You are on page 1of 17

SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC SINH

TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU GIỮA KÌ I


(Năm học: 2023 – 2024)
Môn: SINH HỌC 11

Nội dung. Chủ đề 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở sinh vật

Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
- Nêu được khái niệm tự dưỡng và dị dưỡng.
- Nêu được các phương thức trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng (tự dưỡng và dị
dưỡng). Lấy được ví dụ minh hoạ.
- Phân tích được vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới.
- Dựa vào sơ đồ chuyển hoá năng lượng trong sinh giới, mô tả được tóm tắt ba giai đoạn
chuyển hoá năng lượng tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng.
- Trình bày được mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng ở cấp tế bào
và cơ thể.
- Nêu được các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng .
- Phân tích được vai trò của trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng đối với sinh vật.
- Vận dụng: Bảo vệ rừng; bảo vệ sức khỏe bản thân phòng tránh các bệnh rối loạn
chuyển hóa.
Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Trình bày được vai trò của nước đối với cơ thể thực vật.
- Nêu được khái niệm dinh dưỡng ở thực vật và vai trò sinh lí của một số nguyên tố
khoáng đối với thực vật. Quan sát và nhận biết được một số biểu hiện của cây do thiếu
khoáng.
- Dựa vào sơ đồ, mô tả được quá trình trao đổi nước trong cây, gồm: hấp thụ nước ở rễ,
vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở lá.
- Trình bày được cơ chế hấp thụ nước và khoáng ở tế bào lông hút của rễ.
- Nêu được sự vận chuyển các chất trong cây theo hai dòng: dòng mạch gỗ và dòng
mạch rây. Trình bày được động lực vận chuyển nước và khoáng trong cây. Nêu được sự
vận chuyển các chất hữu cơ trong mạch rây cung cấp cho các hoạt động sống của cây và
dự trữ trong cây.
- Trình bày được cơ chế đóng mở khí khổng thực hiện chức năng điều tiết quá trình
thoát hơi nước. Giải thích được vai trò quan trọng của sự thoát hơi nước đối với đời
sống của cây.
- Nêu được các nguồn cung cấp nitrogen cho cây. Trình bày được quá trình hấp thụ và
biến đổi nitrate và ammonium ở thực vật.
- Vận dụng: tưới tiêu hợp lí cho cây trồng;
Bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
- Phân tích được một số nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước. Trình bày được các nhân
tố ảnh hưởng đến quá trình dinh dưỡng khoáng ở cây. Ứng dụng kiến thức này vào thực
tiễn.
- Giải thích được sự cân bằng nước và việc tưới tiêu hợp lí; các phản ứng chống chịu
hạn, chống chịu ngập úng, chống chịu mặn của thực vật và chọn giống cây trồng có khả
năng chống chịu.
- Phân tích được vai trò của phân bón đối với năng suất cây trổng.
- Thông qua thực hành, quan sát được cấu tạo của khí khổng ở lá. Thực hiện được các
thí nghiệm chứng minh sự hút nước ở rễ; vận chuyển nước ở thân và thoát hơi nước ở
lá. Thực hành tưới nước chăm sóc cây, trồng cây thuỷ canh, khí canh.
- Vận dụng: sử dụng phân bón hợp lí để tăng năng suất cây trồng, nhận biết cây thiếu
các nguyên tố khoáng thông qua hình thái lá, thân.
Bài 4: Quang hợp ở thực vật
- Phát biểu được khái niệm quang hợp ở thực vật. Viết được phương trình quang hợp.
Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật.
- Trình bày được vai trò của sắc tố trong việc hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nêu được
các sản phẩm của quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng hoá học.
- Nêu được các con đường đồng hoá carbon trong quang hợp. Chứng minh được sự
thích nghi của thực vật C4 và CAM trong điều kiện môi trưởng bất lợi.
- Nêu được vai trò của quang hợp ở thực vật (vai trò đối với cây, sinh vật và sinh quyển)
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và năng suất cây trồng.
- Phân tích được ánh hưởng của các điều kiện đến quang hợp.
- Vận dụng hiểu biết về quang hợp để giải thích được một số biện pháp kĩ thuật và công
nghệ nâng cao năng suất cây trồng.
- Thực hành, quan sát được lục lạp trong tế bào thực vật; nhận biết, tách chiết các sắc tố
trong lá cây.
- Thiết kế và thực hiện được các thí nghiệm về sự hình thành tinh bột; thải oxygen trong
quá trình quang hợp.
Bài 5: Hô hấp ở thực vật
- Nêu được khái niệm hô hấp ở thực vật.
- Trình bàỵ được sơ đổ các giai đoạn của hô hấp ở thực vật.
- Phân tích được vai trò của hô hấp ở thực vật.
- Phân tích được ảnh hưởng của điểu kiện môi trường đến hô hấp ở thực vật. Vận dụng
được hiểu biết về hô hấp giải thích các vấn đề thực tiễn (ví dụ: bảo quản hạt và nông
sản, cây ngập úng sẽ chết,...).
- Phân tích được mối quan hệ giữa quang hợp và hô hấp.

