You are on page 1of 5

ĐỀ THI THỬ SỐ 16

Câu 1: Giải thích các hiện tượng sau


a. Khi bón nhiều phân hóa học thì cây bị héo
b. Khi đất bị ngập nước thì cây thường bị héo
Câu 2:
Cho ba bình thủy tinh có nút kín A,B,C. Mỗi bình B và C treo một cành cây diện tích lá như nhau.
Bình B đem chiếu sáng, bình C che tối trong một giờ. Sau đó lấy cành lá ra và cho vào mỗi bình một
lượng Ba(OH)2 như nhau, lắc đều sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp theo trung hòa
Ba(OH)2 dư bằng HCl. Các số liệu thu được là 21; 18; 16ml HCl cho mỗi bình
a. Nêu nguyên tắc của phương pháp xác định hàm lượng CO2 trong mỗi bình
b. Sắp xếp các bình A,B,C tương ứng với số liệu thuh được và giải thích vì sao có kết quả như vậy?
Câu 3:
a. Hãy viết phương trình tổng quát của hô hấp. Nêu vai trò của hô hấp đối với tế bào
b. Vì sao nói nước vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp
Câu 4:
a. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và chức năng?
b. Tìm đặc điểm chung về cấu trúc của hai loại tế bào biểu bì lông ruột và hồng cầu thể hiện sự phù
hợp với chức năng hấp thụ các chất
Câu 5: Mặc dù đều hô hấp bằng ống khí nhưng hiệu quả hô hấp của chim vẫn cao hơn của côn trùng.
Hãy giải thích tại sao?
Câu 6:
Giải thích tại sao hệ tuần hoàn hở thích hợp cho động vật có kích thước cơ thể nhỏ( tiết túc, nhuyễn
thể...)? Các động vật có kích thước cơ thể lớn( động vật có xương sống) có hệ tuần hoàn mở hay kín,
vì sao?
Câu 7:
a. Tại sao hiệu quả bảo vệ cơ thể của đáp ứng miễn dịch thứ phát cao hơn nhiều so với đáp ứng miễn
dịch nguyên phát?
b. Tại sao tiêm vaccine có thể giúp phòng một số bệnh do virus và vi khuẩn gây ra ở người và vật
nuôi?
Câu 8:
a. Thận rất nhạy cảm với nồng độ oxy trong máu và huyết áp. Điều này có liên quan gì đến hoạt động
của thận?
b. Tại sao độ pH của máu chỉ dao động trong giới hạn từ 7,35 đến 7,45?
Câu 9: Nêu một số ví dụ khác về việc vận dụng hiện tượng hướng động, ứng động trong thực tiễn sản
xuất.
Câu 10:
a. Phân biệt cấu tạo và chức năng của phân hệ thần kinh cơ xương và phân hệ thần kinh sinh dưỡng
b. Dựa vào đặc điểm cấu tạo và sự dẫn truyền hưng phấn qua synap, hãy giải thích tác dung của các
loại thuốc atropin đối với người và dipteric đối với giun kí sinh trong hệ tiêu hóa của lợn
-----Hết----

1
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1.
a. Khi bón nhiều phân hóa học cây bị héo vì
- Bón nhiều phân hóa học làm tăng nồng độ chất tan trong đất dẫn tới làm giảm thế nước của đất. Khi
thế nước của đất thấp hơn thế nước của tb rễ thì nước không thẩm thấu vào rễ dẫn tới rễ cây không hút
được nước.(0,5đ)
- Qúa trình thoát hơi nước ở lá vẫn diễn ra trong khi quá trình hút nước ở rễ bị giảm hoặc rễ không hút
nước làm cho cây bị mất nước dẫn đến héo (0,5đ)
b. Khi đất bị ngập nước cây thường bị héo vì
- Đất các khe hở để cung cấp oxi cho rễ cây hô hấp. Qúa trình hô hấp của rễ tạo ra năng lượng ATP để
vận chuyển các chất tann vào trong không bào làm tăng nồng độ chất tan dẫn tới tăng áp suất thẩm
thấu của tb. Khi tb lông hút có áp suất thẩm thấu lớn hơn áp suất thẩm thấu của môi trường đất thì
nước sẽ thẩm thấu từ đất vào tb lông hút làm cây hút được nước. (0,5đ)
- Khi đất bị ngập nước thì các khe đất bị ngập kín bởi nước. Trong nước có hàm lượng oxy thấp nên
không đủ cho rễ cây hô hấp. Qúa trình hô hấp ở rễ yếu dẫn tới tb lông hút thiếu ATP để vận chuyển
chủ động các chất tan vào trong không bào. Trong không bào có nồng độ chất tan thấp thì áp suất thẩm
thấu thấp nước không thẩm thấu vào tb lông hút của rễ cây không hút được nước(0,5đ)
- Cây không hút được nước trong khi quá trình thoát hơi nước vẫn diễn ra làm cho cây bị mất nước và
héo
Câu 2.
a. Nguyên tắc
- Khả năng hấp thụ CO2 của Ba(OH)2 (0,5đ)
CO2 + Ca(OH)2 = BaCO3 + H2O
- Chuẩn độ Ba(OH)2 dư bằng HCl (0,5đ)
Ba(OH)2 + 2HCl = BaCl2 + 2H2O
- Đo lượng HCl dư
b. Sắp xếp giải thích
- Bình B có quá trình quang hợp nên CO2 giảm tiêu tốn nhiều HCl nhất (0,25đ)
- Bình C có quá trình hô hấp thải CO2 nên tiêu tốn HCl ít nhất (0,25đ)
- Bình A không quang hợp không hô hấp lượng HCl không đổi (0,5đ)
Câu 3.
a. Hô hấp
- Phương trình tổng quát ( 0,25đ)
C6H12O6 + 6O2 + 6H2O → 6CO2 + 12H2O + NL ( ATP, Nhiệt)
- Vai trò của hô hấp

