You are on page 1of 24

KHÁI QUÁT VỀ TRAO ĐỔI CHẤT

1 VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG


BÀI

PHẦN I: NỘI DUNG


I. Vai trò của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng đối với sinh vật
- Sinh vật lấy các chất từ môi trường cung cấp cho quá trình tạo chất sống của cơ thể,
hình thành tế bào, cơ quan, cơ thể, đồng thời tích lũy và giải phóng năng lượng phục
vụ cho các hoạt động sống.
- Các chất thải, độc hại hoặc dư thừa sẽ được thải ra môi trường.
II. Các dấu hiệu đặc trưng của trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
1. Tiếp nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất
- Thực vật lấy chất khoáng, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ
cho cơ thể. Hệ vận chuyển đưa các chất (đồng thời vận chuyển nước, chất khoảng) đi
khắp cơ thể.
- Hầu hết động vật lấy dinh dưỡng từ thức ăn và O2 từ hệ hô hấp, các chất này sẽ được
vận chuyển nhờ hệ tuần hoàn đi khắp cơ thể.
2. Biến đổi các chất kèm theo chuyển hóa năng lượng tế bào
- Các chất sẽ tham gia vào quá trình dị hóa và đồng hóa, cụ thể:
+ Quá trình đồng hòa sẽ tổng hợp chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản, kèm tích
lũy năng lượng trong các liên kết hóa học.
+ Quá trình dị hóa sẽ phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản, kèm
theo phóng thích năng lượng.
3. Thải các chất vào môi trường
- Các chất dư thừa, độc hại sẽ được thải ra môi trường.
- Như vậy cơ thể là một hệ thống mở liên tục trao đổi chất và năng lượng với môi
trường sống.
- Quá trình trao đổi chất và năng lượng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu của
cơ thể.
III. Các giai đoạn chuyển hóa năng lượng trong sinh giới
Gồm 3 giai đoạn được tổng hợp ở hình dưới:

IV. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở cấp tế bào và cơ thể

V. Các phương thức trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
1. Tự dưỡng
- Gồm quang và hóa tự dưỡng:
+ Quang tự dưỡng là phương thức sử dụng chất vô cơ, nước, CO2 và năng lượng ánh sáng
để tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng. Thực vật là sinh vật quang tự dưỡng điển
hình.
+ Hóa tự dưỡng là phương thức sử dụng nguồn carbon (chủ yếu là CO2) và nguồn năng
lượng từ chất vơ cơ để tổng hợp chất và tích lũy năng lượng.
- Vai trò của sinh vật tự dưỡng trong sinh giới:
+ Cung cấp O2
+ Cung cấp thức ăn, nơi ở và nơi sinh sản cho động vật
+ Điều hòa khí hậu
2. Dị dưỡng
- Dị dưỡng là phương thức lấy chất hữu cơ trực tiếp từ sinh vật tự dưỡng hoặc động vật
khác để xây dựng cơ thể, tích lũy và sử dụng năng lượng cho mọi hoạt động sống. Động
vật là sinh vật dị dưỡng điển hình.
PHẦN II: BÀI TẬP
1. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1. Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ:
A. Năng lượng ánh sáng và năng lượng nhiệt
B. Năng lượng nhiệt và năng lượng hóa học
C. Năng lượng ánh sáng và năng lượng hóa học
D. Năng lượng nhiệt và năng lượng ánh sáng

Câu 2. Sinh vật tự dưỡng gồm:


A. Quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng
B. Nhiệt tự dưỡng và ánh sáng tự dưỡng
C. Tiêu thụ và phân giải
D. Ánh sáng tự dưỡng và quang tự dưỡng

Câu 3. Sinh vật có khả năng tự dưỡng là:


A. Bò
B. Gà
C. Vi khuẩn lam
D. Hổ

Câu 4. Sinh vật không có khả năng tự dưỡng:


A. Thực vật
B. Tảo
C. Vi khuẩn lam
D. Bò

Câu 5. Các sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành:
A. Năng lượng nhiệt
B. Năng lượng cơ học
C. Năng lượng trong các hợp chất vô cơ
D. Năng lượng trong các hợp chất hữu cơ

Câu 6. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành:

A. Quang năng
B. Hoá năng
C. Nhiệt năng
D. Cơ năng

Câu 7. Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng sử dụng:


