You are on page 1of 30

không công bố, hdc còn thay đổi

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học


(PHẦN TỰ LUẬN) Ngày thi thứ nhất (09/4/2011)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 02 trang Tổng số điểm: 14 điểm

Câu 1 (1,0 điểm)


Nuôi cấy cùng một chủng vi khuẩn trong hai môi trường khác nhau, môi trường A có
đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường B nghèo chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nuôi cấy
trong môi trường A, các tế bào vẫn giữ cấu trúc và hình dạng bình thường. Trong môi
trường B, ngoài các tế bào bình thường như ở trong môi trường A, người ta còn phát hiện
thấy một số tế bào “lạ” có màng tế bào gấp nếp ở nhiều chỗ vào phía trong. Theo thời gian,
người ta thấy số lượng các tế bào lạ tăng dần lên. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên.
Câu 2 (0,5 điểm)
Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti
thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
Câu 3 (0,5 điểm)
Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Giải thích tại sao chất độc A
làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 4 (1,0 điểm)
Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra các
tín hiệu, còn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào.
Câu 5 (1,0 điểm)
Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ
thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
Câu 6 (1,0 điểm)
Tại sao khi cây cần nhiều ATP, hoặc khi thiếu NADP +, thì hoạt động của PS I sẽ mạnh
hơn so với PS II?
Câu 7 (1,0 điểm)
Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường
độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng
cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích.
Câu 8 (1,0 điểm)
Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo
nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc
chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ
sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải
thích.

Câu 9 (1,0 điểm)


Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.

Câu 10 (2,5 điểm)

1
không công bố, hdc còn thay đổi
a) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của
ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào
đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?
b) Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy
cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.

Câu 11 (1,0 điểm)


Tập tính (hành vi) giao phối ở động vật bao gồm các hành vi tìm kiếm, hấp dẫn, lựa chọn
bạn tình là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Tập tính giao phối của động vật phụ thuộc rất
nhiều vào hệ thống giao phối của loài vật là đơn phối (trong đời cá thể, một cá thể chỉ giao
phối với một cá thể khác giới) hay đa phối (một cá thể giao phối với nhiều cá thể khác giới).
a) Làm thế nào người ta có thể xác định được một hành vi giao phối nào đó của con vật
là học được hay là hành vi bẩm sinh?
b) Hãy cho biết ở những loài có các đặc điểm sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên
ủng hộ tập tính giao phối theo kiểu đơn phối? Đặc điểm sinh học của loài như thế nào
thì chọn lọc tự nhiên ủng hộ hành vi có tập tính giao phối kiểu đa phối?

Câu 12 (1,0 điểm)


Nêu cơ chế hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ và cách thức chúng tác động lên hệ miễn dịch của
cơ thể người.

Câu 13 (1,5 điểm)


Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất
trong khoang màng phổi lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang
màng phổi thì thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích.

_____________Hết______________

Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011

Môn thi: Sinh học


Ngày thi thứ nhất (09/4/2011)

HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN

Câu 1 (1,0 điểm)


Nuôi cấy cùng một chủng vi khuẩn trong hai môi trường khác nhau, môi trường A có
đầy đủ chất dinh dưỡng, môi trường B nghèo chất dinh dưỡng. Sau một thời gian nuôi cấy
trong môi trường A, các tế bào vẫn giữ cấu trúc và hình dạng bình thường. Trong môi
trường B, ngoài các tế bào bình thường như ở trong môi trường A, người ta còn phát hiện
thấy một số tế bào “lạ” có màng tế bào gấp nếp ở nhiều chỗ vào phía trong. Theo thời gian,
người ta thấy số lượng các tế bào lạ tăng dần lên. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên.
TL:
Trong môi trường nuôi cấy B nghèo dinh dưỡng, chọn lọc tự nhiên đã chọn
lọc các tế bào có khả năng hấp thu chất dinh dưỡng hiệu quả hơn. Vì thế, những tế
bào có màng được gấp nếp nhiều vào phía trong sẽ làm tăng diện tích hấp thu các

2
không công bố, hdc còn thay đổi
chất nên được chọn lọc tự nhiên giữ lại, những tế bào bình thường (không có khả
năng này) dần dần bị đào thải.
Câu 2 (0,5 điểm)
Hãy trình bày thí nghiệm để chứng minh axit pyruvic chứ không phải glucozơ đi vào ti
thể để thực hiện hô hấp hiếu khí.
TL
+ Chuẩn bị hai ống nghiệm có chứa các chất đệm phù hợp với môi trường nội bào:
- Ống 1 bổ sung glucozơ + ti thể
- Ống 2 bổ sung axit pyruvic + ti thể
+ Để hai ống nghiệm trong cùng một điều kiện nhiệt độ 300C cho thấy ống 1 không
thấy CO2 bay ra ( không sủi bọt), ống 2 có CO2 bay ra (sủi bọt) thể hiện hô hấp hiếu
khí.
Câu 3 (0,5 điểm)
Các tế bào trong mô nhận biết nhau nhờ glicoprôtêin màng. Giải thích tại sao chất độc A
làm mất chức năng của bộ máy Gôngi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
TL
- Các tế bào trong mô nhận biết nhau tạo thành tập hợp mô là nhờ các glicoprôtêin
của màng. Chất độc A tác động gây hỏng tổ chức mô đã gián tiếp gây hỏng các
glicoprôtêin của màng theo các bước:
+ Phần prôtêin được tổng hợp trên lưới nội chất có hạt được đưa vào bộ máy
Gôngi.
+ Trong bộ máy Gôngi prôtêin được lắp giáp thêm cacbohidrat tạo nên
glicoprôtêin.
+ Glicoprôtêin được đưa vào bóng nội bào và chuyển vào màng tạo nên
glicoprôtêin của màng.
+ Chất độc A tác động gây hỏng chức năng bộ máy Gôngi nên quá trình lắp giáp
glicoprôtêin bị hỏng nên màng thiếu glicoprôtêin hoặc glicoprôtêin sai lệnh nên các
tế bào không còn nhận biết nhau.
Câu 4 (1,0 điểm)
Các tế bào của cơ thể động vật có thể truyền tin với nhau bằng cách tế bào này tiết ra các
tín hiệu, còn tế bào kia tiếp nhận tín hiệu. Hãy nêu các cách tiếp nhận tín hiệu của tế bào.
TL.
- Nhận tín hiệu bằng thụ thể trên màng tế bào.
- Nhận tín hiệu bằng thụ thể trong tế bào chất
Câu 5 (1,0 điểm)
Bằng cách gây đột biến, người ta có thể tạo ra các tế bào hồng cầu của người mang thụ
thể CD4 trên bề mặt. Điều gì sẽ xảy ra nếu đưa các tế bào này vào bệnh nhân nhiễm HIV?
TL
- Virut chỉ xâm nhập vào tế bào nếu chúng tìm được thụ thể phù hợp. Trong quá
trình biệt hoá từ tế bào gốc, tế bào hồng cầu bị mất nhân, tức là không có ADN.
Nếu virut xâm nhập vào tế bào hồng cầu thì không nhân lên được. Đây có thể là
một giải pháp chống HIV trong tương lai.
Câu 6 (1,0 điểm)
Tại sao khi cây cần nhiều ATP, hoặc khi thiếu NADP +, thì hoạt động của PS I sẽ mạnh
hơn so với PS II?
TL
- PS II chỉ có sản phẩm duy nhất là ATP, nên khi cần nhiều ATP thì nó hoạt động
mạnh hơn, tạo quá trình photphorin hóa quang hợp không vòng.

3
không công bố, hdc còn thay đổi
- Khi thiếu NADP+ thì PSII hoạt động kém đi và để bù lại, PSI sẽ hoạt động mạnh
lên.

Câu 7 (1,0 điểm)


Người ta tiến hành thí nghiệm trồng hai cây A và B trong một nhà kính. Khi tăng cường
độ chiếu sáng và tăng nhiệt độ trong nhà thì cường độ quang hợp của cây A giảm, nhưng
cường độ quang hợp của cây B không thay đổi. Mục đích thí nghiệm này là gì? Giải thích.
TL.
- Mục đích của thí nghiệm là nhằm phân biệt cây C3 và cây C4. Vì khi nhiệt
độ và cường độ chiếu sáng tăng làm cho cây C3 phải đóng khí khổng để
chống mất nước nên xảy ra hô hấp sáng làm giảm cường độ quang hợp
(trong thí nghiệm này là cây A), trong khi đó cây C4 (cây B) chịu được điều
kiện ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao nên không xảy ra hô hấp sáng. Vì thế
cường độ quang hợp của nó không bị giảm.
Câu 8 (1,0 điểm)
Một cây non trồng trong một hộp xốp chứa mùn ẩm, có nhiều lỗ thủng ở đáy và được treo
nghiêng. Sau một thời gian người ta quan sát thấy cây mọc thẳng, trong khi đó rễ lại mọc
chui ra khỏi lỗ hộp xốp một đoạn rồi lại chui vào lỗ hộp xốp rồi lại chui ra và cứ như vậy rễ
sinh trưởng có kiểu uốn theo kiểu làn sóng. Thí nghiệm này nhằm chứng minh điều gì? Giải
thích.

- Ngọn cây mọc thẳng là do hướng đất âm, hướng sáng dương.
- Rễ cây phải mọc theo hướng đất dương theo chiều thẳng đứng nhưng nhu cầu
về nước và chất dinh dưỡng nên rễ phải vòng lên qua các lỗ thủng vào nơi chứa
đất ẩm, cứ thể tạo nên hình làn sóng của rễ. Thí nghiệm này thể hiện tính hướng
kép: hướng đất và hướng nước.
b)
- Ngọn hướng sáng dương còn đầu rễ hướng đất dương.
- Dưới tác động của ánh sáng auxin ở phần ngọn và phần rễ chuyển về phía không
có ánh sáng làm cho sự sinh trưởng, mặt dưới của phần chồi nhanh hơn làm cho
phần ngọn mọc thẳng lên theo tính hướng sáng dương.
- Trong khi đó mặt dưới của rễ hàm lượng auxin lại quá cao do lượng auxin từ
phần ngọn chuyển xuống gây ức chế sự sinh trưởng ở mặt dưới so với mặt trên.
Làm cho đỉnh rễ quay xuống hướng đất dương.
Câu 9 (1,0 điểm)
Tại sao nói axit pyruvic và axetyl coenzim A được xem là sản phẩm trung gian của quá
trình trao đổi chất? Nêu các hướng sinh tổng hợp các chất hữu cơ từ hai sản phẩm này.
TL
- Axit pyruvic là sản phẩm cuối cùng của quá trình đường phân có 3 cacbon, có
mặt ở tế bào chất.
- Axetyl coenzim A có 2 cacbon sản sinh từ axit pyruvic loại đi 1 phân tử CO2. Sản
phẩm này có mặt trong ti thể.
- Từ axit pyruvic có thể biến đổi thành glyxerol hoặc amin hoá (kết hợp với NH 3) tạo
axit amin. Axit pyruvic chuyển hoá thành đường glucozơ (do các enzim của quá
trình đường phân tham gia).
- Axetyl coenzim A có thể tái tổng hợp axit béo. axetyl coenzim A tham gia vào chu
trình Krebs tạo các sản phẩm trung gian, hình thành các chất hữu cơ khác nhau
(kể cả sắc tố).

