You are on page 1of 22

6

HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


BÀI

PHẦN I: NỘI DUNG


I. Khái quát về hô hấp ở thực vật
1. Khái niệm
- Hô hấp ở thực vật là quá trình oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời
giải phóng năng lượng dưới dạng ATP cung cấp cho các hoạt động sống của cơ thể.

2. Vai trò của hô hấp


- Tạo ra năng lượng dưới dạng ATP để sử dụng cho hầu hết các hoạt động sống.
- Nhiệt năng giải phóng để duy trì nhiệt độ cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống diễn
ra bình thường.
- Tạo ra sản phẩm trung gian để tổng hợp nên các hợp chất hữu cơ khác.
II. Các con đường hô hấp ở thực vật
- Hô hấp ở thực vật diễn ra theo hai con đường là hô hấp hiếu khí và lên men
1. Hô hấp hiếu khí
2. Lên men
- Con đường lên men gồm 2 giai đoạn: đường phân và lên men, trong đó đường phân
diễn ra tương tự như hô hấp hiếu khí.
Ở giải đoạn lên men, pyryvat được tạo ra từ quá trình đường phân, trong điều kiện không
có oxy sẽ lên mẹn tạo thành ethanol hoặc lactate và thu được 2 phân tử ATP.
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật
1. Nước
- Là dung môi trong tế bào sinh vật, có ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu của tế bào và
hoạt động của các enzyme trong quá trình hô hấp. Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần
phải tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật.
2. Nồng độ O2
- Đây là nguyên liệu của quá trình hô hấp, nên nếu nồng độ của oxy giảm thì quá trình
hô hấp sẽ bị ảnh hưởng và các tế bào sẽ chuyển hóa glucose theo con đường lên men
(glucose sẽ thành pyruvic acid rồi thành lactic acid hoặc ethanol), tuy nhiên nếu các chất
này tích lũy ở nồng độ cao sẽ gây chết tế bào và cơ thể.
3. Nhiệt độ
- Nhiệt độ tối ưu cho quá trình hô hấp dao đọng từu 30-40oC, tốc độ hô hấp giảm vì nhiệt
độ cao làm biến tính và giảm hoạt tính của enzyme hô hấp. Từ 0-10 oC, cường độ hô
hấp khá thấp, trong khoảng 0-35 oC thì cường độ tăng khoảng 2-2.5 lần khi nhiệt độ tăng
10 oC.
4. Nồng độ CO2
- Khí CO2 là sản phẩm của quá trình hô hấp, nếu khí này tăng nhiều trong khí quyển sẽ
gây ức chế và làm giảm cường độ hô hấp, ức chế các quá trình sinh lý của thực vật, đặc
biệt là sự nảy mầm của hạt, ngoài ra còn ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của thực vật.
IV. Ứng dụng của hô hấp ở thực vật vào thực tiễn
1. Hô hấp trong bảo quản nông sản
a) Điều chỉnh hàm lượng nước
- Trong giới hạn nhất định, hàm lượng nước tỉ lệ thuận với cường độ hô hấp nên cần điều
chỉnh lượng nước cho phù hợp với mục đích và đối tượng bảo quản nhằm kéo dài thời
gian bảo quản.

Sấy khô để bảo quản hạt được tốt hơn


b) Điều chỉnh nhiệt độ
- Nhiệt độ môi trường làm giảm cường độ hô hấp đồng thời ức chế sự sinh trưởng của các
vi khuẩn gây hỏng nông sản. Do đó, có thể điều chỉnh nhiệt độ môi trường bảo quản phù
hợp với từng loại nông sản để kéo dài thời gian bảo quản.
Trái cây được giữ lạnh để giảm hư hỏng
c) Điều chỉnh thành phần không khí môi trường bảo quản
- Điều chỉnh O2 và CO2 để phù hợp với từng loại nông sản và mục đích bảo quản riêng.
2. Hô hấp trong trồng trọt
- Trong trồng trọt, càn áp dụng một số biện pháp làm đất trước khi gieo hạt, làm cỏ, vun
gốc,.. nhằm tạo môi trường thoáng khí và cung cấp đủ oxy cho cây
V. Mối quan hệ giữa quan hợp và hô hấp
- Quang hợp và hô hấp là hai mặt của một quá trình thống nhất, sản phẩm của quang
hợp là nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.