A. Cho các hoạt động sống và là nguồn cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho các
hoạt động sống của sinh vật khác
B. Cho các hoạt động sản xuất chất dinh dưỡng
C. Cho hoạt sống sinh sản và hoạt động sống của sinh vật khác
D. Cho việc tổng hợp các chất vô cơ cho sinh vật khác

Câu 8. Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò:


A. Là sinh vật sản xuất, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác
B. Là sinh vật sản xuất, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác
C. Là sinh vật tiêu thụ, chế biến nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác
D. Là sinh vật tiêu thụ, cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các sinh vật khác

Câu 9. Dị dưỡng là sinh vật:


A. Có khả năng tổng hợp chất vô cơ thành chất hữu cơ
B. Có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn
C. Có khả năng tổng hợp chất dinh dưỡng thông qua quang hợp
D. Không có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất hữu cơ có sẵn

Câu 10. Sinh vật dị dưỡng thường được phân thành:


A. Sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
B. Sinh vật hóa tổng hợp và sinh vật quang tổng hợp
C. Thực vật và động vật
D. Sinh vật ăn thực vật và sinh vật ăn động vật

Câu 11. Vi khuẩn lam là sinh vật:

A. Quang tự dưỡng
B. Hóa tự dưỡng
C. Dị dưỡng loại tiêu thụ
D. Dị dưỡng loại phân giải

Câu 12. Nấm là sinh vật:


A. Quang tự dưỡng
B. Hóa tự dưỡng
C. Dị dưỡng loại tiêu thụ
D. Dị dưỡng loại phân giải

Câu 13. Từ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới:
A. Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt
động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt
B. Hai phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt
động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng
C. Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, hai phần sử dung cho các hoạt
động sống, còn lại được thải vào môi trường ở dạng nhiệt
D. Một phần năng lượng được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt
động sống, còn lại được chuyển thành cơ năng

Câu 14. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm:
A. Tiêu thụ, phân giải, huy động năng lượng
B. Hấp thu, phân giải và huy động năng lượng
C. Tổng hợp, phân giải và huy động năng lượng
D. Tái hấp thu, phân giải và huy động năng lượng

Câu 15. Cơ thể của sinh vật có thể ở dạng:


A. Đơn bào hoặc đa bào
B. Tiêu thụ hoặc phân giải
C. Tất cả đều ở dạng đơn bào
D. Tất cả đều ở dạng đa bào

Câu 16. Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ
thể và tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường
các chất thải, quá trình đó gọi là
A. Trao đổi chất
B. Sự biến đổi
C. Chất hữu cơ
D. Chuyển hóa cơ bản

Câu 17. Ví dụ về việc thu nhận các chất từ môi trường là:
A. Lá cây hấp thụ ánh sáng
B. Chuyển hóa tinh bột thành glucose
C. Quá trình quang hợp
D. Các chất không sử dụng được sẽ bị đào thải khỏi cơ thể

Câu 18. Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống
nhờ có:
A. Trao đổi chất và sinh sản
B. Chuyển hóa năng lượng
C. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
D. Trao đổi chất và cảm ứng
Câu 19. Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi
trường, khi quá trình này dừng lại thì:
A. Sinh vật sẽ sinh trưởng
B. Sinh vật sẽ phát triển
C. Sinh vật sẽ chết
D. Sinh vật sẽ vận động và sinh sản

Câu 20. Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể và
tế bào thông qua giai đoạn:
A. Giữa môi trường ngoài và cơ thể
B. Giữa môi trường trong cơ thể và tế bào
C. Trong từng tế bào
D. Bao gồm cả ba giai đoạn vừa kể trên

Câu 21. Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở
sinh vật KHÔNG bao gồm:
A. Thu nhận các chất từ môi trường
B. Biến đổi các chất
C. Bài tiết các chất
D. Đào thải các chất

Câu 22. Tất cả các cơ thể sống đều là:


A. Hệ thống mở
B. Hệ thống một chiều
C. Hệ thống kín
D. Hệ thống không tuần hoàn

Câu 23. Cơ thể người lấy từ môi trường oxy, nước và thức ăn để chuyển hóa thành năng
lượng tích lũy ở dạng:
A. ATP
B. ADP
C. Vô cơ
D. Nhiệt

Câu 24. Điền vào chỗ trống:


Các sinh vật … chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học tích lũy
trong các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp.
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa tự dưỡng
C. Dị dưỡng loại tiêu thụ
D. Dị dưỡng loại phân giải

Câu 25. Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được:
A. Tái hấp thu
B. Đào thải
C. Điều hòa
D. Tích lũy để sử dụng

Câu 26. Điền vào chỗ trống:


Các sinh vật … chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ thành năng
lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hóa tổng hợp.
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa tự dưỡng
C. Dị dưỡng loại tiêu thụ
D. Dị dưỡng loại phân giải

Câu 27. Điền vào chỗ trống:


Sinh vật ... là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các … từ những chất hữu cơ có sẵn.
A. Tự dưỡng – chất hữu cơ
B. Dị dưỡng – chất hữu cơ
C. Tự dưỡng – chất vô cơ
D. Dị dưỡng – chất vô cơ
Câu 28. Điền vào chỗ trống:
Các sinh vật … như nấm, vi khuẩn thường sử dụng xác củ các sinh vật khác làm thức ăn.
A. Quang tự dưỡng
B. Hóa tự dưỡng
C. Dị dưỡng loại tiêu thụ
D. Dị dưỡng loại phân giải

Câu 29. Điền vào chỗ trống:


Theo dòng năng lượng, quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm: …,
phân giải và … năng lượng.
A. Tổng hợp – huy động
B. Huy động – tổng hợp
C. Biến đổi – huy động
D. Biến đổi – tổng hợp

Câu 30. Điền vào chỗ trống còn thiếu trong sơ đồ dưới đây:

A. Năng lượng tự nhiên


B. Năng lượng hóa học
C. Năng lượng nhiệt
D. Năng lượng tự do

Câu 31. Điền vào chỗ trống:


Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng phần lớn sẽ sản sinh ra … và giải phóng
ngược trở lại môi trường.
A. Ánh sáng
B. Chất hữu cơ
C. Chất vô cơ
D. Nhiệt

Câu 32. Điền vào chỗ trống:


Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở … thông qua ba giai
đoạn.
A. Cấp độ cơ thể và tế bào
B. Dạng đơn bào và đa bào
C. Duy nhất cấp độ tế bào
D. Duy nhất cấp độ cơ thể

Câu 33. Điền vào chỗ trống:


Các dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
bao gồm: thu nhận, vận chuyển, …, tổng hợp và tích lũy năng lượng, phân giải và giải
phóng năng lượng, đào thải, điều hòa.
A. Sản sinh nhiệt
B. Biến đổi
C. Trao đổi
D. Phân rã
Câu 34. Điền vào chỗ trống:
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được điều hòa dựa trên … thông qua
hormone hoặc hệ thần kinh.
A. Nhu cầu duy trì
B. Nhu cầu của cơ thể
C. Hoạt động thể chất
D. Hoạt động cơ bản

Câu 35. Điền vào chỗ trống:


Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra … quá trình trao đổi chất và
năng lượng với môi trường.
A. Sau
B. Trước
C. Đồng thời
D. Chậm hơn

Câu 36. Điền vào chỗ trống:


Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn có sự … mật thiết với nhau.
A. Gắn bó
B. Độc lập
C. Tách rời
D. Liên kết một phần

Câu 37. Điền vào chỗ trống:


Tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt
động sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này thường được thực hiện trong … và ti thể.
A. Bộ máy golgi
B. Tế bào chất
C. Nhân tế bào
D. Phần màng tế bào

Câu 38. Điền vào chỗ trống:


Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp …, năng lượng cho cơ thể
sinh vật.
A. Năng lượng
B. Nhiệt năng
C. Chất vô cơ
D. Chất hữu cơ

Câu 39. Điền vào chỗ trống:


Các chất dinh dưỡng đã thu nhận được vận chuyển đến từng … thông qua hệ mạch ở
thực vật và … ở động vật.
A. Ti thể - hệ tuần hoàn
B. Tế bào chất – hệ tuần hoàn
C. Tế bào – ti thể
D. Tế bào – hệ tuần hoàn