4
không công bố, hdc còn thay đổi
Các sản phẩm trung gian tiếp tục thải loại H+ và điện tử trong dãy hô hấp để tạo
ATP trong ti thể.
Câu 10 (2,5 điểm)
a) Một người đàn ông bị bệnh cao huyết áp là do nồng độ aldosteron cao. Huyết áp của
ông ta là 164/102. Nồng độ aldosteron cao trong máu còn gây ra những thay đổi nào
đối với pH máu, nồng độ K+ trong máu, thể tích dịch ngoại bào và tiết renin? Tại sao?
TL
- Những thay đổi do nồng độ aldosteron cao: pH máu tăng, nồng độ K+ giảm, thể
tích dịch ngoại bào tăng và không tiết renin.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na + tăng thải K+ và H+ vào nước
tiểu. Tăng Na+ và tăng thải H+ làm pH máu tăng, tăng thải K+ vào nước tiểu làm K+
trong máu giảm.
- Aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ kèm theo nước dẫn đến tăng
huyết áp và tăng thể tích dịch ngoại bào.
- Huyết áp cao không gây tiết renin.

b) Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu dẫn đến huyết áp giảm. Hãy
cho biết cơ chế sinh lí chủ yếu làm tăng huyết áp trở lại.
TL
- Khi huyết áp giảm, thụ thể ở mạch máu báo tin về làm tăng cường hoạt động thần
kinh giao cảm.
- Thần kinh giao cảm làm tăng nhịp tim, co mạch ngoại vi, co mạch dồn máu từ các
nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da).
- Thần kinh giao cảm còn làm co mạch máu đến thận, giảm lượng máu qua thận,
giảm lọc ở cầu thận.
- Huyết áp giảm còn gây tăng renin, angiotensin II, Angiotensin II gây tăng
aldosteron kích thích ống thận tăng tái hấp thu Na+ và nước đồng thời gây co mạch
làm giảm lượng máu qua thận, giảm lọc ở cầu thận. Ngoài ra phản ứng đông máu
làm giảm mất máu.

Câu 11 (1,0 điểm)


Tập tính (hành vi) giao phối ở động vật bao gồm các hành vi tìm kiếm, hấp dẫn, lựa chọn
bạn tình là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên. Tập tính giao phối của động vật phụ thuộc rất
nhiều vào hệ thống giao phối của loài vật là đơn phối (trong đời cá thể, một cá thể chỉ giao
phối với một cá thể khác giới) hay đa phối (một cá thể giao phối với nhiều cá thể khác giới).
c) Làm thế nào người ta có thể xác định được một hành vi giao phối nào đó của con vật
là học được hay là hành vi bẩm sinh?
d) Hãy cho biết ở những loài có các đặc điểm sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên
ủng hộ tập tính giao phối theo kiểu đơn phối? Đặc điểm sinh học của loài như thế nào
thì chọn lọc tự nhiên ủng hộ hành vi có tập tính giao phối kiểu đa phối?
TL:
a) Nuôi những con non vừa mới đẻ cách li hoàn toàn với bố mẹ của chúng
cũng như với các cá thể trưởng thành cùng loài khác. Nếu các con non này
lớn lên vẫn có các hành vi giao phối giống như các cá thể trưởng thành cùng
loài thì đó là hành vi bẩm sinh còn không thì là hành vi học được.
b) Loài nào mà các con non sinh ra không thể tự chăm sóc và sống sót độc lập
ngay được mà cần có sự chăm sóc của bố mẹ thì chọn lọc tự nhiên sẽ duy
trì hành vi giao phối kiểu đơn phối. Vì các con đực nếu giao phối với nhiều
con cái thì sự thành đạt sinh sản của nó (số lượng con sống sót được) sẽ
5
không công bố, hdc còn thay đổi
không bằng so với khi nó có hành vi đơn phối để cùng với con mẹ chăm sóc
con cái tốt hơn. Loài nào mà có các đặc điểm sinh học khiến các con non có
thể tự kiếm ăn và chăm sóc bản thân sớm hơn ít cần sự chăm sóc của bố
mẹ thì các con đực sẽ để lại được nhiều con hơn nếu có hành vi đa phối.
Câu 12 (1,0 điểm)
Nêu cơ chế hoạt hóa các tế bào T hỗ trợ và cách thức chúng tác động lên hệ miễn dịch của
cơ thể người.
TL:
- Tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa khi chúng liên kết đặc hiệu với tế bào trình
diện kháng nguyên và do cytokine (ví dụ: do đại thực bào tiết ra).
- Khi tế bào T hỗ trợ được hoạt hóa chúng tiết ra cytokine và tăng sinh.
- Cytokine do tế bào T hỗ trợ tiết ra kích thích tế bào B hoạt hóa, tăng sinh và
biệt hóa tạo ra các tương bào, đồng thời tạo ra các tế bào B nhớ. Tương bào
sản xuất ra kháng thể tham gia vào đáp ứng miễn dịch thể dịch.
- Cytokine cũng kích thích tiền tế bào T độc tăng sinh và phát triển thành tế
bào T độc trưởng thành và tế bào T nhớ. Tế bào T độc tham gia vào đáp
ứng miễn dịch tế bào.

Câu 13 (1,5 điểm)


Ở người, khi thở ra áp suất trong khoang màng phổi là -4. Tại sao khi hít vào thì áp suất
trong khoang màng phổi lại là -7? Khi tràn dịch màng phổi làm mất áp lực âm trong khoang
màng phổi thì thể tích phổi, dung tích sống, nhịp thở thay đổi như thế nào? Giải thích.
TL
- Khi thở ra cơ hô hấp giãn, lồng ngực giãn ra trước khi phổi giãn do vậy thể tích
khoang màng phổi tăng lên, tăng áp suất âm.
- Khi dịch tràn màng phổi làm mất lực âm, do tính đàn hồi phổi co nhỏ lại dẫn đến
thể tích phổi giảm.
- Phổi co lại không còn khả năng co giãn như trước nữa nên dung tích sống giảm.
- Phổi co nhỏ lại dẫn đếm giảm thông khí và trao đổi khí ở phổi, giảm O 2 và tăng
lượng CO2 trong máu tác động trực tiếp và gián tiếp lên trung khu hô hấp làm tăng
nhịp thở.

_____________Hết______________
Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học


( PHẦN TỰ LUẬN) Ngày thi thứ hai (10/4/2011)
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Đề thi gồm 02 trang

Tổng số điểm: 14 điểm

Câu 1 (1,5 điểm)


Có một loại virut gây bệnh mới được phát hiện, virut này có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
bằng cách cho lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn. Hãy mô tả thí nghiệm dùng để xác định xem
virut này có vật chất di truyền là ADN hay ARN trên cơ sở sử dụng phương pháp dùng đồng vị
phóng xạ.

6
không công bố, hdc còn thay đổi
Câu 2 (1,5 điểm)
Một đột biến thay thế nucleotit trên gen qui định chuỗi polipeptit α-globin của hemoglobin ở
người làm cho chuỗi polipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phiên bản ARN sơ cấp
được phiên mã từ gen này vẫn có chiều dài bình thường.
a) Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này.
b) Trình bày cách chứng minh giả thuyết.
Câu 3 (1,0 điểm)
Có 3 dòng ruồi đột biến mắt trắng thuần chủng, ký hiệu là 1,2 và 3. Ruồi bình thường có mắt đỏ.
Người ta đã tiến hành 3 phép lai dưới đây và thu đuợc các con lai F1 và F2 như sau:
a) Phép lai 1: Dòng số 1 x Dòng số 2 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
b) Phép lai 2: Dòng số 1 x Dòng số 3 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
c) Phép lai 3: Dòng số 3 x Dòng số 2 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1 và F2 cho phép lai (a).
Câu 4 (1,5 điểm)
Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi. Người có alen trội
M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền
có tần số alen m bằng 0,6. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra
một người con gái có khả năng tiết chất nặng mùi nói trên.
Câu 5 (1,5 điểm)
Khi cho các con chuột có màu lông xám lai với nhau, người ta thu được đời con có tỉ lệ màu lông
là 8 con lông xám: 3 con lông nâu : 1 con lông trắng.
a) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích kết quả của phép lai nói trên.
b) Làm thế nào có thể chứng minh giả thuyết của em đưa ra là đúng?

Câu 6 (1,5 điểm)


Ở một loài cây, gen A và B liên kết không hoàn toàn với nhau. Người ta đã tạo ra cây đột biến có
gen A và B luôn luôn di truyền cùng với nhau. Hãy cho biết loại đột biến nào đã xảy ra và giải
thích tại sao lại có thể làm cho các gen A và B vốn không liên kết hoàn toàn với nhau lại di
truyền cùng nhau.
Câu 7 (1,5 điểm)
Các nhà khoa học đã đề xuất hai giả thuyết về sự hình thành gen mới trong quá trình tiến hóa như
sau: Theo giả thuyết 1, gen mới được hình thành qua tái tổ hợp các exon của các gen đã có trước;
giả thuyết 2 cho rằng một gen được lặp lại thành 2 hoặc nhiều bản sao, sau đó các bản sao bị đột
biến điểm phân hóa có thể dẫn đến hình thành gen mới. Để tìm hiểu xem hai gen A và B (có
chức năng khác nhau) ở các loài khác nhau có được tiến hóa theo giả thuyết 1 hay giả thuyết 2,
người ta đã nghiên cứu sản phẩm protein của chúng ở các loài khác nhau. Hãy cho biết kết quả
nghiên cứu như thế nào thì ủng hộ cho giả thuyết 1 và kết quả nghiên cứu như thế nào thì ủng hộ
cho giả thuyết 2.
Câu 8 (1,0 điểm)
Một quần thể của cùng một loài sinh vật sau khi bị các trở ngại địa lí chia cắt thành hai quần thể
cách li (được gọi là quần thể A và B). Sau một thời gian dài bị cách li địa lí với nhau các trở ngại
địa lí không còn nữa và hai quần thể lại tiếp xúc với nhau. Người ta nhận thấy khi quần thể A
tiếp xúc với quần thể B thì các con lai vẫn được tạo ra. Hãy cho biết, các con lai có các đặc điểm
sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho quần thể A và B dần hình thành hai loài
7
không công bố, hdc còn thay đổi
khác nhau ngay cả khi các cá thể của quần thể B vẫn tiếp tục giao phối với các cá thể của quần
thể A cho ra các cá thể lai.
Câu 9 (1,0 điểm)
Mối quan hệ giữa sự đa dạng về loài và số lượng cá thể của mỗi loài biến đổi theo chiều hướng
nào khi đi từ cực đến xích đạo, từ bờ khơi ra đại dương, theo độ cao và độ sâu đáy biển, ở trạng
thái phát triển đỉnh cực của quần xã?

Câu 10 (2,0 điểm)


a) Trên một cánh đồng có 4 loài cỏ cùng sinh sống. Để xem xét thành phần các loài cỏ c ó bị thay
đổi hay không khi bón thêm một loại phân nhất định trên cánh đồng này thì cần phải bố trí các
thí nghiệm như thế nào? Giả sử, sau một thời gian dài bón phân kết quả thí nghiệm cho thấy số
loài bị giảm đi thì ta có thể giải thích như thế nào?
b) Nếu nói rằng trong tự nhiên “mối quan hệ khác loài có loài được lợi, loài bị hại hoặc không
được lợi cũng không bị hại” thì có hoàn toàn chính xác hay không? Giải thích.

______________Hết_____________

Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011
Môn thi: Sinh học
Ngày thi thứ hai (10/4/2011)

HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN

Câu 1 (1,5 điểm)


Có một loài virut gây bệnh mới được phát hiện, virut này có thể nuôi cấy trong phòng thí nghiệm
bằng cách cho lây nhiễm vào các tế bào vi khuẩn. Hãy mô tả thí nghiệm dùng để xác định xem
virut này có vật chất di truyền là ADN hay ARN trên cơ sở sử dụng phương pháp dùng đồng vị
phóng xạ.
TL
- Tiến hành nuôi cấy vi khuẩn trên hai môi trường:
+ Môi trường 1: được bổ sung uracil (U) đánh dấu phóng xạ.
+ Môi trường 2: được bổ sung thymine (T) đánh dấu phóng xạ.
- Rồi cho virut lây nhiễm vào vi khuẩn ở hai môi trường. Sau khi virut đã lây nhiễm vào tế
bào vi khuẩn và tạo ra các hạt virut mới, thu các hạt virut được tổng hợp mới (từ các vết
tan).
- Xác định xem mẻ nuôi cấy trong môi trường nào phát xạ. Nếu virut chứa ARN thì các
virut thu được tử mẻ nuôi cấy trong môi trường 1 sẽ phát phóng xạ, trong khi các virut thu
được ở môi trường 2 thì không. Nếu virut chứa ADN thì virut thu được từ mẻ nuôi cấy
trong môi trường 2 sẽ phát phóng xạ, trong khi các virut thu được từ môi trường 1 thì
không.
Câu 2 (1,5 điểm)
Một đột biến thay thế nucleotit trên gen qui định chuỗi polipeptit α-globin của hemoglobin ở
người làm cho chuỗi polipeptit bị ngắn đi so với bình thường. Tuy nhiên, phiên bản ARN sơ cấp
được phiên mã từ gen này vẫn có chiều dài bình thường.
c) Nêu hai giả thuyết giải thích cơ chế đột biến làm ngắn chuỗi polipeptit này.
d) Trình bày cách chứng minh giả thuyết.
TL
a) Giả thuyết 1: đột biến bộ ba bình thường thành bộ ba kết thúc.

