu(NO3)2 và HNO3.
Câu 8: Quặng nào sau đây giàu sắt nhất?
A. Hematit đỏ. B. Pirit sắt. C. Manhetit. D. Xiđerit.
Câu 9: Chất nào sau đây tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm?
A. axit axetic. B. phenylaxetat. C. Fructozơ. D. Saccarozơ.
Câu 10: Phản ứng giải thích sự hình thành thạch nhũ trong các hang động núi đá vôi là
A. CaCO3 + CO2 + H2O ¾¾ ® Ca(HCO3)2. B. CaCO3 +2HCl ¾¾ ® CaCl2 +CO2 +H2O.
C. CaCO3 ¾¾ ® CaO + CO2. D. Ca(HCO3)2 ¾¾ ® CaCO3 + CO2 + H2O.
Câu 11: Tinh bột được tạo thành ở cây xanh nhờ phản ứng
A. Thủy phân. B. Quang hợp. C. Hóa hợp. D. Phân hủy.
Câu 12: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy hiện tượng nào sau đây?
A. Có kết tủa trắng và bọt khí. B. Không có hiện tượng gì.
C. Có bọt khí thoát ra. D. Có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 13: Kim loại nào sau đây có thể dát thành lá mỏng 0,01 mm và dùng làm giấy gói kẹo, gói thuốc lá?
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Ag.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây tác dụng với Al không sinh ra đơn chất?
A. HCl. B. H2SO4 loãng. C. NaOH. D. HNO3 đặc, nóng.
Câu 15: Phương trình ion rút gọn không đúng là
A. H + + HSO3- ¾¾ ® SO2 ­ + H 2O . B. Fe2+ + SO24- ¾¾
® FeSO4 .
C. Mg2+ + CO32- ¾¾ ® MgCO3 . D. NH +4 + OH - ¾¾® NH 3 ­ + H 2O .
Câu 16: Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Chất béo là trieste của etylen glicol với các axit béo.
B. Chất béo bị thủy phân khi đun nóng trong dung dịch kiềm.
C. Các chất béo thường không tan trong nước và nhẹ hơn nước.
D. Triolein có khả năng tham gia phản ứng cộng hidro khi đun nóng có xúc tác Ni.
Câu 17: Công thức của sắt (II) hidroxit là
A. Fe(OH)3. B. Fe(OH)2. C. Fe2O3. D. Fe3O4.
Câu 18: Chất nào sau đây không chứa nhóm -COO- trong phân tử?
A. axit acrylic. B. Gly-Ala. C. triolein. D. natri phenolat.
Câu 19: Công thức tổng quát của aminoaxit no chứa hai nhóm amino và một nhóm cacboxyl, mạch hở là
A. CnH2n+2O2N2. B. CnH2n+1O2N2. C. Cn+1H2n+1O2N2. D. CnH2n+3O2N2.
Câu 20: Hợp kim của kim loại X được dùng để chế tạo tên lửa, máy bay, ôtô. Kim loại X là
A. Mg. B. Na. C. Al. D. Cu.
Câu 21: Cho 5 gam hỗn hợp X gồm Ag và Al vào dung dịch HCl dư.Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn,thu được 3,36 lít khí H2 (đktc).Phần trăm khối lượng của Al trong X là
A. 54,0%. B. 49,6%. C. 27,0%. D. 48,6%.
Câu 22: Hấp thụ hoàn toàn 1,12 lít CO2 (đktc) vào 150 ml dung dịch KOH 1M,thu được dung dịch X. Cho
từ từ dung dịch HCl 2,5M vào X đến khi bắt đầu có khí sinh ra thì hết V ml.Giá trị của V là
A. 80. B. 40. C. 60. D. 100.
Câu 23: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí T rồi dẫn vào cốc đựng dung dịch AgNO3 trong NH3
như sau:

Trang 8
Kết thúc thí nghiệm, trong cốc thu được kết tủa màu vàng. Phản ứng nào sau đây phù hợp với mục
đích thí nghiệm?
A. Thủy phân Al4C3. B. Thủy phân CaC2.
C. Cho Zn tác dụng với axit H2SO4 loãng. D. Cho CaCO3 tác dụng với axit HCl.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.
B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.
C. Trong môi trường kiềm,đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.
D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.
Câu 25: Hỗn hợp X gồm metyl fomat,glucozơ và fructozơ. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ
5,824 lít O2 (đktc).Giá trị của m là
A. 3,9. B. 11,7. C. 15,6. D. 7,8.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm 9 gam glyxin và 4,4 gam etyl axetat. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch
chứa 0,2 mol NaOH, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y được
m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 15,74. B. 16,94. C. 11,64. D. 19,24.
Câu 27: Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Monosaccarit là nhóm cacbohiđrat đơn giản nhất, không thuỷ phân được.
B. Cacbohiđrat cung cấp năng lượng cho cơ thể người.
C. Polisaccarit là nhóm cacbohiđrat khi thuỷ phân trong môi trường bazơ sẽ cho nhiều monosaccarit.
D. Cacbohiđrat là những hợp chất hữu cơ tạp chức thường có công thức chung là Cn(H2O)m.
Câu 28: Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các kim loại kiềm và kiềm thổ đều tác dụng được với nước ở nhiệt độ thường.
B. Các kim loại kiềm đều có 1 electron ở lớp ngoài cùng.
C. Công thức của thạch cao sống là CaSO4.2H2O.
D. NaHCO3 được dùng trong công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm.
Câu 29: Phản ứng nào sau đây viết sai?
(1) 2Fe + 6HCl ¾¾ ® 2FeCl3 + 3H2
(2) 2Fe + 6HNO3 (loãng) ¾¾ ® 2Fe(NO3)3 + 3H2
(3) 8Fe + 15H2SO4 đặc nguội ¾¾ ® 4Fe2(SO4)3 + 3H2S + 12H2O
(4) 2Fe + 3CuCl2 ¾¾ ® 2FeCl3 + 3Cu
A. (1), (2). B. (1),(2),(4). C. (1),(2),(3). D. (1),(2),(3),(4).
Câu 30: Kết luận nào sau đây đúng?
A. Cao su lưu hoá, amilopectin là những polime có cấu trúc mạng không gian.
B. Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do các nhóm peptit -NH-CO- dễ bị thuỷ phân trong môi
trường axit và môi trường kiềm.
C. Tơ nitron, poli(metyl metacrylat) đều được điều chế bằng phương pháp trùng hợp.
D. Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ enang, tơ axetat đều thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 31: Đốt cháy hỗn hợp X gồm 3 kim loại Mg, Zn, Cu thu được 34,5 gam hỗn hợp rắn Y gồm các oxit
kim loại.Để hòa tan hết hỗn hợp Y cần dùng vừa đủ dung dịch chứa 0,8 mol HCl.Khối lượng hỗn
hợp X là
A. 31,3g. B. 24,9g. C. 21,7g. D. 28,1g.
Câu 32: Cho 20,7 gam hợp chất hữu cơ X (phân tử chứa vòng benzen)có công thức phân tử
C7H6O3 tác dụng hoàn toàn với 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y.Để trung hòa
lượng NaOH dư trong dung dịch Y cần 75 ml dung dịch H2SO4 1M.Khối lượng chất rắn khan thu
được khi cô cạn dung dịch Y là
A. 39,3 gam. B. 33,3 gam. C. 36,6 gam. D. 42,0 gam.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Hòa tan hết Mg vào dung dịch FeCl3 dư.
(2) Cho Fe3O4 vào dung dịch HCl loãng (dư).
(3) Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư).
(4) Hòa tan hết hỗn hợp Cu và Fe2O3 (có số mol bằng nhau) vào dung dịch H2SO4 loãng (dư).
Trong các thí nghiệm trên, sau phản ứng, số thí nghiệm tạo ra hai muối là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