Câu 40. Có bao nhiêu dấu hiệu dưới đây đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển
hóa năng lượng ở sinh vật:
(1) Thu nhận các chất từ môi trường
(2) Đào thải các chất
(3) Biến đổi các chất thành chất vô cơ
(4) Tổng hợp và tích lũy năng lượng
(5) Điều hòa
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 41. Có bao nhiêu sinh vật được tính là dị dưỡng trong số các sinh vật được kể tên dưới
đây:
(1) Cây chuối
(2) Vi khuẩn lam
(3) Nấm
(4) Tảo
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 42. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong các
câu dưới đây:
(1) Sinh vật tự dưỡng gồm có quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng
(2) Sinh vật dị dưỡng có thể chia thành sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải
(3) Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm 2 giai đoạn chính
(4) ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 43. Có bao nhiêu ý đúng khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong các
câu dưới đây:
(1) ATP có nguồn gốc từ ADP
(2) Một trong ba giai đoạn trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật đa bào
là trao đổi giữa môi trường ngoài và trong từng tế bào
(3) Điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng dựa trên hệ thần kinh
ở thực vật
(4) Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống bán mở
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 44. Có bao nhiêu ý SAI khi nói về trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong các
câu dưới đây:
(1) Các chất dinh dưỡng đã được thu nhận sẽ vận chuyển đến từng tế bào thông qua
hệ mạch ở động vật
(2) Vi khuẩn lam là động vật dị dưỡng dạng phân hủy
(3) Bò là động vật dị dưỡng dạng tiêu thụ
(4) Sinh vật có thể tồn tại ở dạng đơn bào và đa bào
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 45. Có bao nhiêu sinh vật được tính là tự dưỡng trong số các sinh vật được kể tên dưới
đây:
(1) Vi khuẩn
(2) Bò
(3) Dê
(4) Cây hoa hồng
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 46. Có bao câu đúng khi nói về sinh vật tự dưỡng và dị dưỡng:
(1) Sinh vật tự dưỡng bao gồm có vi khuẩn thông thường, tảo, thực vật,…
(2) Sinh vật dị dưỡng có thể tổng hợp năng lượng thông qua quá trình hóa tổng hợp
(3) Nấm được xem là sinh vật dị dưỡng loại tiêu thụ
(4) Các hợp chất hữu cơ đặc trưng là C6H12O6
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 47. Có bao nhiêu ý SAI khi nói về các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất
và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật:
(1) Các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường sẽ được thu nhận nhờ các cơ
quan chuyên biệt
(2) Chất dinh dưỡng qua hấp thụ sẽ được sử dụng hoàn toàn trực tiếp
(3) Tế bào không sử dụng các nguyên liệu nhận được để tổng hợp chất hữu cơ tham
gia kiến tạo cơ thể và dự trữ năng lượng
(4) Các chất không được tế bào sử dụng sẽ được tái hấp thu
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 48. Nối các sinh vật sau vào phân loại phù hợp với chúng trong bản dưới đây:
a. Vi khuẩn ni tơ
1. Sinh vật tự dưỡng
b. Rong biển đỏ
c. Nấm
2. Sinh vật dị dưỡng
d. Vi khuẩn lưu huỳnh

A. 1-abc, 2-d
B. 1-adb, 2-c
C. 1bcd, 2-a
D. 1-acd, 2-b

Câu 49. Nối các tên dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng sao cho phù hợp với các ví dụ của chúng.
1. Thu nhận chất a. Quang hợp
2. Biến đổi các chất b. Lá cây hấp thụ ánh sáng
3. Tổng hợp năng lượng c. Chuyển tin bột thành glucose
A. 1-a, 2-b, 3-c
B. 1-b, 2-c, 3-a
C. 1-c, 2-a, 3-b
D. 1-c, 2-b, 3-a

Câu 50. Nối các đặc điểm trong bảng sao cho phù hợp với nhóm sinh vật dưới đây:
a. Sử dụng năng lượng ánh sáng
1. Sinh vật tự dưỡng
b. Tổng hợp chất hữu cơ từ vô cơ
c. Sử dụng chất hữu cơ có sẵn
2. Sinh vật dị dưỡng
d. Sử dụng năng lượng hóa học
A. 1-ab, 2-cd
B. 1-ac, 2-bd
C. 1-ad, 2-cb
D. 1-cd, 2-ad

2. Bài tập tự luận


Câu 1. Hãy vẽ sơ đồ tóm tắt ngắn gọn các giai đoạn của quá trình chuyển hóa năng lượng
trong sinh giới.
Câu 2. Hãy phân biệt sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng.
Câu 3. Cho ví dụ về các loài sinh vật quang tự dưỡng mà em biết, nêu cơ chế tổng hợp cụ
thể.
Câu 4. Tại sao các cơ thể sống đều là hệ thống mở?
Câu 5. Hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng
lượng ở sinh vật.
Câu 6. Tại sao nấm lại là sinh vật dị dưỡng loại phân hủy?

