You are on page 1of 9

ĐỀ VẬN DỤNG SỐ 13

Câu 1.
a. Những đặc điểm cấu tạo nào của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận
chuyển nước và các ion khoáng?
b. Hãy chỉ ra đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ. Mối liên
hệ giữa các con đường đó?
c. Trong một thí nghiệm với cây trồng trong dung dịch người ta cho một chất ức
chế quang hợp tan trong nước vào dung dịch nuôi nhưng cường độ quang hợp
của cây không bị giảm. Vì sao?
Câu 2.
a. Giải thích vì sao cây có lá màu đỏ tía vẫn quang hợp được?
b. Giải thích tại sao khi ở ngoài ánh sáng mạnh hàm lượng ion NO3- giảm?
Câu 3.
a. Tại sao nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật
C4 nhưng lại gây hô hấp sáng ở thực vật C3?
b. Trong tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI không có PSII có tác
động lên nồng độ O2. Điều đó có ý nghĩa gì với cây?
Câu 4.
a. Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn
thịt. Giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
b. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và
chức năng?
Câu 5.
a. Tại sao mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước? Tại sao trên cạn cá sẽ bị
chết?
b. Côn trùng thực hiện sự trao đổi khí như thế nào?
Câu 6.
a. Đặc điểm hình thái cấu tạo của hồng cầu như thế nào để thích nghi với chức
năng vận chuyển oxy và CO2 ?
b. Tuần hoàn kép có lợi gì so với tuần hoàn đơn?
Câu 7.
a. Kể tên các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu. Nêu
vai trò của những thành phần đó.
b. Mô tả cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc
hiệu khi chúng xâm nhiễm vào cơ thể.
Câu 8.
a. Nêu cấu tạo của thận phù hợp với chức năng hình thành nước tiểu.
b. Quá trình hình thành nước tiểu gồm những giai đoạn nào? Điều gì xảy ra nếu
một trong những giai đoạn này bị rối loạn?
Câu 9.
a. Vì sao trong một cung phản xạ xung thần kinh chỉ đi theo một chiều từ cơ
quan thụ cảm đến cơ quan trả lời?
b. Các lọai thí nghiệm sau đây thuộc loại phản xạ gì? Hãy mô tả đường đi của
xung thần kinh trong các cung phản xạ đó?
- Da bị tím tái khi trời lạnh
- Chân co lại khi dãm phải gai
Câu 10. Giải thích vai trò của các hiện tượng sau

a. Mùa đông thắp đèn ở ruộng hoa cúc


b. Mùa đông thắp đèn ở vườn thanh long
------ Thái độ tích cực là tài sản vô giá của những người thành công trong cuộc sống -----
HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ

Câu 1:
a. Đặc điểm mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và muối
khoáng
- Mạch gỗ được cấu tạo gồm quản bào và mạch ống ( những tế bào hình trụ
đứng và đã chết không có màng, không có bào quan bên trong chỉ có thành tế
bào). Hai phía đáy của hình trụ nối thông với các tb hình trụ khác, mặt bên thủng
lỗ. Nhờ có cấu tạo như vậy nên mạch gỗ là một hệ thống ống liên tục nối từ rễ
lên lá. Mạch gỗ là các ống rỗng nên giảm lực cản của dòng vận chuyển. Mặt
khác đường kính của mạch gỗ rất nhỏ nên tạo ra lực mao dẫn kéo nước từ rễ lên
lá.
- Thành tế bào được linhin hóa có tác dụng rắn chắc, chịu được áp lực của dòng
nước bên trong và chống đỡ các lực cơ học của môi trường.
- Các lỗ bên sếp xít nhau, lỗ bên của ống này thông với lỗ bên của ống kia tạo
dòng di chuyển ngang để vận chuyển nước và ion khoáng cho các cành bên.
b. Đường đi của nước từ tế bào lông hút vào mạch gỗ của rễ
- Qua các tế bào sống( qua tbc và không bào): Nước đi vào tbc( hoặc không bào)
của tb lông hút, sau đó qua cầu sinh chất sang các tb vỏ tới tbc của tb nội bì, đến
tbc của vỏ trụ rồi vào mạch gỗ.