8
không công bố, hdc còn thay đổi
Giả thuyết 2: đột biến làm thay đổi vị trí cắt intron trong quá trình tạo ra mARN làm cho
mARN ngắn hơn so với bình thường.
b) Dùng phương pháp điện di ARN: So sánh các băng điện di mARN (sau khi đã được cắt
bỏ intron) của gen bình thường với các băng điện di mARN của gen đột biến, nếu băng
điện di mARN đột biến di chuyển xa hơn so với mARN bình thường thì đột biến làm thay
đổi vị trí cắt intron. Nếu hai băng điện di có vị trí giống nhau thì đột biến làm xuất hiện bộ
ba kết thúc sớm.
Câu 3 (1,0 điểm)
Có 3 dòng ruồi đột biến mắt trắng thuần chủng, ký hiệu là 1,2 và 3. Ruồi bình thường có mắt đỏ.
Người ta đã tiến hành 3 phép lai dưới đây và thu đuợc các con lai F1 và F2 như sau:
a) Phép lai 1: Dòng số 1 x Dòng số 2 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
b) Phép lai 2: Dòng số 1 x Dòng số 3 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
c) Phép lai 3: Dòng số 3 x Dòng số 2 cho F 1 toàn ruồi mắt đỏ. Cho ruồi F 1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau thu được đời F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình là 9 ruồi mắt đỏ: 7 ruồi mắt trắng.
Hãy giải thích và viết sơ đồ lai từ P đến F1 và F2 cho phép lai (a).
TL:
Phép lai 1: ♀ Dòng 1 (kiểu gen AAbbdd ♂ dòng 2 (kiểu gen aaBBdd ) → F 1 (kiểu gen
AaBbdd.) → F2 : 9 mắt đỏ (kiểu gen A-B-dd): 7 mắt trắng (kiểu gen A-bbdd; aaB-dd;
aabbdd)
Câu 4 (1,5 điểm)
Ở người, alen lặn m qui định khả năng tiết ra một chất nặng mùi trong mồ hôi. Người có alen trội
M không có khả năng tiết ra chất này. Một quần thể người đang ở trạng thái cân bằng di truyền có
tần số alen m bằng 0,6. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bất kì trong quần thể này sinh ra một
người con gái có khả năng tiết chất nặng mùi nói trên.
TL:
Những cặp vợ chồng có thể sinh con gái bị bệnh bao gồm:
1. Mm x Mm với xác suất: (1/2)(1/4)(2pq)(2pq)
2. ♀ Mm x ♂mm với xác suất: (1/2)(1/2)(2pq)(q2)
3. ♀ mm x ♂Mm với xác suất: (1/2)(1/2)(2pq)(q2)
4. mm x mm với xác suất: (1/2)(q2)(q2)
Xác suất để một cặp vợ chồng sinh ra con gái bị bệnh sẽ bằng tổng các xác suất
trên và bằng :
1/2)(1/4)(2pq)(2pq) + 2 (1/2)(1/2)(2pq)(q2)+ (1/2)(q2)(q2) = (1/2)(1/4)2(0,4)(0,6)(0,4)(0,6) +
2 (1/2)(1/2)(2) (0,4) (0,6)(0,36)+ (1/2)(0,36)(0,36) = 0,18
Câu 5 (1,5 điểm)
Khi cho hai con chuột có màu lông xám lai với nhau được đời con có tỉ lệ màu lông là 8 con lông
xám: 3 con lông nâu : 1 con lông trắng.
c) Hãy đưa ra giả thuyết giải thích kết quả của phép lai nói trên.
d) Làm thế nào có thể chứng minh giả thuyết của em đưa ra là đúng?
TL
a) Kết quả F1 cho thấy màu lông bị chi phối bởi sự tương tác của hai gen không alen.
Do tổng tỉ lệ kiểu hình bằng 12 (bình thường là 16). Chứng tỏ có hiện tượng gây chết. Tỉ
lệ: 8 con lông xám: 3 con mắt nâu : 1 con lông trắng. Là biến dạng của tỉ lệ 12: 3:1.
- P AaBb x AaBb
F1: 9 A-B-: 3A-bb: 3aaB-: 1aabb.
Trong 9 A-B-: có 1 AABB và 2AABb. Trong 3A-bb có 1 AAbb.
Quy ước : B- lông nâu, b - lông trắng: A át chế b cho lông xám đồng thời gây chết ở thể
đồng hợp AA; a không át B, b và sức sống bình thường (trội so với A). Như vậy số hợp tử
gây chết bằng 4, do đó F1 còn tỉ lệ 8 con lông xám: 3 con mắt nâu : 1 con lông trắng.

9
không công bố, hdc còn thay đổi
b)Dùng phép lai phân tích: Cho các con F 1 lông xám lai với các con lông trắng nếu thấy
hiện tượng phân li kiểu hình thì chứng tỏ các cá thể lông xám chỉ gồm các cá thể dị
hợp tử.
Câu 6 (1,5 điểm)
Ở một loài cây, gen A và B liên kết không hoàn toàn với nhau. Người ta đã tạo ra cây đột biến có
gen A và B luôn luôn di truyền cùng với nhau. Hãy cho biết loại đột biến nào đã xảy ra và giải thích
tại sao lại có thể làm cho các gen A và B vốn không liên kết hoàn toàn với nhau lại di truyền cùng
nhau?
TL
Hai gen liên kết không hoàn toàn với nhau chứng tỏ chúng nằm cách khá xa nhau trên
NST. Để cho chúng luôn di truyền cùng nhau ta có thể dùng tác nhân đột biến gây đảo
đoạn nhiễm sắc thể chứa alen A và gen B. Những cây dị hợp tử đảo đoạn khi xảy ra trao
đổi chéo trong vòng đảo đoạn giữa hai gen A và B tạo ra 50% số giao tử bình thường (có
A và B trên cùng NST) và 50% số giao tử chứa sản phẩm tải tổ hợp gen do trao đổi chéo
bị mất cân bằng gen sẽ chết hoặc khi chúng kết hợp với giao tử bình thường sẽ tạo ra
hợp tử không không có sức sống. Như vậy chỉ giao tử không trao đổi chéo chứa gen A v à
B mới tồn tại ở thế hệ sau.
Câu 7 (1,5 điểm)
Các nhà khoa học đã đề xuất hai giả thuyết về sự hình thành gen mới trong quá trình tiến hóa như
sau: Theo giả thuyết 1, gen mới được hình thành qua tái tổ hợp các exon của các gen đã có trước;
giả thuyết 2 cho rằng một gen được lặp lại thành 2 hoặc nhiều bản sao, sau đó các bản sao bị đột
biến điểm phân hóa có thể dẫn đến hình thành gen mới. Để tìm hiểu xem hai gen A và B (có
chức năng khác nhau) ở các loài khác nhau có được tiến hóa theo giả thuyết 1 hay giả thuyết 2,
người ta đã nghiên cứu sản phẩm protein của chúng ở các loài khác nhau. Hãy cho biết kết quả
nghiên cứu như thế nào thì ủng hộ cho giả thuyết 1 và kết quả nghiên cứu như thế nào thì ủng hộ
cho giả thuyết 2.
TL:
- Nếu các protein do các gen A và B mã hóa có những đoạn trình tự axit amin nhất định
giống nhau thì chứng tỏ trình tự đó được qui định bởi các exon giống nhau và do vậy ủng
hộ giả thuyết tái tổ hợp lại các exon.
- Nếu trình tự các axit amin trên toàn bộ chuỗi polipeptit về cơ bản là giống nhau và chỉ
khác nhau ở một số vị trí thì ủng hộ cách 2.
Câu 8 (1,0 điểm)
Một quần thể của cùng một loài sinh vật sau khi bị các trở ngại địa lí chia cắt thành hai quần thể
cách li (được gọi là quần thể A và B). Sau một thời gian dài bị cách li địa lí với nhau các trở ngại
địa lí không còn nữa và hai quần thể lại tiếp xúc với nhau. Người ta nhận thấy khi quần thể A
tiếp xúc với quần thể B thì các con lai vẫn được tạo ra. Hãy cho biết, các con lai có các đặc điểm
sinh học như thế nào thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm cho quần thể A và B dần hình thành hai loài
khác nhau ngay cả khi các cá thể của quần thể B vẫn tiếp tục giao phối với các cá thể của quần
thể A cho ra các cá thể lai.
TL:
Khi con lai AB được tạo ra có khả năng sinh sản kém hơn so với các cá thể con
“thuần chủng” của từng quần thể A và B thì những cá thể giao phối với các cá thể khác
giới thuộc cùng một loại quần thể sẽ sinh ra nhiều con hơn so với những cá thể giao phối
với đối tác khác quần thể. Khi đó chọn lọc tự nhiên sẽ “ủng hộ” các cặp giao phối trong
cùng quần thể hơn là các cặp giao phối khác quần thể. Lâu ngày chọn lọc tự nhiên sẽ
phân hóa các quần thể A và B thành các loài khác nhau.
Câu 9 (1,0 điểm)

10
không công bố, hdc còn thay đổi
Mối quan hệ giữa sự đa dạng về loài và số lượng cá thể của mỗi loài biến đổi theo chiều hướng
nào khi đi từ cực đến xích đạo, từ bờ ra đại dương, theo độ cao và độ sâu đáy biển, ở trạng thái phát
triển đỉnh cực của quần xã?
TL (1 điểm)
- Từ cực đến xích đạo, số loài tăng, nhưng số lượng cá thể mỗi loài giảm.
- Từ bờ ra đại dương số loài giảm, nhưng số lượng cá thể mỗi loài tăng.
- Từ thấp đến cao và từ mặt nước đến đáy sâu, số loài và số lượng cá thể mỗi loài đều
giảm.
- Ở trạng thái phát triển đỉnh cực, số lượng loài đạt tối đa, còn số lượng cá thể mỗi loài đạt
tối thiểu.
Câu 10 (2,0 điểm)
a) Trên một cánh đồng có 4 loài cỏ cùng sinh sống. Để xem xét thành phần các loài cỏ có bị thay
đổi hay không khi bón thêm một loại phân nhất định trên cánh đồng này thì cần phải bố trí các thí
nghiệm như thế nào? Giả sử kết quả thí nghiệm sau một thời gian dài bón phân mà số lượng loài bị
giảm đi thì ta có thể giải thích như thế nào?
TL: (1 điểm)
- Cần bố trí thí nghiệm như sau: Chia diện tích nghiên cứu thành hai lô có thành phần loài
và điều kiện môi trường như nhau, ngoại trừ ở một lô được bón thêm phân (lô thí
nghiệm), còn lô kia không được bón phân (lô đối chứng).
- Nếu kết quả thí nghiệm cho thấy ở lô đối chứng số loài không thay đổi còn ở lô thực
nghiệm có số lượng loài bị giảm đi thì có thể kết luận: Phân bón đã làm giảm khả năng
sống sót của loài bị mất đi. Những loài còn lại có khả năng thích nghi tốt trong điều kiện
được bón phân nên phát triển mạnh, dẫn đến cạnh tranh loại trừ khiến một số loài bị chết.
b) Nếu nói rằng trong tự nhiên “mối quan hệ khác loài có loài được lợi, loài bị hại hoặc không được
lợi cũng không bị hại” thì có hoàn toàn chính xác hay không? Giải thích.
TL (1,0 điểm)
* Trong “quan hệ khác loài có loài sẽ được lợi, có loài sẽ bị hại hoặc không lợi cũng không
hại’ là đúng nhưng chỉ mang tính cá thể, trong một khoảng thời gian và không gian nhất
định. Xét trên quan điểm tiến hóa, diễn ra trong thời gian dài, chịu tác động của quá trình
chọn lọc tự nhiên thì không hoàn toàn chính xác, vì:
- Các mối quan hệ sinh thái giữa các cá thể sinh vật hoặc với các cấp độ tổ chức sống
trên mức cá thể diễn ra trong thời gian dài, chịu tác động của quá trình chọn lọc tự nhiên
thì kết quả đều đưa đến sự thích nghi và tiến hóa của sinh vật, đảm bảo cân bằng sinh
thái và môi trường ổn định.
- Các trị số có lợi hay có hại của từng cá thể còn chịu nhiều tác động đảm bảo cho sự tồn
tại và phát triển cho cả hệ thống sống mà các cá thể đó là thành viên.