Câu 7. Nêu một số ví dụ về tổng hợp các chất và tích lũy năng lượng ở sinh vật.
Câu 8. Dựa vào các nguồn tham khảo khác, hãy nêu những gì em biết về ATP.

Câu 9. Tại sao ở thực vật, việc vận chuyển đến từng tế bào lại phải thông qua hệ mạch
mà không phải là hệ tuần hoàn?
Câu 10. Tại sao ở sinh vật đa bào lại có quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng
nhiều giai đoạn hơn so với sinh vật đơn bào?
PHẦN III: ĐÁP ÁN
1. Đáp án trắc nghiệm
1. Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Đáp án C A C D D C A B B A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20

Đáp án A D A C A A A C C D

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30

Đáp án C A A A B B B D A B

Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40

Đáp án D A B B C A A D D C

Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50

Đáp án A C A C A A C B B A

HƯỚNG DẪN GIẢI TRẮC NGHIỆM


Câu 1.
Năng lượng chủ yếu cung cấp cho sinh vật trên Trái Đất bắt nguồn từ năng lượng ánh
sáng và năng lượng hóa học 🡪 Đáp án C.
Câu 2.
Sinh vật tự dưỡng gồm quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng 🡪 Đáp án A.
Câu 3.
Vi khuẩn lam có khả năng quang tự dưỡng 🡪 Đáp án C.
Câu 4.
Sinh vật không có khả năng tự dưỡng là bò (sinh vật dị dưỡng dạng tiêu thụ) 🡪 Đáp án
C.
Câu 5.
Các sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng trong
các hợp chất hữu cơ 🡪 Đáp án D.
Câu 6.
Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành nhiệt năng 🡪
Đáp án C.
Câu 7.
Hợp chất hữu cơ được sinh vật tự dưỡng sử dụng cho các hoạt động sống và là nguồn
cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật khác 🡪 Đáp án A.
Câu 8.
Sinh vật tự dưỡng đóng vai trò có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ
có sẵn 🡪 Đáp án B.
Câu 9.
Dị dưỡng là sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ những chất hữu cơ có sẵn 🡪
Đáp án B.
Câu 10.
Sinh vật dị dưỡng thường được phân thành dạng tiêu thụ và dạng phân giải🡪 Đáp án A.
Câu 11.
Vi khuẩn lam là sinh vật quang tự dưỡng 🡪 Đáp án A.
Câu 12.
Nấm là sinh vật dị dưỡng loại phân giải 🡪 Đáp án D.
Câu 13:
Từ quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong sinh giới một phần năng lượng
được các sinh vật dự trữ, một phần sử dung cho các hoạt động sống, còn lại được thải vào
môi trường ở dạng nhiệt 🡪 Đáp án A.
Câu 14.
Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm: Tổng hợp, phân giải và huy
động năng lượng 🡪 Đáp án C.
Câu 15.
Cơ thể của sinh vật có thể ở dạng đơn bào hoặc đa bào (sử dụng từ hoặc thay cho từ và,
vì và có nghĩa là tồn tại cùng một lúc) 🡪 Đáp án A.
Câu 16.
Sinh vật lấy các chất từ môi trường, biển đổi chúng thành các chất cần thiết cho cơ thể và
tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời trả lại cho môi trường các
chất thải, quá trình đó gọi là trao đổi chất (vì có sự trao đổi giữa sinh vật và môi
trường)🡪 Đáp án A.
Câu 17.
Ví dụ về việc thu nhận các chất từ môi trường là lá cây hấp thụ ánh sáng (thu nhận năng
lượng ánh sáng) 🡪 Đáp án A.
Câu 18.
Sinh vật có thể tồn tại, sinh trưởng, phát triển và thích nghi với môi trường sống nhờ có
trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng 🡪 Đáp án C.
Câu 19.
Mọi cơ thể sống đều không ngừng trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng với môi
trường, khi quá trình này dừng lại thì sinh vật sẽ chết (vì không có năng lượng để kiến tạo
cơ thể và duy trì hoạt động sống) 🡪 Đáp án C.
Câu 20.
Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể và tế bào
thông qua giai đoạn: giữa mỗi trường ngoài và cơ thể, giữa môi trường trong cơ thể và tế
bào và trong từng tế bào 🡪 Đáp án D.
Câu 21.
Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
KHÔNG bao gồm bài tiết các chất (phải là đào thải các chất chứ không bài tiết) 🡪 Đáp
án C.
Câu 22.
Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở (vì phải trao đổi chất với môi trường) 🡪 Đáp
án A.
Câu 23.
Cơ thể người lấy từ môi trường oxy, nước và thức ăn để chuyển hóa thành năng lượng
tích lũy ở dạng ATP🡪 Đáp án A.
Câu 24.
Các sinh vật quang tự dưỡng chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa học
tích lũy trong các chất hữu cơ thông qua quá trình quang hợp 🡪 Đáp án A.
Câu 25.
Các chất không được tế bào và cơ thể sử dụng sẽ được sẽ bị cơ thể thải ra ngoài 🡪 Đáp
án B.
Câu 26.
Các sinh vật hóa tự dưỡng chuyển hóa năng lượng hóa học trong các hợp chất vô cơ
thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ thông qua quá trình hóa
tổng hợp 🡪 Đáp án B.
Câu 27.
Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật chỉ có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất
hữu cơ có sẵn 🡪 Đáp án B.
Câu 28.
Các sinh vật dị dưỡng loại phân giải như nấm, vi khuẩn thường sử dụng xác củ các sinh
vật khác làm thức ăn 🡪 Đáp án D.
Câu 29.
Theo dòng năng lượng, quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm: tổng
hợp, phân giải và phân giải năng lượng 🡪 Đáp án A.
Câu 30.
Năng lượng hóa học 🡪 Đáp án B.
Câu 31.
Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng phần lớn sẽ sản sinh ra nhiệt và giải phóng
ngược trở lại môi trường 🡪 Đáp án D.
Câu 32.
Ở sinh vật đa bào, quá trình trao đổi chất và năng lượng diễn ra ở cấp độ cơ thể và tế bào
thông qua ba giai đoạn 🡪 Đáp án A.
Câu 33.
Các dấu hiệu đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
bao gồm: thu nhận, vận chuyển, biến đổi, tổng hợp và tích lũy năng lượng, phân giải và
giải phóng năng lượng, đào thải, điều hòa 🡪 Đáp án C.
Câu 34.
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng được điều hòa dựa trên nhu cầu của cơ
thể (không thể chỉ dựa vào hoạt động thể chất được vì còn phải duy trì các hoạt động cơ
bản, nhu cầu duy trì thì lại không rõ rang) thông qua hormone hoặc hệ thần kinh 🡪 Đáp
án B.
Câu 35.
Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống mở, luôn diễn ra đồng thời quá trình trao đổi chất
và năng lượng với môi trường 🡪 Đáp án C.
Câu 36.
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng luôn có sự gắn bó mật thiết với nhau 🡪
Đáp án A.
Câu 37.
Tế bào phân giải các hợp chất hữu cơ, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động
sống của tế bào và cơ thể. Quá trình này thường được thực hiện trong tế bào chất và ti
thể. 🡪 Đáp án B.
Câu 38.
Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng cung cấp chất hữu cơ, năng lượng cho
cơ thể sinh vật 🡪 Đáp án D.
Câu 39.
Các chất dinh dưỡng đã thu nhận được vận chuyển đến từng tế bào thông qua hệ mạch ở
thực vật và hệ tuần hoàn ở động vật 🡪 Đáp án D.
Câu 40.
(1) Thu nhận các chất từ môi trường => Đúng
(2) Đào thải các chất => Đúng
(3) Biến đổi các chất thành chất vô cơ => Sai vì biến đổi thành chất hữu cơ
(4) Tổng hợp và tích lũy năng lượng => Đúng
(5) Điều hòa => Đúng
Có 4 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 41.
(1) Cây chuối => Sai vì đây là sinh vật quang tự dưỡng
(2) Vi khuẩn lam => Sai vì đây là sinh vật quang tự dưỡng