PHẦN II: BÀI TẬP


1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Thân
B. Lá
C. Rễ
D. Quả

Câu 2. Hô hấp là quá trình:


A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể

Câu 3. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng:
A. (-5oC) - (5oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
B. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
C. (0oC) - (10oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau
D. (10oC) - (20oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau

Câu 4. Thực vật thường sử dụng nguồn cung nào để làm nguồn cung cấp năng lượng:
A. Dầu
B. Đạm
C. Vitamin
D. Tinh bột

Câu 5. Điền thành phàn còn thiếu vào sơ đồ khối dưới đây:

A. Acid
B. Ánh nắng mặt trời
C. Nhiệt năng
D. Glucose

Câu 6. Trong phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, không có:
A. Glucose
B. Nhiệt
C. ADP
D. Nước

Câu 7. Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được cân bằng với hệ số glucose, oxy,
khí carbon, nước và nhiệt lần lượt là:
A. 1:6:6:6:1
B. 6:1:1:1:6
C. 1:6:1:6:1
D. 6:1:6:1:6

Câu 8. Trong quá trình hô hấp, từ một glucose thì có:


A. 20-22 ATP hình thành
B. 30-32 ATP hình thành
C. 40-42 ATP hình thành
D. 50-52 ATP hình thành

Câu 9. Nơi diễn ra quá trình đường phân:


A. Ti thể
B. Tế bào chất
C. Bộ máy golgi
D. Nhân tế bào

Câu 10. Nơi diễn ra chu trình Krebs:


A. Ti thể
B. Nhân
C. Tế bào chất
D. Bộ máy Golgi

Câu 11. Nơi diễn ra chuỗi truyền electron hô hấp


A. Ti thể
B. Nhân
C. Tế bào chất
D. Bộ máy Golgi

Câu 12. Số ATP hình thành qua quá trình đường phân:
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2

Câu 13. Nguyên liệu của quá trình đường phân:


A. Glucose
B. Acetyl CoA
C. Pyruvic acid
D. ADP

Câu 14. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được:
A. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
C. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH

Câu 15. Chuỗi truyền electron tạo ra:


A. 34 ATP
B. 32 ATP
C. 30 ATP
D. 28 ATP

Câu 16. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự
A. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp
C. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân

Câu 17. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là:
A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng
B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
C. Rượu etylic + năng lượng
D. Rượu etylic + CO2

Câu 18. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra:
A. Chỉ rượu etylic
B. Chỉ axit lactic
C. Rượu etylic hoặc axit lactic
D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic

Câu 19. Số CO2 được tạo ra sau mỗi quá trình hô hấp của thực vật với nguyên liệu là một
glucose:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 20. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật:
A. Nước
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ oxy
D. Acid

Câu 21. Nước ảnh hưởng đến hô hấp thực vật thông qua:
A. Là nguyên liệu của hô hấp
B. Nước càng ít thì hô hấp càng mạnh
C. Áp suất thẩm thấu và hoạt động của enzyme trong quá trình hô hấp
D. Áp suất keo và hoạt động của vitamin trong quá trình hô hấp

Câu 22. Vai trò không thuộc hô hấp:


A. Tạo ra enzyme cho cơ thể
B. Tạo ra ATP
C. Tạo ra nhiệt năng để giữ ấm
D. Tạo ra các chất trung gian

Câu 23. Hô hấp có vai trò trong:


A. Chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất
B. Tích lũy năng lượng trong cơ thể dưới dạng ADP
C. Tạo các chất acid
D. Vận hành cơ thể

Câu 24. Việc tạo ra các chất trung gian trong hô hấp:
A. Là làm nguyên liệu của các quá trình tổng hợp nhiều lần chất hữu cơ khác nhau
B. Là làm nguyên liệu xây dựng nơi cư trú cho động vật
C. Là làm nguyên liệu để tích lũy trong cơ thể sinh vật
D. Chưa có một tác dụng cụ thể

Câu 25. Nước cần thiết cho quá trình:


A. Tái hấp thu
B. Thủy phân
C. Đào thải
D. Điều hòa

Câu 26. Muốn tăng cường độ hô hấp, thì:


A. Giảm hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật
B. Tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực vật
C. Giảm oxy trong hô hấp
D. Tăng cacbonic trong hô hấp

Câu 27. Cây dễ bị thiếu oxy trong điều kiện:


A. Đất khô cằn
B. Bị ngập úng hoặc ngâm trong nước lâu
C. Đất tơi xốp
D. Đất phèn

Câu 28. Khi cây bị thiếu oxy, hô hấp sẽ diễn ra theo:

A. Con đường hiếu khí


B. Chu trình Krebs
C. Chuỗi truyền điện tử
D. Con đường lên men

Câu 29. Khi tăng nồng độ khí carbonic thì hô hấp sẽ:
A. Giảm
B. Tăng
C. Ngừng lại
D. Giảm rồi tăng

Câu 30. Hô hấp và quang hợp là:


A. Hai mặt của một quá trình không thống nhất
B. Hai mặt của một quá trình thống nhất
C. Không có sự gắn kết cụ thể
D. Đối nghịch

Câu 31. Điền vào chỗ trống:


Hô hấp là quá trình … các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng
năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
A. Hợp nhất
B. Chuyển hóa
C. Nhiệt hóa
D. Oxy hóa

Câu 32. Điền vào chỗ trống:


Quá trình hô hấp được chia thành 3 giai đoạn gồm có đường phân, …, chuỗi truyền
electron hô hấp.
A. Phản ứng oxy hóa pyryvic acid thành acetyl-CoA và chu trình Krebs
B. Phản ứng hợp hóa pyryvic acid thành ATP
C. Chu trình Krebs
D. Phản ứng thủy phân glucose

Câu 33. Điền vào chỗ trống:


Thực vật không có cơ quan làm nhiệm vụ … như ở động vật.
A. Trao đổi dịch
B. Trao đổi khí
C. Trao đổi nước
D. Trao đổi năng lượng
Câu 34. Điền vào chỗ trống:
Trong quá trình …, nếu phân giải hoàn toàn một phân tử … thì tổng hợp được khoảng
30-32 ATP.
A. Hô hấp ở động vật - glucose
B. Hô hấp ở thực vật - glucose
C. Quang hợp ở thực vật - glucose
D. Quang hợp ở động vật - glucose

Câu 35. Điền vào chỗ trống:


Quá trình hô hấp … và … năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thành năng
lượng tích lũy trong các phân tử ATP.
A. Phóng thích – tổng hợp
B. Điều hòa – tổng hợp
C. Giải phóng – chuyển hóa
D. Đồng hóa – dị hóa

Câu 36. Điền vào chỗ trống:


Nhiệt độ cơ thể thực vật tăng cũng giúp bay hơi một số chất để … côn trùng tham gia
quá trình ...
A. Dẫn dụ - thụ phấn
B. Kích thích – quang hợp
C. Dẫn dụ - quang hợp
D. Kích thích – hô hấp

Câu 37. Điền vào chỗ trống:


Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải tăng … trong tế bào và cơ thể thực vật.
A. Hàm lượng khí carbonic
B. Hàm lượng nước
C. Hàm lượng nhiệt
D. Hàm lượng ATP

Câu 38. Điền vào chỗ trống:


Hô hấp kị khí là phương thức thích nghi của thực vật với môi trường thiếu oxy nhưng
nếu để lâu sẽ gây tích tụ ... ảnh hưởng đến tế bào và cơ thể thực vật.