2
+ Tạo năng lượng ATP để cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào như vận chuyển chủ động các
chất qua màng, tổng hợp Pr( 0,25đ)
+ Tạo ra nhiệt làm ấm cơ thể, duy trì thân nhiệt(0,5đ)
Ngoài ra trong quá trình hô hấp ở giai đoạn đường phân và chu trình krebs tạo ra nhiều sản phẩm trung
gian. Các sản phẩm trung gian này được tế bào sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình tổng hợp các
chất cảu tb
b. Nước vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của quá trình hô hấp vì
- Nước tham gia vào các phản ứng thủy phân và các phản ứng oxy hóa trong chu trình krebs. Nước là
nguyên liệu tham gia vào quá trình phân giải axtylcoenzymA thành sản phẩm cuối cùng là CO2 (0,5đ)
- Trong chuỗi truyền điện tử nước được tạo ra theo phương trình(0,25đ)
H+ + e + O2 → H2O
Do vậy nước vừa là nguyên liệu vừa là sản phẩm của hô hấp(0,25đ)
Câu 4.
a. Khác nhau ( 1,0đ)
Tế bào biểu bì của lông ruột Tế bào hồng cầu
Cấu trúc - Có nhiều vi mao tăng diện tích - Hình đĩa lõm hai mặt
tiếp xúc - Không nhân
- Có nhân
Chức năng Hấp thụ các chất Vận chuyển CO2, O2, đệm pH

b. Đặc điểm chung(1,0đ)


- Tế bào có kích thước nhỏ nhưng tỉ lệ S/V cao
Câu 5.
- Cấu tạo đặc biệt của cơ quan hô hấp ở chim làm cho dòng khí đi qua các ống khí gần như liên tục và
theo một chiều nên không có cặn khí. Chim hô hấp theo nguyên tắc dòng chảy ngược dòng nên hiệu
quả rất cao.( 1,0đ)
- Đối với côn trùng hệ thống ống khí chỉ thay chức năng dẫn khí, sự thông khí diễn ra gián đoạn( có
giai đoạn hít vào và giai đoạn thở ra) trong ống khí vẫn có khí cặn nên hiệu quả trao đổi khí thấp hơn.
( 1,0đ)
Câu 6.
- Các động vật có kích thước cơ thể nhỏ có hệ tuần hoàn hở vì: Vì hệ tuần hoàn hở không hoàn hảo
lắm, máu từ tim bơm ra với áp lực tương đối thấp vào một khoang chính của cơ thể. Dịch tuần hoàn
tiếp xúc trực tiếp với các tế bào, từ từ thấm qua mô rồi quay trở lại tim bằng hệ thống mạch góp( 1,0đ)
- Các động vật có kích thước cơ thể lớn có hệ tuần hoàn kín vì: Máu được lưu thông liên tục trong
mạng lưới mạch máu, với áp lực cao, nên các bộ phận ở xa vẫn nhận đủ máu rồi sau đó trở về tim. Các
tế bào của mô không tiếp xúc trực tiếp với máu nhưng lại tắm mình trong dịch mô( 1,0đ)
Câu 7.
a. Bởi vì miễn dịch thứ phát diễn ra nhanh hơn (2 - 3 ngày), số lượng tế bào miễn dịch (tế bào T, tế bào
B) và kháng thể nhiều hơn, đồng thời duy trì ở mức cao lâu hơn, dẫn đến khả năng chống lại mầm
bệnh hiệu quả, giúp người và vật nuôi không bị bệnh hoặc có mắc bệnh thì cũng rất nhẹ ( 1,0đ)