______________Hết_____________

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
(PHẦN TRẮC NGHIỆM) Môn thi: Sinh học
Ngày thi thứ nhất (09/4/2011)
11
không công bố, hdc còn thay đổi
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 08 trang
Tổng số điểm: 6 điểm

Lưu ý: Thí sinh làm bài vào phiếu trả lời in theo mẫu được phát cùng với đề thi và phải đọc kỹ
cách hướng dẫn trả lời ghi cho từng câu trong phiếu trả lời. Thí sinh phải điền đủ các thông số đã
ghi trên phần đầu của phiếu trả lời (họ, tên …). Đối với các câu hỏi có nhiều lựa chọn (A,B,C,D,E),
thí sinh chỉ chọn một lựa chọn đúng duy nhất và điền chữ cái thích hợp vào phiếu trả lời. Đối với
câu hỏi điền khuyết, thí sinh điền vào chỗ trống đã được mã hoá bằng các số (1, 2, 3, 4 ) theo cách
được hướng dẫn trong phiếu trả lời hoặc viết các cụm từ vào chỗ trống đã cho trong phiếu trả lời.
Những câu hỏi dạng khác (nếu có) cũng được hướng dẫn cách làm trong phiếu trả lời.

Câu 1 (0,1 điểm)


Vào những năm 1950, thalidomide là một loại thuốc được các bác sỹ kê đơn cho những phụ nữ bị ốm
nghén. Do không được kiểm nghiệm kỹ càng nên hàng nghìn trẻ em do những người mẹ uống thuốc
khi mang thai sinh ra bị các khuyết tật bẩm sinh. Người ta đã nhận ra rằng một trong số các đồng phân
quang học chứa trong thuốc có tác dụng chữa bệnh trong khi các loại đồng phân quang học khác lại là
các tác nhân gây đột biến. Câu khẳng định nào dưới đây về thuốc thalidomide là đúng?
A. Loại đồng phân quang học gây đột biến có các liên kết đôi giàu năng lượng hơn loại đồng
phân quang học có lợi cho người sử dụng và do vậy khi những liên kết đôi này bị phá vỡ
chúng sẽ gây nên các đột biến.
B. Hai loại đồng phân quang học có trong thuốc có công thức phân tử khác nhau do vậy chúng
có tác động sinh học khác nhau.
C. Loại đồng phân quang học gây đột biến có nhóm chức gắn vào cấu trúc phân tử cơ bản nên
nó có hiệu ứng sinh học khác với đồng phân quang học khác.
D. Hai loại đồng phân quang học đều có công thức phân tử như nhau nhưng cấu trúc của chúng
là các hình ảnh đối nhau qua gương do vậy chúng có tác động sinh học khác nhau.
E. Có thể có loại đồng phân quang học thứ ba vừa có tác động chống nôn vừa có tác động gây đột
biến.
Câu 2 (0,1 điểm)
Điều nào sau đây phân biệt giữa sự vận chuyển trong mạch gỗ và mạch rây?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây thì không
B. Quá trình thoát hơi nước có trong mạch rây, còn trong mạch gỗ thì không
C. Mạch rây chứa nước và chất khoáng, mạch gỗ chứa chất hữu cơ
D. Mạch gỗ vận chuyển theo hướng từ dưới lên trên, mạch rây thì ngược lại
E. Mạch gỗ chuyển đường từ nguồn đến nơi chứa, mạch rây thì không
Câu 3 (0,1 điểm)
Khi được chiếu sáng bằng ánh sáng đỏ xa hoặc bằng ánh sáng đỏ, thì xảy ra một quá trình sinh lí
trong cây. Chất nào sau đây liên quan đến quá trình sinh lí đó?
A. Clorophin D. Phytocrom
B. Flavônoit E. Carotenoit
C. Antoxian
Câu 4 (0,1 điểm)
Các sản phẩm chính của pha sáng không dùng vào quá trình nào dưới đây?
A. Hô hấp
B. Quang phân li nước
C. Vận chuyển điện tử từ PQ đến PC
D. Để khử CO2 trong giai đoạn khử của chu trình Calvin
Câu 5 (0,1 điểm)
Khẳng định nào dưới đây là đúng về mối quan hệ giữa hô hấp và dinh dưỡng nitơ?
A. Hô hấp tăng thì NH3 cũng tăng

12
không công bố, hdc còn thay đổi
B. Hô hấp giảm thì NH3 cũng giảm
C. Việc tăng hay giảm của hai chất trên không liên quan với nhau
D. Hô hấp tăng thì NH3 giảm và ngược lại hô hấp giảm thì NH3 tăng
E. Hô hấp tăng thì NH3 giảm nhưng ngược lại thì không đúng
Câu 6 (0,1 điểm)
Một bệnh nhân có triệu chứng nhịp tim nhanh, hàm lượng hoocmôn giải phóng TRH (do vùng dưới
đồi tiết ra) và hoocmôn kích thích tuyến giáp (TSH) trong máu đều cao. Các triệu chứng trên là do
A. ưu năng tuyến giáp.
B. nhược năng tuyến giáp.
C. có khối u tuyến yên.
D. có khối u vùng dưới đồi.
Câu 7 (0,1 điểm)
Một phân tử CO2 được giải phóng vào máu ở ngón chân sau bên trái của chuột và được thải ra
ngoài qua mũi. Phân tử CO2 này sẽ không đi qua
A. tâm nhĩ phải.
B. phế nang.
C. động mạch phổi.
D. tĩnh mạch phổi.
E. khí quản.
Câu 8 (0,1 điểm)
Điều nào sau đây làm giảm áp suất thuỷ tĩnh ở chân?
A. Tăng áp lực trong tâm nhĩ phải
B. Mang thai
C. Đi lại
D. Chế độ ăn nhiều muối
Câu 9 (0,1 điểm)
Bệnh viêm cầu thận (do vi khuẩn Streptococcus gây ra) làm xuất hiện prôtêin trong nước tiểu,
điều này dẫn đến những thay đổi nào?
Áp suất keo Thể tích dịch ngoại bào Dòng bạch huyết
A. giảm giảm tăng
B. tăng tăng giảm
C. giảm tăng giảm
D. giảm tăng tăng
E. tăng giảm tăng
Câu 10 (0,1 điểm)
Điều nào sau đây xảy ra khi kích thích thần kinh giao cảm?
A. Giảm nhu động tiêu hóa
B. Giảm nhịp tim
C.Giảm tiết mồ hôi
D. Co đồng tử
Câu 11 (0,1 điểm)
Một người được điều trị bệnh bằng thuốc cortizon dẫn đến
A. tăng ACTH.
B. tăng khối lượng cơ vân.
C. giảm nồng độ glucôzơ trong máu giữa hai bữa ăn.
D. tăng tiết insullin.

Câu 12 (0,1 điểm)

13
không công bố, hdc còn thay đổi
Bệnh nhân A có tuyến yên hoạt động bình thường còn tuyến trên thận kém phát triển. Bệnh nhân
B có tuyến yên và tuyến trên thận đều kém phát triển. Nếu đưa hoocmôn kích thích vỏ thượng
thận (ACTH) vào hai bệnh nhân này thì khả năng lớn nhất sẽ
A. có hiệu quả ở bệnh nhân A.
B. có hiệu quả ở bệnh nhân B.
C. có hiệu quả ở cả bệnh nhân A và B.
D. không có hiệu quả ở cả hai bệnh nhân.
Câu 13 (0,1 điểm)
Khi người phụ nữ mang thai, loại hoocmôn nào sau đây có tác động giống như LH của tuyến yên?
A. Glucocorticoid
B. Aldosteron
C. HCG (kích dục tố nhau thai người)
D. Androgen
Câu 14 (0,1 điểm)
Vùng dưới đồi (hypothalamus) có chức năng kiểm soát:
(1) Thân nhiệt
(2) Cảm giác đói
(3) Hoạt động của tuyến yên
(4) Hoạt động tuần hoàn
(5) Tiết ADH
(6) Trao đổi nước
Tổ hợp đúng là:
A. (1), (2), (3), (4), (5) C. (1), (3), (4), (5), (6)
B. (1), (2), (3), (5), (6) D. (2), (3), (4), (5), (6)
Câu 15 (0,1 điểm)
Phản xạ co đồng tử là do có sự tham gia của những bộ phận nào dưới đây?
(1) Thuỷ tinh thể
(2) Giác mạc
(3) Võng mạc
(4) Cơ của thể mi
(5) Cơ vòng và cơ phóng xạ của mống mắt
(6) Đồi thị
(7) Nhân trước mái
Câu trả lời đúng là:
A. (1), (2), (3), (4), (5), (6) D. (1), (2), (3), (5), (6), (7)
B. (1), (3), (4), (5), (6), (7) E. (1), (2), (3), (4), (6), (7)
C. (1), (2), (4), (5), (6), (7)
Câu 16 (0,1 điểm)
Một người đang hoạt động bình thường, nếu thở gấp trong một vàì phút, sẽ chủ yếu làm
A. pH trong máu động mạch giảm.
B. bão hoà HbO2 trong máu động mạch tăng.
C. phân áp CO2 trong máu động mạch giảm.
D. phân áp O2 trong máu động mạch tăng.
Câu 17 (0,2 điểm)
Trong con đường truyền đạt thông tin của tế bào chất AMP vòng có chức năng là
A. chất thông tin thứ 2.
B. sản phẩm của phản ứng phân giải ATP.
C. cung cấp năng lượng.
D. chất thông tin thứ 2 có chức năng khuyếch đại thông tin.

14
không công bố, hdc còn thay đổi
Câu 18 (0,2 điểm)
Khi tiêm một lượng lớn insullin vào theo đường tĩnh mạch của bệnh nhân thì nồng độ các
hoocmôn thay đổi như thế nào?
Hoocmôn sinh trưởng Adrenalin Glucagon
A. giảm tăng tăng
B. tăng tăng tăng
C. giảm giảm tăng
D. giảm giảm giảm
E. tăng tăng giảm
Câu 19 (0,2 điểm)
Những thay đổi nào có ở bệnh nhân bị bệnh đái tháo nhạt do thiếu ADH?
Thể tích Thể tích dịch Nồng độ renin
nước tiểu ngoại bào trong máu
A. tăng giảm tăng
B. giảm giảm tăng
C. tăng giảm giảm
D. giảm tăng giảm
E. giảm tăng tăng
Câu 20 (0,2 điểm)
Các triệu chứng nào dưới đây cho thấy bệnh nhân đang bị bệnh do cường giáp (tuyến giáp tiết
quá nhiều hooc môn )?
(1) Hàm lượng Ca2+ trong máu cao
(2) Co cơ
(3) Bị loãng xương
(4) Bị giảm cân, tim đập nhanh, lo lắng
(5) Tốc độ chuyển hóa giảm
Câu trả lời đúng là:
A. (1) và (2) B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (3) và (4) E. (4) và (5)
Câu 21 (0,2 điểm)
Dưới đây là một số sự kiện quan trọng trong chu kỳ sinh sản ở nữ giới:
1 - Giảm hàm lượng progesterone
2 - Tiết hooc môn kích thích thích nang trứng (FSH)
3 - Phát triển thể vàng
4 – Phát sinh trứng- Ogenesis
5 - Kinh nguyệt
6 - Rụng trứng
7 - Nang trứng phát triển
8 - Đột ngột gia tăng LH
Sự kiện theo đúng trình tự diễn ra trong chu kì sinh sản là
A. 2 --> 4 --> 7 --> 8 --> 6 --> 3 --> 1 --> 5
B. 2 --> 4 --> 6--> 8 --> 7 --> 3 --> 5 --> 1
C. 4 --> 6 --> 7 --> 5 --> 6 --> 3 --> 1 --> 8
D. 3 --> 4 --> 7 --> 8 --> 6 --> 2 --> 1 --> 5
E. 1 --> 4 --> 7 --> 8 --> 6 --> 3 --> 2 --> 5
Câu 22 (0,1 điểm)
Nếu các tế bào thần kinh của người có các lizôxôm với kích thước quá lớn thì sẽ cản trở hoạt
động bình thường của tế bào (gây thoái hóa tế bào thần kinh). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
kích thước quá lớn của lizôxôm là
A. do tế bào thần kinh không có khả năng phân chia nên lizôxôm hoạt động kém.
B. thiếu enzim thuỷ phân nên các chất chứa trong lizôxôm không được phân giải.
C. các chất được phân giải trong lizôxôm không đi được qua màng của lizôxôm.