- Con đường vô bào ( thành tb và gian bào): Nước đi vào thành tb của tb lông
hút sau đó di chuyển vào thành tb và khoảng gian bào của tb vỏ đến các tb nội bì
- Nước đi theo con đường vô bào khi đến nội bì, gặp đai caspary không thấm
nước di chuyển vào tbc của tb nội bì và chuyển sang con đường qua nguyên sinh
chất đến không bào và di chuyển đến mạch gỗ
c. Vận chuyển nước gắn liền với vận chuyển các chất nên chất độc sẽ đi theo
con đường vô bào. Không thể đi theo con đường tb sống vì màng tb có tính thấm
chọn lọc. Tuy nhiên con đường vô bào lại bị thành tb nội bì chặn lại buộc phải đi
qua màng và tbc của tb nội bì
- Chất ức chế có thể hấp thụ vào rễ nhưng không đi vào mạch gỗ do đai caspary
chặn lại. Vì không đi vào mạch gỗ nên chất ức chế không đến được tb quang
hợp. Cường độ quang hợp của cây không bị giảm
Câu 2.
a. Cây có lá màu đỏ tía vẫn quang hợp được
- Thực tế lá cây này vẫn có diệp lục nhưng vì chúng có hàm lượng carotenoit
cao sắc tố này lấn át diệp lục làm cho ta không nhìn thấy màu xanh của diệp lục.
- Chứng minh: Carotenoit rất rễ tan trong nước nóng diệp lục thì không. Do vậy
khi nâm trong nước nóng lá cây sẽ có màu xanh
b. Khi ở ngoài ánh sáng mạnh, hàm lượng ion NO3- giảm vì
- Khi đưa cây ra ngoài ánh sáng mạnh, quá trình quang hợp tăng tạo ra chất khử
cung cấp cho quá trình khử NO3- thành NH4+
- Qúa trình amon hóa trong cây biến NO3- thành NH4+ cần sự tham gia của chất
khử và năng lượng. Do đó khi chất khử và năng lượng tăng làm quá trình amon
hóa tăng làm cho nồng độ NO3- giảm
Câu 3.
a. Nồng độ CO2 thấp vẫn không gây hiện tượng hô hấp sáng ở thực vật C4 nhưng
lại gây hô hấp sáng ở thực vật C3
- Thực vật C4 có chu trình dự trữ CO2 ở lục lạp của tế bào mô dậu tạo nên một
kho dự trữ CO2 là axit malic. Nhờ có kho dự trữ CO2 nên khi nồng độ CO2 thấp
vẫn không gây cạn kiệt CO2 vẫn có đủ để cung cấp cho pha tối của quang hợp
- Hai pha của quang hợp ở thực vật C4 khác nhau về mặt không gian nên không
gây hô hấp sáng. Quá trình quang phân li nước diễn ra ở lục lạp của tb mô dậu
nên O2 được giải phóng từ tb mô dậu và khuếch tán ra môi trường. Chu trình
Canvin diễn ra ở lục lạp của tb bao bó mạch, nơi có nguồn dự trữ CO2 dồi dào
và nồng độ O2 thấp
- Thực vật C3 không có kho dự trữ CO2, enzim rubisco vừa có hoạt tính khử, vừa
có hoạt tính oxy hóa, nên khi thiếu CO2 nó xảy ra hô hấp sáng
b. Tế bào bao bó mạch của thực vật C4 chỉ có PSI không có PSII cho nên không
có quang phân li nước không giải phóng O2. Điều này giúp cây C4 tránh được
vấn đề O2 cạnh tranh với CO2 để liên kết với rubisco. Dó đó cây C4 tránh được
hô hấp sáng, bảo toàn được sản phẩm quang hợp nên năng suất cao.
Qúa trình quang phân li nước diễn ra gắn liền với photphoryl hóa không vòng.
