You are on page 1of 10

CHƯƠNG 6: SỰ TRAO ĐỔI CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

CỦA TẾ BÀO
I.Trắc nghiệm
1 Chức năng nào sau đây không phải quang hợp?
A. Cung cấp thức ăn cho sinh vật
B. Chuyển hóa quang năng thành hóa năng.
C. Phân giải các chất hữu cơ thành năng lượng.
D. Điều hòa không khí.
2 Dạng năng lượng chủ yếu trong các tế bào sống là?
A. Cơ năng.
B. Điện năng.
C. Hóa năng.
D. Nhiệt năng

3 Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng có vai trò quan trọng đối với

A. sự chuyển hóa của sinh vật

B. sự biến đổi các chất.

C.sự trao đổi năng lượng.

D. sự sống của sinh vật.

4 Quá trình cơ thể lấy các chất cần thiết từ môi trường và thải các chất không
cần thiết ra ngoài môi trường được gọi là gì?

A. Chuyển hóa năng lương

B. Trao đổi chất

C. Phân giải chất hữu cơ

D. Quang hợp

5 Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi chất ở sinh vật?

A. Chuyển hoá các chất ở tế bào được thực hiện qua quá trình tổng hợp và phân
giải các chất.
B. Chuyển hoá các chất luôn đi kèm với giải phóng năng lượng.

C. Trao đổi chất ở sinh vật gồm quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi
trường và chuyển hoá các chất diễn ra trong tế bào.

D. Tập hợp tất cả các phản ứng diễn ra trong và ngoài cơ thể được gọi là quá
trình trao đổi chất.

5 Trao đổi chất ở cấp độ tế bào có đặc điểm

A. thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài qua các hộ cơ quan vào
cơ thể đồng thời môi trường ngoài cũng và có sự tiếp nhận các chất thải, sản
phẩm phân huỷ.

B. Thức ăn, nước và muối khoáng… từ môi trường ngoài trực tiếp vào cơ thể và
sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
C. Các chất dinh dưỡng và 02 tiếp nhận từ máu được tế bào sử dụng cho các
hoạt động sống, các sản phẩm phân huỷ được thải vào môi trường trong.
D. Môi trường trong có sự tiếp nhận các chất thải, sản phẩm phân huỷ.
6 Sự trao đổi chất ở cấp độ tế bào thực chất là

A. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường ngoài.

