You are on page 1of 4

TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. Mối quan hệ quá trình trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường và chuyển hóa nội bào:
- Mối quan hệ: Trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường giúp lấy các chất cần thiết (chất dinh dưỡng) từ môi trường ngoài
(các chất hữu cơ phức tạp phải trải qua quá trình biến đổi trong hệ tiêu hóa thành chất đơn giản) cung cấp cho quá trình
chuyển hóa nội bào.
- Quá trình chuyển hóa nội bào tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tế bào và cơ thể (trong đó có hoạt
động trao đổi chất), tổng hợp các chất cần thiết xây dựng nên tế bào, cơ thể,…
- Các chất không cần thiết hoặc thừa được đào thải ra ngoài thông qua hệ bài tiết, hô hấp,…
II. Tiêu hóa là gì?
Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất hữu cơ đơn giản mà cơ thể hấp thụ
được.
III. Tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
*Đại diện: ĐV đơn bào.
*Hình thức: Tiêu hóa nội bào (là quá trình tiêu hóa xảy ra bên trong tế bào)
- Thức ăn được thực bào và bị phân hủy nhờ enzim thủy phân chứa trong lizôxôm.
IV. Tiêu hóa ở động vật có túi tiêu hóa
*Đại diện: Ruột khoang, giup dẹp.
*Hình thức: tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào (tiêu hoá bên ngoài tế bào)
*Quá trình tiêu hóa
- Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào nhờ các enzim tiết ra từ các tế bào tuyến trên thành túi.
- Thức ăn tiếp tục được tiêu hóa nội bào.
V. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa
*Đại diện: ĐV có XS và nhiều loài ĐV không XS.
*Hình thức: tiêu hóa ngoại bào.
*Quá trình tiêu hóa
- Thức ăn trong ống tiêu hóa được tiêu hóa ngoại bào nhờ enzim thủy phân tiết ra từ các tế bào của tuyến tiêu hóa.
- Thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và hấp thụ vào
máu.
VI. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
STT Tên bộ phận Thú ăn thịt Thú ăn thực vật
1. Răng - Răng cửa: gặm và lấy thịt ra khỏi xương. - Răng nanh giống răng cửa. Khi ăn cỏ các
- Răng nanh: nhọn và dài → cắm và giữ chặt răng này tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ
con mồi. chặt cỏ.
- Răng trước hàm và răng ăn thịt lớn: cắt thịt
ra thành những mảnh nhỏ để dễ nuốt. - Răng trước hàm và răng hàm phát triển,
- Răng hàm có kích thước nhỏ, ít sử dụng dùng để nghiền nát cỏ khi nhai.
2. Dạ dày - Dạ dày đơn, to, chứa thức ăn. - Dạ dày đơn: thỏ, ngựa…
- Tiêu hóa cơ học: dạ dày co bóp làm - Dạ dày 4 ngăn: ĐV nhai lại.
nhuyễn thức ăn và làm thức ăn trộn đều với + Dạ cỏ: là nơi dự trữ, làm mềm thức ăn
dịch vị. khô và lên men. Trong dạ cỏ có rất nhiều
- Tiêu hóa hóa học: nhờ enzim pepsin và VSV tiêu hoá xenlulôzơ và các chất dinh
HCl. dưỡng khác.
+ Dạ tổ ong: Đưa thức ăn lên miệng để nhai
lại.
+ Dạ lá sách: hấp thụ lại nước.
+ Dạ múi khế: tiết ra Pepsin và HCl tiêu
hoá prôtêin có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ
xuống. Bản thân VSV cũng là nguồn cung
cấp prôtêin quan trọng cho động vật.
3. Ruột non - Ngắn (6 – 7 m). - Dài (khoảng 50m).
- Tiêu hóa hóa học: nhờ enzim của dịch tụy, - Tiêu hóa hóa học: nhờ enzim của dịch tụy,
dịch mật và dịch ruột. dịch mật và dịch ruột.
- Hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non - Hấp thụ chất dinh dưỡng trong ruột non
giống như ở người. giống như ở người.
4. Manh tràng - Không phát triển và không có chức năng - Manh tràng rất phát triển và có nhiều VSV
tiêu hóa thức ăn. sống cộng sinh tiếp tục tiêu hoá xenlulozơ
và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực
vật. Các chất dinh dưỡng đơn giản được
hấp thụ qua thành manh tràng.
HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
I. Hô hấp là gì?
- Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O 2 từ bên ngoài vào để ôxi hóa các chất trong tế bào và giải
phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.
- Quá trình hô hấp ở ĐV bao gồm: hô hấp ngoài và hô hấp trong.