Photphoryl hóa không vòng caafnc ó cả hai hệ quang hóa PSI và PSII. Vì vậy
lục lạp của tế bào bao bó mạch không có PSII nên không có quang phân li nước.
Câu 4
a. Nêu sự khác nhau về cơ quan tiêu hóa ở động vật ăn thực vật và động vật ăn
thịt
Điểm so sánh Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Răng Răng cửa nhỏ, sắc, hình Răng cửa và răng nanh không
chêm dùng để gặm và lấy thịt khác nhau. Có khoảng trống
khỏi xương. Răng nanh cong răng. Răng cạnh hàm và răng
và nhọn để giữ con mồi. hàm dùng để nghiền. Các răng
Răng cạnh hàm và răng ăn này có cấu trúc đặc trưng đáp
thịt lớn. Lỗ chân răng nhỏ. ứng các chế độ ăn khác nhau.
Răng có tác dụng cắt xé thịt Chân răng rộng. Răng phát
chứ không có tác dụng nhai triển suốt đời. Có đường gờ
của men răng, ngăn cách ngà
răng. Răng có tác dụng nghiền
thức ăn
Xương sọ và Hàm rất khỏe. Cơ thái dương Cơ thái dương nhỏ. Cơ cắn và
các cơ nhai lớn có tác dụng cắn giữ chặt cơ bướm giữa phát triển có tác
con mồi. Cơ cắn và cơ bướm dụng nghiền thức ăn tốt hơn
giữa kém phát triển khi nhai. Khớp hàm lỏng,
xương hàm dưới chuyển động
theo đường vòng
Dạ dày và Dạ dày đơn tiết dịch giàu Dạ dày đơn hay kép tùy loài.
ruột enzim tiêu hóa protein. Ruột Ruột dài. Có hệ vi sinh vật
ngắn hơn. Manh tràng không phong phú. Manh tràng phát
phát triển triển
Tuyến tiêu Enzim tiêu hóa protein Nhiều loại enzim tiêu hóa
hóa xenlulozo, axit béo
. Giải thích
Do chế độ ăn hạn hẹp: Động vật ăn thịt chỉ chuyên ăn thịt, nó chỉ cần ăn với số
lượng ít, tiêu hóa dễ dàng nhưng kiếm được mồi thì rất khó. Động vật ăn thực
vật chỉ chuyên ăn các loại thực vật, nó cần ăn một khối lượng thức ăn lớn, kiếm
ăn dễ nhưng khó tiêu hóa
b. Tế bào biểu bì lông ruột và tế bào hồng cầu có gì khác nhau về cấu trúc và
chức năng
Tế bào biểu bì của lông ruột Tế bào hồng cầu
Cấu trúc - Có nhiều vi mao tăng diện - Hình đĩa lõm hai mặt
tích tiếp xúc - Không nhân
- Có nhân
Chức năng Hấp thụ các chất Vận chuyển CO2, O2, đệm pH

Câu 5.
a. Mang cá chỉ thích nghi với hô hấp dưới nước vì
- Ở dưới nước do lực đẩy của nước làm các phiến mang xòe ra làm tăng diện
tích trao đổi khí
- Nhờ hoạt động của các cơ quan tham gia vào động tác hô hấp: Sự nâng hạn của
xương nắp mang phối hợp với mở đóng của miệng làm cho dòng nước chảy một
chiều gần như liên tục qua mang
- Cách sắp xếp của các mao mạch trong các phiến mang giúp cho dòng máu
trong các mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước
chảy bên ngoài làm tăng hiệu suất trao đổi khí giữa máu và dòng nước giàu oxi
đi qua mang
* Ở trên cạn cá sẽ chết vì
- Khi cá lên cạn do mất lực đẩy của nước nên các phiến mang và các cung mang
xẹp lại, dính chặt với nhau thành một khối làm diện tích bề mặt trao đổi khí còn
rất nhỏ
- Hơn nữa khi lên cạn mang cá bị khô nên cá không hô hấp được và chết trong
thời gian ngắn
b.