A. ATP
B. Glucose
C. Men
D. Lactic acid và ethanol

Câu 39. Điền vào chỗ trống:


Thông qua quang hợp và hô hấp, năng lượng … được chuyển hóa thành năng lượng …
tích lũy trong ATP.
A. Nhiệt – chất hữu cơ
B. Nhiệt – hóa học
C. Ánh sáng – chất hữu cơ
D. Ánh sáng – hóa học

Câu 40. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) Nguyên liệu ban đầu là glucose
(2) Nguyên liệu ban đầu là khí carbonic
(3) Hô hấp kị khí diễn ra khi thiếu oxy
(4) Hàm lượng nước càng nhiều thì hô hấp càng mạnh
(5) Hàm lượng oxy càng cao thì hô hấp càng tăng (đến một mức nào đó sẽ ở trạng
thái cân bằng không tăng thêm)
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 41. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật
(1) Nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng mạnh
(2) Đường phân diễn ra ở tế bào chất
(3) Chuỗi electron diễn ra tại nhân
(4) Chu trình Krebs diễn ra tại nhân tế bào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 42. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) Nước là dung môi trong tế bào sinh vật và có ảnh hưởng đến hô hấp
(2) Nếu thiếu oxy thì hô hấp sẽ diễn ra theo quá trình kị khí
(3) Hô hấp luôn ổn định và không phụ thuộc và bất kì yếu tố nào
(4) ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 43. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về hô hấp ở thực vật:
(1) ATP có nguồn gốc từ NADH, FADH2
(2) Các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí không bao gồm đường phân
(3) Sản phẩm trung gian tạo ra sau hô hấp là ADP
(4) Nhiệt sản sinh ra trong quá trình hô hấp không có ích trên cơ thể sinh vật và làm
sinh vật chậm sinh trưởng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 44. Có bao nhiêu ý SAI khi nói về hô hấp kị khí:


(1) Hô hấp kị khí diễn ra trong môi trường đầy đủ khí oxy
(2) Hô hấp kị khí phổ biến hơn hô hấp hiếu khí
(3) Sản phẩm của hô hấp kị khí nhiều ATP hơn hô hấp hiếu khí
(4) Hô hấp kị khí sinh ra acid lactic và ethanol
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 45. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về vai trò của nước trong hô hấp:
(1) Không ảnh hưởng lên hô hấp
(2) Nước càng ít thì hô hấp càng mạnh
(3) Không tác động lên áp suất thẩm thấu của tế bào
(4) Có vai trò lên hoạt động của các enzyme hô hấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 46. Có bao nhiêu câu đúng khi nói về mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp:
(1) Là hai mặt của một quá trình thống nhất
(2) Sản phẩm của hô hấp không là nguyên liệu cho quang hợp
(3) Không ảnh hưởng qua lại với nhau
(4) Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong
ATP không cần thông qua quang hợp và hô hấp
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 47. Có bao nhiêu ý SAI khi nói các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở thực vật:
(1) Nước đóng vai trò là dung dịch
(2) Oxy càng thấp hô hấp diễn ra càng mãnh liệt
(3) Nhiệt độ càng cao hô hấp diễn ra càng giảm sau đó tăng
(4) Khí carbonic có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 48. Nối các quá trình sau cho phù hợp với điều kiện diễn ra quá trình đó:
a. Đủ khí oxy
1. Hô hấp hiếu khí
b. Sinh ra nhiều ATP
c. Thiếu khí oxy
2. Hô hấp kị khí
d. Gồm 3 quá trình