Trang 9
Câu 34: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ,thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc)gồm CO,CO2 và
H2.Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư)nung nóng,thu được hỗn hợp chất rắn Y.Hoà tan
toàn bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất,ở đktc).
Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 57,15%. B. 14,28%. C. 28,57%. D. 18,42%.
Câu 35: Hỗn hợp X gồm ba triglixerit được tạo bởi axit oleic và axit linoleic (có tỉ lệ mol tương ứng của hai
axit là 2: 1). Đốt cháy hoàn toàn a gam X thu được 37,62 gam CO2 và 13,77 gam H2O. Mặt khác,
hiđro hóa hoàn toàn 2a gam X thu được chất hữu cơ Y. Đun Y với dung dịch KOH (vừa đủ) thu
được glixerol và m gam muối. Giá trị của m là
A. 28,98. B. 27,30. C. 27,54. D. 26,50.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Dầu ăn và dầu nhờn bôi trơn đều có thành phần chính là chất béo.
(2) Khi đốt mẫu vải lụa tơ tằm có mùi khét như đốt sợi tóc.
(3) Trong công nghiệp, cồn có thể được sản xuất từ phế phẩm nông thôn như rơm rạ.
(4) Tinh bột trong các loại ngũ cốc thì hàm lượng amilopectin nhiều hơn amilozơ
(5) Amilozơ có phân tử khối nhỏ hơn amilopectin
(6) Tơ nitron được sử dụng để bện thành sợi “len” đan áo rét.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 37: Cho vào hai ống nghiệm mỗi ống 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào ống thứ nhất 1 ml dung dịch
H2SO4 20%, vào ống thứ hai 1 ml dung dịch NaOH 30%. Chất lỏng trong cả hai ống nghiệm đều
tách thành hai lớp. Sau đó, lắc đều cả hai ống nghiệm, lắp ống sinh hàn đồng thời đun cách thuỷ
trong khoảng 5 phút. Hiện tượng trong hai ống nghiệm là
A. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng trở thành đồng nhất.
B. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng trở thành đồng nhất; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng vẫn
phân tách thành hai lớp.
C. Trong cả hai ống nghiệm, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp.
D. Ống nghiệm thứ nhất, chất lỏng vẫn phân tách thành hai lớp; trong ống nghiệm thứ hai, chất lỏng
trở thành đồng nhất.
Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng sau:
X1 + 2NaOH ¾¾ ® X2 + 2X3 (1); X2 + 2HCl ¾¾ ® X4 + 2NaCl (2)
nX4 + nX5 ¾¾ ® tơ lapsan + 2nH2O (3); CH3COOH + X3 ¾¾ ® metyl axetat + H2O (4)
Phát biểu đúng là
A. Trong phân tử X1 có 10 nguyên tử H. B. X3 có nhiệt độ nóng chảy cao hơn X4.
C. X5 có nhiệt độ sôi thấp hơn X3. D. X1 có phân tử khối lớn hơn X4 là 30 đvC
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 40,68 gam hỗn hợp E gồm hai este no, mạch hở X, Y (đều tạo bởi axit cacboxylic
và ancol; MX < MY < 280) thu được CO2 và 1,12 mol H2O. Cũng lượng E trên cho tác dụng hết với
650 ml dung dịch NaOH 1M, chưng cất dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol
đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp chất rắn khan T. Cho Z tác dụng với Na dư được 0,31 mol H2. Đốt
cháy hoàn toàn T, thu được Na2CO3, CO2 và 0,27 gam H2O. Phần trăm khối lượng este X trong E
gần nhất với
A. 64,65%. B. 62,36%. C. 34,22%. D. 22,71%.
Câu 40: Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+3O2N) là muối amoni và Y (CmH2m+3O3N3) là muối amoni của đipeptit
mạch hở. Cho 13,66 gam E tác dụng vừa đủ với 700ml dung dịch NaOH 0,2M thu được 2,24 lít
một amin duy nhất ở đktc và hỗn hợp T gồm 2 muối. Mặt khác cho 13,66 gam E tác dụng hết với
dung dịch HCl thu được m gam muối. Giá trị của m gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 13. B. 15. C. 17. D. 19.
ĐỀ 14
Câu 1: Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối của chúng
là:
A. Fe, Cu, Ag. B. Mg, Zn, Cu. C. Al, Fe, Cr. D. Ba, Ag, Au.
Câu 2: Cho dãy các kim loại Mg, Cr, K, Li. Kim loại mềm nhất trong dãy là
A. Cr. B. Mg. C. K. D. Li.
Trang 10
Câu 3: Khi làm thí nghiệm với H2SO4 đặc, nóng thường sinh ra khí SO2. Để hạn chế tốt nhất khí SO2 thoát
ra gây ô nhiễm môi trường, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch nào sau đây?
A. Cồn. B. Giấm ăn. C. Muối ăn. D. Xút.
Câu 4: Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CHCOOCH3. D. HCOOCH2CH=CH2.
Câu 5: Kim loại sắt tác dụng với chất nào dưới đây (dư) tạo muối sắt (III)?
A. Dung dịch H2SO4 loãng. B. S.
C. Dung dịch HCl. D. Cl2.
Câu 6: Tính chất bazơ của anilin yếu hơn NH3 thể hiện ở tính chất nào?
A. anilin tác dụng được với axit. B. anilin dễ tạo kết tủa với dung dịch FeCl3.
C. anilin tác dụng dễ dàng với nước Brom. D. anilin không làm đổi màu quì tím.
Câu 7: Dung dịch nào không tồn tại được?
A. Mg2+; SO24- ; Al3+; Cl - . B. Fe2+; SO24- ; Cl - ; Cu2+.
C. Ba2+; Na+; OH-; NO3- .D. Mg2+; Na+; OH-; NO3- .
Câu 8: Một loại quặng sắt (sau khi loại bỏ tạp chất) cho tác dụng với HNO3 không có khí thoát ra. Tên của
quặng là
A. hematit. B. manhetit. C. pirit. D. xiđerit.
Câu 9: Chất nào sau đây không tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm?
A. Gly-Ala. B. metylbenzoat. C. xenlulozơ. D. tơ tằm.
Câu 10: Cho từ từ đến dư kim loại Na vào dung dịch có chứa muối FeCl3. Số phản ứng xảy ra là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 11: Thủy phân xenlulozơ, sản phẩm thu được là
A. tinh bột. B. glucozơ. C. saccarozơ. D. fructozơ.
Câu 12: Có thể dùng CaO mới nung để làm khô các chất khí nào sau đây?
A. CO2. B. O2. C. Cl2. D. NO2.
Câu 13: Phèn chua có công thức hóa học là K2SO4.X2(SO4)3.24H2O. Kim loại X là
A. Al. B. Fe. C. Cr. D. Mg.
Câu 14: Dung dịch nào sau đây khi phản ứng với NaHCO3 sinh ra kết tủa?
A. NaHSO4. B. Ba(OH)2. C. NaOH. D. HCl.
Câu 15: Phản ứng nào sau đây là phản ứng trao đổi ion?
A. 2Al + 3H2SO4 ¾¾ ® Al2(SO4)3 + 3H2. B. 2HCl + H2S ¾¾ ® FeCl2 + H2S.
C. NaOH + HCl ¾¾ ® NaCl + H2O. D. Cu + 2AgNO3 ¾¾ ® Cu(NO3)2 + 2 A g .
Câu 16: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit hữu cơ.
B. Metyl axetat có phản ứng tráng bạc.
C. Trong phân tử vinylaxetat có hai liên kết π.
D. Tristearin có tác dụng với nước brom.
Câu 17: Công thức hóa học của sắt (III) oxit là
A. Fe2O3. B. Fe3O4. C. Fe(OH)3. D. Fe2(SO4)3.
Câu 18: Chất nào sau đây không chứa vòng benzen trong phân tử?
A. ancol benzylic. B. axit benzoic. C. alanin. D. phenyl axetat.
Câu 19: Ứng dụng nào sau đây của amino axit là không đúng?
A. Axit glutamic là thuốc bổ thần kinh.
B. Muối đinatri glutamat dùng làm gia vị thức ăn (gọi là mì chính hay bột ngọt).
C. Amino axit thiên nhiên (hầu hết là a-amino axit) là cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ
thể sống.
D. Axit ω – aminoenantoic là nguyên liệu để sản xuất nilon – 7.
Câu 20: Muối X kém bền bởi nhiệt, trong thực tế người ta thường dùng muối X để làm xốp bánh.
A. NaCl. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. NH4HCO3.
Câu 21: Hoà tan hoàn toàn 4,8 gam Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, sau phản ứng chỉ thu được dung
dịch X và không thấy xuất hiện khí. Khối lượng muối có trong X là
A. 29,6 gam. B. 33,6 gam. C. 44,4 gam. D. 59,2 gam.