TRẮC NGHIỆM:
Bài 1: Khái quát về trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng
Câu 1: Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
B. Biến đổi các chất và chuyển hóa năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường và điều hòa cơ thể
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 2: Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong cơ thể không có vai trò
nào sau đây?
A. Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào và cơ thể.
B. Cung cấp năng lượng cho các hoạt động của tế bào và cơ thể.
C. Loại bỏ các chất thải để duy trì cân bằng môi trường trong cơ thể.
D. Giúp cơ thể tiếp nhận và phản ứng lại các kích thích từ môi trường.
Câu 3: Trong cơ thể sinh vật, dạng năng lượng chủ yếu dùng để cung cấp cho các hoạt
động sống của cơ thể là
A. hóa năng.
B. cơ năng.
C. nhiệt năng.
D. quang năng.
Câu 4: Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới là?
A. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải; giai đoạn sử dụng
B. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn phân giải, giai đoạn huy động năng lượng
C. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn phân giải
D. Giai đoạn tổng hợp, giai đoạn tiền phân giải và giai đoạn sử dụng
Câu 5: Những chất mà cơ thể sinh vật tiết ra ngoài được gọi là?
A. Chất dinh dưỡng
B. Chất thải, chất độc hại, chất dư thừa
C. Nước
D. Thức ăn
Câu 6: Cho các phát biểu sau:
(1) Trong hoạt động sống của tế bào, trao đổi chất luôn đi kèm với chuyển hóa năng
lượng.
(2) Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác.
(3) Trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường gồm hai quá trình đó là lấy vào và thải ra.
(4) Quá trình phân giải glucose trong tế bào có cả sự chuyển hóa các chất và năng
lượng.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7: Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng là?
A. Tự dưỡng và dị dưỡng
B. Đồng hóa và dị hóa
C. Đồng hóa và dị dưỡng
D. Dị hóa và tự dưỡng
Câu 8: Đồng hóa là?
A. Phân hủy các chất
B. Tổng hợp chất mới, tích lũy năng lượng
C. Giải phòng năng lượng
D. Biến đổi các chất
Câu 9: Quá trình quang hợp ở thực vật có xảy ra quá trình chuyển hóa năng lượng nào
sau đây?
A. Quang năng thành hóa năng.
B. Điện năng thành nhiệt năng.
C. Hóa năng thành nhiệt năng.
D. Điện năng thành cơ năng.
Câu 10: Dị hóa là?
A. Phân giải các chất hấp thụ
B. Giải phóng năng lượng
C. Thải các chất ra ngoài môi trường
D. A và B đúng
Câu 11: Năng lượng của các chất hữu cơ phức tạp thoát ra ngoài dưới dạng…?
A. Nhiệt năng
B. Cơ năng
C. Hóa năng
D. Tất cả đều sai
Câu 12: Sinh vật lấy các chất nguyên vật liệu cho quá trình trao đổi chất ở đâu?
A. Chính cơ thể chúng
B. Môi trường
C. Tạo hóa
D. Con người
Câu 13: Tập hợp tất cả các phản ứng hóa học diễn ra trong tế bào, được thể hiện qua
quá trình tổng hợp và phân giải các chất là quá trình
A. chuyển hóa năng lượng trong tế bào.
B. chuyển hóa các chất trong tế bào.
C. chuyển hóa năng lượng ngoài tế bào.
D. chuyển hóa các chất ngoài tế bào.
Câu 14: Ở thực vật, nguồn năng lượng khởi đầu là?
A. Mặt trời
B. Đất
C. Nước
D. Không khí
Câu 15: Quá trình trao đổi chất của con người thải ra môi trường những chất nào?
A. Khí O2, nước tiểu, máu
B. Khí CO2, nước tiểu, máu
C. Khí O2, nước tiểu, mồ hôi
D. Khí CO2, nước tiểu, mồ hôi
Câu 16: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 17: Trong các sinh vật sau, nhóm sinh vật nào có khả năng tự dưỡng?
A. Tảo, trùng roi xanh, lúa, cây xà cừ.
B. Tảo, nấm, rau, lúa, cây xà cừ.