- Ở côn trùng sự trao đổi khí thưc hiện qua hệ thống ống khí. Các ống khí phân
nhánh dần thành các ống khí nhỏ nhất tiếp xúc trực tiếp với các tế abfo của cơ
thể và thực hiện sự trao đổi khí
- Hệ thống ống khí thông với bên ngoài nhờ lỗ thở
- Sự thông khí trong các ống khí thực hiện được nhờ sự co dãn của phần bụng
Câu 6.
a. Đặc điểm của hồng cầu thích nghi với chức năng vận chuyển O2 và CO2
- Hình đĩa lóm để làm giảm thể tích dẫn tới tăng số lượng hồng cầu có trong 1
ml máu. Khi có hình đĩa lõm 2 mặt thì giảm thể tích nhưng diện tích bề mặt
không thay đổi nên khả năng vận chuyển khí không thay đổi.
- Có Hb để vận chuyển khí O2. Hb là những protein xuyên màng
- Không nhân để giảm thể tích của tb
- Kích thước bé làm tăng số lượng hồng cầu/đơn vị thể tích máu làm tăng diện
tích bề mặt trao đổi khí lớn
b. Ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn
Máu sau khi trao đổi khí ở phổi được đưa về tim, sau đó mới được tống đi tạo áp
lực máu chảy mạnh. Do áp lực máu chảy lớn nên cùng một thời gian, các cơ
quan nhận được nhiều máu hơn so với hệ tuần hoàn đơn
Câu 7.
a.
- Các thành phần tham gia vào hàng rào miễn dịch không đặc hiệu gồm:
+ Hàng rào bề mặt cơ thể: da, niêm mạc, dịch nhày; các chất tiết của cơ thể như
nước mắt, nước tiểu; hàng rào hóa học như acid (dạ dày, đường sinh dục),
lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt).
+ Hàng rào bên trong (các đáp ứng không đặc hiệu): các tế bào thực bào, tế bào
giết tự nhiên, tế bào mast, tế bào tổng hợp các protein kháng bệnh,...
- Vai trò của những thành phần trên:
+ Hàng rào bề mặt cơ thể có vai trò chống lại sự xâm nhiễm, ức chế hoặc tiêu
diệt các tác nhân gây bệnh.
+ Hàng rào bên trong cơ thể (các đáp ứng không đặc hiệu) có vai trò loại bỏ tác
nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào trong cơ thể theo các cách thức khác
nhau. Ví dụ: các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt
giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh; tế bào giết chết tự nhiên tiết protein
làm chết các tế bào bệnh;…
b. Cơ chế tiêu diệt tác nhân gây bệnh của hàng rào miễn dịch không đặc hiệu khi
chúng xâm nhiễm vào cơ thể:
- Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể thì đầu tiên sẽ gặp phải sự bảo vệ
của hàng rào bề mặt cơ thể: vi khuẩn vô hại trên bề mặt da cạnh tranh phát triển
với vi khuẩn gây bệnh; dịch nhày giữ bụi và tác nhân gây bệnh; dòng nước mắt,
nước tiểu cuốn trôi mầm bệnh ra ngoài; hàng rào hóa học như acid (dạ dày,
đường sinh dục) tiêu diệt và ức chế sự phát triển của tác nhân gây bệnh;
lysozyme (có trong nước bọt, nước mắt) tiêu diệt tác nhân gây bệnh;…
- Nếu tác nhân gây bệnh thoát khỏi hàng rào bề mặt cơ thể thì chúng sẽ gặp phải
sự bảo vệ của hàng rào bên trong cơ thể với nhiều cách thức khác nhau như:
+ Thực bào: Các tế bào thực bào như đại thực bào, bạch cầu trung tính sẽ bắt
giữ, bao bọc, tiêu diệt tác nhân gây bệnh.
+ Giết chết tế bào bệnh: Tế bào giết tự nhiên nhận diện những biến đổi bất
thường trên bề mặt các tế bào bệnh, tiết protein làm chết các tế bào bệnh.
