You are on page 1of 14

Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

CHƯƠNG I: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG


A – CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
B. CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 15 – 16 : TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:
I. Khái niệm tiêu hóa
1. Khái niệm: Tiêu hóa là gì?
 A. Tiêu hóa là quá trình làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.
 B. Tiêu hóa là quá trình tạo ra các chất dinh dưỡng và năng lượng, hình thành phân thải
ra ngoài cơ thể.
 C. Tiêu hóa là quá trình biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng
lượng.
 D. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những
chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
2. Phân loại : Cho các khái niệm: tiêu hóa nội bào, tiêu hóa ngoại bào, tiêu hóa cơ học, tiêu
hóa hóa học. Xếp các khái niệm vào các vị trí tương ứng trong bảng.
Thức ăn được biến đổi cơ học (nhào trộn,
nhai, co bóp, nghiền,…)
Thức ăn được biến đổi nhờ enzim Hình
thức
Thức ăn được tiêu hóa bên trong tế bào tiêu
hoá

Thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào


(ống tiêu hóa hoặc túi tiêu hóa)

II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật


1. Nêu đại diện, ghép nối đúng các hình thức tiêu hoá ở các nhóm ĐV trong sơ đồ:
Tiêu hóa ở động vật Bộ phận TH Hình thức tiêu hoá
chưa có cơ quan tiêu hóa ( nối các hình thức
Không bào tiêu hóa
( Đại diện:………………. với các nhóm ĐV)
…………………....) Tiêu hóa nội bào
Túi tiêu hóa: có 2 loại TB
Tiêu hóa ở động vật + TB tuyến: tiết enzim vào Tiêu hóa ngoại
có túi tiêu hóa xoang túi tiêu hóa bào
( Đại diện: + TB roi: thực bào, tiêu hóa
……………………. nội bào
GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường mảnh
THPT thức ăn
vụn Ngoại
Chuyên Ngữ - ĐHNN Tiêu hóa cơ học 1
- ĐHQGHN

- Ống tiêu hóa: Miệng, thực


Tiêu hóa ở động vật
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

2. Quan sát quá trình tiêu hoá thức ăn để hoàn thiện sơ đồ sau:
Tiêu hóa ở động vật Tiêu hóa ở động vật Tiêu hóa ở động vật
chưa có cơ quan tiêu hóa có túi tiêu hóa có ống tiêu hóa

Hình 15.1 SGK,tr.62 Hình 15.2, SGK, tr.63 Hình 15.3-15.6 SGK, tr.64
Thức ăn Thức ăn Thức ăn
↓ ↓ ↓
Không bào tiêu hóa Túi tiêu hóa Ống tiêu hóa: tiêu hóa
↓ ↓ ngoại bào qua biến đổi cơ
Không bào + lizoxom TB tuyến tiết enzim học và hóa học
↓ ↓ ↓
Enzim của lizoxom thủy Enzim thủy phân thức ăn Chất hữu cơ đơn giản: hấp
phân thức ăn thành mảnh nhỏ thụ bởi ruột
↓ ↓ ↓
Chất dinh dưỡng (hấp thụ Tiêu hóa nội bào nhờ TB Máu, bạch huyết đến các tế
vào TBC) + Chất thải roi bào và các cơ quan
(xuất bào)

3. Chiều hướng tiến hóa: Hãy lựa chọn đặc điểm đúng.
A. Cấu tạo ngày càng phức tạp
B. Cấu tạo ngày càng đơn giản theo hướng thích nghi.
C. Chưa có cơ quan tiêu hóa → có cơ quan tiêu hóa (túi tiêu hóa → ống tiêu hóa)
D. Ngày càng chuyên hóa về chức năng làm tăng hiệu quả tiêu hóa.
E. Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào.
F. Nhờ có tiêu hóa ngoại bào, ĐV ăn được thức ăn có kích thước lớn hơn.
G. Nhờ có tiêu hóa nội bào, ĐV ăn được thức ăn có kích thước phức tạp hơn.
4. Quá trình tiêu hóa ở người diễn ra như thế nào?

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 2
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

Điền tên các hoạt động tiêu hoá ở người vào bảng sau:
STT Bộ phận Tiêu hóa cơ học Tiêu hóa hóa học

1 Miệng Nhai, nghiền, đảo trộn Hoạt động của amilaza

2 Thực quản Không, đẩy viên thức ăn

xuống dạ dày.