C. Con người, vật nuôi, cây trồng.
D. Tảo, cá, chim, rau, cây xà cừ.
Câu 18: Khi chạy, cơ thể có cảm giác nóng lên, mồ hôi ra nhiều, nhịp thở và nhịp tim
tăng lên, có biểu hiện khát nước hơn so với lúc chưa chạy. Điều nào sau đây giải thích
cho việc này?
A. Nhịp thở, nhịp tim tăng lên để cung cấp O2 và chất dinh dưỡng cho các tế bào giúp
các tế bào có thể thực hiện quá trình chuyển hóa tạo ra năng lượng để đáp ứng nhu cầu
về năng lượng đang tăng lên đó.
B. Các quá trình chuyển hóa trong cơ thể cũng sinh ra nhiệt → Cơ thể nóng lên → Cơ
thể ổn định nhiệt độ bằng cách thoát mô hôi → Mồ hôi ra nhiều khiến thiếu hụt nguồn
nước trong cơ thể → Biểu hiện khát nước nhiều hơn lúc chưa chạy
C. A và B đúng
D. A và B đều sai
Câu 19: Trao đổi chất ở sinh vật gồm
A. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa các chất diễn ra
trong tế bào.
B. quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường ngoài và quá trình trao đổi chất
giữa tế bào với môi trường trong.
C. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và quá trình trao đổi chất
giữa tế bào với môi trường ngoài.
D. quá trình trao đổi chất giữa tế bào với môi trường trong và chuyển hóa các chất diễn
ra trong tế bào.
Câu 20: Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?
A. Các phương án dưới đều đúng
B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào
C. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt
D. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím
Câu 21: Quá trình nào sau đây không thuộc trao đổi chất ở sinh vật?
A. Bài tiết mồ hôi.
B. Phân giải protein trong tế bào.
C. Vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày.
D. Lấy carbon dioxide và thải oxygen ở thực vật.
Câu 22: Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường (như nước, khí oxygen,
chất dinh dưỡng,…) và thải các chất không cần thiết (như khí carbon dioxide, chất cặn
bã,…) ra ngoài môi trường là quá trình
A. trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường.
B. trao đổi chất giữa tế bào với môi trường.
C. trao đổi chất giữa tế bào với tế bào khác.
D. trao đổi chất giữa cơ thể với cơ thể khác.
Câu 23: Trong sơ đồ chuyển hóa sau về mối qua hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa ở
tế bào và cơ thể, tại sao quá trình đồng hóa và dị hóa lại là mũi tên hai chiều?
A. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực
hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng
lượng đó để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
B. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực
hiện quá trình phân giải chất và giải phóng năng lượng. Sau đó quá trình kết thúc.
C. Vì đồng hóa và dị hóa xảy ra 2 lần, còn các quá trình khác chỉ xảy ra duy nhất một
làn trong cuộc đời sinh vật
D. Vì khi đồng hóa tổng hợp và tích lũy năng lượng thì dị hóa mới có sản phẩm để thực
hiện quá trình tổng hợp và tích lũy năng lượng, rồi đồng hóa lại sử dụng năng lượng đó
để tổng hợp chất…. cứ như vậy.
Câu 24: Chiều cao của bạn An đAã tăng thêm 2 cm so với năm trước. Điều này mang ý
nghĩa gì?
A. Bố mẹ của An đã cho An ăn nhiều
B. Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể người lớn lên.
C. An đã chăm chỉ học hành
D. Điều hòa hoạt động sống của các hệ cơ quan làm An tăng chiều cao
Câu 25: So với trạng thái đang nghỉ ngơi, tốc độ trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở trạng thái đang thi đấu của một vận động viên sẽ
A. cao hơn.
B. thấp hơn.
C. gần ngang bằng.
D. không thay đổi.

Bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật


Câu 1: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là:
A. Nước.
B. Các ion khoáng
C. Các hợp chất hữu cơ tổng họp ở rễ.
D. Nước và các ion khoáng.
Câu 2: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau
đây?
A. Toàn bộ bề mặt cơ thể.
B. Lông hút của rễ.
C. Qua thân
D. Qua bề mặt cơ thể
Câu 3: Thực vật thuỷ sinh hấp thụ nước qua bộ phận nào sau đây?
A. Qua lông hút rễ
B. Qua lá
C. Qua thân
D. Qua bề mặt cơ thể
Câu 4: Loại mạch dẫn nào sau đây Làm nhiệm vụ dẫn nước và muối khoáng từ rễ lên
lá?
A. Quản bào và mạch gỗ
B. Mạch gỗ và tế bào kèm
C. Ống rây và mạch gỗ
D. Mạch ống và quản bào.
Câu 5: Ồng rây có đặc điểm
A. Tế bào có thành thứ cấp, thoái hoá nhân, nhiều tấm rây.
B. Tế bào có thành sơ cấp, không bào nằm ở trang tâm, có một nhân.
C. Tế bào có thành sơ cấp, có lỗ viền, có một nhân.
D. Tế bào có thành sơ cấp, nhiều tấm rây, nhân và không bào bị thoái hoá.
Câu 6: Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây?
A. Các quản bào và ống rây.
B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Ống rây và mạch gỗ.
D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 7: Trong dung dịch mạch rây có chứa một chất hoà tan chiếm 10-20% hàm lượng,
đó là chất nào sau đây?
A. Tinh bột
B. Prôtêin
C. Sacarôzơ
D. ATP
Câu 8: Đai caspari có vai trò:
A. Cố định nitơ
B. Vận chuyển nước và muối khoáng
C. Tạo áp suất rễ
D. Kiểm tra lượng nước và chất khoáng hấp thụ
Câu 9: Lông hút của rễ do tế bào nào phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ
B. Tế bào mạch rây ở rễ
C. Tế bào nội bì
D. Tế bào biểu bì
Câu 10: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ gồm các chất nào sau đây?
A. Nước và chất hữu cơ được tổng hợp từ lá.
B. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ lá.
C. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ dự trữ ở quả, củ.
D. Nước, ion khoáng và chất hữu cơ tổng hợp từ rễ
Câu 11: Thành phần dịch mạch rây thường chủ yếu gồm các chất nào sau đây?
A. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng mới hấp thu.
B. Chất hữu cơ được tổng hợp ở lá và một số ion khoáng ở rễ.
C. Chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ và một số ion khoáng được sử dụng lại.
D. Chất hữu cơ và nhiều ion khoáng khác làm pH dịch mạch rây từ 8,0 - 8,5.
Câu 12: Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh.
B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh.
D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 13: Trong các loại tế bào sau đây, tế bào nào có lục lạp để quang hợp?
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào hỉnh hạt đậu
C. Tế bào thân
D. Biểu bì lá
Câu 14: Nước liên kết có vai trò nào sau đây?
A. Làm tăng quá trình trao đổi chất diễn ra trong cơ thể.
B. Làm giảm nhiệt độ cơ thể khi thoát hơi nước.
C. Làm giảm độ nhớt của chất nguyên sinh.
D. Đảm bảo độ bền vững của hệ keo trong chất nguyên sinh.
Câu 15: Trong các trường hợp sau đây, trường họp nào sẽ tạo ra phản ứng đóng quang
chủ động?
A. Đưa cây từ trong tối ra ngoài ánh sáng.
B. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
C. Lượng axit abxixic trong lá giảm.
D. Cây ở ngoài ánh sáng và thiếu nước.
Câu 16: Sự mở khí khổng có ý nghĩa nào sau đây?
A. Giúp lá dễ hấp thu ion khoáng từ rễ đưa lên.