15
không công bố, hdc còn thay đổi
D. do chúng không có khả năng phân đôi khi hấp thụ quá nhiều chất.
Câu 23 (0,1 điểm)
Cho các thành phần của tế bào sau:
I-Lưới nội chất
II-Túi vận chuyển
III-Vi ống
IV-Ti thể
V-Bộ máy Gôngi
Các thành phần tham gia hình thành nên "hệ thống màng sinh chất" của tế bào là
A. Chỉ I và V
B. I, II, IV và V
C. II, IV và V
D. I, II và V
E. I, II, III, IV và V

Câu 24 (0,1 điểm)


Các hiện tượng dưới đây là diễn biến của quá trình biến nạp.
(1)- Cố định ADN biến nạp lên tế bào nhận nhờ prôtêin đặc trưng để hấp phụ ADN.
(2)- Liên kết của ADN biến nạp với đoạn tương đồng của nhiễm sắc thể của tế bào nhận.
(3)- Xâm nhập của ADN biến nạp vào tế bào khả biến.
(4)- Đồng hóa phân tử ADN ngoại sinh biến nạp vào ADN nội sinh nhờ tái tổ hợp.
(5)- Nhân lên của nhiễm sắc thể đã được đồng hóa.
Trình tự đúng của quá trình biến nạp diễn ra là
A. (1) – (3) – (2) – (4) – (5).
B. (1) – (2) – (3) – (4) – (5).
C. (1) – (3) – (2) – (5) – (4).
D. (1) – (5) – (2) – (4) – (3).
E. (1) – (3) – (5) – (2) – (4).

Câu 25 (0,1 điểm)


Đồ thị dưới đây có một đường cong thể hiện tốc độ phân giải prôtêin bằng enzim pepsin và một
đường cong thể hiện tốc độ phân giải prôtêin khi không có enzim xúc tác. Điểm (a,b,c,d,e) trên các
đường cong thể hiện các chất tham gia phản ứng nhận được năng lượng hoạt hóa là

A. a
B. b
C. c
D. d
E. e

16
không công bố, hdc còn thay đổi

Câu 26 (0,2 điểm)


Rhodopsin của vi khuẩn (bacteriorhodopsin) hấp thụ lượng tử ánh sáng bởi P 570 rồi chuyển thành
P412 đồng thời giải phóng H+. Khi H+ đi qua, hệ F0 – F1 sản sinh ATP. Sơ đồ nào dưới đây là phù
hợp để mô tả hoạt động quang hợp của Halobacterium halobium?
A. B.

C. D.

Vùng chứa sắc tố


Câu 27 (0,2 điểm)
Một sắc tố được chiết xuất từ thực vật bằng dung môi không phân cực. Sau khi phân tích, các nhà
nghiên cứu xác định được phổ hấp thụ ánh sáng của sắc tố này như hình dưới đây.
Mức hấp thụ

Sắc tố được hấp phụ ở các bước sóng ở thí nghiệm trên là
A. Clorophin
B. Carotenoit
C. Antoxian
D. Xantôphin
Câu 28 (0,2 điểm)
Khi kênh Na+/K+ ATPase bị ức chế thì lực co cơ lại tăng là vì nó làm
A. tăng nồng độ Na+ trong bào tương, do đó làm giảm lượng Ca2+ tiết ra dịch ngoại bào.
B. tăng nồng độ K+ trong bào tương, do đó làm giảm lượng Ca2+ tiết ra dịch ngoại bào.
C. giảm nồng độ Na+ trong bào tương, do đó làm tăng lượng Ca2+ tiết ra dịch ngoại bào.

17
không công bố, hdc còn thay đổi
D. giảm nồng độ K+ trong bào tương, do đó làm giảm lượng Ca2+ tiết ra dịch ngoại bào.
E. tăng cả nồng độ Na+ và K+ trong bào tương, do đó làm tăng lượng Ca2+ tiết ra dịch ngoại bào.

Câu 29 (0,2 điểm)


Một nhà khoa học nuôi cấy các tế bào của một loài thực vật trong môi trường lỏng vô trùng chứa
đầy đủ các thành phần khoáng và để trong điều kiện chiếu sáng. Sau vài ngày thấy môi trường
nuôi cấy tế bào có màu xanh lá cây. Tiếp đến, bình nuôi cấy tế bào được đưa vào trong tối và được
bổ sung thêm đường glucôzơ và các chất khoáng. Theo thời gian, số lượng tế bào trong dung dịch
nuôi cấy sẽ
A. giảm vì tế bào không có ánh sáng cho quang hợp.
B. tăng vì tế bào được bổ sung nguồn năng lượng.
C. không tăng vì tế bào không có ánh sáng để quang hợp.
D. chết vì tế bào không có ánh sáng cho quang hợp.
Câu 30 (0,2 điểm)
Chiếu ánh sáng vào dung dịch chứa PO4 thì
A. diệp lục hấp thụ ánh sáng và tiến hành quang hợp.
B. dung dịch nóng lên và phát huỳnh quang.
C. diệp lục hấp thụ photon và truyền điện tử.
D. không có điều gì xảy ra.
Câu 31 (0,1 điểm)
Nếu một người uống thuốc barbiturate với một lượng lớn thì chỉ trong vài ngày mạng lưới nội chất
trơn của các tế bào gan sẽ tăng lên gấp đôi. Mạng lưới nội chất chỉ trở lại bình thường trong vòng
5 ngày sau khi thôi dùng thuốc. Điều này chứng tỏ thuốc barbiturate là
A. chất độc đối với tế bào gan nhưng lại có lợi cho cơ thể.
B. chất độc đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc.
C. chất bổ đối với cơ thể và giúp gan hoạt động tốt hơn.
D. chất bổ đối với cơ thể và gan có chức năng khử độc.
Câu 32 (0,1 điểm)
Phát biểu nào sau đây về thuộc tính của sợi actin và vi ống là không đúng?
A. Chúng đều liên quan đến khả năng vận động của tế bào.
B. Chúng đều có cấu trúc phân cực.
C. Chúng được "ráp nối" từ các tiểu đơn vị ở dạng phức kép (dime).
D. Chúng có thể liên kết với các protein môtơ.
E. Chúng có thể tạo liên kết chéo thành các bó sợi.
Câu 33 (0,1 điểm)
Tính bất đối xứng của màng sinh chất thể hiện ở chỗ
A. các phân tử glicôprôtêin chỉ có ở mặt ngoài của màng.
B. các phân tử glicôprôtêin chỉ có ở mặt trong của màng.
Tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào

C. các phân tử prôtêin rìa trong và rìa ngoài phân bố khác nhau.
D. các prôtêin xuyên màng có đầu -NH2 hướng ra ngoài.
Câu 34 (0,2 điểm)
Đồ thị dưới đây mô tả mối quan hệ giữa tốc độ vận chuyển các chất A và B từ bên ngoài vào
trong tế bào người. Đồ thị sẽ được vẽ tiếp như thế nào (chọn phương án nêu dưới đây) khi B là
glucôzơ còn A là chất tan trong lipit?

Thấp cao
Nồng độ các chất A và B bên ngoài tế bào

18
không công bố, hdc còn thay đổi

A. Chất A sẽ tiếp tục tăng còn chất B sẽ tăng đến một mức nào đó rồi không tăng
B. Chất A sẽ không tăng còn chất B sẽ tăng theo nồng độ của môi trường
C. Chất A sẽ tăng đến một mức nào đó rồi không tăng còn chất B sẽ tiếp tục tăng.
D. Chất A và chất B sẽ tăng như nhau đến một mức nào đó rồi không tăng
Câu 35 (0,2 điểm)
Trong một thí nghiệm, các nhà khoa học đánh dấu phóng xạ PO 4 của lớp photpholipit hướng về
phía xoang trong của lưới nội chất. Sau đó, các nang vận chuyển “nảy chồi từ lưới nội chất rồi
dung hợp với màng sinh chất của tế bào. Nhóm PO4 đánh dấu phóng xạ được tìm thấy ở
A. trên màng sinh chất và hướng về phía dịch ngoại bào.
B. trên màng sinh chất và hướng về phía tế bào chất (bào tương).
C. trên màng lưới nội chất và hướng vào xoang trong.
D. trên màng lưới nội chất và hướng về phía bào tương.
Câu 36 (0,2 điểm)
Một em học sinh (A) gieo một số hạt đậu vào trong đất ẩm nhưng sau nhiều ngày các hạt đậu này
vẫn không nảy mầm. Bạn của A gợi ý rằng cần ngâm và rửa hạt kỹ trước khi gieo thì hạt sẽ nảy
mầm. Cần phải ngâm và rửa kỹ hạt để ….(1)… vì …(2)….
Câu 37 (0,2 điểm)
Một tế bào thực vật cho vào trong dung dịch chứa chất A với nồng độ 200 mmol/L, có khả năng
hấp thu chất A vào trong tế bào với tốc độ là 5 mmol/phút. Nếu đặt tế bào vào trong dung dịch chứa
chất A có nồng độ là 400 mmol/L thì tốc độ hấp thu chất này vào tế bào là 10 mmol/phút. Cũng thí
nghiệm này nếu làm với chất B thì tốc độ hấp thu chất B vào trong tế bào là 10 mmol/phút ở cả hai
nồng độ 200 mmol/L và 400 mmol/L.
Từ thí nghiệm này kết luận có thể rút ra là: Chất A được vận chuyển vào bên trong tế bào bằng…(1)
…. còn chất B được vận chuyển bằng…(2)… vì chất A ….(3)… nhưng chất B ….(4)….
Câu 38 (0,3 điểm)
Nhiều con đực của các loài thú thường hay giết các con thú non không phải con của chúng. Hành vi
này được gọi là …(1)…. Hành vi đó làm cho con thú cái có con bị giết ….(2)… và con đực …..
(3)........ .
Câu 39 (0,3 điểm)
Hãy ghép vi ống, vi sợi, sợi trung gian phù hợp với các chức năng (a,b,c,d,e,f và g) được nêu ở
dưới đây:

Vi ống.... a. Thay đổi hình dạng tế bào


Vi sợi.... b. Hình thành phiến lót màng nhân
Sợi trung gian .... c. Chuyển động của các bào quan
d. Tạo chân giả
e. Neo giữ nhân và một số bào quan
f. Chịu lực căng
g. Làm tăng diện tích bề mặt tế bào
Câu 40 (0,3 điểm)
Hãy đánh dẫu (×) vào các ô tương ứng dưới đây để phản ánh đặc tính của các tế bào khác nhau:

Tế bào Phosphoryl Chứa vật chất Có thể tăng trưởng Có thể phân
hóa – oxy hóa di truyền kích thước bào
Hồng cầu
Nơron
Tinh trùng