(3) Nấm => Sai vì đây là sinh vật dị dưỡng loại phân hủy
(4) Tảo => Đúng vì đang nói chung ở các loại tảo
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 42.
(1) Sinh vật tự dưỡng gồm có quang tự dưỡng và hóa tự dưỡng => Đúng
(2) Sinh vật dị dưỡng có thể chia thành sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải =>
Đúng
(3) Quá trình chuyển hóa năng lượng trong sinh giới bao gồm 2 giai đoạn chính =>
Sai vì gồm có ba giai đoạn
(4) ATP là đòng tiền năng lượng cho các hoạt động sống của sinh vật => Đúng
Có 3 đáp án đúng 🡪 Đáp án C.
Câu 43.
(1) ATP có nguồn gốc từ ADP => Đúng
(2) Một trong ba giai đoạn trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật đa
bào là trao đổi giữa môi trường ngoài và trong từng tế bào => Sai vì phải trao
đổi chất giữa môi trường ngoài và cơ thể
(3) Điều hòa quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng dựa trên hệ thần
kinh ở thực vật => Sai vì hệ thực vật không có hệ thần kinh mà thông qua
hormone
(4) Tất cả các cơ thể sống đều là hệ thống bán mở => Sai vì tất cả đều là hệ thống
mở
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 44.
(1) Các chất dinh dưỡng đã được thu nhận sẽ vận chuyển đến từng tế bào thông
qua hệ mạch ở động vật => Sai vì ở động vật vận chuyển thông qua hệ tuần
hoàn
(2) Vi khuẩn lam là động vật dị dưỡng dạng phân hủy => Sai vì vi khuẩn lam
là vi khuẩn quang tự dưỡng
(3) Bò là động vật dị dưỡng dạng tiêu thụ => Đúng
(4) Sinh vật có thể tồn tại ở dạng đơn bào và đa bào => Sai vì sinh vật chỉ có
thể tồn tại ở dạng đơn bào hoặc đa bào, chứ không thể tồn tại song song hai
dạng trên cùng một cơ thể
Có 3 đáp án sai 🡪 Đáp án C.
Câu 45.
(1) Vi khuẩn => Đúng
(2) Bò => Sai vì đây là sinh vật dị dưỡng
(3) Dê => Sai vì đây là sinh vật dị dưỡng
(4) Cây hoa hồng => Đúng
Có 2 đáp án đúng 🡪 Đáp án B.
Câu 46.
(1) Sinh vật tự dưỡng bao gồm có vi khuẩn thông thường, tảo, thực vật,… =>
Sai vì vi khuẩn thông thường là dị dưỡng loại phân hủy như nấm
(2) Sinh vật dị dưỡng có thể tổng hợp năng lượng thông qua quá trình hóa tổng
hợp => Sai vì sinh vật dị dưỡng tổng hợp không thông qua hóa tổng hợp
(3) Nấm được xem là sinh vật dị dưỡng loại tiêu thụ => Sai vì đây là sinh vật dị
dưỡng loại phân hủy
(4) Các hợp chất hữu cơ đặc trưng là C6H12O6 => Đúng
Có 1 đáp án đúng 🡪 Đáp án A.
Câu 47.
(1) Các chất dinh dưỡng và năng lượng từ môi trường sẽ được thu nhận nhờ
các cơ quan chuyên biệt => Đúng
(2) Chất dinh dưỡng qua hấp thụ sẽ được sử dụng hoàn toàn trực tiếp => Sai vì
có thể được chuyển hóa
(3) Tế bào không sử dụng các nguyên liệu nhận được để tổng hợp chất hữu cơ
tham gia kiến tạo cơ thể và dự trữ năng lượng => Sai vì tế bào có sử dụng
các nguyên liệu nhận được để tổng hợp chất hữu cơ cho các hoạt động sống
và kiến tạo cơ thể
(4) Các chất không được tế bào sử dụng sẽ được tái hấp thu => Sai vì cơ thể sẽ
đào thải
Có 3 đáp án sai 🡪 Đáp án C.
Câu 48.
Vi khuẩn lưu huỳnh: thực hiện quá trình oxy hóa mà chúng cần oxy, thường được sử
dụng trong nông nghiệp để cải tạo đất.
Vi khuẩn nitơ: được sử dụng để làm cho đất màu mỡ hơn, thông qua quá trình oxy hóa
amoniac dẫn đến nitrat.
Rong biển đỏ: họ là những người bảo vệ, được biết đến vì họ bao gồm chất diệp lục, tuy
nhiên một số có sắc tố làm cho họ khác với những người khác. Nói chung, petticoats rất
recondite được phát triển. Họ thuộc nhóm Phylum Rhodophta. 🡪 Đáp án B.
Câu 49.
Đáp án B.
Câu 50.
Đáp án A.
2. Đáp án tự luận
HƯỚNG DẪN GIẢI TỰ LUẬN
Câu 1.