Trang 11
Câu 22: Cho từ từ dung dịch HCl vào dung dịch có chứa a mol NaHCO3 và b mol Na2CO3. Số mol khí
CO2 thu được phụ thuộc vào số mol HCl được biểu diễn trên đồ thị sau:

Tỉ lệ của a: b bằng
A. 1: 3. B. 3: 4. C. 4: 3. D. 3: 1.
Câu 23: Bộ dụng cụ kết tinh (được mô ta như hình vẽ dưới) dùng để

A. tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều.


B. tách hai chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau.
C. tách hai chất rắn có độ tan khác nhau.
D. tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở nhiệt độ thường metylamin là chất khí mùi khai.
B. Etylamin tác dụng với HCl tạo thành muối etylamoni clorua.
C. Amino axit thường có cấu tạo dạng ion lưỡng cực.
D. Đipeptit Gly-Ala có 2 liên kết peptit.
Câu 25: Đun nóng 0,2 mol hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu
được 25,92 gam Ag. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X cần dùng a mol O2. Giá trị của a là
A. 1,24. B. 1,48. C. 1,68. D. 1,92.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm đimetylamin,etylamin và anilin tác dụng tối đa với 0,2 mol HCl. Nếu đốt cháy
hoàn toàn cùng lượng X thì tổng khối lượng H2O và N2 thu được là
A. 9,1 gam. B. 11,9 gam. C. 15,4 gam. D. 7,7 gam.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3 trong NH3.
B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
C. Amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
D. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
Câu 28: Tính chất nào sau đây không phải của kim loại kiềm
A. Đều khử được nước dễ dàng.
B. Chỉ điều chế được bằng phương pháp điện phân nóng chảy.
C. Hiđroxit đều là những bazơ mạnh.
D. Đều được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối halogenua.
Câu 29: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Đốt dây sắt trong khí clo.
(2) Đốt nóng hỗn hợp bột Fe và S (trong điều kiện không có oxi).
(3) Cho FeO vào dung dịch HNO3 (loãng, dư).
(4) Cho Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.
(5) Cho Fe vào dung dịch H2SO4 (loãng, dư).
Có bao nhiêu thí nghiệm tạo ra muối sắt (II)?
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.