B. Giúp lá nhận CO2để quang hợp.
C. Để khí oxi khuếch tán từ lá đi ra không khí.
D. Tạo lực vận chuyển chất hữu cơ từ lá đến các cơ quan khác.
Câu 17: Áp suất thẩm thấu ở dịch tế bào của các cây sau đây được sẳp xếp từ lớn đến
nhỏ theo thứ tự là
A. Bèo hoa dâu, rong đuôi chó, bí ngô, sú vẹt.
B. Bèo hoa dâu, bí ngô, rong đuôi chó, sú vẹt.
C. Rong đuôi chó, bèo hoa dâu, bí ngô, sú vẹt.
D. Sú vẹt, bí ngô, bèo hoa dâu, rong đuôi chó.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Áp suất rễ gây ra hiện tượng ứ giọt ở lá cây
B. Dịch mạch gỗ được chuyển theo chiều từ trên lá xuống rễ
C. Chất hữu cơ được dự trữ ở củ chủ yếu được tổng hợp ở lá
D. Sự thoát hơi nước ở lá là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ
Câu 19: Ở thực vật có mạch, nước được vận chuyển từ rễ lên lá chủ yếu theo con
đường nào sau đây?
A. Mạch rây
B. Tế bào chất
C. Mạch gỗ
D. Cả mạch gỗ và mạch rây
Câu 20: Các phân tử H2O có khả năng liên kết với nhau thành một dòng liên tục trong
mạch dẫn của cây. Nguyên nhân là vì
A. Các phân tử H2O có sức căng bề mặt lớn.
B. Các phân tử H2O có tính phân cực.
C. Các phân tứ H2O có độ nhớt cao.
D. Các phân tử H2O có độ nhớt thấp.
Câu 21: Trước khi đi vào mạch gỗ của rễ, nước và các chất khoáng hòa tan luôn phải đi
qua cấu trúc nào sau đây?
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào nhu mô vỏ
Câu 22: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau
đây?
A. Lực hút do thoát hơi nước của lá
B. Lực đấy của áp suất rễ
C. Lực di chuyến của chất hữu cơ từ lá xuống rễ
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn
Câu 23: Dịch mạch rây được vận chuyển từ lá xuống rễ là nhờ
A. Quá trình cung cấp năng lượng của hô hấp
B. Sự chênh lệch áp suât thâm thấu giữa cơ quan cho và cơ quan nhận
C. Lực hút của thoát hơi nước và lực đấy của rễ
D. Lực đẩy của áp suất rễ và thoát hơi nước
Câu 24: Lực nào sau đây đóng vai trò là lực đẩy nước từ rễ lên thân, lên lá?
A. Lực thoát hơi nước
B. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn
D. Áp suất rễ
Câu 25: Lực đóng vai trò chính cho quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá lả lực nào
sau đây?
A. Lực đẩy của rễ (do quá trình hấp thụ nước).
B. Lực hút của lá (do quá trình thoát hơi nước)
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước.
D. Lực bám giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 26: Khi nói về thoát hơi nước ở lá cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Thoát hơi nước tạo động lực phía trên để vận chuyển các chất hữu cơ trong cây
B. Thoát hơi nước làm mở khí khổng, CO 2 khuyếch tán vào lá cung cấp cho quá trình
quang hợp
C. Thoát hơi nước làm tăng nhiệt độ của lá, làm ấm cây trong những ngày giá rét
D. Thoát hơi nước làm ngăn cản quá trình hút nước và hút khoáng của cây
Câu 27: Đối với các lá già, quá trình thoát hơi nước ở lá chủ yếu diễn ra qua bộ phận
nào sau đây?
A. Các khí khổng của lá
B. Các tế bào biểu bì lá
C. Các tế bào gân lá
D. Các tế bào mô dậu

Câu 28: Trong các đặc điểm dưới đây, tế bào lông hút của rễ cây có bao nhiêu đặc
điểm?

(1) Thành tế bào dày.

(2) Không thấm cutin.

(3) Có không bào nằm ở trung tâm lớn.

(4) Có áp suất thẩm thấu rất cao do hoat động hô hấp của hệ rễ mạnh.

(5) Là tế bào biểu bì ở rễ.