A. 1-abc, 2-d
B. 1-adb, 2-c
C. 1bcd, 2-a
D. 1-acd, 2-b
Câu 49. Nối các tên các giai đoạn sau sao cho phù hợp với số năng lượng chúng tạo ra.
1. Đường phân a. 26-28 ATP
2. Chu trình Krebs b. 2 ATP
3. Chuỗi truyền electron hô hấp 2 ATP và 4 CO2
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-c, 3-a
C. 1-c, 2-a, 3-b
D. 1-c, 2-b, 3-a

Câu 50. Nối các yếu tố sau sao cho phù hợp với ý nghĩa của chúng:
a. Nhiệt độ
1. Yếu tố có ảnh hưởng đến hô hấp
b. Nước
c. Acid
2. Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp
d. ATP
A. 1-ab, 2-cd
B. 1-ac, 2-bd
C. 1-ad, 2-cb
D. 1-cd, 2-ad

2. Bài tập tự luận


Câu 1. Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt ngắn gọn các giai đoạn của hô hấp hiếu khí ở thực vật.
Câu 2. Hô hấp kị khí có hại hay không? Tại sao?
Câu 3. Viết phương trình hô hấp và cân bằng.
Câu 4. Vì sao các giải pháp bảo quản nông phẩm, thực phẩm, rau quả đều nhằm mục tiêu
hạn chế cường độ hô hấp?

Câu 5. Nêu sự không giống nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật?
Câu 6. Kể tên các yếu tố có ảnh hưởng đến hô hấp, nêu cụ thể sự tác động của các yếu tố
trên
Câu 7. Tại sao khi tăng nhiệt độ, hô hấp của cây lại giảm?
Câu 8. Nêu một số ứng dụng của hô hấp kị khí.
Câu 9. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp có sự liên kết như thế nào theo sự hiểu
biết của em?
Câu 10. Tại sao ở các cùng đất ngập úng, cây thường khó phát triển?

PHẦN III: ĐÁP ÁN


1. Đáp án trắc nghiệm
1. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án C A C D D C A B B A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án A D A C A A A C C D

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp án C A A A B B B D A B

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Đáp án D A B B C A A D D C

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đáp án A C A C A A C B B A

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM


Câu 1.
Ở rễ quá trình hô hấp diễn ra mạnh nhất để tạo ra áp suất thẩm thấu lớn giúp lông hút lấy
được nước và các chất khoáng hòa tan cung cấp cho các hoạt động sống của cây 🡪 Đáp
án C.
Câu 2.
Hô hấp là quá trình oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng
năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể 🡪 Đáp án A.
Câu 3.
Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng (0 oC) - (10 oC), tùy theo
loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau 🡪 Đáp án C.
Câu 4.
Thực vật thường sử dụng nguồn cung nào để làm nguồn cung cấp năng lượng 🡪 Đáp án
D.
Câu 5.
Đáp án D.
Câu 6.
Trong phương trình tổng quát của quá trình hô hấp, không có ADP vì đây là chất tiền
thân của ATP 🡪 Đáp án C.
Câu 7.
Phương trình tổng quát của quá trình hô hấp được cân bằng với hệ số glucose, oxy, khí
carbon, nước và nhiệt lần lượt là 1:6:6:6:1 🡪 Đáp án A.
Câu 8.
Trong quá trình hô hấp, từ một glucose thì có 30-32 ATP hình thành nếu glucose được
thủy phân hoàn toàn 🡪 Đáp án B.
Câu 9.
Nơi diễn ra quá trình đường phân là ở tế bào chất 🡪 Đáp án B.
Câu 10.
Nơi diễn ra chu trình Krebs là ti thể 🡪 Đáp án A.
Câu 11.
Nơi diễn ra chuỗi truyền electron hô hấp là ti thể 🡪 Đáp án A.
Câu 12.
Số ATP hình thành qua quá trình đường phân là 2 🡪 Đáp án D.
Câu 13:
Nguyên liệu cho quá trình đường phân là glucose ở cả hiếu khí và kị khí 🡪 Đáp án A.
Câu 14.
Sau khi kết thúc quá trình đường phân, từ một phân tử glucose ta sẽ thu được 2 phân tử
axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH 🡪 Đáp án C.
Câu 15.
Chuỗi truyền electron tạo ra 34 ATP 🡪 Đáp án A.
Câu 16.
Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự: Đường phân → Chu trình Crep→
Chuỗi truyền electron hô hấp 🡪 Đáp án A.
Câu 17.
Quá trình phân giải kị khí từ axit piruvic có 2 con đường:
Axit piruvic ru etylic + CO 2 + năng lượng

