You are on page 1of 5

THI THỬ TỐT NGHIỆP 2023|TYHH

NGUYỄN KHUYẾN – LÊ THÁNH TÔNG– TP HỒ CHÍ MINH


(Slidenote dành riêng cho GROUP VIP)

Câu 1: Ở nhiệt độ thường khí X kém hoạt động hóa học (tính trơ). Khi rút xăng, dầu ra khỏi các bồn
chứa để giảm nguy cơ cháy nổ do oxi trong không khí gây nên, người ta bơm khí X vào để
giảm nồng độ của oxi. Khí X là:
A. N2. B. H2S. C. Cl2. D. NO.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây không hòa tan được Al2O3?
A. NaCl. B. HCl. C. HNO3. D. NaOH.
Câu 3: Hòa tan hết hỗn hợp gồm Mg và MgO cần vừa đủ 160 ml dung dịch HCl 2M, sau phản ứng thu
được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 30,40. B. 10,13. C. 15,20. D. 7,60.
Câu 4: Điện phân nóng chảy KCl với điện cực trơ, ở anot thu được khí nào sau đây?
A. O2. B. H2. C. HCl. D. Cl2.
Câu 5: Kim loại nào sau đây mềm nhất?
A. Al. B. Cr. C. Li. D. Cs.
Câu 6: Kali đicromat là chất rắn màu da cam, tan tốt trong nước và có tính oxi hóa mạnh. Công thức
của kali đicromat là:
A. KClO3. B. K2CrO4. C. K2Cr2O7. D. KCrO2.
Câu 7: Kali phản ứng với nước sinh ra khí H2 và chất nào sau đây?
A. KOH. B. K2O. C. KClO. D. K2SO4.
Câu 8: Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất khí?
A. Alanin. B. Trimetylamin. C. Glyxin. D. Anilin.
Câu 9: Công thức của đimetylamin là:
A. (CH3)3N. B. (CH3)2NH. C. CH3NHC2H5. D. CH3NH2.
Câu 10: Chất nào sau đây được dùng để làm mềm nước cứng toàn phần?
A. BaCl2. B. H2SO4. C. K3PO4. D. NaOH.
Câu 11: Thủy phân chất nào sau đây trong môi trường kiềm luôn thu được ancol?
A. Vinyl axeat. B. Phenyl fomat. C. Protein. D. Tristearin.
Câu 12: Nhúng thanh kim loại Mg vào dung dịch chất nào sau đây sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện
hóa học?
A. HNO3. B. FeSO4. C. H2SO4. D. KCl.
Câu 13: Polime nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. Poli(metyl metacrylat). B. Poli(hexametylen ađipamit).
C. Polibutađien. D. Polietilen.
Câu 14: Cho phản ứng 2Al + Fe2O3 (t°) → Al2O3 + 2Fe. Khi phản ứng xảy ra chất đóng vai trò chất khử
là:
A. Al. B. Fe2O3. C. Fe. D. Al2O3.
Câu 15: Đun nóng este X với dung dịch NaOH, thu được muối natri propionat và ancol metylic. Công
thức của X là
A. C2H3COOCH3. B. CH3COOC2H5. C. C2H5COOC2H5. D. C2H5COOCH3.