+Hô hấp ngoài: Trao đổi khí với môi trường bên ngoài theo cơ chế khuếch tán → cung cấp O 2 cho hô hấp tế bào, thải
CO2 từ hô hấp tế bào ra ngoài.
II. Bề mặt trao đổi khí:
*Khái niệm: Bề mặt trao đổi khí là bề mặt cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO 2
khuếch tán từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài.
* Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:
- Bề mặt trao đổi khí rộng.
- Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt giúp O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua.
- Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp.
- Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí O2 và CO2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi
khí.
III. Các hình thức hô hấp:
Các hình Đặc điểm cơ quan hô
Đại diện Đặc điểm quá trình hô hấp
thức hô hấp hấp
1. Hô hấp Động vật đơn Chưa có cơ quan hô hấp - ĐV đơn bào: khí O2 và CO2 được khuếch tán qua bề
qua bề mặt bào, Ruột mặt tế bào.
cơ thể khoang, giun - ĐV đa bào bậc thấp: khí O 2 và CO2 được khuếch tán
tròn, giun dẹp qua bề mặt cơ thể.
2. Hô hấp Côn trùng Hệ thống ống khí phân - Khí O2 và CO2 được trao đổi qua hệ thống ống khí.
bằng hệ nhánh nhỏ dần và tiếp - Sự thông khí được thực hiện nhờ sự co giãn của phần
thống ống xúc trực tiếp với tế bào. bụng ở côn trùng có kích thước lớn.
khí

3. Hô hấp cá, thân mềm, Mang  Cung mang  - Khí O2 trong nước khuếch tán qua mang vào máu và
bằng mang chân khớp Phiến mang (bề mặt khí CO2 khuếch tán từ máu qua mang vào nước.
sống trong mỏng, có rất nhiều mao - Dòng nước đi qua mang liên tục nhờ đóng mở của
nước. mạch) miệng, nắp mang và diềm nắp mang. - Dòng nước chảy
bên ngoài mao mạch ngược chiều với dòng máu chảy
trong mao mạch à tăng hiệu quả trao đổi khí.
4. Hô hấp Lưỡng cư, Bò - Phổi thú có nhiều phế - Khí O2 và CO2 được trao đổi qua bề mặt phế nang.
bằng phổi sát, Chim, Thú nang với bề mặt mỏng và - Sự thông khí chủ yếu nhờ các cơ hô hấp làm thay đổi
chứa nhiều mao mạch thể tích khoang thân (bò sát), khoang bụng (chim) hoặc
máu. lồng ngực (thú) hoặc nhờ sự nâng lên hạ xuống của
- Phổi chim có thêm thềm miệng (lưỡng cư).
nhiều ống khí. - Nhờ hệ thống túi khí mà phổi chim luôn có không khí
giàu oxi cả khi hít vào lẫn thở ra.
TUẦN HOÀN MÁU
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1. Cấu tạo chung
Dịch tuần hoàn
(máu hoặc hỗn
hợp máu – dịch
mô)
HỆ TUẦN
HOÀN Tim

Hệ thống mạch
máu
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở Động vật:
- ĐV đơn bào và nhiều loại ĐV đa bào bậc thấp không có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.
- Giun đốt, các ĐV đa bào bậc cao đã có HTH, dịch tuần hoàn (máu, dịch mô) được vận chuyển đi khắp cơ thể cung cấp
chất dinh dưỡng và oxi cho các TB, đồng thời nhận các chất thải của các TB để vận chuyển tới các cơ quan bài tiết nhờ
hoạt động của tim và hệ mạch.
* HTH gồm HTH hở và HTH kín (HTH đơn và HTH kép)
1/ Hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín:
Nội dung Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
Đại diện ĐV thân mềm, chân khớp. Mực ống, bạch tuột, giun đốt và ĐVCXS
- Có một đoạn máu đi ra khỏi mạch máu và Máu lưu thông trong mạch kín.
Đặc điểm trộn lẫn với dịch mô. Tốc độ lưu thông máu cao, khả năng điều hòa
- Máu lưu thông với tốc độ chậm. và phân phối máu nhanh.
2/ Hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép:
Nội dung Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
Đại diện Cá Lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
+ Có 1 vòng tuần hoàn + Có 2 vòng tuần hoàn
+ Tim có 2 ngăn (1 tâm nhĩ và 1 tâm thất) + Tim có 3 hoặc 4 ngăn (2 tâm nhĩ và 1 hoặc 2
tâm thất)
Đặc điểm
+ Máu chảy trong động mạch dưới động lực + Máu chảy trong động mạch dưới động lực
trung bình. cao.