Axit piruvic → axit lactic + năng lượng


Nên sản phẩm chỉ có thể là một trong hai con đường trên 🡪 Đáp án A.
Câu 18.
Quá trình phân giải kị khí từ axit piruvic có 2 con đường:
Axit piruvic ru etylic + CO 2 + năng lượng

Axit piruvic → axit lactic + năng lượng


Nên sản phẩm chỉ có thể là một trong hai con đường trên 🡪 Đáp án C.
Câu 19.
Số CO2 được tạo ra sau mỗi quá trình hô hấp của thực vật với nguyên liệu là một glucose
là 4 theo sơ đồ hô hấp 🡪 Đáp án C.
Câu 20.
Yếu tố không ảnh hưởng đến hô hấp thực vật là acid 🡪 Đáp án D.
Câu 21.
Nước ảnh hưởng đến hô hấp thực vật thông qua áp suất thẩm thấu và hoạt động của
enzyme trong quá trình hô hấp 🡪 Đáp án C.
Câu 22.
Hô hấp không tạo ra enzyme 🡪 Đáp án A.
Câu 23.
Hô hấp có vai trò trong chuyển hóa năng lượng và trao đổi chất 🡪 Đáp án A.
Câu 24.
Việc tạo ra các chất trung gian trong hô hấp là làm nguyên liệu của các quá trình tổng
hợp nhiều lần chất hữu cơ khác nhau 🡪 Đáp án A.
Câu 25.
Nước cần thiết cho quá trình thủy phân 🡪 Đáp án B.
Câu 26.
Muốn tăng cường độ hô hấp thì có thể tăng hàm lượng nước, tăng hàm lượng oxy, giảm
hàm lượng carbonic trong khí quyển,… 🡪 Đáp án B.
Câu 27.
Cây dễ bị thiếu oxy trong môi trường bị ngập úng hoặc ngậm trong nước lâu 🡪 Đáp án B.
Câu 28.
Khi thiếu oxy, hô hấp ở thực vật sẽ chuyển thành con đường kị khí (lên men) 🡪 Đáp án
D.
Câu 29.
Khi tăng nồng độ khí carbonic trong khí quyền thì sẽ ảnh hưởng đế hô hấp theo kiểu ức
chế 🡪 Đáp án A.
Câu 30.
Hô hấp và quang hợp là hai mặt của mộ quá trình thống nhất – quá trình trao đổi chất 🡪
Đáp án B.
Câu 31.
Hô hấp là quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải
phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể 🡪 Đáp án D.
Câu 32.
Quá trình hô hấp được chia thành 3 giai đoạn gồm có đường phân, phản ứng oxy hóa
pyryvic acid thành acetyl-CoA và chu trình Krebs, chuỗi truyền electron hô hấp 🡪 Đáp
án A.
Câu 33.
Thực vật không có cơ quan làm nhiệm vụ trao đổi khí (cơ quan hô hấp) như ở động vật 🡪
Đáp án C.
Câu 34.
Trong quá trình hô hấp, nếu phân giải hoàn toàn một phân tử glucose thì tổng hợp được
khoảng 30-32 ATP 🡪 Đáp án B.
Câu 35.
Quá trình hô hấp giải phóng và chuyển hóa năng lượng tích lũy trong các hợp chất hữu cơ
thành năng lượng tích lũy trong các phân tử ATP 🡪 Đáp án C.
Câu 36.
Nhiệt độ cơ thể thực vật tăng cũng giúp bay hơi một số chất để dẫn dụ côn trùng tham
gia quá trình thụ phấn 🡪 Đáp án A.
Câu 37.
Muốn tăng cường độ hô hấp thì cần phải tăng hàm lượng nước trong tế bào và cơ thể thực
vật 🡪 Đáp án B.
Câu 38.
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp chất hữu cơ, năng lượng cho
cơ thể sinh vật 🡪 Đáp án D.
Câu 39.
Thông qua quang hợp và hô hấp, năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng
lượng hóa học tích lũy trong ATP 🡪 Đáp án D.
Câu 40.
(1) Nguyên liệu ban đầu là glucose => Đúng
(2) Nguyên liệu ban đầu là khí carbonic => Sai vì đây là sản phẩm
(3) Hô hấp kị khí diễn ra khi thiếu oxy => Đúng
(4) Hàm lượng nước càng nhiều thì hô hấp càng mạnh => Đúng vì nước ảnh hưởng
đến áp suất thẩm thấu và enzyme hô hấp
(5) Hàm lượng oxy càng cao thì hô hấp càng tăng (đến một mức nào đó sẽ ở trạng
thái cân bằng không tăng thêm) => Đúng
Có 4 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 41.
