You are on page 1of 3

Câu 1: Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng không có vai trò nào sau đây?

A. Cung cấp nguyên liệu cho quá trình hình thành chất sống
B.Cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống
C.Bài tiết các chất dư thừa, chất độc hại ra ngoài môi trường
D.Tích luỹ các gene có lợi cho sinh vật
Câu 2: Có bao nhiêu dấu hiệu sau đây là đặc trưng cho quá trình trao đổi chất và chuyển hoá
năng lượng ở sinh vật?
1- Thu nhận các chất từ môi trường và vận chuyển các chất trong cơ thể
2- Biến đổi các chất và chuyển hoá năng lượng
3-Thải các chất ra môi trường
4-Được điều hoà cho phù hợp với nhu cầu của cơ thể
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 3: Em hãy ghép 2 cột sau cho phù hợp :
1- Huy động năng lượng A-Trong giai đoạn này, thực vật thì tiến hành quang hợp để
chuyển hoá quang năng thành hoá năng, động vật thì thực hiện
quá trình đồng hoá tạo ra các chất hữu cơ đặc trưng cảu cơ thể
2- Giai đoạn phân giải B-Trong giai đoạn này, các hợp chất hữu cơ phức tạp như
protein, carbohydrate, lipid…được phân giải thành các hợp chất
đơn giản
3-Giai đoạn tổng hợp C-Năng lượng tích luỹ trong ATP được huy động tham gia vào
các quá trình sinh lí như trao đổi chất, vận động, cảm ứng, sinh
trưởng, phát triển, sinh sản… của cơ thể.
A. 1C – 2B – 3A B. 1A – 2B – 3C C. 1B – 2C – 3A D. 1C – 2A – 3B
Câu 4:Toàn bộ năng lượng của cơ thể sinh học, đến cuối cùng,
A.Được giải phóng ra môi trường dưới dạng nhiệt năng
B.Được tích luỹ trong các cơ thể của sinh vật phân giải
C.Được trả lại cho thực vật để bắt đầu 1 chu trình mới
D.Được tích luỹ trong các mỏ địa chất.
Câu 5: Quá trình quang hợp của thực vật thuộc về giai đoạn nào trong các giai đoạn sau của
quá trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới:
A. Huy động năng lượng
B. Giai đoạn tổng hợp
C.Giai đoạn phân giải
D.Giai đoạn dị hoá
Câu 6: Quá trình hô hấp của động vật thuộc về giai đoạn nào trong các giai đoạn sau của quá
trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới:
A. Huy động năng lượng
B. Giai đoạn tổng hợp
C.Giai đoạn phân giải
D.Giai đoạn đồng hoá
Câu 7: Quá trình hô hấp của thực vật thuộc về giai đoạn nào trong các giai đoạn sau của quá
trình chuyển hoá năng lượng trong sinh giới:
A. Huy động năng lượng B. Giai đoạn tổng hợp
C.Giai đoạn phân giải D.Giai đoạn đồng hoá
Câu 8: Khi nói về chuyển hoá vật chất và năng lượng trong sinh giới, có mấy phát biểu sau đây
đúng?
1- Thực vật thực hiện giai đoạn tổng hợp còn động vật thực hiện giai đoạn phân giải
2- Động vật thực hiện giai đoạn tổng hợp còn thực vật thực hiện giai đoạn phân giải
3-Mọi cơ thể sống đều thực hiện giai đoạn huy động năng lượng
4-Quang hợp của thực vật thuộc giai đoạn tổng hợp.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 9: Quan sát hình vẽ sau và cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A.Trong cơ thể của hươu, đã có sự chuyển hoá nhiệt năng thành năng lượng trong các liên kết
hoá học
B.Trong cơ thể của cọp, đã có sự chuyển hoá quang năng thành năng lượng trong các liên kết
hoá học
C.Trong cơ thể của hươu, đã có sự chuyển hoá năng lượng trong các liên kết hoá học thành
năng lượng cho cơ thể sử dụng
D.Trong cơ thể thực vật, đã có sự chuyển hoá trực tiếp quang năng thành năng lượng cho cơ
thể sử dụng
Câu 10: Khi nói về mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, phát biểu nào
sau đây đúng?
A.Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào là nền tảng để thực hiện quá trình trao
đổi chất và chuyển hoá năng lượng cấp cơ thể
B.Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng trong tế bào là 2 quá trình diễn ra độc lập
C.Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng cấp cơ thể là 2 quá trình diễn ra độc lập
D.Thông qua việc trao đổi năng lượng, vật chất được giải phóng, tích luỹ và huy động để cung
cấp cho các hoạt động của tế bào và cơ thể
Câu 11: Sinh vật nào sau đây thực hiện quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng không
hoàn toàn giống hình sau?
A. Vi khuẩn B.Mèo C.Thuỷ tức D.Cây lúa
Câu 12: Sinh vật tiến hành trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng theo những phương thức
nào?
A.Đa bào và đơn bào B.Hô hấp và quang hợp
C.Tự dưỡng và dị dưỡng D.Tổng hợp và phân giải
Câu 13: Loài nào sau đây là sinh vật dị dưỡng
A.Giun B.Thực vật C.Tảo D.Vi khuẩn lam
Câu 14: Loài nào sau đây là sinh vật tự dưỡng?
A. Virus B.Vi khuẩn hoại sinh C.Nấm D.Tảo
Câu 15: Khi nói về đồng hoá và dị hoá ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở người, tỉ lệ đồng hoá và dị hoá ở mỗi người là đặc trưng và bất biến
B.Khi lao động nặng, quá trình đồng hoá diễn ra mạnh hơn quá trình dị hoá; ngược lại, khi
nghỉ ngơi, quá trình dị hoá diễn ra mạnh hơn quá trình đồng hoá
C.Tỉ lệ đồng hoá và dị hoá phụ thuộc lứa tuổi và trạng thái cơ thể
D.Người lao động nặng cần ít năng lượng hơn người lao động nhẹ

You might also like