* HTH kép có ưu điểm hơn HTH đơn: vì máu sau khi được trao đổi lấy oxi từ cơ quan trao đổi khí trở về tim, sau đó mới
được tim bơm đi nuôi cơ thể nên áp lực lớn, tốc độ máu nhanh hơn, máu đi được xa hơn
Chiều hướng tiến hóa của hệ tuần hoàn ở động vật:
- Từ chưa có hệ tuần hoàn à có hệ tuần hoàn và hệ tuần hoàn ngày càng hoàn thiện.
- Từ hệ tuần hoàn hở à hệ tuần hoàn kín.
- Từ hệ tuần hoàn đơn (tim 2 ngăn với 1 vòng tuần hoàn) à tuần hoàn kép (từ tim 3 ngăn, máu pha nhiều à tim 3 ngăn
với vách ngăn hụt trong tâm thất, máu ít pha trộn hơn à tim 4 ngăn máu không pha trộn).
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim
- Tính tự động của tim là khả năng tim co dãn theo chu kỳ nhờ có hệ dẫn truyền tim.
- Hệ dẫn truyền tim gồm:
+ nút xoang nhĩ
+ nút nhĩ thất
+ bó His
+ mạng Puôckin
2. Chu kỳ hoạt động của tim
- Tim hoạt động theo chu kì: Mỗi chu kì tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ → pha co tâm thất → pha dãn chung.
IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu trúc của hệ mạch: Hệ mạch gồm: + Huyết áp giảm dần trong hệ mạch.
- Hệ thống động mạch. + Huyết áp có 2 trị số: huyết áp tối đa (tâm thu) và huyết áp
- Hệ thống mao mạch. tối thiểu (tâm trương).
- Hệ thống tĩnh mạch 3. Vận tốc máu:Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong 1S.
2. Huyết áp - Đặc điểm:
- Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch. + Vận tốc máu phụ thuộc vào tiết diện mạch và sự chênh
- Đặc điểm: lệch huyết áp giữa các đoạn mạch.
+ Vận tốc máu nhỏ nhất tại mao mạch, đảm bảo cho sự trao
đổi chất giữa máu và tế bào
CÂN BẰNG NỘI MÔI
I. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA CÂN BẰNG NỘI MÔI
1.Khái niệm cân bằng nội môi:
- Cân bằng nội môi là trạng thái duy trì sự ổn định của MTT cơ thể (duy trì áp suất thẩm thấu, huyết áp, pH, thân nhiệt)
2. Ý nghĩa:
- Đảm bảo cho sự tồn tại và thực hiện các chức năng sinh lý của tế bào → đảm bảo sự tồn tại và phát triển của động vật
II.SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI.
- Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia của các bộ phận : Bộ phận tiếp nhận kích thích, Bộ phận điều khiển, bộ
phận thực hiện. Trong cơ chế này, quá trình liên hệ ngược đóng vai trò quan trọng.
- Cơ chế đảm bảo cân bằng nội môi có sự tham gia của các hệ cơ quan như : bài tiết, tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, nội
tiết,..
III.VAI TRÒ CỦA GAN VÀ THẬN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU.
1. Vai trò của thận
- Điều hòa lượng nước: khi áp suất thẩm thấu tăng, huyết áp giảm do khối lượng nước trong cơ thể giảm → vùng dưới
đồi tăng tiết ADH, tăng uống nước → giảm tiết nước tiểu. Ngược lại, khi lượng nước trong cơ thể tăng làm giảm áp suất
thẩm thấu, tăng huyết áp → tăng bài tiết nước tiểu.
- Điều hòa muối khoáng: Khi Na+ trong máu giảm → tuyến trên thận tăng tiết anđôsteron → tăng tái hấp thụ Na + từ các
ống thận. Ngược lại khi thừa Na+ → tăng áp suất thẩm thấu, gây cảm giác khát → uống nước nhiều→ muối dư thừa sẽ
loại thải qua nước tiểu.
2. Vai trò của gan:
- Điều hòa glucozơ huyết: glucozơ tăng → hocmon insulin được tiết ra, biến đổi glucozơ thành glicogen; nếu glucozơ
giảm → hocmon glucagôn được tiết ra biến đổi glicogen dự trữ thành glucozơ.
IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
- pH nội môi được duy trì ổn định nhờ hệ đêm, phổi và thận.
- Trong máu có các hệ đệm chủ yếu: hệ đệm bicacbonat, hệ đệm phôtphat, hệ đệm prôtêinat (hệ đệm mạnh nhất).
- Hệ đệm có khả năng lấy đi ion H+ (khi ion H+ dư thừa) hoặc ion OH-(khi thừa OH-) khi các ion này làm thay đổi pH của
môi trường trong.

You might also like