1|TYHH
Câu 16: Khoáng vật nào sau đây được dùng để sản xuất nhôm?
A. Quặng hematit. B. Quặng đolomit. C. Quặng manhetit. D. Quặng boxit.
Câu 17: Chất X có tham gia phản ứng tráng bạc và được tạo thành khi thủy phân hoàn toàn tinh bột.
Chất X là
A. saccarozơ. B. glucozơ. C. metyl fomat. D. fructozơ.
Câu 18: Trong điều kiện không có oxi, sắt phản ứng với lượng dư chất nào sau đây sinh ra muối sắt(II)?
A. Cl2. B. S. C. H2SO4 đặc, nóng. D. HNO3.
Câu 19: Kim loại nào sau đây không tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Cu. B. Zn. C. Mg. D. Al.
Câu 20: Trong phân tử chất nào sau đây có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi?
A. Ancol propylic. B. Ancol etylic. C. Etylen glycol. D. Propan-1,2-điol.
Câu 21: Chất nào sau đây là muối trung hòa?
A. KHSO4. B. NaHCO3. C. Na2CO3. D. KH2PO4.
Câu 22: X, Y là những cacbohiđrat có trong mật ong, trong đó X chiếm hàm lượng cao nhất (40%) làm
cho mật ong có vị ngọt sắc. Y là đồng phân của X. Hai chất X, Y lần lượt là
A. Fructozơ và saccarozơ. B. Glucozơ và saccarozơ.
C. Glucozơ và fructozơ. D. Fructozơ và glucozơ.
Câu 23: Cho 4 dung dịch loãng riêng biệt: HNO3, AgNO3, NH3, NaHSO4. Số dung dịch có khả năng
phản ứng được với dung dịch FeCl2 là
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
Câu 24: Thí nghiệm nào sau đây không có sự hòa tan chất rắn?
A. Cho CrO3 vào lượng nước dư.
B. Cho CuO vào lượng dư dung dịch HCl.
C. Cho kim loại Be vào lượng nước dư.
D. Cho Zn vào lượng dư dung dịch HNO3 loãng.
Câu 25: Cho amin (hai chức, mạch hở) tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch HCl 0,1M, sau phản ứng
thu được 2,66 gam muối. Công thức của amin là
A. CH6N2. B. C3H10N2. C. C2H6N2. D. C2H8N2.
Câu 26: Tiến hành thủy phân hoàn toàn m gam xenlulozơ, tách lấy dung dịch sau phản ứng đun nóng
với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Biết hiệu suất phản ứng
tráng bạc đạt 90%. Giá trị của m là
A. 80,00. B. 72,00. C. 64,80. D. 58,32.
Câu 27: Đun nóng hợp chất hữu cơ Q có công thức phân tử C4H9NO2 bằng dung dịch NaOH dư thu
được muối của α-aminoaxit và ancol X. Biết X không tách nước tạo anken. Công thức cấu tạo
thu gọn của Q là
A. CH3CH(NH2)COOCH3. B. CH2=CHCOONH3CH3.
C. H2NCH2COOC2H5. D. H2NCH2CH2COOCH3.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Poliisopren được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng isopren.
B. Amilozơ có cấu trúc mạch polime phân nhánh.
C. Tơ tằm và tơ visco đều là tơ thiên nhiên.
D. Trùng hợp acrilonitrin thu được polime dùng để sản xuất tơ nitron.
Câu 29: Đốt cháy 4,32 gam kim loại R (có hóa trị không đổi) trong khí O2 đến phản ứng hoàn toàn được
chất rắn Q. Hòa tan hết Q trong dung dịch HCl (dư), thấy khối dung dịch sau phản ứng tăng
5,724 gam, đồng thời thoát ra 0,4032 lít khí H2. Kim loại R là
A. Be. B. Ca. C. Mg. D. Al.

2|TYHH
Câu 30: Cho cacbon tác dụng với hơi nước ở nhiệt độ cao, sau đó làm ngưng tự hết hơi nước, thu được
hỗn hợp khí X gồm CO, CO2 và H2. Cho hỗn hợp X từ từ qua 100 ml dung dịch chứa NaOH
0,3M và Ba(OH)2 xM, thu được 15,76 gam kết tủa, dung dịch Y và còn lại 24,64 lít hỗn hợp Z
gồm hai khí. Để thu được kết tủa lớn nhất từ dung dịch Y, cần thêm vào Y ít nhất 100 ml dung
dịch KOH 0,2M. Phần trăm thể tích CO2 trong hỗn hợp X là
A. 11,00%. B. 12,00%. C. 10,57%. D. 13,64%.
Câu 31: Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Cho Fe2O3 vào dung dịch HCl dư.
(b) Sục a mol khí CO2 vào dung dịch chứa 0,75a mol Ba(OH)2.
(c) Nhỏ từ từ đến hết dung dịch chứa a mol HCl vào dung dịch chứa a mol Na2CO3.
(d) Dẫn khí NO2 vào dung dịch NaOH dư.
(đ) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, không có màng ngăn.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được hai muối là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 32: Cho các phát biểu sau:
(a) Este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn so với các axit cacboxylic có cùng số
nguyên tử cacbon.
(b) Cao su tổng hợp thường được điều chế từ các ankađien bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Đun nóng các este có phân tử khối lớn với dung dịch NaOH thì thu được xà phòng.
(d) Trong dung dịch, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh tím.
(đ) Khi nhỏ dung dịch axit hoặc bazơ vào dung dịch protein, xảy ra hiện tượng đông tụ protein.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Axetilen cháy tỏa nhiều nhiệt nên được dùng trong đèn xì axetilen và được sử dụng để hàn, cắt
kim loại. Khi đốt cháy hết 1 mol axetilen thì tỏa ra một lượng nhiệt là 1255,82 kJ. Một người
thợ cần cắt một tấm thép dày 5 mm với diện tích x cm² cần dùng hết 130 lít khí axetilen. Biết
rằng công suất của ngọn lửa đèn xì khi cắt tấm thép trên đạt 17,5 kJ/cm² và giả sử có 80%
lượng nhiệt tỏa ra khi đốt axetilen phục vụ cho việc cắt tấm thép. Giá trị của x gần nhất với giá
trị nào sau đây?
A. 287. B. 359. C. 416. D. 333.
Câu 34: Giả sử, một người nông dân muốn có 100 kg phân NPK 12-5-10 để bón ngay cho ruộng lúa
(tránh sự biến đổi hóa học của phân theo thời gian). Người nông dân đã phối trộn các phân bón
với độ dinh dưỡng tương ứng là đạm (21%), lân (20%) và kali (61%) cùng với x kg mùn hữu
cơ (chất phụ gia). Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 17,5 kg. B. 1,5 kg. C. 3,2 kg. D. 18,3 kg.
Câu 35: Từ hai axit béo (axit panmitic và axit oleic) tạo được hai triglixerit X và Y (M X < MY) hơn kém
nhau 2 nguyên tử cacbon. Đun nóng hỗn hợp Q gồm X và Y với dung dịch NaOH (dùng dư
20% so với lượng phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được ancol Z và 64,48 gam
hỗn hợp rắn. Cho toàn bộ ancol Z vào bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 6,23 gam.
Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của X trong Q là
A. 56,39%. B. 54,63%. C. 58,15%. D. 53,69%.
Câu 36: Cho sơ đồ các phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + Y → Na2CO3 + H2O
(2) X + Ba(OH)2 → BaCO3 + Y + H2O
(3) Z + Y → NaAlO2 + 2H2O

