You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ HÓA HỌC BOOKGOL 2022

Đề thi số: 01 ( đề thi có 05 trang)


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian giao đề

Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………………..


Mã đề thi 165
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố:
H = 1; He =4; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca
= 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; I= 127; Ag = 108; Ba = 137.
Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước.

Câu 1: Tên gốc-chức của hợp chất C6H5NH2 là


A. benzenamin. B. etylamin. C. phenylamin. D. anilin.
Câu 2: Hợp chất CH3CH2COOCH3 có tên gọi là
A. metyl axetat. B. propan axetat. C. metyl propionat. D. etyl axetat.
Câu 3: Axit propionic có công thức là
A. C2H5COOH. B. CH3COOH. C. C3H7COOH. D. HCOOH.
Câu 4: Chất nào sau đây có tên gọi là đường nho?
A. Amilozơ. B. Amilopectin. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 5: Chất khí nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. C5H10. B. CH4. C. C4H8. D. C2H6.
Câu 6: Kim loại nào sau đây là kim loại mềm nhất trong tất cả các kim loại?
A. Li. B. Cs. C. Na. D. K.
Câu 7: Chất nào sau đây làm mất tính cứng của nước cứng vĩnh cửu?
A. HCl. B. Na2CO3. C. NaCl. D. NaNO3.
Câu 8: Tơ visco thuộc loại
A. tơ thiên nhiên. B. tơ hóa học. C. tơ tổng hợp. D. tơ nhân tạo.
Câu 9: X là chất khí không màu, có mùi khai và xốc, nhẹ hơn không khí. X là
A. NH3. B. SO2. C. CO. D. NO.
Câu 10: Ancol nào sau đây không phải ancol bậc 1?
A. Metanol. B. Etylen glicol. C. Etanol. D. Propan-2-ol.
Câu 11: Tristearin có khả năng tham gia phản ứng với chất nào sau đây?
A. H2 (xúc tác Ni, to). B. Dung dịch Br2. C. Dung dịch NaOH. D. Cu(OH)2.
Câu 12: Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc theo tỉ lệ mol nchất:nAgNO3 là 1:4?
A. HCHO. B. C2H2. C. CH3CHO. D. Glucozơ.
Câu 13: Kim cương và than chì là các dạng
A. đồng hình của cacbon. B. thù hình của cacbon. C. đồng vị của cacbon. D. đồng phân của cacbon.
Câu 14: Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây?
A. Nhường electron và tạo thành ion âm. C. Nhận electron để trở thành ion âm.
B. Nhường electron và tạo thành ion dương. D. Nhận electron để trở thành ion dương.
Câu 15: Trong các dung dịch CH3-CH2-NH2, CH3-CH(NH2)-COOH, HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH,
H2N-CH2-CH(NH2)-COOH, số dung dịch làm xanh quỳ tím là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 16: Thuốc thử Svayde được điều chế bằng cách hòa tan kết tủa đồng (II) hiđroxit trong dung dịch
amoniac, tạo thành phức đồng màu xanh thẫm và có khả năng hòa tan xenlulozơ. Công thức của đồng (II)
hiđroxit là
A. CuO. B. Cu(OH)2. C. CuSO4. D. Mg(OH)2.
Câu 17: Nhúng thanh Fe lần lượt vào các dung dịch sau: FeCl3, CuCl2, ZnCl2, NiCl2, AgNO3, HCl, HCl và
CuCl2. Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 4. B. 3. C. 6. D. 5.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Thép là hợp kim của sắt với cacbon và một số nguyên tố khác.
B. Bạc có tính dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại.
C. Các kim loại kiềm đều khử được nước ở điều kiện thường.
D. Xesi (Cs) có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất trong tất cả các kim loại.
Câu 19: Cho a mol Al phản ứng với dung dịch NaOH đặc nóng dư, số mol hiđro thu được là
2 3 4
A. a. B. a. C. a. D. a.
3 2 3
Câu 20: Có thể dùng dung dịch phenolphtalein (PP) nhận biết các lọ mất nhãn chứa các chất nào sau đây?
A. NaCl, Na2SO4, HCl. B. NaOH, KOH, HCl. C. NaOH, KCl, HCl. D. Na2CO3, HCl, H2SO4.
Câu 21: Thủy phân 20,3 gam Gly-Ala-Gly bằng KOH vừa đủ thu được bao nhiêu gam Gly-K?