3 Dạ dày Co bóp, đảo trộn Đảo trộn Emzim Pepsin

4 Ruột non Co bóp, đảo trộn Nhiều E hoạt động nhất

5 Ruột già Không Hấp thu lại nước

III. Tiêu hóa ở động vật có ống tiêu hóa


1. So sánh quá trình tiêu hóa ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật

Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật

ĐV nhai lại ĐV không nhai lại


Đại diện:……

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 3
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

Thức ăn: ………………….. Thức ăn là Thực vật: …………………..

Miệng: Miệng:
- Răng phân hóa thích nghi với việc ăn - Hàm răng thích nghi với việc bứt cỏ và
thịt. nghiền thức ăn
+ Răng cửa: lấy thịt ra khỏi xương + Răng cửa, răng nanh, răng trước hàm và
+ Răng nanh: cắn và giữ mồi. răng hàm ở hàm trên (ở trâu)là tấm sừng
+ Răng ăn thịt: phát triển, xé thịt. + Răng cửa và răng nanh ở hàm dưới giống
+ Răng hàm: kém phát triển nhau giúp giữ và giật cỏ. Giữa răng cửa, răng
nanh với răng trước hàm có khoảng trống tạo
thuận lợi cho chuyển động của cỏ.
+ Răng cạnh hàm, răng hàm có các gờ cứng
Dạ dày đơn, quá trình tiêu hóa giống giúp
Dạ dày:nghiền
( ĐVcỏnhai lại)
- Chuyển độngở người
của khớp hàm: lên 4 ngăn: dạ
-- Chuyển động dạ
cỏ, củatổkhớp
ong, dạ ……sang
lá sách,
hàm: dạ múi2 khế.
bên
Dạ múi khế là dạ dày chính thức
xuống giúp giữ chặt con mồi có
- Dạtáccỏ:
dụngnơinhai,
chứa nghiền
cỏ, phânnátgiải
cỏ. xenlulozo nhờ
enzim của vi khuẩn cộng sinh.
- Dạ tổ ong: Nơi trung chuyển thức ăn từ dạ cỏ lên
miệng để nhai lại.
- Dạ lá sách:: hấp thụ bớt nước từ thức ăn sau khi
nhai lại.
- Dạ múi khế: chức năng giống như dạ dày ở
người
Dạ dày đơn ( ĐV ăn Thực vật)

- Ruột non: ĐV ăn thịt ngắn hơn thú ăn thực vật. ĐV ăn TV rất dài ( vài chục mét) dài hơn
nhiều so với thú ăn thịt. Quá trình tiêu hóa như ở người
- Manh tràng: ĐV ăn thịt không phát triển, không có chức năng tiêu hóa thức ăn
ĐV ăn Thực vật: rất phát triển, có hệ vi sinh vật cộng sinh, có manh tràng phát triển hơn động
vật nhai lại.
B. VẬN DỤNG VÀ CỦNG CỐ:
GV chia nhóm thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Cho biết sự khác nhau giữa tiêu hóa nội bào và tiêu hóa ngoại bào
Câu 2. Ống tiêu hóa của một số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác
với ống tiêu hóa của người? Các bộ phận đó có chức năng gì?
Câu 3. Ống tiêu hóa phân hóa thành các bộ phận khác nhau có tác dụng gì?
Câu 4. Tại sao nói thức ăn trong ống tiêu hóa là tiêu hóa ngoại bào?
Câu 5. Cho biết ưu điểm của tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa so với trong túi tiêu hóa.
GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 4
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

Câu 6. Tại sao ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
Câu 7. Nêu sự khác nhau cơ bản về cấu tạo ống tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn ở thú
Câu 8. Ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh trang ở thú ăn thực vật lại rất
phát triển, tại sao?
Câu 9. Vi sinh vật cộng sinh có vai trò gì đối với động vật nhai lại?