(6) Nó chỉ hút nước mà không hút khoáng

A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 29: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây là bằng chứng chứng tỏ rễ cây hút nước chủ
động?
(1) Hiện tượng rỉ nhựa.
(2) Hiện tượng ứ giọt.
(3) Hiện tượng thoát hơi nước.
(4) Hiện tượng đóng mở khí khổng.
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 30: Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây
đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các
chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucôzơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây thì vận chuyển các chất từ lá
xuống rễ.
Bài 3: Các nhân tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và khoáng ở thực vật
Câu 1: Hoạt động hấp thụ nước của cây chủ yếu diễn ra ở cơ quan
A. Rễ B. Thân C. Lá D. Chồi non
Câu 2: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào
A. Hoạt động trao đổi chất.
B. Chênh lệch nồng độ ion.
C. Cung cấp năng lượng.
D. Hoạt động thẩm thấu.
Câu 3: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?
A. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
B. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
C.Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
D. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển.
Câu 4: Quá trình vận chuyển nước từ rễ lên lá không có sự tham gia của lực nào sau
đây?
A. Lực hút do hơi nước thoát ra của lá.
B. Lực đẩy của áp suất rễ.
C. Lực di chuyển của chất hữu cơ từ lá xuống rễ.
D. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch dẫn.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng?
A. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
B. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 6: Đâu không phải yếu tố ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở
thực vật
A. Ánh sáng.
B. Loại đất trồng.
D. Nhiệt độ.
C. Độ ẩm đất và không khí.
Câu 7: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực
vật như thế nào
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 8: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?
A. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
B. Trong phân bón.
C. Được tổng hợp ở lá.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: Nhiệt độ ảnh hướng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế
nào
A. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
B. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
C. Sự hấp thụ nước ở rễ.
D. Sự vận chuyển nước trong thân.
Câu 10: Để cây trồng phát triển tốt, cho năng suất cao, cần bón phân và tưới nước cho
cây một cách
A. Hợp lí.
B. Càng nhiều càng tốt.
C. Nhiều vào buổi sáng và ít vào buổi tối.
D. Như thế nào cũng đươc.
Câu 11: Nhiệt độ thấp làm
A. Giảm hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
B. Tăng hấp thụ và vận chuyển K+ ở rễ cà chua.
C. Giảm hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
D. Tăng hấp thụ và vận chuyển Ag+ ở rễ cà chua.
Câu 12: Nhiệt độ không khí tăng trong ngưỡng nhất định
A. Làm tăng tốc độ thoát hơi nước.
B. Làm giảm tốc độ thoát hơi nước.
C. Tốc độ thoát hơi nước không thay đổi.
D. Không thể xác định được.
Câu 13: Khi trời giá rét cần
A. Che chắn cho cây trồng.
B. Bón phân giàu K.
C. Che chắn cho cây trồng hoặc bón phân giàu K.
D. Tưới nhiều nước cho cây trồng.
Câu 14: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực
vật như thế nào
A. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
B. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
C. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 15: Giảm độ thoáng khí trong đất dẫn đến
A. Giảm sự xâm nhập của nước vào trong rễ.
B. Giảm hấp thụ các ion khoáng vào rễ.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 16: Tại sao nói giun đất là bạn nhà nông?
A. Giun đất tăng độ thoáng khí cho đất.
B. Giun đất làm tăng độ ẩm trong đất.
C. Giun đất cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
D. Giun đất cộng sinh với hệ vi sinh vật vùng rễ.
Câu 17: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng
A. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
B. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
C. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
D. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.
Câu 18: Cho các đặc điểm sau
Lá tiêu giảm hoặc dày lên.
Lớp cutin dày.
Lá cây mỏng, bản lớn.
Rễ cây phát triển.
Thân tích nhiều nước.
Có bao nhiêu đặc điểm phù hợp với các loại cây sống vùng khô hạn?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 19: Cân bằng nước trong cây là
A. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
B. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
C. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
D. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.
Câu 20: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng
A. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan
hợp.
B. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng
của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
C. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển
bình thường.
D. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.
Câu 21: Vì sao bón phân quá nhiều cây sẽ chết?
A. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây bị mất nước.
B. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
C. Tạo môi trường ưu trương cho đất khiến cây hút quá nhiều nước
D. Tạo môi trường nhược trương cho đất khiến cây bị mất nước nước
Câu 22: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua
A. Thân cây. B. Lá cây. C. Rễ cây. D. Ngọn cây.
Câu 23: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống
“(1)……… là sử dụng lượng phân, loại phân và cách bón phân thích hợp bón cho cây
đảm bảo tăng (2)………. với hiệu quả kinh tế cao, không để lại các hậu quả tiêu cực đối
với nông sản và (30……..”
A. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) môi trường.
B. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) cây trồng.
C. (1) Bón phận hợp lí; (2) năng suất cây trồng; (3) môi trường.
D. (1) Bón phận đúng cách; (2) sản lượng nông sản; (3) cây trồng.
Câu 24: Có một cây cảnh được trồng trong chậu và đang ở trạng thái bình
thường.Trường hợp nào sau đây tế bào thịt lá ở lá cây này có sức trương nước giảm?
A. Đưa cây vào phòng lạnh.
B. Tưới nhiều nước cho cây.
C. Phun axit abxixíc lên lá của cây.
D. Đưa cây vào trong tối.
Câu 25: Phát biểu đúng khi nói về về vai trò của các chất dinh dưỡng đối với cơ thể
sinh vật
(1) Cung cấp nguyên liệu cấu tạo nên tế bào sinh vật.
(2) Cung cấp môi trường thuận lợi cho các phản ứng sinh hoá diễn ra.
(3) Cung cấp năng lượng cho nhiều hoạt động sống của cơ thể.
(4) Giúp tái tạo các tế bào và làm lành vết thương.
(5) Giúp cơ thể sinh vật sinh trưởng và phát triển.
(6) Giúp điều hoà nhiệt độ cơ thể sinh vật.
A. (1), (2), (3), (5).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (3), (5), (6).
D. (1), (3), (5).
Câu 26: Trong điều kiện nào sau đây, quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng?
A. Tưới nhiều nước cho cây.
B. Bón phân đạm cho cây với nồng độ cao.
C. Đưa cây từ trong tối ra ngoài sáng.
D. Đưa cây từ ngoài sáng vào trong tối.
Câu 27: Quá trình hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của cây diễn ra chủ yếu ở phần nào
của cây?
A. Thân cây. B. Rễ cây. C. Lá cây. D. Hoa cây.
Câu 28: Điều kiện môi trường nào sau đây là lý tưởng để cây sinh trưởng và phát triển
tốt nhất?
A. Đất nhiều đá.
B. Đất nhiễm mặn.
C. Đất giàu chất hữu cơ.
D. Đất thiếu phân bón.
Câu 29: Vì sao cây cỏ thường được chọn làm cây trồng chủ yếu trong vùng thảo
nguyên?
A. Vì cây cỏ có thể chịu được điều kiện khắc nghiệt của vùng thảo nguyên.
B. Vì cây cỏ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho đất.
C. Vì cây cỏ có khả năng tự chăm sóc và sinh trưởng nhanh chóng.
D. Vì cây cỏ không cần nhiều nước để sinh trưởng.
Câu 30: Quá trình quang hợp diễn ra ở phần nào của cây?
A. Lá cây B. Rễ cây C. Thân cây D. Hoa cây