A. 22,6 gam. B. 19,4 gam. C. 9,7 gam. D. 35,3 gam.
Câu 22: Trong các hợp chất sau: CH4, CCl4, C2H7N, HCN, CH3COONa, Al4C3. Số hợp chất hữu cơ là
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 23: Cho 10,125 gam kim loại R (hóa trị không đổi) tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được 50,0625
gam muối khan. Kim loại R là
A. Mg. B. Cr. C. Fe. D. Al.
Câu 24: Để điều chế axit picric, người ta cho 14,1 gam phenol tác dụng với HNO3 đặc, H2SO4 đặc. Biết
lượng axit HNO3 đã lấy dư 25% so với lượng cần thiết. Số mol HNO3 cần dùng là
A. 0,5 mol. B. 0,45 mol. C. 0,5625 mol. D. 0,4625 mol.
Câu 25: Đốt cháy 10,75 gam một loại cao su buna–N thu được 0,56 lít N2. Tỉ lệ số mắt xích buta–1,3–đien
với acrilonitrin là
A. 3 : 1. B. 1 : 3. C. 4 : 1. D. 2 : 1.
Câu 26: Hỗn hợp E gồm amin X (no, mạch hở) và ankan Y, nX > nY. Đốt cháy hoàn toàn 0,09 mol E cần vừa
đủ 0,67 mol O2, thu được N2, CO2 và 0,54 mol H2O. Khối lượng của X trong 14,56 gam hỗn hợp E là
A. 7,04 gam. B. 7,20 gam. C. 8,80 gam. D. 10,56 gam.
Câu 27: Cho m g tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được
hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2, thu được 550 g kết tủa và dung dịch X. Ðun kỹ dung dịch X thu
thêm được 100 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 650. B. 550. C. 810. D. 750.
Câu 28: Thực hiện phản ứng cracking pentan một thời gian thu được 1,792 lít hỗn hợp X. Thêm 4,48 lít khí
H2 vào X rồi nung với Ni đến phản ứng hoàn toàn thu được 5,6 lít hỗn hợp khí Y. Đốt cháy hoàn toàn Y rồi
cho sản phẩm cháy hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị của
m là
A. 30. B. 25. C. 20. D. 35.
Câu 29: Cho các phát biểu sau:
(a) Từ Li đến Cs khả năng phản ứng với nước giảm dần.
(b) Đun sôi nước là một trong những cách làm mất tính cứng của nước cứng toàn phần.
(c) Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất bằng cách điện phân nhôm oxit nóng chảy.
(d) Natri hiđrocacbonat (NaHCO3) là chất rắn màu trắng, tan nhiều trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 30: Cho hỗn hợp L gồm este A 2 chức, este B 3 chức (đều không chứa nhóm chức khác) tác dụng vừa
đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp muối X và ancol metylic duy nhất. Hỏi hỗn hợp X có thể có tối
đa bao nhiêu muối, biết không có phản ứng tách nước của ancol không bền?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 31: Hợp chất X có công thức phân tử C12H14O6. Từ X thực hiện các phản ứng theo phương trình hóa
học sau:
(1) X + 2NaOH → X1 + 2X2. (2) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4.
to
(3) nX3 + nX2 poli(etylen-terephtalat) + 2nH2O.
Phát biểu nào sau đây chính xác?
A. X2 và X3 đều tác dụng với Cu(OH)2. C. X1 và X2 có cùng số nguyên tử hiđro.
B. X tác dụng được với NaHCO3. D. X có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng.
Câu 32: Điện phân 500 ml dung dịch hỗn hợp X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp với
cường độ dòng điện I = 10A. Sau 19 phút 18 giây ngừng điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm
6,78 gam so với dung dịch X ban đầu. Sục khí H2S từ từ vào dung dịch Y thấy xuất hiện kết tủa T. Sau phản
ứng thu được 500 ml dung dịch Z có pH = 1,0. Khối lượng kết tủa T gần nhất với
A. 0,05 gam. B. 0,075 gam. C. 0,1 gam. D. 0,08 gam.
Câu 33: Cho 0,08 mol hỗn hợp X gồm C17H31COOH, CaH31COOH, (C17H31COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn
với lượng vừa đủ dung dịch KOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 32,76 gam hỗn hợp muối Y và
m gam ancol. Đốt cháy hoàn toàn Y trong lượng vừa đủ khí O2 thu được K2CO3, H2O và 40,992 lít khí CO2.