3|TYHH
Các chất X, Z thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
A. CO2, Al(OH)3. B. NaHCO3, Al(OH)3.
C. NaOH, Al(OH)3. D. NaHCO3, Al2O3.
Câu 37: Cho hỗn hợp Q gồm Na2CO3.NaHCO3.2H2O (p gam) và CuCO3.Cu(OH)2 tác dụng với dung
dịch chứa HCl xM và H2SO4 0,25xM, thu được dung dịch Y chứa các chất tan (không chứa ion
HSO4-). Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ, có màng ngăn xốp. Lượng khí sinh ra từ quá
trình điện phân và khối lượng kết tủa tạo thành khi cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch
sau điện phân ứng với mỗi thí nghiệm được cho ở bảng dưới đây:
Thí nghiệm 1 Thí nghiệm 2 Thí nghiệm 3
Thời gian điện phân (giây) t 3t 4t
Lượng khí sinh ra từ bình điện phân (mol) a a + 0,14 a + 0,2
Khối lượng kết tủa tạo thành (gam) m + 1,96 m m
Biết các quá trình phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị lớn nhất của p là
A. 27,12. B. 9,04. C. 18,08. D. 13,56.
Câu 38: Hỗn hợp Q gồm ba chất hữu cơ mạch hở X (CxH2x-2O2), Y (CyH2y-4O4), Z (CzH2z-4O4), trong
phân tử mỗi chất chỉ chứa nhóm chức este, MY < MZ. Đốt cháy hết 23,7 gam Q cần vừa đủ
1,455 mol O2, thu được 1,2 mol CO2. Nếu cho 23,7 gam Q tác dụng với dung dịch NaOH (vừa
đủ), thu được hỗn hợp T chứa 3 muối hữu cơ (trong đó có một muối của axit hai chức và một
muối chiếm 15% số mol hỗn hợp T) và 11,22 gam hai ancol no kế tiếp nhau trong dãy đồng
đẳng. Đốt cháy hết lượng T trên thu được 6,03 gam H2O. Phần trăm khối lượng của Z trong
hỗn hợp E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 39,24%. B. 27,09%. C. 36,29%. D. 28,86%.
Câu 39: Hỗn hợp Q gồm Mg, Fe, FeCl2 (tỉ lệ mol tương ứng 2: 3: 1) và Fe2O3. Cho 16,69 gam hỗn hợp
Q tác dụng hết với 314,5 gam dung dịch chứa NaNO3 2,5% và HCl, thu được 0,082 mol khí
NO và dung dịch X. Cho lượng dư dung dịch AgNO3 vào dung dịch X, kết thúc phản ứng thu
được 0,01 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 117,4055 gam hỗn hợp kết tủa. Nồng độ
phần trăm của muối Fe(III) có trong dung dịch X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 9,88%. B. 8,41%. C. 5,43%. D. 5,39%.
Câu 40: Cho E (C5H8O3) và F (C11H10O6) là các chất hữu cơ, trong đó E mạch hở và F chứa vòng
benzen. Cho các chuyển hóa sau:
(1) E + NaOH (t°) → X + Y
(2) F + NaOH (t°) → Z + T + Q + H2O
(3) X + HCl → X1 + NaCl
(4) Z + HCl → Z1 + NaCl
(5) Z1 (H2SO4 đặc, 170°C) → X1 + H2O
Biết X, Y, Z, T, Q là các hợp chất hữu cơ; Q là muối của axit cacboxylic (MQ > 68) và Y là
ancol. Cho các phát biểu sau:
(a) F có một công thức cấu tạo thỏa mãn.
(b) Nung X1 với hỗn hợp vôi tôi xút (NaOH, CaO) thu được etilen.
(c) Trong công nghiệp, chất Y được dùng để điều chế trực tiếp axit axetic.
(d) Sục khí CO2 dư vào dung dịch chất T thấy xuất hiện vẩn đục.
(đ) Y và Q có cùng số nguyên tử cacbon.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.

4|TYHH
BẢNG ĐÁP ÁN

1A 2A 3C 4D 5D 6C 7A 8B 9B 10C
11D 12B 13B 14A 15D 16D 17B 18B 19A 20C
21C 22D 23A 24C 25D 26B 27A 28D 29B 30B
31C 32B 33D 34B 35A 36B 37C 38B 39C 40A

5|TYHH

You might also like