(1) Nhiệt độ càng thấp thì hô hấp càng mạnh => Sai vì nhiệt độ thấp gây ức chế hô
hấp
(2) Đường phân diễn ra ở tế bào chất => Đúng
(3) Chuỗi electron diễn ra tại nhân => Sai vì diễn ra tại ti thể
(4) Chu trình Krebs diễn ra tại nhân tế bào => Sai vì diễn ra tại ti thể
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 42.
(1) Nước là dung môi trong tế bào sinh vật và có ảnh hưởng đến hô hấp => Đúng
(2) Nếu thiếu oxy thì hô hấp sẽ diễn ra theo quá trình kị khí => Đúng
(3) Hô hấp luôn ổn định và không phụ thuộc và bất kì yếu tố nào => Sai vì hô hấp
còn phụ thuộc vào hàm lượng nước, nhiệt độ, oxy, khí carbonic,…
(4) ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật => Đúng
Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 43.
(1) ATP có nguồn gốc từ NADH, FADH2 => Đúng
(2) Các giai đoạn của quá trình hô hấp hiếu khí không bao gồm đường phân => Sai vì
giai đoạn đầu vẫn có đường phân
(3) Sản phẩm trung gian tạo ra sau hô hấp là ADP => Sai vì đó là nhiệt và các chất
khác
(4) Nhiệt sản sinh ra trong quá trình hô hấp không có ích trên cơ thể sinh vật và làm
sinh vật chậm sinh trưởng => Sai vì nó giúp động vật giữ ấm
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 44.
(1) Hô hấp kị khí diễn ra trong môi trường đầy đủ khí oxy => Sai vì kị khí diễn ra
trong môi trường thiếu oxy
(2) Hô hấp kị khí phổ biến hơn hô hấp hiếu khí => Sai vì hô hấp hiếu khi là hình thức
thích nghi của sinh vật khi thiếu oxy
(3) Sản phẩm của hô hấp kị khí nhiều ATP hơn hô hấp hiếu khí => Sai vì hô hấp kị
khí chỉ tạo ra 2ATP trong khi hô hấp hiếu khí tạo ra từ 30-32 ATP
(4) Hô hấp kị khí sinh ra acid lactic và ethanol => Đúng
Có 3 đáp án sai 🡪 Đáp án C.
Câu 45.
(1) Không ảnh hưởng lên hô hấp => Sai vì có ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu và
enzyme hô hấp
(2) Nước càng ít thì hô hấp càng mạnh => Sai vì nước và hô hấp tỉ lệ thuận
(3) Không tác động lên áp suất thẩm thấu của tế bào => Sai vì có tác động đến áp
suất thẩm thấu của tế bào
(4) Có vai trò lên hoạt động của các enzyme hô hấp => Đúng
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 46.
(1) Là hai mặt của một quá trình thống nhất => Đúng
(2) Sản phẩm của hô hấp không là nguyên liệu cho quang hợp => Sai vì sản phẩm
của quá trình này là nguyên liệu của quá trình kia và ngược lại
(3) Không ảnh hưởng qua lại với nhau => Sai vì hoạt động liên kết chặt chẽ với nhau
(4) Năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong
ATP không cần thông qua quang hợp và hô hấp => Sai vì cần phải qua quang hợp
và hô hấp
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 47.
(1) Nước đóng vai trò là dung dịch => Sai vì đóng vai trò là dung môi
(2) Oxy càng thấp hô hấp diễn ra càng mãnh liệt => Sai vì chúng tỉ lệ thuận
(3) Nhiệt độ càng cao hô hấp diễn ra càng giảm sau đó tăng => Sai vì chúng tỉ lệ
nghịch nên nhiệt độ càng cao thì hô hấp càng giảm
(4) Khí carbonic có ảnh hưởng đến sinh trưởng của thực vật => Đúng
Có 3 đáp án sai 🡪 Đáp án C.
Câu 48.
Đáp án B.
Câu 49.
Đáp án B.
Câu 50.
Đáp án A.
2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1.
Câu 2.
Hô hấp kị khí là một hình thức thích nghi của sinh vật ở môi trường thiếu oxy nên về bản
chất nó không có hại, nhưng nếu buộc phải hô hấp kị khí trong một thời gian dài sẽ gây
tích tụ các chất có hại cho cơ thể sinh vật.
Câu 3.