________Hết_________

19
không công bố, hdc còn thay đổi

Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011
Môn thi: Sinh học
Ngày thi thứ nhất (09/4/2011)
HƯỚNG DẪN CHẤM TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0,1 điểm) Câu 10 (0,1 điểm) Câu 19 (0,2 điểm) Câu 28 (0,2 điểm)
Trả lời : D Trả lời : A Trả lời : A Trả lời : A
Câu 2 (0,1 điểm) Câu 11 (0,1 điểm) Câu 20 (0,2 điểm) Câu 29 (0,2 điểm)
Trả lời : D Trả lời : C Trả lời : B Trả lời : B
Câu 3 (0,1 điểm) Câu 12 (0,1 điểm) Câu 21 (0,2 điểm) Câu 30 (0,2 điểm)
Trả lời : D Trả lời : B Trả lời : A Trả lời : B
Câu 4 (0,1 điểm) Câu 13 (0,1 điểm) Câu 22 (0,1 điểm) Câu 31 (0,1 điểm)
Trả lời : B Trả lời : C Trả lời : B Trả lời : B
Câu 5 (0,1 điểm) Câu 14 (0,1 điểm) Câu 23 (0,1 điểm) Câu 32 (0,1 điểm)
Trả lời : D Trả lời : B Trả lời : D Trả lời : C
Câu 6 (0,1 điểm) Câu 15 (0,1 điểm) Câu 24 (0,1 điểm) Câu 33 (0,1 điểm)
Trả lời : D Trả lời : D Trả lời : A Trả lời : A
Câu 7 (0,1 điểm) Câu 16 (0,1 điểm) Câu 25 (0,1 điểm) Câu 34 (0,2 điểm)
Trả lời : D Trả lời : B Trả lời : B Trả lời : A
Câu 8 (0,1 điểm) Câu 17 (0,2 điểm) Câu 26 (0,2 điểm) Câu 35 (0,2 điểm)
Trả lời : C Trả lời : D Trả lời : A Trả lời : A
Câu 9 (0,1 điểm) Câu 18 (0,2 điểm) Câu 27 (0,2 điểm)
Trả lời : D Trả lời : B Trả lời : A
Câu 36 (0,2 điểm)
(1)= rửa trôi axit abssicic trên hạt;
(2)= axit abssicic có tác dụng kìm hãm sự nảy mầm của hạt.
Câu 37 (0,2 điểm)
(1) = thụ động;
(2) = vận chuyển tích cực;
(3) = vận chuyển xuôi chiều gradient nồng độ (tăng tốc độ vận chuyển khi gia tăng sự chênh lệch
nồng độ);
(4) = được vận chuyển không phụ thuộc vào sự chênh lệch nồng độ.
Câu 38 (0,3 điểm)
(1) = ích kỷ.
(2) = sẽ động dục.
(3) = có cơ hội giao phối
Câu 39 (0,3 điểm)

20
không công bố, hdc còn thay đổi
- Vi ống: c
- Vi sợi: a,d
- Sợi trung gian: e,b
Câu 40 (0,3 điểm)

Tế bào Phosphoryl Chứa vật chất Có thể tăng trưởng Có thể phân
hóa – oxy hóa di truyền kích thước bào
Hồng cầu - - - -
Nơron x x x -
Tinh trùng x x - -

_________Hết_________

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC
(PHẦN TRẮC NGHIỆM) Môn thi: Sinh học
Ngày thi thứ hai (10/4/2011)
Thời gian làm bài: 60 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm 08 trang
Tổng số điểm: 6 điểm

Lưu ý: Thí sinh làm bài vào phiếu trả lời in theo mẫu được phát cùng với đề thi và phải đọc kỹ
cách hướng dẫn trả lời ghi cho từng câu trong phiếu trả lời. Thí sinh phải điền đủ các thông số đã
ghi trên phần đầu của phiếu trả lời (họ, tên …). Đối với các câu hỏi có nhiều lựa chọn (A,B,C,D,E),
thí sinh chỉ chọn một lựa chọn đúng duy nhất và điền chữ cái thích hợp vào phiếu trả lời. Đối với
câu hỏi điền khuyết, thí sinh điền vào chỗ trống đã được mã hoá bằng các số (1, 2, 3, 4 ) theo cách
được hướng dẫn trong phiếu trả lời hoặc viết các cụm từ vào chỗ trống đã cho trong phiếu trả lời.
Những câu hỏi dạng khác (nếu có) cũng được hướng dẫn cách làm trong phiếu trả lời.

Câu 1 (0,2 điểm)


Có một số hợp chất có đặc điểm như sau:
I: Một phân tử trung tính có khối lượng phân tử 20 kDa mang điện tích (+1) và (-1)
II: Một phân tử không phân cực có khối lượng phận tử 25 kDa
III: Một phân tử trung tính có khối lượng 200 kDa mang điện tích (+2) và (-2)
IV: Một phân tử có khối lượng phân tử 20 Da mang điện tích (+1)
Thứ tự nào dưới đây về khả năng dễ dàng vượt qua màng sinh chất của các hợp chất nêu trên là
đúng?
A. I > II > III > IV D. IV > II > I > III
B. II > I > III > IV E. I > II > IV > III
C. II > IV > I > III
Câu 2 (0,1 điểm)
Cơ chế nào dưới đây dẫn đến đột biến điểm?
A. Loại nhóm amin từ xytozin (X) dẫn đến hình thành uraxin (U)
B. Chuyển hóa vòng benzopyrene dẫn đến hình thành timin (T) từ guanin (G)
C. Loại nhóm amin của 5-methyl xytozin (X) để hình thành timin (T)
D. Tất cả các cơ chế trên
E. Gồm A và C

21
không công bố, hdc còn thay đổi
Câu 3 (0,2 điểm)
Khi lai hai cây hoa thuần chủng màu hồng với cây hoa màu trắng với nhau người ta thu được F 1
toàn cây có hoa màu xanh. Cho các cây F 1 tự thụ phấn thì kết quả phân li kiểu hình nào dưới đây là
đúng?
A. 9 xanh : 3 hồng : 4 trắng
B. 9 hồng : 3 xanh : 4 trắng
C. 9 xanh : 6 hồng : 1 trắng
D. 12 xanh : 3 hồng : 1 trắng
E. 12 hồng : 3 xanh : 1 trắng
Câu 4 (0,1 điểm)
Thư viện cADN là tập hợp các dòng tế bào vi khuẩn tái tổ hợp chứa các cADN được phiên mã
ngược từ các mARN được phân lập từ một sinh vật nhất định.
I. mARN được hoàn thiện bằng lắp mũ m7G, gắn đuôi polyA và xén bỏ các intron
II. Xử lý bằng enzim RNase (loại bỏ ARN)
III. Mồi polyT bắt cặp mARN
IV. Bổ sung ADN polymeraza I
V. Xử lý bằng enzim DNase (loại bỏ ADN)
VI. Enzim phiên mã ngược (reverse transcriptaza) hoạt động
VII. Mạch ADN khuôn
VIII. Hình thành phân tử lai ADN – ARN
Thứ tự các bước mà chúng ta cần làm để tạo cADN là
A. III  VI VIIIIIVIIIV D. III  II  VI  I  IV V
B. VII  II  IV  III  VI VIII E. I  IV  VI  II  V III
C. I  III  VI  II  V VII
Câu 5 (0,1 điểm)
Kênh Na+/K+ là một thành phần quan trọng của các tế bào động vật. Nếu bơm Na +/K+ hoạt động
quá mạnh, thì hậu quả gì dưới đây xảy ra?
I. Có nhiều Na+ khuếch tán ra ngoài tế bào hơn K+ vào tế bào
II. Phía trong màng sinh chất có điện tích dương giảm đi
III. Nồng độ K+ trong tế bào tăng lên
A. Chỉ I B. Chỉ II C. I và II D. II và III E. I, II và III
Câu 6 (0,2 điểm)
Các gen có những đặc điểm nào nêu dưới đây sẽ được các nhà khoa học ưu tiên lựa chọn trong
liệu pháp thay thế gen ở người?
(1) Sản phẩm của gen được tiết ra từ bên ngoài tế bào
(2) Gen gây nên bệnh di truyền hay gặp nhất
(3) Gen gây bệnh chỉ khác gen bình thường một nuclêotit
(4) Gen phiên mã chủ yếu ở những tế bào phân chia mạnh
Câu trả lời nào dưới đây là đúng?
A. (1) và (3) B. (2) và (3) C. (1) và (4) D. (1) và (2) E. (2), (3) và (4)
Câu 7 (0,1 điểm)
Quần thể I có tần số alen A là 0,8. Quần thể II có tần số alen A là 0,3. Một nhóm cá thể của quần
thể II trong một thế hệ nhập cư vào quần thể I làm cho tần số alen A của quần thể I còn 0,7. Tỉ lệ số
cá thể nhập cư là bao nhiêu?
A. 0,1 B. 0,2 C. 0,3 D. 0,4 E.0,5
Câu 8 (0,2 điểm)
Ở một loài ruồi, gen B qui định thân xám, b qui định thân đen. Cho ruồi thân xám và thân đen giao
phối với nhau được F1 có tỉ lệ 50% ruồi thân xám : 50% ruồi thân đen. Tiếp tục cho ruồi F1 giao
phối với nhau thì ở F2 thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 1 ruồi thân đen : 3 ruồi thân xám D. 5 ruồi thân đen : 7 ruồi thân xám
B. 9 ruồi thân đen : 7 ruồi thân xám E. 5 ruồi thân đen : 3 ruồi thân xám
C. 1 ruồi thân đen : 1 ruồi thân xám

22
không công bố, hdc còn thay đổi
Câu 9 (0,1 điểm)
Giới tính ở châu chấu được xác định bởi hệ thống nhiễm sắc thể giới tính XO. Châu chấu kiểu dại
có thân màu xanh lá cây được qui định bởi gen nằm trên NST X; một đột biến lặn qui định thân
màu đỏ sẫm. Phép lai giữa một châu chấu cái đỏ sẫm với một châu chấu đực kiểu dại sẽ tạo ra thế
hệ con gồm
A. tất cả các con cái (♀) màu xanh, còn các con đực (♂) màu đỏ sẫm.
B. 50% con cái màu xanh và 50% con đực màu đỏ sẫm.
C. tất cả đều màu xanh dù là đực hay cái.
D. tất cả đều màu đỏ sẫm dù là đực hay cái.
E. 50% con cái màu xanh, còn tất cả con đực màu đỏ sẫm.
Câu 10 (0,1 điểm)
Menđen đã phát hiện ra qui luật di truyền phân li độc lập ở 7 cặp tính trạng tương phản. Sau này
các gen tương ứng qui định 7 cặp tính trạng này được tìm thấy trên 4 NST khác nhau. Phát biểu nào
sau đây là phù hợp để giải thích cho kết luận trên?
A. Hệ gen đơn bội của đậu Hà Lan chỉ có 4 NST.
B. Mặc dù một số gen liên kết, song trong các thí nghiệm của Menđen, chúng phân li độc
lập một cách tình cờ.
C. Mặc dù một số gen liên kết, song khoảng cách trên NST của chúng xa đến mức mà tần
số tái tổ hợp của chúng đạt 50%.
D. Mặc dù một số gen liên kết, song kết quả các phép lai cho kiểu hình phân li độc lập vì sự
tái tổ hợp trong giảm phân không xảy ra.
E. Không có phát biểu nào trên đây là đúng.
Câu 11 (0,1 điểm)
Một trong những mục đích của công nghệ gen là nhằm biến đổi các protein để cải thiện chức năng
của chúng. Phát biểu nào dưới đây là không hợp lý về mặt logic với mục đích nói trên?
A. Làm gia tăng tính kị nước của protein khiến nó hoạt động hiệu quả hơn trong tế
bào.
B. Tăng cường khả năng liên kết với một chất nhất định của enzim.
C. Làm biến đổi trung tâm hoạt động của enzim.
D. Tăng cường tính bền vững của protein với nhiệt độ cao.
E. Thay đổi trình tự axit amin để cải thiện giá trị dinh dưỡng.
Câu 12 (0,2 điểm)
Ở chuột, gen Igf2 mã hóa cho yếu tố tăng trưởng II (GFII). Chuột đồng hợp tử về alen kiểu dại
của gen này có kích thước bình thường, trong khi chuột mang hai alen đột biến có kiểu hình "lùn".
Khi lai giữa hai cá thể chuột dị hợp tử về gen này, người ta thu được tỉ lệ kiểu hình là 1 chuột bình
thường : 1 chuột lùn thay cho tỉ lệ 3 : 1 như mong đợi. Khi tiến hành lai giữa một số chuột đực lùn ở
F1 với chuột cái lùn đồng hợp tử, tất cả các chuột con sinh ra đều có kiểu hình bình thường.
Nhận định nào dưới đây là phù hợp hơn cả?
A. Đây là ví dụ điển hình về kiểu tính trạng phụ thuộc vào mẹ.
B. Alen đột biến là trội ở con đực và lặn ở con cái.
C. Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong quá trình phát sinh trứng.
D. Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong quá trình phát sinh tinh trùng.
E. Đã xảy ra hiện tượng in vết gen trong cả hai quá trình phát sinh trứng và tinh trùng.
Câu 13 (0,2 điểm)
Ở Ruồi quả (Drosophila), gen quy định cánh cụt (viết tắt là vg) là lặn và nằm trên NST số 2.
Trong một thí nghiệm, một quần thể lớn các ruồi đực và ruồi cái cánh cụt được nuôi cùng các ruồi
kiểu dại trong lồng nuôi với tỉ lệ giới tính là 1 : 1. Qua theo dõi tần số các kiểu gen qua 5 thế hệ kể
từ quần thể xuất phát này, người ta thu được số liệu như sau:
Thế hệ Tần số
+ +
vg vg vg+vg vgvg
F1 0,40 0,52 0,08
F2 0,39 0,55 0,06