BÀI 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT


A. KIẾN THỨC CƠ BẢN
I. Khái niệm:
1. Hô hấp là gì? Hãy lựa chọn phương án đúng nhất?
A. Hô hấp là quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng
ra năng lượng.
B. Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để oxi hóa
các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải
CO2 ra ngoài.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 5
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

C. Hô hấp là quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho
các hoạt động sống.
D. Hô hấp là quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy
đủ O2 và CO2 cung cấp cho các quá trình oxi hóa các chất trong tế bào.
2. Phân biệt hô hấp ngoài và hô hấp trong
Quá trình hô hấp ở động vật bao gồm: hô hấp ngoài, vận chuyển khí và hô hấp trong.
Quá trình trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống thông qua bề mặt trao đổi
khí →hô hấp ngoài
Quá trình trao đổi khí giữa tế bào máu và tế bào→ hô hấp trong
II. Bề mặt trao đổi khí
1. Bề mặt trao đổi khí là gì?
Là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tế bào (hoặc máu) và CO2
khuếch tấn từ tế bào (hoặc máu) ra ngoài
2. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí:
Hãy ghép nối các tác dụng của bề mặt trao đổi khí phù hợp với đặc điểm?
Đặc điểm của bề mặt TĐK Ghép Tác dụng
1. Rộng (Sbề mặt trao đổi khí / Vcơ 1-E A. Tạo sự chênh lệch về nồng độ O2 và CO2 để các
thể lớn) khí này dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí.
2. Mỏng và ẩm ướt 2-D B. Trao đổi và vận chuyển được nhiều và nhanh O2
và CO2Giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán qua
3. Có nhiều mao mạch 3-C C. Một lượng lớn máu đi qua cơ quan hô hấp giúp
tăng hiệu quả trao đổi và vận chuyển khí.
4.Trong mao mạch có chứa 4-B D. Giúp O2 và CO2 dễ khuếch tán qua
máu có sắc tố hô hấp
5. Có sự lưu thông khí 5-A E. Trao đổi khí được nhiếu

III. Các hình thức hô hấp ở động vật.


Hình thức hô hấp Bề mặt trao đổi khí Đại diện
Hô hấp qua bề mặt cơ Bề mặt cơ thể (màng ĐV đơn bào; ĐV đa bào bậc thấp
thể tế bào, da) (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp)
Hô hấp bằng hệ thống
Hệ thống ống khí Côn trùng
ống khí
Hô hấp bằng mang
Mang Cá, thân mềm, chân khớp

Hô hấp bằng phổi Phổi Lưỡng cư, bò sát, chim, thú

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 6
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

GV cho hs trao đổi thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Giải thích vì sao bắt giun đất để trên mặt đất khô ráo, giun đất sẽ nhanh bị chết?
Câu 2. Dựa vào hình 17.2, cho biết côn trùng thực hiện trao đổi khí bằng cách nào?
Câu 3 Trong số các động vật sống dưới nước, cá xương là động vật trao đổi khí hiệu
quả nhất. Giải thích vì sao?
Câu 4. Tại sao phổi chỉ thích hợp cho việc hô hấp trên cạn mà không thích hợp cho hô hấp
dưới nước? Tại sao động vật có phổi không hô hấp ở dưới nước được (trừ lưỡng cư)?
Trả lời: Vì nước tràn vào đường dẫn khí ( khí quản, phế quản) nên không có sự lưu thông khí
→ không hô hấp được → chết sau 1 thời gian ngắn do thiếu dưỡng khí.

Câu 5. Ghép nối các đặc điểm của bề mặt trao đổi khí phù hợp với tác dụng của chúng
để chứng minh phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả.
Đặc điểm bề mặt TĐK Tác dụng
Bề mặt 1. Phổi người và thú rất phát triển, có rất A. trao đổi khí thực hiện qua cả
trao đổi nhiều phế nang → B phổi và da.
khí rộng 2. Phổi lưỡng cư có cấu tạo đơn giản, ít B. bề mặt trao đổi khí rộng
phế nang → A
3. Phổi chim không có phế nang nhưng C. thay đổi thể tích của lồng ngực.
có hệ thống túi khí (9 túi khí) được chia
GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 7
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

thành nhóm túi khí trước và nhóm túi khí


sau → D
Sự lưu 4. Ở phổi người và thú nhờ sự co dãn của D. khi thở ra hay hít vào đều có
thông cơ hô hấp →H không khí giàu O2 qua phổi.
khí 5. Ở chim là do cơ liên sườn co dãn (chủ E. thềm miệng nâng lên và hạ
yếu) hoặc hoạt động của cánh khi bay xuống.
làm …..G
6.Ở phổi bò sát nhờ sự co dãn của cơ hôG. thay đổi thể tích của khoang
hấp →C thân.
7. Ở phổi lưỡng cư là do E H. thay đổi thế tích của khoang
thân.
Ngoài ra, phổi có các đặc điểm khác đáp ứng đầy đủ đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
(mỏng, ẩm ướt, nhiều mao mạch)

B. CỦNG CỐ.
Chọn phương án đúng nhất.
1. Ở động vật, có mấy hình thức hô hấp chủ yếu?
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
2. Cơ quan hô hấp của nhóm động vật nào dưới đây là hiệu quả nhất?
A. phổi của bò sát. B. phổi và da của ếch nhái.
C. phổi của động vật có vú. D. da của giun đất.
3. Trong các loài sau, loài nào mà khi thở ra hay hít vào đều có không khí giàu O2 đi qua
phổi?
A. Bò sát. B. Chim C. Con người. D. Lưỡng cư.

