You are on page 1of 4

BÀI 15: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT

I. TIÊU HÓA LÀ GÌ?


*Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành dạng đơn giản mà cơ
thể hấp thụ được.

*Thức ăn được tiêu hóa trong tế bào gọi là tiêu hoá nội bào.

*Thức ăn được tiêu hóa bên ngoài tế bào (trong túi tiêu hóa hoặc ống tiêu hóa) gọi là tiêu hoá
ngoại bào.

II. TIÊU HÓA Ở CÁC NHÓM ĐỘNG VẬT:

Nội dung ĐV chưa có cơ quan ĐV có túi tiêu hóa ĐV có ống tiêu hóa
phân biệt tiêu hóa
Đại diện ĐV đơn bào (trùng giày, Ruột khoang (thủy tức) Giun đất, châu chấu,
trùng biến hình, trùng và giun dẹp. cá, chim, bò sát, thú.
roi)
Hình thức Nội bào Ngoại bào rồi đến nội Ngoại bào
tiêu hóa bào
+ Động vật chưa có cơ + Động vật có túi tiêu + Động vật đã hình
quan tiêu hoá (động vật hoá: Thức ăn được tiêu thành ống tiêu hoá
đơn bào): Tiêu hoá chủ hoá ngoại bào (nhờ các và các tuyến tiêu
yếu là nội bào. Thức ăn enzim tiết ra từ các tế hoá: Tiêu hóa ngoại
được thực bào và bị bào tuyến tiêu hoá trên bào (diễn ra trong ống
phân huỷ nhờ enzim thành túi) và tiêu hoá tiêu hóa, nhờ enzim
thuỷ phân chứa trong nội bào. thủy phân tiết ra từ
Đặc điểm
lizôxôm. các tế bào tuyến tiêu
tiêu hóa hóa). Thức ăn đi qua
ống tiêu hóa sẽ được
biến đổi cơ học và
hóa học thành những
chất dinh dưỡng đơn
giản và được hấp thụ
vào máu.

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Tiêu hóa là quá trình:

A.làm biến đổi thức ăn thành các chất hữu cơ.

B.biến đổi các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể.

C.biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ
được.

D.biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng và tạo ra năng lượng ATP.

Câu 2. Ở động vật đơn bào, thức ăn được tiêu hóa bằng hình thức:

A.tiêu hóa nội bào.

B.tiêu hóa ngoại bào.

C.tiêu hóa nội bào rồi đến ngoại bào.

D. tiêu hóa ngoại bào rồi đến nội bào.

Câu 3:Tiêu hóa nội bào là quá trình tiêu hóa:

A. hóa học ở trong tế bào và ngoài tế bào.

B. thức ăn ở trong ống tiêu hóa.

C.hóa học ở bên trong tế bào nhờ ezim lizôxôm.

D. thức ăn trong ống tiêu hóa và túi tiêu hóa.

Câu 4:Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa ở người là:

A.Miệngà thực quản à dạ dàyà ruột nonà ruột giàà hậu môn.

B. Miệngà dạ dàyà thực quản à ruột nonà ruột giàà hậu môn.

C. Miệngà thực quản à ruột nonà dạ dàyà ruột giàà hậu môn.

D. Miệngà ruột nonà thực quản à dạ dàyà ruột giàà hậu môn

Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hóa, chất dinh dưỡng được hấp thụ chủ yếu ở bộ phận nào?

A.Thực quản.

B.Dạ dày.

C.Ruột non.
D.Ruột già.

Câu 6: Cho các hoạt động trong quá trình tiêu hóa ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa
như sau:

(1) Hình thành không bào tiêu hóa.

(2) Các enzim từ lizôxôm vào không bào tiêu hóa , thủy phân các chất hữu cơ có trong thức ăn
thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.

(3) Màng tế bào lõm vào bao lấy thức ăn.

(4) Lizôxôm gắn vào không bào tiêu hóa.

(5) Chất dinh dưỡng khuếch tán vào tế bào chất.

(6) Chất thải, chất bã được xuất bào.

Các hoạt động trên diễn ra theo trình tự đúng là:

A.1-2-3-4-5-6. B.3-1-4-2-5-6. C.3-1-2-4-5-6. D.3-6-4-5-1-2.

Câu 7: Trong quá trình tiêu hóa ở khoang miệng của người, tinh bột biến đổi thành đường
nhờ tác dụng của enzim nào sau đây?

A.Amylaza. B.Maltaza. C.Saccaraza. D.Lactaza.

Câu 8 : Diều của bồ câu được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?

A.Thực quản. B.Dạ dày. C.Ruột non. D.Ruột già.

Câu 9:Khi nói về ưu điểm của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa, có bao nhiêu phát biểu
đúng?

(1) Dịch tiêu hóa được hòa loãng làm ezim dễ phân tán tiêu hóa thức ăn hiệu quả.

(2) Ống tiêu hóa được phân thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.

(3) Dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.

(4).Có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và cơ học.

A. 1. B. 2. C. 3. D.4.

Câu 10: Trong các tuyến sau đây ở người, có bao nhiêu tuyến tiết enzim tiêu hóa?.

( 1) Tuyến nước bọt. (2) Tuyến tụy. (3)Tuyến giáp. (4) Tuyến yên.

A.1. B.2. C.3. D. 4.

You might also like