23
không công bố, hdc còn thay đổi
F3 0,45 0,42 0,13
F4 0,53 0,27 0,20
F5 0,59 0,15 0,26
Giả thiết trong quần thể này các yếu tố đột biến và chọn lọc tác động không đáng kể. Dưới đây là
một số phát biểu dựa trên các số liệu thu được:
I. Quần thể có mức độ đa hình di truyền các kiểu gen khác nhau được duy trì tương đối ổn định
tới thế hệ F3
II. Quần thể có mức độ đa hình di truyền các kiểu gen khác nhau được duy trì tương đối ổn định
tới thế hệ F4
III. Ở F4 và F5, tần số dị hợp tử lý thuyết cao hơn tần số dị hợp tử quan sát
IV. Ở F4 và F5, tần số dị hợp tử lý thuyết thấp hơn tần số dị hợp tử quan sát
V. Tất cả các số liệu này đều phù hợp với Hardy-Weinberg
VI. Ở F5 có thể đã xảy ra giao phối không ngẫu nhiên
VII. Các cá thể F4 và F5 có thể đã giao phối không ngẫu nhiên
VIII. Có thể đã trải qua các sự kiện “lạc dòng di truyền” ở các quần thể F4 và F5
Các phát biểu nào dưới đây đúng?
A. I , IV và VII. B. I, III và VII. C. Chỉ II và VI. D. I, III và VIII. E. Chỉ V
Câu 14 (0,2 điểm)
Nghiên cứu một quần thể cá, người ta nhận thấy tất cả các con cá cái đều có màu xám còn các con
đực đều có màu đốm đỏ tươi và xanh da trời. Các con cái ít bị vật ăn thịt ăn hơn so với tất cả các
con đực, tuy nhiên các con đực có màu kém sặc sỡ hơn thì ít bị ăn thịt hơn các con đực có màu sặc
sỡ. Quá trình tiến hóa nào dưới đây là có nhiều khả năng nhất dẫn đến xuất hiện các con đực sặc sỡ
ở loài cá này?
A. Chọn lọc giới tính C. Chọn lọc ổn định E. Chọn lọc phân hóa
B. Chọn lọc định hướng D. Yếu tố ngẫu nhiên
Câu 15 (0,1 điểm)
Đặc điểm nào sau đây là một đặc điểm thích nghi quan trọng nhất giúp thực vật hạt kín chiếm ưu
thế trên Trái Đất?
A. Giao tử thể lưỡng bội D. Túi giao tử cái
B. Cánh hoa có màu sắc sặc sỡ E. Túi giao tử đực
C. Nội nhũ tam bội
Câu 16 (0,1 điểm)
Nghiên cứu biến dị di truyền ở một loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng cho thấy hầu như tất cả
các locut gen nghiên cứu đều đơn hình (hầu hết các gen chỉ có một loại alen). Nguyên nhân nào
dưới đây là có nhiều khả năng nhất gây nên mức độ đa hình di truyền rất thấp như vậy ở loài này?
A. Do chọn lọc nhân tạo D. Do chọn lọc phân hóa
B. Do hiện tượng thắt cổ chai quần thể E. Do chọn lọc định hướng
C. Do hiện tượng cận huyết
Câu 17 (0,1 điểm)
Làm thế nào để người ta có thể xác định được chính xác nhất hai loài hiện đang sống là có quan hệ
họ hàng gần gũi nhất với nhau và chúng được tách nhau ra từ một tổ tiên chung và cách đây từ bao
nhiêu năm?
A. Kết hợp bằng chứng phân tử với bằng chứng hình thái
B. Kết hợp bằng chứng phân tử với bằng chứng hóa thạch
C. Kết hợp bằng chứng phôi sinh học với bằng chứng phân tử
D. Kết hợp bằng chứng hóa thạch với bằng chứng giải phẫu so sánh
E. Kết hợp bằng chứng di truyền tế bào với bằng chứng phân tử
Câu 18 (0,1 điểm)
Ví dụ nào dưới đây minh họa tốt nhất cho điều chỉnh tăng trưởng quần thể không phụ thuộc vào mật
độ?
A. Suy thoái do cận huyết làm giảm khả năng sinh sản của loài đang có nguy cơ tuyệt chủng
B. Sự phát tán dịch cúm chim trong trang trại nuôi gia cầm thương phẩm

24
không công bố, hdc còn thay đổi
C. Biến động theo chu kỳ của quần thể vật ăn thịt và của con mồi
D. Quần thể con mồi của chim bị suy giảm do nước bị ô nhiễm
E. Độ trong của nước hồ Great Lakes được gia tăng do có sự xâm nhập của loài sò vằn vào
hồ
Câu 19 (0,2 điểm)
Cho các đặc điểm sau:
(1) Có vùng phân bố hẹp, kích thước quần thể nhỏ
(2) Có vùng phân bố rộng, kích thước quần thể lớn
(3) Biến dị di truyền cao, khả năng di cư cao
(4) Biến dị di truyền có giới hạn, khả năng di cư hạn chế
(5) Sức sinh sản thấp, số lượng con non ít
(6) Sức sinh sản cao, số lượng con non nhiều
(7) Tiềm năng sinh học thấp
(8) Tiềm năng sinh học cao
(9) Tuổi thọ thấp, kích thước cơ thể nhỏ
(10) Tuổi thọ cao, kích thước cơ thể lớn
Trong điều kiện khí hậu toàn cầu biến đổi rất nhanh do hiệu ứng nhà kính, loài có những đặc tính
nào dưới đây dễ dẫn đến diệt vong?
A. (1), (3), (4), (5), (6) C. (1), (4), (5), (7), (10)
B. (2), (3), (4), (7), (9) D. (1), (4), (6), (8), (9)
Câu 20 (0,1 điểm)
Trên cùng một đơn vị diện tích, số lượng loài ở vùng nhiệt đới thường cao hơn nhiều so với số
lượng các loài ở vùng ôn đới và vùng cực. Nguyên nhân có thể là do:
A. Quần xã nhiệt đới trẻ hơn quần xã ôn đới và quần xã vùng cực.
B. Quần xã nhiệt đới già hơn quần xã ôn đới và quần xã vùng cực.
C. Quần xã ôn đới già hơn quần xã nhiệt đới nên điều kiện hình thành loài mới ít xảy ra hơn.
D. Không có giải thích nào nêu trên là đúng.
Câu 21 (0,1 điểm)
Dưới đây là bản gel điện di các mẫu ADN (ở hai locut khác nhau) của một người con, người mẹ và
bốn người đàn ông nghi là cha của đứa bé (được kí hiệu là A, B,C và D).

Giếng tra mẫu

Người cha của đứa bé phải là


A. B B. C C. D D. A
Câu 22 (0,2 điểm)
Các nhà khoa học cho rằng nhiễm sắc thể Y ở người đang bị ngắn dần đi trong quá trình tiến hóa.
Nguyên nhân có thể là do nhiễm sắc thể Y
A. có hầu hết trình tự nucleotit là không tương đồng với các trình tự trên X.
B. không bao giờ trao đổi chéo với nhiễm sắc thể X.
C. không có đoạn tương đồng nào trên X.

25
không công bố, hdc còn thay đổi
D. không bao giờ tiếp hợp với X trong giảm phân.
Câu 23 (0,2 điểm)
Ở một khu vực địa lí có điều kiện khí hậu thay đổi có tính chu kì, cứ sau vài năm có khí hậu khô (ít
mưa) thì lại đến vài năm mưa nhiều. Những năm khô thì người ta nhận thấy những con chim ăn hạt
cây có trong khu vực hầu hết đều có mỏ to, còn những năm mưa nhiều thì mỏ của các con chim lại
hầu hết là nhỏ. Đây là kiểu chọn lọc …(1)..… và kết quả của kiểu chọn lọc này làm ….(2)….
A. (1) định hướng, (2) thay đổi giá trị trung bình của quần thể theo một hướng xác định.
B. (1) bình ổn, (2) không làm thay đổi giá trị trung bình của quần thể.
C. (1) phân hoá, (2) làm phân hóa kiểu hình của các cá thể trong quần thể thành hai loại khác nhau.
D. (1) định hướng theo hai hướng ngược nhau, (2) tạo nên hai quần thể khác biệ nhau.
Câu 24 (0,1 điểm)
Biểu đồ bên cho thấy số lượng các loài đã được các nhà khoa học mô tả ở
các đơn vị phân loại khác nhau. Số 1 trên biểu đồ chỉ số lượng các loài côn
trùng, số 3 chỉ các loài động vật không xương sống khác. Số 2 trên biểu đồ
chỉ số lượng loài thuộc đơn vị phân loại

A. Vi khuẩn. D. Thực vật.


B. Nấm. E. Động vật có xương sống.
C. Nguyên sinh vật.

Câu 25 (0,1 điểm)


Mô tả nào dưới đây về trật tự tiến hóa các đặc điểm ở thực vật là hợp lí nhất?
A. Tiến hóa mạch → Thay đổi nơi sống → Tiến hóa hạt → Tiến hóa quả
B. Thay đổi nơi sống → Tiến hóa quả → Tiến hóa hạt → Tiến hóa mạch
C. Tiến hóa mạch → Tiến hóa quả → Tiến hóa hạt → Thay đổi nơi sống
D. Thay đổi nơi sống → Tiến hóa mạch → Tiến hóa hạt → Tiến hóa quả

Câu 26 (0,2 diểm)


Hệ số di truyền theo nghĩa rộng cho một tính trạng số lượng, H2 được tính theo công thức như sau:

H2 = trong đó , (phương sai kiểu hình) là thước đo mức độ khác biệt về giá trị kiểu hình giữa

các cá thể trong mẫu nghiên cứu. Nói cách khác nó cho ta mức độ biến dị kiểu hình giữa các mẫu
mà ta nghiên cứu. là thông số thống kê (phương sai) được tính theo công thức: =

trong đó Xi là giá trị kiểu hình của cá thể thứ i trong mẫu, là giá trị trung bình

mẫu, n là số cá thể trong mẫu nghiên cứu. = + trong đó là phương sai kiểu gen chỉ
mức độ sai khác về kiểu hình giữa các cá thể gây nên bởi sự sai khác về kiểu gen của chúng, còn
là phương sai môi trường, chỉ mức độ sai khác về kiểu hình giữa các cá thể gây nên bởi sai khác
về môi trường.
Trong một thí nghiệm, người ta tiến hành lai hai dòng chuột thuần chủng với nhau và thu được F1
có giá trị phương sai kiểu hình là về trọng lượng là 2,1. Người ta cho các con chuột F1 giao phối với
nhau và thu được F2 và tính được phương sai kiểu hình của F2 là 7,2.
Hệ số di truyền theo nghĩa rộng, H2, cho tính trạng trọng lượng chuột trong thí nghiệm này là
A. 0,291 B. 0,7083 C. 0,774 D. 0,226
Câu 27 (0,2 điểm)