BÀI 18 - 19: TUẦN HOÀN MÁU

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


I. Cấu tạo và đặc điểm chung của hệ tuần hoàn
1. Cấu tạo
- Hệ tuần hoàn cấu tạo : -
-
-(động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 8
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

2. Chức năng
- Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển (chủ yếu), cân bằng nội môi và bảo vệ cơ thể.
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở ĐV
- Hệ tuần hoàn chỉ có ở động vật đa bào có kích thước lớn, do nhu cầu trao đổi chất qua bề
mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể.
- Hệ tuần hoàn ở động vật gồm các dạng: hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín ( hệ tuần hoàn
đơn và hệ tuần hoàn kép)
1. Đặc điểm của hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ tuần hoàn kín và hệ tuần hoàn hở
Tiêu chí so sánh Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
thân mềm( ốc sên trai) , chân mực ống, bạch tuộc, giun đốt,
Đại diện
khớp ( côn trùng, tôm…) chân đầu, ĐVCXS.
Cấu tạo Không có mao mạch Có mao mạch
Máu từ tim → động mạch → Máu từ tim → động mạch →
khoang cơ thể: máu trộn lẫn mao mạch: trao đổi chất với tế
Đường đi của máu với dịch mô → máu tiếp xúc, bào qua thành mao mạch →
trao đổi chất trực tiếp với tế tĩnh mạch → tim.
bào → tĩnh mạch → tim.
Có, chứa Cu →máu màu xanh Có, chứa săt → máu có màu đỏ.
Sắc tố hô hấp nhạt Hemoglobin
Hemoxianin
Tốc độ máu, áp lực Chậm, thấp hơn Nhanh, cao hơn
máu trong động mạch
Khả năng điều hòa và Chậm Nhanh
phân phối máu đến
các cơ quan
→ Hệ tuần hoàn kín hoạt động hiệu quả hơn hệ tuần hoàn hở.
2. Đặc điểm của hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
Tiêu Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
chí so (1 vòng tuần hoàn) (2 vòng tuần hoàn)
sánh
Đại Cá Lưỡng cư, bò sát, chim, thú
diện
Tim cá có 2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 - Tim lưỡng cư có 3 ngăn: 2 tâm nhĩ, 1
Cấu
tâm thất → đều chứa máu nghèo O2 tâm thất → máu từ tâm thất vào động
tạo tim
và giàu CO2 mạch là máu pha.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 9
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

- Tim bò sát 3 ngăn nhưng vách ngăn tâm


thất là vách hụt (trừ cá sấu chia 4 ngăn)
→ máu ở tâm thất vẫn là máu pha nhưng
ít hơn lưỡng cư.
- Tim của chim và thú có 4 ngăn: 2 tâm
nhĩ, 2 tâm thất → máu không pha trộn
Tim bơm máu vào → Động mạch Vòng tuần hoàn lớn:
(ĐM) → Hệ thống mao mạch mang Tim bơm máu giàu O2 → Động mạch
→ ĐM lưng →hệ thống mao mạch (ĐM) chủ → ĐM nhỏ hơn → Mao mạch
→ Tĩnh mạch → Tim ở các cơ quan, bộ phận → Trao đổi khí,
Đường
trao đổi chất →Máu giàu CO2, nghèo O2
đi của
→ Tĩnh mạch →Tim
máu
Vòng tuần hoàn nhỏ:
Tim – máu giàu CO2 → ĐM Phổi → Mao
mạch phổi → TĐK → Máu giàu O2 →
TM phổi → Tim
Áp lực máu Trung bình Áp lực máu cao hơn
Vận tốc máu trung bình Vận tốc máu cao hơn
Đặc
Khả năng điều hòa và phân phối Khả năng điều hòa và phân phối máu đến
điểm
máu đến các cơ quan chậm hơn các cơ quan nhanh hơn
Số lần máu chảy qua tim : 1 Số lần máu chảy qua tim : 2
→Hệ tuần hoàn tiến hóa theo hướng nào? (có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án)
 Từ không có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn.
 Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín.
 Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép.
 Từ hệ tuần hoàn có sự pha trộn máu đến không
pha trộn.
III. Hoạt động của tim
1. Tính tự động của tim
Giải thích kết quả thí nghiệm sau:
Tách rời tim ếch (cơ tim) và cơ bắp chân ếch (cơ vân) cho vào cốc thủy tinh chứa sẵn dung
dịch sinh lí. Trong dung dịch sinh lí, tim ếch co, dãn nhịp nhàng; còn cơ bắp chân ếch thì
không co và dãn.
Trả lời:
- Vì tim có tính tự động, nghĩa là khả năng tự co dãn tự động theo chu kì của tim.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 10
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