Trang 12
Câu 30: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cao su lưu hoá; nhựa rezit (hay nhựa bakelit); amilopectin của tinh bột là những polime có cấu
trúc mạng không gian.
B. Tơ poliamit kém bền về mặt hoá học là do có chứa các nhóm peptit dễ bị thuỷ phân.
C. Poli(tetrafloetilen); poli(metyl metacrylat); tơ nitron đều được điều chế bằng phản ứng trùng
hợp.
D. Tơ visco; tơ nilon-6,6; tơ enang; tơ axetat thuộc loại tơ nhân tạo.
Câu 31: Đốt cháy hết m gam X gồm nhiều kim loại trong O2 dư được 28g chất rắn Y gồm các oxit kim loại.
Để hoà tan hết Y cần vừa đủ 500ml dung dịch H2SO4 1M. Giá trị của m là
A. 21,6g. B. 20g. C. 18,4g. D. 23,2g.
Câu 32: Đốt hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm etyl axetat và metyl acrylat thu được số mol CO2 nhiều hơn
số mol H2O là 0,08 mol. Nếu đun 0,2 mol hỗn hợp X trên với 400 ml dung dịch KOH 0,75M rồi cô
cạn dung dịch sau phản ứng thì số gam chất rắn khan thu được là
A. 20,56. B. 26,64. C. 26,16. D. 26,40.
Câu 33: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl.
(2) Cho Al2O3 vào dung dịch NaOH loãng dư.
(3) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc, nóng dư.
(4) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là
A. 2. B. 1. C. 4. D. 3.
Câu 34: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2 , CO, H 2 ; tỉ khối
hơi của X so với H 2 là 7,8. Cho toàn bộ V lít hợp khí X ở trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO ,
Fe2O3 nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có
4,48 lít H 2 bay ra (đktc). Giá trị của V là
A. 10,08. B. 11,20. C. 13,44. D. 8,96.
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm chất béo X (x mol) và chất béo Y (y mol) (MX > MY) thu được số
mol CO2 nhiều hơn số mol nước là 0,15. Mặt khác cùng lượng hỗn hợp trên tác dụng tối đa với 0,07
mol Br2 trong dung dịch. Biết thủy phân hoàn toàn X hoặc Y đều thu được muối của axit oleic và
axit stearic. Tỷ lệ x: y có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,4. B. 0,3. C. 0,5. D. 0,2.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Tơ nilon-6,6 có thể điều chế bằng phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng.
(2) Ở điều kiện thường metylamin, đimetylamin, trimetylamin là các chất khí, mùi khai, tan
nhiều trong nước.
(3) Saccarozơ, tinh bột, xenlulozơ bị thủy phân trong môi trường kiềm cho α-glucozơ.
(4) Oligopeptit gồm các peptit có từ 2 đến 10 liên kết peptit trong phân tử.
(5) Metyl metacrylat, glucozơ, triolein đều tham gia phản ứng với nước brom.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 3. D. 2.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.
Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào
bình thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.
(2) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(3) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(4) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 38: Hợp chất X có công thức phân tử C6H8O6. X phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:3 và phản ứng
với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ mol 1: 6. X không phản ứng với NaHCO3. Có các kết luận sau:

Trang 13
(1) X có khả năng phản ứng với Cu(OH)2/OH- khi đung nóng.
(2) X có chứa nhóm chức axit cacboxylic.
(3) X có chứa nhóm chức este.
(4) X có nhóm chức anđehit.
(5) X là hợp chất đa chức.
(6) X có chứa liên kết ba đầu mạch.
Số kết luận đúng về X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 10,56 gam hỗn hợp E gồm ba este no, hở X, Y, Z ( MX < MY < MZ < 148 với tỉ
lệ mol lần lượt là 3: 10: 3) cần vừa đủ 0,4 mol O2, thu được 0,4 mol CO2. Đun nóng 10,56 gam E
với dung dịch NaOH (dư 25% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được
chất rắn T và hỗn hợp hai ancol (kế tiếp trong dãy đồng đẳng). Đốt cháy hoàn toàn T, thu được
Na2CO3, CO2 và 0,36 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là
A. 62,50%. B. 28,41%. C. 33,52%. D. 70,08%.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm các aminoaxit no,mạch hở (trong phân tử chỉ có nhóm chức –COOH và –NH2)có
tỉ lệ mol nO: nN = 2: 1. Để tác dụng vừa đủ với 35,85 gam hỗn hợp X cần 300 ml dung dịch HCl
1,5M. Đốt cháy hoàn toàn 11,95 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 9,24 lít khí O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản
phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư,thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 25,00. B. 33,00. C. 20,00. D. 35,00.
ĐỀ 15
Câu 1: Kim loại M có thể điều chế được bằng phương pháp thủy luyện, nhiệt điện, điện phân. Kim loại M

A. Mg. B. Cu. C. Al. D. Na.
Câu 2: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. nhôm. B. vàng. C. thuỷ ngân. D. vonfram.
Câu 3: Iot là nguyên tố vi lượng cần thiết cho con người. Bệnh nào sau đây của con người mà nguyên
nhân không phải do thiếu iot?
A. Bệnh còi xương. B. Bệnh bướu cổ.
C. Bệnh thiểu năng trí tuệ. D. Bệnh câm điếc.
Câu 4: Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có
công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat. B. metyl metacrylat. C. metyl axetat. D. etyl acrylat.
Câu 5: Oxit bị oxi hóa khi phản ứng với dung dịch HNO3 loãng là
A. MgO. B. FeO. C. Fe2O3. D. Al2O3.
Câu 6: Phát biểu sai là
A. Lực bazơ của anilin lớn hơn lực bazơ của amoniac.
B. Anilin có khả năng làm mất màu nước brom.
C. Dung dịch anilin trong nước không làm đổi màu quỳ tím.
D. Metylamin là chất khí có khả năng làm xanh quỳ tím ẩm.
Câu 7: Chất nào sau đây không tạo kết tủa khi cho vào dung dịch AgNO3?
A. HNO3. B. HC1. C. K3PO4. D. KBr.
Câu 8: Phản ứng giữa cặp chất nào dưới đây không thể sử dụng để điểu chế các muối Fe(II)?
A. Fe(OH)2 + H2SO4 loãng. B. Fe + Fe(NO3)3.
C. FeCO3 + HNO3 loãng. D. FeO + HCl.
Câu 9: Chất nào sau đây không có phản ứng với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. axit axetic. D. anđehit axetic.
Câu 10: Cặp chất không xảy ra phản ứng là
A. Na2O và nước. B. dung dịch NaNO3 và dung dịch MgCl2.
C. dung dịch AgNO3 và dung dịch KCl. D. dung dịch Ba(OH)2 và Al2O3.
Câu 11: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?

Trang 14
A. Tinh bột. B. Glucozơ. C. Anđehit axetic. D. Axit fomic.
Câu 12: Thạch cao sống được dùng để sản xuất xi măng. Công thức hóa học của thạch cao sống là
A. CaSO4.0,5H2O. B. CaSO4.H2O. C. CaSO4. D. CaSO4.2H2O.
Câu 13: Trong công nghiệp, Al được điều chế bằng cách nào dưới đây
A. Điện phân nóng chảy AlCl3. B. Điện phân dung dịch AlCl3.
C. Cho kim loại Na vào dung dịch AlCl3. D. Điện phân nóng chảy Al2O3.
Câu 14: Dung dịch FeCl2 không tác dụng với dung dịch nào sau đây?
A. KOH. B. AgNO3. C. H2S. D. HNO3 loãng.
Câu 15: Phản ứng nào sau đây có phương trình ion thu gọn là H + + OH - ¾¾
® H 2O ?
A. Ba(OH)2 + H2SO4 ¾¾
® BaSO4 + H2O. B. KHCO3 + KOH ¾¾
® K2CO3 + H2O.
C. Fe(OH)2 + 2HCl ¾¾
® FeCl2 + H2O. D. Ba(OH)2 + 2HCl ¾¾
® BaCl2 + 2H2O.
Câu 16: Khẳng định nào sau đây đúng?
A. Chất béo là trieste của glixerol với axit vô cơ.
B. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
Câu 17: Criolit dùng trong quá trình điện phân nóng chảy Al2O3 có công thức là
A. Al2O3.3H2O. B. K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
C. NaF.AlF3. D. 3NaF.AlF3.
Câu 18: Chất nào sau đây chứa vòng benzen trong phân tử?
A. Alanin. B. o - crerol. C. fructozơ. D. hexametylen điamin.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ở nhiệt độ thường, các amino axit đều là những chất lỏng.
B. Các amino axit thiên nhiên hầu hết là các β – amino axit.
C. Axit glutamic là thành phần chính của bột ngọt.
D. Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
Câu 20: Muối X được dùng làm phân bón và được dùng để chế tạo thuốc nổ. Công thức của X là
A. KNO3. B. NaNO3. C. K2CO3. D. Na2CO3.
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 14,58 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng,đun nóng thì có 2,0 mol HNO3,đã
phản ứng,đồng thời có V lít khí N2 thoát ra (đktc).Giá trị của V là
A. 2,24. B. 2,80. C. 1,12. D. 1,68.
Câu 22: Nhỏ từ từ 62,5 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,08M và KHCO3 0,12M vào 125 ml dung dịch
HCl 0,1M và khuấy đều.Sau các phản ứng,thu được V ml khí CO2 (đktc).Giá trị của V là
A. 224. B. 168. C. 280. D. 200.
Câu 23: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm dưới đây:

Các chất khí X, Y, Z lần lượt là


A. Etilen, metan, axetilen. B. Axetilen, etilen, metan.
C. Axetilen, metan, etilen. D. Etilen, axetilen, metan.
Câu 24: Nhận xét nào sau đây không đúng ?
A. Tripeptit Gly-Ala-Gly có phản ứng màu biure.
B. Liên kết peptit là liên kết –CO-NH- giữa hai đơn vị α-amino axit.
C. Các dung dịch Glyxin, Alanin, Lysin đều không làm đổi màu quỳ tím.
Trang 15
D. Polipeptit bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Câu 25: Cho m gam glucozơ tác dụng với H2 (xúc tác Ni,to,hiệu suất 80%) thu được 36,4 gam
sobitol.Giá trị của m là
A. 45,0. B. 36,0. C. 45,5. D. 40,5.
Câu 26: Cho 29,4 gam axit glutamic tác dụng với dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
khối lượng muối thu được là
A. 44,0 gam. B. 36,7 gam. C. 36,5 gam. D. 43,6 gam.
Câu 27: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Glucozơ được dùng làm thuốc tăng lực cho người già,trẻ em,người ốm.
B. Gỗ được dùng để chế biến thành giấy.
C. Xenlulozơ có phản ứng màu với iot.
D. Tinh bột là một trong số nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Câu 28: Cho các nhận xét sau:
(1) Tất cả các kim loại kiềm đều tác dụng mãnh liệt với nước.
(2) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở nhiệt độ thường.
(3) Các kim loại từ Li – Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy hợp chất của
chúng.
(4) Trong điện phân dung dịch NaCl, trên catot xảy ra điện phân nước.
Số nhận xét đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 29: X là một hợp chất của sắt. Hòa tan hoàn toàn X trong dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung
dịch Y. Cho bột Cu vào dung dịch Y thu được dung dịch có màu xanh. Mặt khác, cho dung dịch
KMnO4 vào dung dịch Y thấy dung dịch KMnO4 mất màu. Vậy X có thể là chất nào sau đây?
A. Fe(OH)2. B. Fe(OH)3. C. Fe3O4. D. FeO.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng các monome tương ứng.
B. Trùng hợp stiren thu được poli(phenol-fomanđehit).
C. Tơ visco là tơ tổng hợp.
D. Trùng ngưng buta-1,3-đien với acrilonitrin có xúc tác Na được cao su buna-N.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 7,2 gam kim loại M (có hoá trị hai không đổi trong hợp chất)trong hỗn hợp
khí Cl2 và O2. Sau phản ứng thu được 23,0 gam chất rắn và thể tích hỗn hợp khí đã phản ứng là
5,6 lít (ở đktc).Kim loại M là
A. Mg. B. Ca. C. Be. D. Cu.
Câu 32: Cho một este đơn chức X tác dụng với 182 ml dung dịch NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra
hoàn toàn,đem cô cạn dung dịch, thu được 6,44 gam ancol Y và 13,16 gam chất rắn Z.Đun nóng
Y với H2SO4 đặc ở 140oC thu được 5,18 gam ete (H=100%).Tên gọi của X là
A. metyl butylrat. B. etyl axetat. C. etyl acrylat. D. metyl fomiat.
Câu 33: Thực hiện các thí nghiệm sau
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch NH4Cl đun nóng.
(2) Cho Fe vào dung dịch HNO3 đặc nguội.
(3) Cho dung dịch NH3 vào dung dịch AlCl3 dư.
(4) Cho kim loại Mg vào dung dịch HCl loãng.
(5) Cho FeS vào dung dịch HCl loãng.
(6) Nung nóng Fe(NO3)3.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm có chất khí sinh ra là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 34: Dẫn 0,6 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua than nung đỏ, thu được 0,9 mol hỗn hợp X
gồm CO, H2 và CO2. Cho X hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Y.
Cho từ từ dung dịch Y vào 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc). Giá trị của V