Câu 4.
Nếu như hô hấp quá nhiều sẽ dẫn đến sinh ra nhiệt và làm tăng độ ẩm do sản phẩm phụ
của phương trình có nước, chính vì vậy mà tăng độ ẩm làm cho vi sinh vật phá hoại thành
phần nông sản. Thêm vào đó nếu như hô hấp quá nhiều sẽ dẫn đến phân giải đường và
làm mất đi chất hữu cơ của nông sản nên sẽ gây giảm giá trị.

Câu 5.
Câu 6.
- Nước: tỉ lệ thuận với hô hấp và ảnh hưởng đến áp suất thẩm thấu cùng enzyme hô hấp.
- Nhiệt độ: tỉ lệ nghịch với hô hấp, nếu nhiệt độ càng tăng thì hô hấp càng giảm.
- Hàm lượng khí carbonic: nếu như tăng cao trong khí quyển sẽ ức chế hô hấp.
- Hàm lượng khí oxy: nếu như tăng cao sẽ tăng hô hấp.
Câu 7.
Vì các enzyme trong quá trình hô hấp sẽ bị biến tính, gây giảm hiệu suất hô hấp.
Câu 8.
- Phân giải kị khí là quá trình phân giải chất hữu cơ trong điều kiện không có oxygen,
trong đó, chất cho và nhận electron đều là chất hữu cơ.
- Hai hình thức lên men phổ biến là lên men rượu và lên men lactic.
- Một số ứng dụng của quá trình phân giải kị khí trong đời sống: làm bánh mì; muối rau,
củ, quả; ủ rượu; làm sữa chua;...
Câu 9.
Quang hợp và hô hấp là hai mặt của một quá trình thống nhất, sản phẩm của quang hợp là
nguyên liệu cho hô hấp và ngược lại.
Câu 10.
Vì oxy không khuếch tán tốt trong nước như khí carbonic, dẫn đến thiếu khí oxy cho quá
trình hô hấp. Hô hấp và quang hợp lại có tác động qua lại nên sẽ gây ảnh hưởng đến sinh
trưởng của cây.

You might also like