You are on page 1of 14

Bài 25: Hô hấp tế bào

I. HÔ HẤP TẾ BÀO

- Khái niệm: Hô hấp tế bào là quá trình phân giải chất hữu cơ tạo thành
nước và carbon dioxide, đồng thời giải phóng ra năng lượng.

- Nơi diễn ra: Ở sinh vật nhân thực, hô hấp tế bào xảy ra ở ti thể.

Hô hấp ở tế bào

- Phương trình hô hấp tế bào:

Chất hữu cơ + Oxygen → Carbon dioxide + Nước + Năng lượng (nhiệt +


ATP)

+ Nguồn cung cấp glucose cho hô hấp tế bào: Ở đa số thực vật, glucose
được tổng hợp từ quá trình quang hợp. Ở động vật, tế bào lấy glucose từ
quá trình phân giải thức ăn.

- Đặc điểm: Hô hấp tế bào xảy ra ở hầu hết các tế bào trong cơ
thể. Cường độ của quá trình hô hấp tế bào diễn ra mạnh hay yếu tùy
thuộc vào nhu cầu năng lượng của cơ thể.

- Vai trò:

+ Hô hấp tế bào phân giải năng lượng khó sử dụng tích lũy trong các hợp
chất hữu cơ thành năng lượng dễ sử dụng trong ATP để cung cấp cho các
hoạt động sống của tế bào và cơ thể.
+ Hô hấp tế bào cũng tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cho quá trình
tổng hợp các chất đặc trưng của cơ thể.

+ Ngoài năng lượng ATP, hô hấp tế bào cũng sinh ra nhiệt giúp cơ thể duy
trì sự sống.

Hô hấp tế bào cung cấp năng lượng dễ sử dụng cho các hoạt động sống

II. MỐI QUAN HỆ GIỮA TỔNG HỢP VÀ PHÂN GIẢI CHẤT HỮU CƠ Ở TẾ
BÀO

Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược nhau
nhưng phụ thuộc lẫn nhau:
Sơ đồ mối quan hệ hai chiều giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ ở tế bào

- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ có biểu hiện trái ngược
nhau vì: Quá trình tổng hợp thực hiện tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp
từ những chất đơn giản, đồng thời, tích lũy năng lượng. Ngược lại, quá
trình phân giải là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp tạo thành
các chất đơn giản như nước, carbon dioxide, đồng thời, giải phóng năng
lượng cung cấp cho hoạt động sống của cơ thể.

- Quá trình tổng hợp và phân giải chất hữu cơ phụ thuộc lẫn nhau vì: Sản
phẩm của quá trình tổng hợp cung cấp nguyên liệu cho quá trình phân
giải; ngược lại, quá trình phân giải cung cấp năng lượng và nguyên liệu
cho quá trình tổng hợp.

Câu 1. Hô hấp tế bào là

A. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên trong tế
bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.

B. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên ngoài tế
bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.
C. là quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là glucose) diễn ra bên trong tế
bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.

D. quá trình phân chất hữu cơ (chủ yếu là tinh bột) diễn ra bên ngoài tế
bào, đồng thời giải phóng năng lượng để cung cấp cho các hoạt động
sống của cơ thể.

Câu 2. Ở sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp tế bào diễn ra trong bào
quan là

A. ti thể.

B. lục lạp.

C. ribosome.

D. nhân tế bào.

Câu 3. Trong quá trình hô hấp tế bào, chất hữu cơ bị phân giải thành sản
phẩm cuối cùng là

A. carbon dioxide và nước.

B. carbon dioxide và oxygen.

C. oxygen và nitrogen.

D. oxygen và nước.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về sự chuyển hóa năng
lượng diễn ra trong hô hấp tế bào?

A. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy
trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng điện
năng.

B. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy
trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng nhiệt
năng.
C. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy
trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng quang
năng.

D. Một phần năng lượng được giải phóng từ hô hấp tế bào được tích lũy
trong các phân tử ATP, phần còn lại được giải phóng dưới dạng cơ năng.