Câu 2.
- Sinh vật tự dưỡng là các sinh vật có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ,
bao gồm quang tự dưỡng (thông qua quang tổng hợp chuyển năng lượng ánh sáng thành
năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ) và hóa tự dưỡng (thông qua hóa tổng
hợp chuyển năng lượng trong chất vô cơ thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất
hữu cơ).
- Sinh vật dị dưỡng là các sinh vật có khả năng tổng hợp các chất hữu cơ từ những chất
hữu cơ có sẵn bao gồm sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
Câu 3.
– Vi khuẩn lưu huỳnh: thực hiện quá trình oxy hóa mà chúng cần oxy, thường được sử
dụng trong nông nghiệp để cải tạo đất.
– Vi khuẩn nitơ: được sử dụng để làm cho đất màu mỡ hơn, thông qua quá trình oxy hóa
amoniac dẫn đến nitrat.
– Vi khuẩn sắt: những vi khuẩn này sống và gia tăng trong các vùng nước, thay đổi các
hợp chất sắt trong sắt bằng quá trình oxy hóa.
– Vi khuẩn hydro: quá trình oxy hóa của nó xảy ra thông qua oxy, từ tên này được gọi là
vi khuẩn khí kích nổ. Trong số này là Bacillus pantotrophus.
Câu 4.
Cơ thể sinh vật không thể tự tổng hợp các chất bởi chính nó, do đó phải lấy các chất từ
môi trường cũng như trao đổi với môi trường những chất chúng sản sinh ra hay đào thải
đi, chính vì vậy mà các cơ thể sống luôn phải liên tục trao đổi với môi trường, hình thành
nên hệ thống mở.
Câu 5.
Các dấu hiệu đặc trưng của quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật
bao gồm: thu nhận, vận chuyển, biến đổi, tổng hợp và tích lũy năng lượng, đào thảo và
điều hòa.
Câu 6.
Vì nấm chỉ có thể sinh sống nhờ chất hữu cơ đến từ bên ngoài nên được xếp vào nhóm dị
dưỡng, thêm vào đó chúng sinh trưởng trên các cơ thể chết để lấy chất dinh dưỡng từ đây
nên được gọi là phân hủy.
Câu 7.
Quá trình quang hợp ở thực vật hoặc các đại phân tử lớn, quá trình hóa tổng hợp từ các
chất vô cơ thành chất hữu cơ,…
Câu 8.
Mọi sinh vật sống trên trái Đất đều cần năng lượng để hoạt động cũng như thúc đẩy quá
trình trao đổi chất trong cơ thể. ATP là viết tắt của cụm từ Adenosin Triphosphat, chính
là nguồn cung cấp năng lượng sinh học chủ yếu này cho cơ thể sinh vật. Nói một cách
khác, ATP là phân tử mang năng lượng, chúng có chức năng vận chuyển năng lượng đến
nơi mà các tế bào cần sử dụng.
Câu 9.
Vì động vật tiến hóa hơn so với thực vật, nên đã hình thành các hệ cơ quan riêng biệt
hơn, trong đó có thể kể đến hệ tuần hoàn với sự hình thành tim và hệ mạch máu nhằm
vận chuyển khí, dịch và chất dinh dưỡng trong toàn bộ cơ thể.
Câu 10.
Theo thuyết tiến hóa, sinh vật đơn bào là dạng sinh vật xuất hiện đầu tiên, đa bào là dạng
sinh vật được hình thành sau và gồm nhiều tế bào đơn. Chính vì vậy mà chúng phát triển
hơn và có sự chuyên biệt trong việc thực hiện và duy trì các hoạt động sống.

You might also like