3
b. Việc sử dụng vaccine có thể chủ động tăng cường miễn dịch đặc hiệu của cơ thể người hoặc động
vật: Vaccine là chế phẩm có chứa kháng nguyên hoặc chất sản sinh kháng nguyên. Khi đưa vào cơ thể
sẽ kích hoạt hệ miễn dịch hình thành kháng thể bất hoạt kháng nguyên, đồng thời, ghi nhớ kháng
nguyên. Nhờ hình thành trí nhớ miễn dịch nên hệ thống miễn dịch có khả năng nhận diện và tiêu diệt
tác nhân gây bệnh (chứa kháng nguyên tương tự) nhanh và hiệu quả nếu chúng xâm nhập vào cơ thể ở
lần sau. Nhờ đó, cơ thể ít bị bệnh.(1,0đ)
Câu 8.
a.
- Hoạt động của các tế bào thận đòi hỏi nhu cầu oxy và các chất dinh dưỡng rất lớn, để cung cấp năng
lượng cho quá trình tái hấp thu các chất ở ống thận. (0,25đ)
Sự nhạy cảm với nồng độ oxy trong máu là cách để đòi hỏi cơ thể phải có điều chỉnh khi nồng độ oxy
trong máu thấp, đảm bảo cho các tế bào thận hoạt động bình thường. (0,25đ)
Huyết áp liên qua trực tiếp đến sự lọc nước tiểu cũng như lượng máu nuôi thận. (0,25đ)
Thận nhạy cảm với huyết áp thực chất là nhạy cảm với lượng oxy trong máu, vì khi huyết áp thấp
lượng oxy đến thận cũng giảm đi (0,25đ)
b.
Độ pH của máu chỉ dao động trong giới hạn hẹp là nhờ các hệ đệm
- Hệ đệm bicacbonat ở phổi
CO2 + H2O ˂=˃ H2CO3 ˂=˃ HCO3- (0,25đ)
- Hệ đệm photphat ở thận
H2PO4 ˂=˃ HPO42- + H+ (0,25đ)
Hệ đệm protein là hệ đệm quan trọng trong dịch cơ thể nhờ khả năng điều chỉnh cả độ axit lẫn kiềm
(0,25đ)
Điều chỉnh độ kiềm nhờ gốc –COOH và điều chỉnh độ axit nhờ gốc – NH2 của protein (0,25đ)
Câu 9.
Vận dụng hiện tượng hướng động trong sản xuất:
- Tăng kích thước bộ rễ bằng cách làm đất tơi xốp, thoáng khí, bón phân và tưới nước xung quanhh
gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu, từ đó hấp thụ được đầy đủ nước và
chất khoáng.(0,5đ)
- Thúc đẩy cây mầm vươn dài, tăng chiều cao bằng cách: hạn chế chiếu sáng trong thời gian đầu khi
hạt nảy mầm, gieo trồng với mật độ cao khi cây còn non và tỉa thưa để đảm bảo đủ ánh sáng khi cây đã
lớn.(0,25đ)
- Thúc đẩy cây thân leo sinh trưởng, phát triển bằng cách làm giàn, mở rộng giàn để kích thích thân
cây vươn dài.(0,25đ)
Vận dụng hiện tượng ứng động trong sản xuất:
- Kéo dài thời gian ngủ của hạt, củ giống bằng cách giảm nhiệt độ, độ ẩm trong môi trường bảo quản
(bảo quản trong kho lạnh, phơi khô hạt giống), hạn chế tiếp xúc ánh sáng hoặc sử dụng các chất ức chế
nảy mầm.(0,5đ)
- Kích thích hạt gióng, củ giống nảy mầm, đánh thức chồi ngủ bật mầm bằng cách cung cấp thêm
nước, tăng nhiệt độ môi trường, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng, ...(0,25đ)
- Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ra hoa, nở hoa của các loài cây trồng bằng cách bố trí vùng
trồng hợp lí, đảm bảo các yêu cầu về ánh sáng, nhiệt độ, ...(0,25đ)
Câu 10.
a. 1,0đ
Các phân hệ thần Cấu tạo Chức năng
kinh Bộ phận trung Bộ phận ngoại biên
ương
Phân hệ thần kinhc ơ - Não Sợi ly tâm đi thẳng đến cơ Thực hiện các phản xạ
xương - Tủy sống xương có bao myelin vận động
Phân hệ thần kinh - Thân não, đoạn - Sợi ly tâm gồm noron Thực hiện các phản xạ
sinh dưỡng cùng tủy sống trước hạch và noron sau sinh dưỡng ( không có
- Sừng bên chất hạch tiếp cận với nhau tại ý thức)
sám tủy sống( từ hạch thần kinh sinh dưỡng
4
đốt ngực I đến đôt - Sợi trục của noron trước
thắt lưng III) hạch có bao myelin sợi sau
hạch không có bao myelin

b.

– Dùng thuốc atrôpin phong bế màng sau xináp sẽ làm mất khả năng cảm nhận cùa màng sau xináp với
chất axêtincôlin, do đó làm hạn chế hưng phấn và làm giảm co thắt nên có tác dụng giảm đau.(0,25đ)

– Thuốc aminazin có tác dụng tương tự như enzim aminóxidaza là làm phân giải adrenalin, vì thế làm
giảm bớt lượng thông tin về não nên dẫn đến an thần.(0,25đ)

– Thuốc tẩy giun sán đipterex khi được lợn uống vào ruột thuốc sẽ ngấm vào giun sán và phá huỷ
enzim cólinsteraza ở các xináp. Do đó, sự phân giải chất axêtincôlin không xảy ra. Axêtincôlin sẽ tích
tụ nhiều ở màng sau xináp gày hưng phấn liên tục, cơ của giun sán sẽ co tétanos liên tục làm chúng
cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột – bị đẩy theo phân ra ngoài.(0,5đ)

You might also like