A. 2,24. B. 2,52. C. 4,48. D. 2,80.
Trang 16
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 25,74 gam triglixerit X, thu được CO2 và 1,53 mol H2O. Cho 25,74 gam X tác
dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được glyxerol và m gam muối. Mặt khác cho 25,74 gam X
tác dụng được tối đa với 0,06 mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 24,18. B. 27,72. C. 27,42. D. 26,58.
Câu 36: Cho các phát biểu sau:
(1) Một số este không độc, dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm, mỹ phẩm.
(2) glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ… và nhất là trong quả chín,
đặc biệt nhiều trong quả nho chín.
(3) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp (từ khí cacbonic, nước,
ánh sáng mặt trời và chất diệp lục).
(4) Để làm giảm bớt mùi tanh của cá mè, ta dùng giấm ăn để rửa sau khi mổ cá.
(5) Polietilen, xenlulozơ, cao su tự nhiên, nilon-6, nilon 6-6 đều là các polime tổng hợp.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 37: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl fomat.
Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào
bình thứ hai.
Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn, đun sôi nhẹ trong 5 phút, sau đó để nguội.
Cho các phát biểu sau:
(1) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp.
(2) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng).
(3) Ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa.
(4) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Câu 38: Cho các sơ đồ phản ứng theo đúng tỉ lệ mol:
o
(1) X + 2NaOH ¾¾
t
® X1 + X2 + X3 ; (2) 2X1 + H2SO4 ¾¾
® Na2SO4 + X4
to
(3) 2X2 + H2SO4 ¾¾ ® Na2SO4 + X5; (4) X3 + CuO ¾¾® X6 + Cu + H2O
Biết X (C6H10O4) chứa hai chức este; các phân tử X3, X4, X5 có cùng số nguyên tử cacbon. Phát
biểu nào sau đây sai?
A. Nhiệt độ nóng chảy của X4 và X5 đều cao hơn X3.
B. Chất X6 bị H2 (xúc tác Ni, to) oxi hóa, thu được X3.
C. Dung dịch nước của X4 và X5 đều tác dụng với CaCO3.
D. Các chất X3, X4, X5 đều tan tốt trong nước
Câu 39: Hỗn hợp E gồm 2 este đơn chức X, Y (MX < MY) và este no, hai chức, mạch hở Z. Đốt cháy hết m
gam E cần dùng dùng 0,4175 mol O2. Mặt khác cho m gam E tác dụng vừa đủ với 950 ml dung dịch
NaOH 0,1M thu được hỗn hợp T gồm 2 ancol là đồng đẳng kế tiếp và hỗn hợp Q gồm 3 muối (mỗi
muối đều có số nguyên tử C không vượt quá 6). Cho toàn bộ T vào bình Na dư thấy khối lượng
bình tăng 1,225 gam và thu được 0,392 lít H2 đktc. Nếu cho m gam E tác dụng với dung dịch Br2
dư thì mol Br2 phản ứng là 0,045 mol. Phần trăm khối lượng của X gần nhất giá trị nào sau đây?
A. 18,5%. B. 62,5%. C. 35,5%. D. 21,5%
Câu 40: Hỗn hợp E gồm X (CnH2n+6O3N2) là muối amoni của axit cacbonic và Y (CmH2m+4O3N4, mạch
hở) là muối amoni của đipeptit. Cho 63,3 gam E tác dụng vừa đủ với 0,8 mol NaOH thu được T
(gồm 2 amin A và B là đồng đẳng kế tiếp; MA < MB; nA < nB) và m gam muối. Mặt khác cho 63,3
gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl dư thì HCl phản ứng hết 1,1 mol. Giá trị của m là
A. 68,4. B. 58. C. 54,75. D. 60,1.

Trang 17

You might also like