Câu 5. Cho các trường hợp sau:

(1) Một vận động viên đang thi đấu.

(2) Một nhân viên văn phòng đang làm việc.

(3) Một người đang ngủ.

Trình tự sắp xếp các trường hợp theo thứ tự tốc độ hô hấp tế bào tăng
dần là

A. (1) → (2) → (3).

B. (2) → (3) → (1).

C. (3) → (2) → (1).

D. (1) → (3) → (2).

Câu 6. Khi vận động mạnh như chơi thể thao, lao động nặng,… nhịp hô
hấp của cơ thể sẽ tăng lên vì

A. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ
carbon dioxide tăng.

B. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải carbon dioxide và hấp
thụ oxygen tăng.

C. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải nitrogen và hấp thụ
oxygen tăng.

D. tốc độ hô hấp tế bào tăng dẫn đến nhu cầu thải oxygen và hấp thụ
nitrogen tăng.
Câu 7. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về biểu hiện trái ngược nhau
giữa tổng hợp và phân giải chất hữu cơ trong tế bào?

A. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng
thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp thành
chất đơn giản, đồng thời giải phóng năng lượng.

B. Quá trình tổng hợp biến đổi chất đơn giản thành chất phức tạp, đồng
thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất phức tạp
thành chất đơn giản, đồng thời tích lũy năng lượng.

C. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng
thời giải phóng năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản
thành chất phức tạp, đồng thời tích lũy năng lượng.

D. Quá trình tổng hợp biến đổi chất phức tạp thành chất đơn giản, đồng
thời tích lũy năng lượng. Quá trình phân giải biến đổi chất đơn giản thành
chất phức tạp, đồng thời giải phóng năng lượng.

Câu 8. Cho bảng sau:

Yếu tố Ảnh hưởng

(1) Nhiệt độ (a) vừa là nguyên liệu, vừa là môi trường cho các phản ứng hóa
học trong quá trình hô hấp tế bào.

(2) Hàm lượng (b) ảnh hưởng đến quá trình hô hấp của tế bào thông qua sự
nước tác động đến các enzyme xúc tác phản ứng hóa học.

(3) Nồng độ (c) là nguyên liệu tham gia quá trình hô hấp, nếu giảm xuống
oxygen dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

(4) Nồng độ (d) nếu tăng quá cao (cao hơn 0,03%) sẽ gây ức chế quá trình
carbon dioxide hô hấp tế bào.
Ghép nối yếu tố với tác động ảnh hưởng phù hợp:

A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d.

B. 1-b, 2-a, 3-c, 4-d.

C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d.

D. 1-a, 2-b, 3-d, 4-c.

Câu 9. Tại sao những loại hạt như thóc, ngô,… được đem phơi khô trước
khi đem vào kho bảo quản?

A. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng oxygen có trong nông sản từ đó
hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

B. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng nước có trong nông sản từ đó
hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

C. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm hàm lượng carbon dioxide có trong nông
sản từ đó hạn chế quá trình hô hấp tế bào.

D. Vì khi phơi khô sẽ làm giảm nhiệt độ có trong nông sản từ đó hạn chế
quá trình hô hấp tế bào.

Câu 10. Cho các biện pháp sau:

(1) Hạn chế chơi thể thao và lao động nặng

(2) Tránh thiếu hụt oxygen

(3) Chế độ dinh dưỡng hợp lí

(4) Trồng nhiều cây xanh

Số biện pháp giúp đảm bảo quá trình hô hấp tế bào ở người diễn ra bình
thường là

A. 1.

B. 2.
C. 3.

D. 4.

Bai 26

I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

1. Nước

- Vai trò: Nước vừa là dung môi vừa là môi trường cho các phản ứng hô
hấp xảy ra, do đó, hàm lượng nước là yếu tố liên quan trực tiếp đến hô
hấp của tế bào.

- Ảnh hưởng: Cường độ hô hấp tỉ lệ thuận với hàm lượng nước trong tế
bào.