26
không công bố, hdc còn thay đổi
Ở cây ngô, alen trội M, qui định nội nhũ có màu đỏ (hạt ngô có màu), alen lặn m qui định hạt màu
trắng. Để tính tần số đột biến tự nhiên biến alen M thành alen m mà ta chỉ có trong tay hai dòng ngô
thuần chủng, một dòng hạt có màu đỏ và một dòng có hạt màu trắng thì cần phải tiến hành phép lai
A. ♀MM x ♂mm B. ♀mm x ♂MM C. ♀Mm x ♂mm D. ♀mm x ♂Mm
Câu 28 (0,2 điểm)
Mặc dù trong môi trường không có các tác nhân đột biến lý hoá học, nhưng người ta lại nhận
thấy tần số đột biến ở nhiều gen của một loài vi khuẩn đột ngột gia tăng. Nguyên nhân có thể môi
trường của chúng .....(1)... và vi khuẩn đã .....(2).... dẫn đến làm gia tăng tần số đột biến.
A. (1) trở nên khắc nghiệt, (2) bị bị virut tấn công
B. (1) trở nên không thuận lợi, (2) tiếp hợp với nhau
C. (1) trở nên khắc nghiệt, (2) tiếp nhận các alen khác qua biến nạp
D. (1) trở nên không thuận lợi, (2) ức chế một số loại enzim nhất định
Câu 29 (0,2 điểm)
Khả năng sinh tổng hợp enzim catalaza ở nấm men bị ức chế bởi hai đột biến là m-1 và m-2, xuất
hiện độc lập ở hai chủng nấm men nuôi cấy in vitro. Một dạng dị hợp tử do kết quả lai giữa các thể
đột biến m-1 với các thể đột biến m-2 có thể phục hồi khả năng sinh tổng hợp enzim này nếu như
A. các đột biến này thuộc cùng các nhóm gen có tác động bổ trợ.
B. chúng là các alen giống nhau của cùng một gen.
C. các đột biến này thuộc các gen không alen với nhau.
D. chúng đều bị ức chế bởi cùng một chất ức chế.
E. cả hai đột biến đều mẫn cảm với nhiệt độ.
Câu 30 (0,1 điểm)
Khi uống thuốc kháng sinh không đủ liều lại gây nhờn thuốc vì kháng sinh liều nhẹ sẽ
A. gây đột biến gen, trong đó có một số đột biến là có lợi cho vi khuẩn.
B. kích thích vi khuẩn tạo kháng thể chống lại kháng sinh.
C. tạo áp lực chọn lọc dòng vi khuẩn kháng kháng sinh.
D. kích thích vi khuẩn nhận gen kháng kháng sinh thông qua con đường tải nạp.
Câu 31 (0,1 điểm)
Điều nào dưới đây không phải là nguyên nhân chính hiện nay gây nên nạn tuyệt chủng cho một
loài sinh vật?
A. Sự biến đổi khí hậu toàn cầu C. Phá huỷ nơi ở
B. Sự săn bắt quá mức D. Du nhập các loài ngoại lai

Câu 32 (0,2 điểm)


Quần thể ruồi giấm đang ở trạng thái cân bằng di truyền. Xét một gen có hai alen là A và a nằm
trên đoạn không tương đồng giữa nhiễm sắc thể giới tính X. Nếu tần số alen lặn a bằng 0,5 thì tỉ lệ
giữa con đực có kiểu hình do alen lặn quy định với con cái cũng có kiểu hình do alen lặn quy định

A. 1: 1 B. 1,5 : 1 C. 2 : 1 D. 3: 1
Câu 33 (0,1 điểm)
Nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất là do
A. sự thay đổi khí hậu nên thảm thực vật có xu hướng giảm dần quang hợp và tăng dần hô
hấp.
B. động vật được phát triển nhiều nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
C. đốt quá nhiều nhiên liệu hóa thạch và thu hẹp diện tích rừng.
D. bùng nổ dân số nên làm tăng lượng CO2 qua hô hấp.
Câu 34 (0,2 điểm)
Một hồ nước bị nở hoa do tảo phát triển quá mức. Để cải thiện chất lượng nước hồ chúng ta có thể
điều khiển thành phần các loài sinh vật trong hồ như thế nào nếu ta theo mô hình khống chế từ trên
xuống và chuỗi thức ăn trong hồ chỉ gồm 3 bậc dinh dưỡng? Cách làm tốt nhất là loại bỏ

27
không công bố, hdc còn thay đổi
A. loài sinh vật ở bậc dinh dưỡng cao nhất (loài sinh vật ăn sinh vật ăn tảo).
B. loài sinh vật ở bậc dinh dưỡng thấp nhất (tảo).
C. loài sinh vật ăn tảo (ở bậc dinh dưỡng 2).
D. đồng thời cả ba loài sinh vật thuộc ba bậc dinh dưỡng cùng một lúc.
Câu 35 (0,2 điểm)
Ở cây đậu ngọt, các gen quy định dạng hạt phấn và màu hoa liên kết với nhau. Hoa màu tím là trội so
với hoa màu đỏ; hạt phấn dài là trội so với hạt phấn tròn. Nếu một cây dị hợp tử về hai tính trạng này
lai với một cây đồng hợp tử trội về dạng hạt phấn và đồng đồng hợp tử lặn về màu hoa thì kiểu hình ở
F1 sẽ cho
A. tất cả các cây sẽ có hoa tím và một nửa có hạt phấn tròn.
B. tất cả các cây sẽ có hoa tím và hạt phấn tròn.
C. một nửa số cây có hoa đỏ và hạt phấn tròn.
D. kết quả phụ thuộc vào khoảng cách giữa hai gen trên bản đồ di truyền nhỏ hơn hay lớn hơn 50
cM.
E. kết quả phụ thuộc vào việc hai alen trội có trên cùng một nhiễm sắc thể hay trên hai nhiễm
sắc thể khác nhau của cặp tương đồng.
Câu 36 (0,1 điểm)
Các “hóa thạch sống” được hiểu là
A. các sinh vật đã tuyệt chủng song ADN của chúng vẫn còn tồn tại và có thể giải trình tự.
B. các sinh vật sống được làm tiêu bản và các protein cấu trúc của chúng chưa bị phân hủy.
C. các sinh vật cổ xưa tồn tại đến ngày nay mà không thay đổi hình thái.
D. các sinh vật cổ xưa tồn tại đến ngày nay với một số đặc điểm hình thái đã thay đổi.
E. Các sinh vật đã tuyệt chủng song protein của chúng vẫn tồn tại và có thể giải trình tự.

Câu 37 (0,1 điểm)


Điều nào sau đây không phù hợp với loài có đường cong tăng trưởng theo hàm số mũ?
A. Kích thước cơ thể nhỏ
B. Tuổi thọ thấp, tuổi sinh sản lần đầu đến muộn
C. Sức sinh sản cao, khả năng khôi phục số lượng nhanh
D. Chịu tác động chủ yếu bởi các nhân tố môi trường vô sinh

Câu 38 (0,2 điểm)


Một gen chỉ có hai loại alen (A và a) trong quần thể và quần thể đang ở trạng thái cân bằng di
truyền. Tần số kiểu gen dị hợp tử (Aa) đúng bằng 1/2 tần số kiểu gen đồng hợp tử lặn (aa), khi tần
số alen A bằng …(1)….. và tần số alen a bằng …..(2)……

Câu 39 (0,2 điểm)


Một loài chim ăn hạt có tập tính dấu hạt cây để dự trữ cho những mùa khan hiếm thức ăn. Chúng
có khả năng tìm lại vị trí đã cất hạt bằng cách xác định trung điểm của hai mốc địa hình nơi dấu hạt
cây. Khả năng nhớ vị trí dấu hạt của chim là một tính trạng số lượng. Sau một thời gian tiến hóa lâu
dài thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm ……(1)… số cá thể có khả năng nhớ tốt, và khả năng nhớ vị trí cất
dấu hạt của của các cá thể sẽ …(2)… Tuy nhiên, mỗi quan hệ sinh thái giữa…..(3)..…. sẽ khống
chế tác động của chọn lọc tự nhiên làm cho số lượng chim có khả năng nhớ tốt cũng như khả năng
nhớ của chim dừng ở một mức độ nhất định.
Câu 40 (0,2 điểm)
Dưới đây là các thành phần của tế bào động vật có vú có liên quan đến hoạt động phiên mã (tổng
hợp các loại ARN)
A. Nguyên nhiễm sắc D. Dị nhiễm sắc G. rARN
B. Trong nhân E. Hạch nhân H. mARN

28
không công bố, hdc còn thay đổi
C. Ngoài nhân F. tARN
Hãy nêu vị trí hoạt động và sản phẩm chủ yếu của 4 loại enzim ARN polymerase của động vật có
vú bằng cách điền (A – H) tương ứng vào bảng sau:
Vị trí hoạt động Sản phẩm chủ yếu
ARN polymerase I
ARN polymerase II
ARN polymerase III
mt ARN polymerase
(ARN polymerase ti thể)
___________Hết___________

Thí sinh không được sử dụng tài liệu; Giám thị không giải thích gì thêm

Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi chän häc sinh vµo c¸c ®éi tuyÓn quèc gia
--------------- Dù thi olympic quèc tÕ n¨m 2011
Môn thi: Sinh học
Ngày thi thứ hai (10/4/2011)
HƯỚNG DẪN CHẤM TRẮC NGHIỆM
Câu 1 (0,2 điểm) Câu 11 (0,1 điểm) Câu 21 (0,1 điểm) Câu 31 (0,1 điểm)
Trả lời: C Trả lời: A Trả lời: A Trả lời: A
Câu 2 (0,1 điểm) Câu 12 (0,2 điểm) Câu 22 (0,2 điểm) Câu 32 (0,2 điểm)
Trả lời: D Trả lời: C Trả lời: A Trả lời: C
Câu 3 (0,2 điểm) Câu 13 (0,2 điểm) Câu 23 (0,2 điểm) Câu 33 (0,1 điểm)
Trả lời: A Trả lời: B Trả lời: C Trả lời: C
Câu 4 (0,1 điểm) Câu 14 (0,2 điểm) Câu 24 (0,1 điểm) Câu 34 (0,2 điểm)
Trả lời: A Trả lời: A Trả lời: D Trả lời: A
Câu 5 (0,1 điểm) Câu 15 (0,1 điểm) Câu 25 (0,1 điểm) Câu 35 (0,2 điểm)
Trả lời: D Trả lời: C Trả lời: D Trả lời: A
Câu 6 (0,2 điểm) Câu 16 (0,1 điểm) Câu 26 (0,2 diểm) Câu 36 (0,1 điểm)
Trả lời: C Trả lời: B Trả lời: B Trả lời: C
Câu 7 (0,1 điểm) Câu 17 (0,1 điểm) Câu 27 (0,2 điểm) Câu 37 (0,1 điểm)
Trả lời: B Trả lời: B Trả lời: B Trả lời: B
Câu 8 (0,2 điểm) Câu 18 (0,1 điểm) Câu 28 (0,2 điểm)
Trả lời: B Trả lời: D Trả lời: D
Câu 9 (0,1 điểm) Câu 19 (0,2 điểm)
Trả lời: A
Câu 29 (0,2 điểm)
Trả lời: C
Trả lời: C
Câu 10 (0,1 điểm) Câu 20 (0,1 điểm)
Trả lời: C Câu 30 (0,1 điểm)
Trả lời: B
Trả lời: C
Câu 38 (0,2 điểm)
(1) = 0,2
(2) = 0,8
Câu 39 (0,2 điểm)
(1) = tăng
(2) = tăng
(3) và (4) = cây cho hạt và chim (chim và cây cho hạt)
Câu 40 (0,2 điểm)
29
không công bố, hdc còn thay đổi

Vị trí hoạt động Sản phẩm chủ yếu


ARN polymerase I A, B, E G
ARN polymerase II A, B H
ARN polymerase III A, B F
mt ARN polymerase C G, H, F
(ARN polymerase ti thể)

___________Hết___________

30

You might also like