Bài 4: Quang hợp ở thực vật


Câu 1: Những cây thuộc nhóm thực vật CAM là
A. lúa, khoai, sắn, đậu.
B. ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.
C. dứa, xương rồng, thuốc bỏng.
D. lúa, khoai, sắn, đậu.
Câu 2: Vai trò nào dưới đây không phải của quang hợp ?
A. Tích lũy năng lượng.
B. Tạo chất hữu cơ.
C. Cân bằng nhiệt độ của môi trường.
D. Điều hòa không khí.
Câu 3: Trong các nhận định sau :
1.Cần ít photon ánh sáng để cố định 1 phân tử gam CO2.
2.Xảy ra ở nồng độ CO2 thấp hơn so với thực vật C3.
3.Sử dụng nước một cách tinh tế hơn thực vật C3.
4.Đòi hỏi ít chất dinh dưỡng hơn so với thực vật C3.
5. Sử dụng ít ATP hơn trong pha tối so với thực vật C3.
Có bao nhiêu nhận định đúng về lợi thế của thực vật C4?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 4: Pha sáng của quang hợp là:
A. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
B. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong NADPH
C. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã đươc caroten hấp thụ chuyển thành năng
lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH
D. Pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng
của các liên kết hóa học trong ATP
Câu 5: Giả sử nhiệt độ cao làm cho khí khổng đóng thì cây nào dưới đây không có hô
hấp sáng?
A. Dứa
B. Rau muống
C. Lúa nước
D. Lúa mì
Câu 6: Trong quang hợp, NADPH có vai trò nào sau đây?
A. Phối hợp với các clorophyl để hấp thụ ánh sáng
B. Là chất nhận e đầu tiên của pha sáng
C. Là thành viên của chuỗi truyền e để hình thành ATP
D. Mang e đến chu trình canvil
Câu 7: Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà ở đó, cường độ quang hợp
A. lớn hơn cường độ hô hấp.
B. cân bằng với cường độ hô hấp.
C. nhỏ hơn cường độ hô hấp.
D. lớn gấp 2 lần cường độ hô hấp.
Câu 8: Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
A. Có cuống lá
B. Có diện tích bề mặt lớn
C. Phiến lá mỏng
D. Các khí khổng tập trung ở mặt dưới
Câu 9: Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là:
A. màng tilacoit là nơi phân bố hệ sắc tố quang hợp, nơi xảy ra các phản ứng sáng
B. xoang tilacoit là noi xảy ra các phản ứng quang phân li nước và quá trình tổng hợp
ATP trong quang hợp
C. chất nền strôma là nơi diễn ra các phản ứng trong pha tối của quá trình quang hợp
D. cả ba phương án trên
Câu 10: Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả
quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím.
D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam.
Câu 11: Ở thực vật có 4 miền sáng sau đây, cường độ quang hợp yếu nhất là ở miền
sáng nào?
A. đỏ
B. da cam
C. lục
D. xanh tím
Câu 12: Điểm bão hòa ánh sáng là:
A. cường độ ánh sáng mà cường độ quang hợp đạt cực đại
B. cường độ ánh sáng tối đa để cường độ quang hợp bằng cường độ hô hấp
C. cường độ tối đa để cường độ quang hợp bé hơn cường độ hô hấp
D. cường độ ánh sáng để cây ngừng quang hợp
Câu 13: Lá cây có màu xanh lục vì
A. diệp lục a hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
B. diệp lục b hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
C. nhóm sắc tố phụ (carôtenôit) hấp thụ ánh sáng màu xanh lục.
D. các tia sáng màu xanh lục không được diệp lục hấp thụ.
Câu 14: Cường độ ánh sáng tăng thì
A. Ngừng quang hợp
B. Quang hợp giảm
C. Quang hợp tăng
D. Quang hợp đạt mức cực đại
Câu 15: Diễn biến nào dưới đây không có trong pha sáng của quá trình quang hợp ?
A. quá trình tạo ATP, NADPH và giải phóng O2.
B. quá trình khử CO2.
C. quá trình quang phân li nước.
D. sự biến đổi trạng thái của diệp lục (từ dạng bình thường sang trạng thái kích thước).
Câu 16: Nước ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
A. Là nguyên liệu quang hợp
B. Điều tiết không khí
C. Ảnh hưởng đến quang phổ
D. Cả A và B
Câu 17: Trật tự đúng các giai đoạn trong chu trình Canvin là:
A. khử APG thành AlPG→ cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP).
B. cố định CO2→ tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ khử APG thành AlPG.
C. khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố định CO2.
D. cố định CO2→ khử APG thành AlPG → tái sinh RiDP (ribulôzơ - 1,5 - điP)→ cố
định CO2.
Câu 18: Nhóm sắc tố nào sau đây tham gia quá trình hấp thụ năng lượng ánh sáng?
A. Diệp lục a và diệp lục b
B. Diệp lục b và caroten
C. Xanthophyl và diệp lục a
D. Diệp lục b và carotenoit
Câu 19: Bơm proton là quá trình nào sau đây?
A. Phân giải năng lượng nhiệt động học
B. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
C. Hoạt động thẩm thấu
D. Sử dụng năng lượng tích lũy trong ATP để giải quyết sự chênh lệch nồng độ proton
Câu 20: Khi nói về đặc điểm của diệp lục, phát biểu nào sau đây là sai:
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và phần cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp
Câu 21: Trong chu trình Canvil, chất nào sau đây đóng vai trò là chất nhận CO 2 đầu
tiên?
A. ALPG ( andehit phophoglixeric)
B. APG ( axit phophoglixeric)
C. AM (axit malic)
D. RiDP ( ribulozo- 1,5- điphotphat)
Câu 22: Ý nào sau đây không đúng với tính chất của diệp lục?
A. Hấp thụ ánh sáng ở phần đầu và cuối của ánh sáng nhìn thấy
B. Có thể nhận năng lượng từ các sắc tố khác
C. Khi được chiếu sáng có thể phát huỳnh quang
D. Màu lục liên quan trực tiếp đến quang hợp
Câu 23: Pha sáng của quang hợp là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng
A. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
B. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP và
NADPH.
C. đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong NADPH.
D. thành năng lượng trong các liên kết hóa học trong ATP.
Câu 24: Sản phẩm đầu tiên của chu trình C4 là:
A. Hợp chất hữu cơ có 4C trong phân tử B. APG C. ALPG D. RiDP
Câu 25: Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO 2 ở nhóm thực vật C3, C4 và CAM
A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào nhu mô thịt lá
B. Chất nhận CO2 đầu tiên là ribulozo-1,5-điP
C. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
D. Có hai loại lục lạp