Cường độ hô hấp của hạt lúa và lúa mì ở các hàm lượng nước khác nhau

2. Nồng độ khí oxygen

- Vai trò: Oxygen là nguyên liệu của quá trình hô hấp tế bào.

- Ảnh hưởng: Ở thực vật, khi nồng độ oxygen ngoài môi trường giảm
xuống dưới 5% thì cường độ hô hấp giảm.

3. Nồng độ khí carbon dioxide- Nồng độ carbon dioxide ngoài môi


trường khoảng 0,03% thì thuận lợi cho hô hấp tế bào. Nếu nồng độ quá
cao từ 3% đến 5% sẽ gây ức chế quá trình hô hấp.
- Ở người và động vật, khi nồng độ khí CO2 trong máu cao sẽ dẫn đến tình
trạng CO2 cạnh tranh với O2 để liên kết với các tế bào hồng cầu, cơ thể bị
thiếu khí O2 ảnh hưởng đến quá trình hô hấp, gây nguy hiểm đến tính
mạng.

Ngạt khí CO2, CO là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trong các đám
cháy

4. Nhiệt độ

- Nhiệt độ ảnh hưởng đến quá trình hô hấp tế bào thông qua sự tác động
đến các enzyme xúc tác phản ứng hóa học.

- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
Mối liên hệ giữa hô hấp và nhiệt độ

II. VẬN DỤNG HIỂU BIẾT VỀ HÔ HẤP TẾ BÀO VÀO THỰC TIỄN

1. Hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản

- Mối quan hệ giữa hô hấp tế bào và vấn đề bảo quản nông sản: Hô hấp
tế bào phân giải chất hữu cơ của tế bào, làm giảm chất lượng, số lượng
của n

ông sản. Tuy nhiên, nếu ngừng hô hấp thì các tế bào chết dẫn đến nông
sản bị hỏng. Do đó, để bảo quản nông sản, cần khống chế hô hấp tế bào
ở mức tối thiểu bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nước,
nhiệt độ, nồng độ khí carbon dioxide,…
Khống chế hô hấp tế bào ở mức tối thiểu để bảo quản nông sản

2. Các biện pháp bảo quản nông sản sau thu hoạch

a) Bảo quản khô

- Cơ sở khoa học: Trong điều kiện thiếu nước, cường độ hô hấp tế bào
giảm.

- Loại nông sản được áp dụng: các loại hạt. Các hạt cần được phơi khô
hoặc sấy đến khi độ ẩm còn khoảng 13% - 16% tùy loại hạt.

- Ví dụ: Phơi khô thóc, ngô, đậu xanh,… để bảo quản trong thời gian dài.
Phơi khô để bảo quản lúa

b) Bảo quản lạnh

- Cơ sở khoa học: Nhiệt độ bảo quản thấp làm ức chế sự hoạt động của
các enzyme xúc tác cho các phản ứng trong hô hấp tế bào → có thể làm
chậm quá trình hô hấp của tế bào.

- Loại nông sản được áp dụng: Đây là cách bảo quản phần lớn các loại
thực phẩm, rau quả,… Mỗi một loại rau, quả cần có một nhiệt độ bảo
quản thích hợp để bảo quản.

- Ví dụ: Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.


Bảo quản lạnh thịt, cá, rau, củ, quả,…

c. Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

- Cơ sở khoa học: Khi nồng độ carbon dioxide tăng sẽ ức chế quá trình hô
hấp, nhờ đó, tăng hiệu quả của quá trình bảo quản.

- Đây là phương pháp bảo quản hiện đại và hiệu quả cao. Thường sử
dụng các kho kín, quy mô lớn, có nồng độ khí CO2 cao để bảo quản các
loại nông sản.

- Ví dụ: Bảo quản trái cây trong các túi polyethylene kín có nồng độ
carbon dioxide cao.
Bảo quản rau củ trong túi polyethylene có nồng độ carbon dioxide cao

You might also like