+ Tổng hợp peptide và protein chống lại tác nhân gây bệnh: Các tế bào tổng hợp
peptide và protein (như interferon) có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh.

Câu 8.
a. - Mỗi thận được cấu tạo bởi khoảng một triệu đơn vị chức năng, gọi là
nephron hay đơn vị thận. Các nephron tạo nên phần vỏ và phần tuỷ thận.
- Mỗi nephron được cấu tạo từ cầu thận và ống thận.
- Mỗi ống góp thu nhận nước tiểu từ một số nephron, hấp thụ bớt nước và
chuyển nước tiểu chính thức vào bể thận, sau đó qua niệu quản vào bàng quang.
b. Nước tiểu được tạo thành trong quá trình máu chảy qua các nephron. Quá
trình tạo nước tiểu ở nephron gồm các giai đoạn:
1. Lọc: Huyết áp đẩy nước và các chất hoà tan từ máu qua lỗ lọc vào lòng nang
Bowman, tạo ra dịch lọc cầu thận.
2. Tái hấp thụ: Nước, các chất dinh dưỡng, các ion cần thiết nhưu Na+,
HCO3-, ... trong dịch lọc được các tế bào ống thận hấp thụ trả về máu.
3. Tiết: Chất độc, một số ion dư thừa H+, K+, ... được các tế bào thành ống thận
tiết vào dịch lọc.
4. Nước tiểu được ống góp hấp thụ bớt nước và chảy vào bể thận, qua niệu quản
vào lưu trữ ở bàng quang trước khi được thải ra ngoài.
Nếu một trong những giai đoạn này bị rối loạn sẽ gây ra một số bệnh rối loạn
tiểu tiện ở con người.
Câu 9.
a. Trong cung phản xạ xung thần kinh chỉ đi theo một chiều vì
- Cung phản xạ được cấu tạo bởi: Thụ quan, noron cảm giác, noron trung gian,
noron vận động, cơ quan trả lời. Giữa các cơ quan có các synap hóa học
- Thụ quan chỉ làm nhiệm vụ thu nhận kích thích của môi trường và phát xung
trên noron cảm giác
- Cơ quan trả lời chỉ làm nhiệm vụ trả lời kích thích
- Theo chiều từ thụ quan đến cơ quan trả lời tại mỗi synap bắt đầu là màng trước
– khe synap – màng sau
- Tại synap hóa học xung thần kinh chỉ dẫn truyền theo một chiều từ màng trước
sang màng sau
b. Cả hai phản xạ đều là phản xạ không điều kiện
- Trời lạnh da tím tái là phản xạ sinh dưỡng
- Chân co lại khi dãm phải gai là phản xạ vận động
- Đường đi của xung thần kinh trong các phản xạ
+ Kích thích gai nhọn → cơ quan thụ cảm ( da chân) → noron cảm giác → tủy
sống → noron trung gian → noron vận động → cơ quan đáp ứng( cơ chân ) →
chân co lại
+ Kích thích lạnh → cơ quan thụ cảm → noron cảm giác → tủy sống → noron
trung gian → noron vận động → hạch thần kinh sinh dưỡng → cơ quan đáp ứng
→ mạch máu co lại → da tím tái
Câu 10.
a. Cúc ra hoa mùa thu vì mùa thu có thời gian đêm bắt đầu dài hơn, thích hợp
cho hoa cúc ra hoa
- Thắp đền đêm ở vườn cúc mùa thu để rút ngắn thời gian ban đêm
+ Cúc ra hoa chậm hơn( vào mùa đông khi không thắp đèn nữa)
+ Hoa có cuống dài, đóa to, đẹp hơn
+ Mùa đông ít hoa, nhu cầu hoa lớn hiệu suất kinh tế cao hơn
b. Thanh long ra hoa mùa hè( mùa có thời gian đêm ngắn hơn ngày)
- Mùa đông đêm dài hơn ngày, thanh long không ra hoa
- Để thanh long ra hoa trái vụ, phải thắp đền đêm để cắt đêm dài thành 2 đêm
ngắn

You might also like