- Tim có khả năng co dãn tự động do hệ dẫn truyền tim. Hệ dẫn truyền tim có khả năng tự
phát nhịp và truyền xung thần kinh đến các cơ tim làm tim co.
2. Cấu tạo, chức năng của hệ dẫn truyền tim:
Hãy nối chú thích vào hình về cấu tạo và chức năng của hệ dẫn truyền tim.

Nút xoang nhĩ Mạng Puốckin


Tự phát xung điện → lan ra Lan truyền xung điện ra khắp
khắp cơ tâm nhĩ → tâm nhĩ co cơ tâm thất → tâm thất co

Nút nhĩ thất Bó His


Nhận xung điện từ nút xoang Dẫn truyền xung điện tới
nhĩ → truyền cho bó His mạng puôckin

3. Chu kì hoạt động của tim.


- Khái niệm: Là một chu kì co và dãn nghỉ của tim.
- Trong 1 chu kì tim ở người trưởng thành kéo dài 0,8s gồm:
tâm nhĩ co (0,1s) – tâm thất co (0,3s) – dãn chung (0,4s).
Như vậy: Tâm nhĩ co hết 0,1s và dãn nghỉ 0,7s. Khi tâm nhĩ ngừng co thì tâm thất co.
Tâm thất co 0,3s và nghỉ 0,5s.
Thời gian làm việc của tâm nhĩ và tâm thất đều ngắn hơn thời gian nghỉ ngơi → tim có thể
hoạt động liên tục trong thời gian rất dài.
IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu tạo hệ mạch:
- Hệ mạch gồm: Động mạch chủ → động mạch có tiết diện nhỏ dần → tiểu động mạch →
mao mạch → tiểu tĩnh mạch → tĩnh mạch có tiết diện lớn dần → Tĩnh mạch chủ.
- Tiết diện mạch:
➢ Từ động mạch chủ → tiểu động mạch: tiết diện động mạch nhỏ dần, tổng tiết diện lại
tăng dần.
➢ Từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch: tiết diện tĩnh mạch lớn dần, tổng tiết diện lại giảm
dần.
➢ Tổng tiết diện của mao mạch là lớn nhất trong động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Huyết áp:
- Huyết áp là áp lực của máu tác dụng lên thành mạch.
- Huyết áp tâm thu: là huyết áp tối đa ứng với lúc tâm thất co.
- Huyết áp tâm trương: là huyết áp tối thiểu ứng với lúc tâm
thất dãn.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 11
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

Ở người, huyết áp: 120/75mmHg: 120 mmHg là huyết áp tâm thu và 75 mmHg là HA tâm
trương
- Huyết áp là kết quả tác động của 3 yếu tố: Nhịp tim và lực co tim; Sức cản của mạch máu;
Khối lượng máu và độ quánh của máu.
- Huyết áp trong hệ mạch giảm dần từ động mạch > mao mạch > tĩnh mạch.
3. Vận tốc máu:
- Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây.
- Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong
mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ. Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng
tiết diện của mạch.
B. CỦNG CỐ
Câu 1. Ở người trưởng thành: 75 lần/phút. Trẻ em (5-10 tuổi): 90-110 lần/phút. Nêu mối
tương quan giữa nhịp tim với khối lượng cơ thể?
Ở các động vật khác nhau nhịp tim có giống nhau không?
Động vật Nhịp tim/phút Động vật Nhịp tim/phút