Giá trị a có thể là
A. 15. B. 16. C. 19. D. 14.
Câu 34: Dung dịch A chứa HNO3 68%, dung dịch B chứa H2SO4 chưa biết nồng độ. Trộn hai dung dịch này
theo một tỉ lệ khối lượng nhất định thu được một dung dịch mới, trong đó H2SO4 có nồng độ là 60%, HNO3
có nồng độ là 20%. Nồng độ của H2SO4 ban đầu là
A. 85%. B. 98%. C. 89%. D. 58%.
Câu 35: Hỗn hợp E gồm X (C5H11O4N) và Y (C5H14O4N2), trong đó Y là muối của axit hữu cơ. Cho hỗn
hợp E trên tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, sản phẩm thu được gồm một ancol đơn chức Z, một amin
đơn và dung dịch T. Cô cạn T, thu được 19,13 gam hỗn hợp G gồm ba muối khan (trong đó có muối của một
axit cacboxylic và muối của amino axit). Tách nước hoàn toàn Z (H2SO4 đặc, 170oC) thu được 0,04 mol một
anken. Phần trăm khối lượng của nguyên tố Oxi trong G gần nhất với
A. 33%. B. 37%. C. 39%. D. 45%.
Câu 36: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch gồm H2SO4 0,5M, Cu(NO3)2 0,5M, Fe(NO3)3 0,5M. Phản ứng
xảy ra hoàn toàn thu được 0,52m gam hỗn hợp kim loại, dung dịch X và khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất).
Giá trị của m là
A. 20 gam. B. 10 gam. C. 15 gam. D. 5 gam.
Câu 37: Một học sinh đã tiến hành phân tích một mẫu nước được đựng trong cốc A. Kết quả phân tích cho
thấy nước trong cốc chứa 0,02 mol Na+, 0,04 mol Ca2+, 0,02 Mg2+, 0,1 mol HCO3- và một anion X chưa tìm
ra là gì. Để tìm ra X bạn học sinh đó đã tiến hành thí nghiệm lấy một chút nước trong cốc cho vào dung dịch
AgNO3 thì thấy có xuất hiện kết tủa màu trắng, còn khi cho vào dung dịch BaCl2 thì không thấy hiện tượng
gì. Hãy cho biết anion X là gì và có số mol là bao nhiêu trong cốc A.
A. X là Cl- số mol 0,04. C. X là Cl- số mol 0,02.
B. X là SO42- số mol 0,04. D. X là SO42- số mol 0,02.
Câu 38: Cho sơ đồ chuyển hóa sau (các phản ứng xảy ra theo đúng tỉ lệ mol):
(1) X + 2NaOH → X1 + X2 + X3. (3) X3 + 2O2 → X4 + 2H2O.
(2) X1 + 2HCl → X4 + 2NaCl. (4) X2 + O2 → X5 + H2O.
Biết công thức phân tử của X là C7H10O5. Cho các phát biểu sau:
(a) X có 1 công thức cấu tạo duy nhất thoả mãn.
(b) X1 và X3 có tổng số nguyên tử bằng nhau.
(c) X5 có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp.
(d) X2, X4 tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 đều thu được dung dịch có màu xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 39: Hỗn hợp M gồm ba este X, Y, Z đều no, mạch hở và có tỉ lệ mol tương ứng là 7: 5: 3. Đun 34,4 gam
M với 260 gam dung dịch NaOH 8% vừa đủ thu được hỗn hợp Q gồm các ancol và 37,6 gam hỗn hợp T gồm
các muối của các axit đơn chức. Hóa hơi hoàn toàn Q thì thể tích hơi chiếm 6,72 lít. Phần trăm khối lượng
của Y trong M gần nhất với
A. 30%. B. 35%. C. 40%. D. 43%.
Câu 40: Cho hình vẽ biểu diễn thí nghiệm như sau:

Cho các phát biểu sau:


(a) Thí nghiệm trên dùng để xác định sự có mặt của nguyên tố H và C trong hợp chất hữu cơ.
(b) Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch Ba(OH)2.
(c) Bột CuO có tác dụng oxi hóa hợp chất hữu cơ thành các hợp chất vô cơ đơn giản.
(d) Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát ra khỏi ống nghiệm.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay bột CuO bằng bột Al2O3 thì cũng thu được kết quả tương tự.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

--- HẾT---

Đề thi được biên soạn bởi nhóm Bookgol

Tham gia group trao đổi học tập tại link :


https://www.facebook.com/groups/HoaHocBookGol

Hoặc quét mã QR

Tham khảo thêm các tài liệu của Bookgol tại https://bookgol.vn/

Đóng góp ý kiến, trao đổi kinh nghiệm qua mail


tailieu.bookgol@gmail.com

You might also like