Bài 5: Hô hấp ở thực vật


Câu 1: Hô hấp là quá trình:
A. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O,đồng thời giải phóng năng lượng
cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể
B. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. Oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và O2, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. Khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 2: Quá trình hô hấp ở thực vật là:
A. Quá trình dị hoá, biến đổi hợp chất hữu cơ phức tạp thành các hợp chất đơn giản
B. Quá trình hấp thụ khí O2 thải khí CO2 của thực vật.
C. Quá trình cây sử dụng O2, tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào cơ thể.
D. Quá trình oxi hoá các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng
năng lượng
Câu 3: Hô hấp ở thực vật là quá trình
A. hấp thụ khí O2 và thải khí CO2
B. cây sử dụng O2 và CO2 để phân giải các chất dinh dưỡng nhằm giải phóng năng
lượng
C. oxi hóa hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần
thiết cho hoạt động sống
D. cây sử dụng O2 để tổng hợp các chất cần thiết cho tế bào đồng thời giải phóng CO2
Câu 4: “....... (1)....... là quá trình ....(2).... các hợp chất hữa cơ thành CO2 và H2O,
đồng thời giải phóng ....(3).... cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể”. (1), (2) và
(3) lần lượt là
A. quang hợp, tổng hợp, O2
B. hô hấp, tổng hợp, năng lượng
C. quang hợp, oxi hóa, năng lượng
D. hô hấp, oxi hóa, năng lượng
Câu 5: Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ. B. Thân. C. Lá. D. Quả
Câu 6: Nơi diễn ra sự hô hấp ở thực vật là:
A. Ở rễ B. Ở thân. C. Ở lá. D. Tất cả các cơ quan của cơ thể.
Câu 7: Ở cơ thể thực vật, loại tế bào nào sau đây có chứa ti thể với số lượng lớn?
A. Tế bào già, tế bào trưởng thành
B. Tế bào chóp rễ, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
C. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào trưởng thành, tế bào tiết
D. Tế bào đỉnh sinh trưởng, tế bào chóp rễ, tế bào tiết
Câu 8: Ở tế bào còn non, số lượng ti thể trong tế bào nhiều hơn so với tế bào khác vì:
A. Ở tế bào còn non, lượng nước chứa trong chất nguyên sinh rất lớn
B. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa mạnh, cần được cung cấp nhiều năng lượng
C. Ở tế bào còn non, quá trình đồng hóa yếu nên quá trình phân giải xảy ra mạnh
D. Ở tế bào còn non, chứa nhiều nguyên tố khoáng vi lượng xúc tác các enzim phân giải
hoạt động mạnh hơn
Câu 9: Hô hấp diễn ra mạnh nhất trong trường hợp nào sau đây?
A. Lúa đang trổ bông
B. Lúa đang chín
C. Hạt lúa đang nảy mầm
D. Lúa đang làm đòng
Câu 10: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 11: Quá trình hô hấp ở thực vật trải qua các giai đoạn nào ?
A. Đường phân và hô hấp hiếu khí
B. Oxi hóa chất hữu cơ và khử CO2
C. Đường phân hiếu khí và chu trình Crep
D. Cacboxi hóa - khử - tái tạo chất nhận
Câu 12: Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể B. Tế bào chất C. Lục lạp D. Nhân.
Câu 13: Trong hô hấp quá trình đường phân xảy ra ở đâu?
A. Chất nền của ti thể.
B. Tế bào chất.
C. Màng trong của ti thể.
D. Màng ngoài của ti thể.
Câu 14: Trong quá trình hô hấp, giai đoạn đường phân có đặc điểm:
A. Kị khí và xảy ra trong ti thể
B. Hiếu khí và xảy ra trong ti thể
C.Kị khí và xảy ra trong tế bào chất
D. Hiếu khí và xảy ra trong tế bào chất
Câu 15: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH
Câu 16: Quá trình đường phân trong hô hấp ở thực vật là phân giải phân tử glucozơ
A. đến axit APG diễn ra ở tế bào chất.
B. đến axit piruvixc diễn ra ở tế bào chất.
C. đến axit piruvic diễn ra ở ti thể.
D. tạo axit lactic.
Câu 17: Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra:
A. 1 axit piruvic + 1 ATP
B. 2 axit piruvic + 2 ATP
C. 3 axit piruvic + 3 ATP
D. 4 axit piruvic + 4 ATP
Câu 18: Sơ đồ nào sau đây biểu thị cho giai đoạn đường phân?
A. Glucôzơ → axit lactic
B. Glucôzơ → Côenzim A
C. Axit piruvic → Côenzim A
D. Glucôzơ → Axit piruvic
Câu 19: Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể. B. Tế bào chất C. Lục lạp. D. Nhân.
Câu 20: Nơi diễn ra chu trình Crep là:
A. Tế bào chất. B. Chất nền của ti thể. C. Lục lạp. D. Màng ti thể.
Câu 21: Trong chu trình Krep, mỗi phân tử axetyl – coA được oxi hóa hoàn toàn sẽ tạo
ra bao nhiêu phân tử CO2?
A. 1 phân tử B. 4 phân tử C. 2 phân tử D. 3 phân tử
Câu 22: Có bao nhiêu chất sau đây là sản phẩm của chu trình Crep ?
I. ATP
II. Axit pyruvic
III. NADH
IV. FADH2
V. CO2
A. 2 B. 5 C. 3 D. 4
Câu 23: Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP. B. 34 ATP. C. 36 ATP D. 38 ATP.
Câu 24: Một phân tử glucose qua quá trình hô hấp hiếu khí giải phóng:
A. 28 phân tử ATP
B. 32 phân tử ATP
C. 34 phân tử ATP
D. 38 phân tử ATP.
Câu 25: Sự hô hấp diễn ra trong ti thể tạo ra
A. 36 ATP B. 34 ATP C. 38 ATP D. 32 ATP
Câu 26: Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. Rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. Axit lactic + CO2 + năng lượng
C. Rượu etylic + năng lượng.
D. Rượu etylic + CO2 hoặc Axit lactic
Câu 27: Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra
A. Chỉ rượu etylic
B. Rượu etylic hoặc axit lactic
C. Chỉ axit lactic
D. Đồng thời rượu etylic và axit lactic
Câu 28: Trong giai đoạn hoặc con đường hô hấp nào sau đây ở thực vật, từ một phân tử
glucôzơ tạo ra được nhiều phân tử ATP nhất ?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp
B. Đường phân
C. Chu trình Crep
D. Phân giải kị khí
Câu 29: Phân giải kị khí và phân giải hiếu khí có giai đoạn chung là
A. Chuối truyền electron
B. Chương trình Crep.
C. Đường phân
D. Tổng hợp Axetyl - CoA
Câu 30: Khi xét về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O còn của lên men là rượu
etylic hoặc axit lactic.
B. Trong hô hấp hiếu khí có chuỗi vận chuyển electron còn lên men thì không.
C. Hiệu quả của hô hấp hiếu khí cao hơn (36-38 ATP) so với lên men (2 ATP).
D. Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể.

You might also like