Voi 25 – 40 Chó 70 – 80
Ngựa 30 – 45 Mèo 110 – 130
Trâu 40 – 50 Thỏ 220 – 270
Bò 50 – 70 Chuột 720 – 780
Cừu, dê 70 – 80 Dơi 600 – 900
Lợn 60 – 90 Gà, vịt 240 – 400
Câu 2: Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh, vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi
như thế nào? Vì sao? Trả lời:
Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh, vận tốc máu và huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh lên. Vì:
Khi hoạt động cơ bắp mạnh → nồng độ O2 trong máu giảm, nồng độ CO2 tăng → xung thần kinh về
trung khu điều hòa tim mạch ở hành não → kích thích tim đập nhanh và mạnh lên, co mạch máu →
huyết áp tăng, vận tốc máu cũng tăng.
Câu 3: Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây? ( Chọn nhiều đáp án đúng)
 Sức co bóp của tim, nhịp tim
 Sức cản trong mạch máu: thành xơ cứng-> huyết áp tăng
 Khối luợng máu và độ quánh máu: ăn nhiều muối, gây giữ nhiều nuớc, lượng máu tăng→
huyết áp tăng
 Khi mất nước, độ quánh của máu giảm, huyết áp tăng

BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 12
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

A. KIẾN THỨC CƠ BẢN


I. Khái niệm và ý nghĩa của cân bằng nội môi
- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
- Ý nghĩa của cân bằng nội môi: các tế bào, các cơ quan trong cơ thể chỉ hoạt động bình
thường khi các điều kiện lí – hóa trong cơ thể ổn định và phù hợp.

Kích thích - Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
- Điều khiển hoạt động các cơ quan bằng tín
Bộ phận tiếp nhận
hiệu thần kinh hoặc hoocmon.
kích thích
- Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm Bộ phận
- Hình thành xung thần kinh điều khiển

Bộ phận thực hiện


- Các cơ quan: thận, gan, cơ, tim,…

Kích thích Liên hệ ngược

* Điền tên các bộ phận: thụ thể áp lực ở mạch máu; trung khu điều hòa tim mạch ở hành não;
tim và mạch máu vào các ô hình chữ nhật thích hợp trên sơ đồ cơ chế điều hòa huyết áp và
trình bày cơ chế điều hòa khi huyết áp tăng cao (theo cơ chế thần kinh).

III. Vai trò của thận và gan trong cân bằng áp suất thẩm thấu.
1. Vai trò của thận: Thận điều hòa nước và các chất vô cơ, hữu cơ hòa tan trong máu → thận
có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu.
2. Vai trò của gan: Gan có chức năng chuyển hóa các chất, điều hòa nồng độ glucozo (nồng
độ đường huyết), điều hòa nồng độ protein huyết tương trong máu,… → Gan có vai trò trong
cân bằng áp suất thẩm thấu.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 13
Vở Sinh học 11 Năm học 2019 - 2020

? Hãy điền các từ sau vào chỗ trống: (1) nồng độ glucozo máu; (2) tuyến tụy tiết insulin;
(3)tuyến tụy tiết glucagon; (4) nồng độ glucozo máu
VD: Khi nồng độ glucozo máu tăng lên →
tuyến tụy tiết insulin → Glucozo chuyển hóa
thành glicozen dự trữ trong gan và TB tăng
nhận, sử dụng glucozo → nồng độ glucozo
máu trở lại ổn định.
Khi nồng độ glucozo máu giảm → tuyến tụy
tiết glucagon → glicogen ở gan chuyển hóa
thành glucozo đưa vào máu → nồng độ
glucozo máu tăng lên và duy trì ổn định.

IV. Vai trò của hệ đệm trong cân bằng pH nội môi
pH máu được duy trì ổn định nhờ ba hệ đệm quan trọng là hệ đệm bicacbonat, hệ đệm
photphat và hệ đệm proteinat, trong đó hệ đệm protein là hệ đệm mạnh nhất. Mỗi hệ đệm
được cấu tạo từ 1 axit yếu và muối kiềm mạnh.
Khi H+ tăng → muối kiềm của hệ đệm làm giảm H+ trong máu.
Khi OH- tăng → axit của hệ đệm làm giảm OH- trong máu.
Ngoài ra, phổi và thận cũng tham gia điều hòa pH của máu. Phổi thải CO2 → duy trì pH máu
ổn định (CO2 + H2O → H2CO3 dẫn đến tăng H+). Thận thải H+, tái hấp thụ Na+, thải NH3,…
→ duy trì pH máu ổn định.

GV nhóm Sinh - Tổ Tự Nhiên - Trường THPT Chuyên Ngoại Ngữ - ĐHNN - ĐHQGHN 14

You might also like