B. Sự trao đổi giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ bài tiết với môi trường trong

C. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường ngoài.
D. Sự trao đổi vật chất giữa tế bào với môi trường trong
7.Quá trình oxi hóa khử sinh học chia làm mấy giai đoạn:
A.1 B.2 C.3 D.4
8. Giai đoạn 1 của quá trình oxi hóa khử sinh học là gì?
A. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn.
B. Các chất đơn giản bị biến đổi thành chất có 2 cacbon là acetyl-CoA
C. Acetyl-CoA bị oxi hóa hoàn toàn trong chu trình acid citric tạo ra CO2, nước
và giải phóng năng lượng.
D. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn gấp đôi.
9. Giai đoạn 2 của quá trình oxi hóa khử sinh học là gì?
A. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn.
B. Các chất đơn giản bị biến đổi thành chất có 2 cacbon là acetyl-CoA
C. Acetyl-CoA bị oxi hóa hoàn toàn trong chu trình acid citric tạo ra CO2, nước
và giải phóng năng lượng.
D. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn gấp đôi.
10. Giai đoạn 3 của quá trình oxi hóa khử sinh học là gì?
A. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn.
B. Các chất đơn giản bị biến đổi thành chất có 2 cacbon là acetyl-CoA
C. Acetyl-CoA bị oxi hóa hoàn toàn trong chu trình acid citric tạo ra CO2, nước
và giải phóng năng lượng.
D. Các hợp chất cao phân tử bị thủy phân thành các chất đơn giản có phân tử
nhỏ hơn gấp đôi.
11. Nguồn năng lượng duy nhất đối với cơ thể người, động vật và đa số vi sinh
vật là:
A. Năng lượng hóa học của các chất trong thức ăn.
B. Năng lượng mặt trời
C. Năng lượng sinh học của cơ thể
D. Không có năng lượng duy nhất
12. Lipid,carbonhydrate bịoxi hóat hành
A. CO2, Nước, NH3
B. CO2, NH3
C. Nước, NH3
D. CO2 , Nước
13. Protein bị oxi hóa thành:
A. CO2, Nước, NH3
B. CO2, NH3
C. Nước, NH3
D. CO2 , Nước
14. Có bao nhiêu trạng thái của một hệ thống trao đổi năng lượng:
A.1 B.2 C.3 D.4
15. Các trạng thái của một hệ thống trao đổi năng lượng là:
A. Hở B. Đóng C. Cô lập D. tất cả đáp án trên
16. Năng lượng tự do G là?
A. là năng lượng có khả năng sinh công ở điều kiện đẳng nhiệt.
B. là năng lượng có khả năng sinh công ở điều kiện đẳng áp.
C. là năng lượng có khả năng sinh công ở điều kiện đoạn nhiệt.
D. là năng lượng có khả năng sinh công ở điều kiện đẳng nhiệt và đẳng áp
17. Delta G0 là sự biến đổi năng lượng chuẩn được tính?
A 250C B. 1atm C.Nồng độ 1M D. tất cả đáp án trên
18. Quá trình oxi hóa khử các chất dinh dưỡng có mấy ý nghĩa quan trọng?
A.1 B.2 C.3 D.4
19. Điều kiện để phản ứng xảy ra 1 cách tự phát?
A. Delta G<0 B. Delta G>0 C. Delta G khác 0 D. Delta G = 0
20. Điều kiện để phản ứng ở trạng thái cân bằng?
A. Delta G<0 B. Delta G>0 C. Delta G khác 0 D. Delta G = 0
21. Phản ứng tỏa nhiệt khi:
A. Delta G<0 B. Delta G>0 C. Delta G khác 0 D. Delta G = 0
22. Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là?
A. Tự dưỡng
B. Dị dưỡng
C. Cộng sinh
D. Kí sinh
23. Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là?
A. Sống tự dưỡng quang hợp
B. Sống dị dưỡng hoại sinh
C. Sống di chuyển
D. Sống cố định
24.Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới nấm là?
A. Sống tự dưỡng quang hợp
B. Sống dị dưỡng hoại sinh
C. Sống di chuyển
D. Sống cố định
25.Sinh vật tự dưỡng gồm có
A.Sinh vật dị dưỡng
B.Sinh vật quang dưỡng và sinh vật hóa dưỡng
C.Sinh vật hóa dưỡng
D.Sinh vật quang dưỡng
26.Điểm đặc trưng nhất của các sinh vật trong giới thực vật là
A. Sống tự dưỡng quang hợp
B. Sống dị dưỡng hoại sinh
C. Sống di chuyển
D. Sống cố định
27.Cho các kiểu dinh dưỡng sau:
(1) Quang tự dưỡng
(2) Hóa tự dưỡng
(3) Quang dị dưỡng
(4) Hóa dị dưỡng
Trong các kiểu dinh dưỡng trên, số kiểu dinh dưỡng có ở vi sinh vật là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
28. Căn cứ vào nguồn carbon, vi sinh vật có các kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B. tự dưỡng và dị dưỡng.
C. quang dưỡng và hóa dưỡng.
D. hóa tự dưỡng và hóa dị dưỡng.
29. Kiểu dinh dưỡng có nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn carbon từ CO2

A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
30.Các vi khuẩn nitrate hoá, vi khuẩn oxi hoá lưu huỳnh có kiểu dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa tự dưỡng.
D. hóa dị dưỡng.
31. Trong các vi sinh vật gồm vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, vi
nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh
vật còn lại là
A. vi nấm.
B. tảo lục đơn bào.
C. vi khuẩn lam.
D. vi khuẩn lưu huỳnh màu lục.
32. Một loài vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu
CO2, giàu một số chất vô cơ khác.Loài sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là
A. quang tự dưỡng.
B. quang dị dưỡng.
C. hóa dị dưỡng.
D. hóa tự dưỡng.

33. Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm
A. Nguồn năng lượng và khí CO2
B. Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C. Ánh sáng và nhiệt độ
D. Ánh sáng và nguồn cacbon
34 .Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là
A. Ánh sáng
B. Ánh sáng và chất hữu cơ
C. Chất hữu cơ
D. Khí CO2
35.Vi khuẩn nào dưới đây có khả năng tự dưỡng?
A.Vi khuẩn lam
B.Vi khuẩn latic
C.Vi khuẩn than
D.Vi khuẩn thương hàn
36. Khi nói về hệ thống 5 giới sinh vật, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có thực vật sống quang tự dưỡng
B. Chỉ có động vật sống dị dưỡng
C. Giới nguyên sinh có cả hình thức sống tự dưỡng và dị dưỡng
D. Vi khuẩn sống kí sinh
37.Sự tổng hợp ATP về mặt năng lượng trong các hợp chất hữu cơ có mấy loại
liên kết ?
A. 1 B. 3 C. 5 D.2
38.Điền vào chổ trống :Liên kết thường là gì?Là liên kết mà khi phân giải hoặc
tạo thành nó có sự biến đổi năng lượng khoảng ….kcal/mol.
A. 10 B.5 C.3 D.2
39. Chất có vai trò trung tâm trong thay đổi năng lượng ở tế bào chất ở tế bào
và cơ thể sống?
A. ATP B. Stroma C. Lục lạp D. Protein
40. Quá trình oxy hóa các chất hữu cơ tạo nên các coenzyme dạng khử giàu
năng lượng nào ?
A. NADH,O2 B. CO2, O2 C. NADH,FADH2,N2 D. NADH,FADH2,
H+
41. ATP được tổng hợp qua 2 quá trình nào ?
A. Quang phosphoryl hóa,Oxy hóa phosphoryl hóa
B. Quá trình ưu trương, quá trình nhược trượng
C. Qúa trình khử, quá trình oxy hóa
D. Qúa trình hô hấp, quá trình quang hợp.
42. Chọn đáp án đúng :Khái niệm quang phosphoryl hóa là?
A. Là quá trình xảy ra ở stroma trong pha sáng của quang hợp nhờ năng lượng
ánh sáng mặt trời.
B. Là quá trình tổng hợp ATP nhờ vào năng lượng của quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ.
C. Là quá trình tổng hợp ATP nhờ vào năng lượng của quá trình hidro hóa các
chất hữu cơ.
D. Là quá trình xảy ra ở lục lạp trong pha sáng của quang hợp nhờ năng lượng
ánh sáng mặt trời.
43. Chọn đáp án đúng :Khái niệm quang phosphoryl hóa là?
A. Là quá trình xảy ra ở stroma trong pha sáng của quang hợp nhờ năng lượng
ánh sáng mặt trời.
B. Là quá trình tổng hợp ATP nhờ vào năng lượng của quá trình oxy hóa các
chất hữu cơ.
C. Là quá trình tổng hợp ATP nhờ vào năng lượng của quá trình hidro hóa các
chất hữu cơ.
D. Là quá trình xảy ra ở lục lạp trong pha sáng của quang hợp nhờ năng lượng
ánh sáng mặt trời.

II. Tự luận
1.Nêu 2 định luật nhiệt động học?
- Định luật nhiệt động học thứ 1: Năng lượng không tự nhiên sinh ra cũng không
tự nhiên mất đi mà chuyển từ dạng này sang dạng khác và tổng năng lượng
chung là không đổi.
- Định luật nhiệt động học thứ 2: Tất cả quá trình biến đổi tự nhiên có khuynh
hướng tang entropy của vũ trụ.
2.Quá trình oxi hóa khử các chất dinh dưỡng có ý nghĩa gì quan trọng?
-Là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống .
-Là nguồn cung cấp nguyên liệu cho các phản ứng tổng hợp.
3. Điểm giống nhau giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là gì?
– Sinh vật tự dưỡng và sinh vật dị dưỡng là hai nhóm sinh vật sống được phân
loại dựa trên nguồn cacbon.
– Cả hai nhóm đều có hai danh mục phụ dựa trên nguồn năng lượng.
– Chúng có thể sử dụng năng lượng ánh sáng hoặc năng lượng hóa học làm
nguồn năng lượng.
– Chúng là thành viên của chuỗi thức ăn và lưới thức ăn.
– Cả hai nhóm đều quan trọng đối với sự cân bằng của hệ sinh thái.
– Có thực vật tự dưỡng cũng như dị dưỡng
4.Sự khác biệt cơ bản giữa sinh vật tự dưỡng và sinh vật tự dưỡng là gì?
Sinh vật tự dưỡng là những sinh vật sử dụng cacbon vô cơ và sản xuất thức ăn
của riêng chúng. Mặt khác, sinh vật dị dưỡng là những sinh vật sử dụng cacbon
hữu cơ và không thể tự sản xuất thức ăn.
5.Con đường tổng hợp ATP gồm mấy quá trình nên khái niệm các quá
trình đó?
- ATP được tổng hợp thông qua 2 quá trình:
+ Quang phosphoryl hóa (đối với cơ thể tự dưỡng).
+ Oxy hóa phosphoryl hóa (đối với cơ thể dị dưỡng).
- Quang phosphoryl hóa (đối với cơ thể tự dưỡng): Là quá trình xảy ra ở lục
lạp trong pha sáng của quang hợp nhờ năng lượng ánh sáng mặt trời.
- Oxy hóa phosphoryl hóa (đối với cơ thể dị dưỡng): Là quá trình tổng hợp
ATP nhờ vào năng lượng của quá trình oxy hóa các chất hữu cơ.
 Gồm có 2 dạng:
+ Oxy hóa phosphoryl hóa trực tiếp cơ chất.
+ Oxy hóa phosphoryl hóa qua chuỗi enzyme hô hấp.
6.Sự trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường ngoài biểu hiện như thế nào?
- Ở cấp độ cơ thể, môi trường ngoài cung cấp nước, thức ăn, muối khoáng và
oxi qua hệ tiêu hóa, hô hấp, đồng thời tiếp nhận các sản phẩm phân hủy, chất bã
và khí CO2 từ cơ thể thải ra.

You might also like