You are on page 1of 3

CHƯƠNG I.

THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO


Câu 1: Vì sao nói nước là dung môi tốt nhất trong tế bào?
Nước là dung môi tôt nhất vì:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một
electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm
điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân
cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi. Do tính
phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro.
- Liên kết hidro là liên kết yếu do vậy chúng có thể dễ dàng hình thành và phá vỡ và vì vậy các
phân tử nước dễ dàng liên kết với phân tử phân cực khác để hòa tan chúng.

Câu 2: Giải thích tính phân cực và các mối liên kết trong phân tử nước. Từ đó hãy cho biết:
- Tại sao con nhện lại có thể đứng và chạy trên mặt nước?
- Tại sao nước đá lại nổi trong nước thường?
- Khi đưa tế bào sống vào ngăn đá ở trong tủ lạnh thì hậu quả gì sẽ xảy ra?
Trả lời:
- Phân tử nước được cấu tạo từ 2 nguyên tử Hidro và 1 nguyên tử Oxi. Phân tử H góp một
electron vào đôi electron dùng chung với nguyên tử oxi tạo liên kết cộng hóa trị. Oxi có độ âm
điện lớn hơn nên kéo đôi electron dùng chung về phía mình làm cho phân tử nước có tính phân
cực, điện tích dương ở gần mỗi nguyên tử hiđro, điện tích âm ở gần mỗi nguyên tử oxi.
- Do tính phân cực các phân tử nước có sự hấp dẫn tĩnh điện với nhau tạo nên các liên kết hidro
- tạo ra mạng lưới nước. Trên bề mặt nước các phân tử nước liên kết hidro tạo sức căng bề mặt.
Khi nhện đứng trên mặt nước, chân của chúng tạo thành chỗ trũng và sức căng mặt nước giữ cho
chúng nổi lên. Nước luôn tìm cách thu hẹp nhỏ nhất bề mặt tiếp xúc với không khí. Sức căng bề
mặt nước không những giữ cho nhện nổi lên mà còn giúp chúng có thể đứng và chạy được trên
mặt nước.
- Trong nước đá các liên kết H luôn bền vững và khoảng cách giữa các phân tử nước xa hơn nên
khoảng trống rộng hơn. Trong nước thường, các liên kết H luôn được bẻ gãy và tái tạo liên tục,
khoảng trống nhỏ nên nước đá nhẹ hơn nước thường vì vậy nó nổi trên nước thường
- Cùng một lượng nhất định, khi nước đóng băng thì thể tích tăng lên. Vì vậy, khi đưa vào ngăn
đá, nước trong tế bào sẽ đóng băng làm tăng thể tích và lúc đó các tinh thể nước sẽ phá vỡ cấu
trúc tế bào.
Câu 3: Trình bày vai trò của nước trong tế bào?
- Là dung môi hòa tan và là môi trường phản ứng cho các hợp chất vô cơ và hữu cơ
- Điều hòa thân nhiệt
- Duy trì các trạng thái cân bằng cần thiết, tham gai các phản ứng sinh hóa
- Bảo vệ các hạt keo chống lại sự ngưng kết và biến tính
- Chen giữa các đại phân tử sinh học kị nước để ổn định cấu trúc không gian 3 chiều của chúng,
giữ nguyên hoạt tính sinh học.
Câu 4: Tại sao khi tìm kiếm sự sống ở các hành tinh khác trong vũ trụ, các nhà khoa học trước
hết lại tìm xem ở đó có nước hay không?
ĐA: Vì nước là thành phần chủ yếu của tế bào, có vai trò quan trọng đối với sự sống, nếu không
có nước tế bào sẽ chết vì thế nếu không có nước sẽ không có sự sống.
Câu 6: Vì sao C, O, N, H lại là 4 nguyên tố chủ yếu của cơ thể sống?
- Là các nguyên tố phổ biến trong tự nhiên
- Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố H đứng đầu nhóm I, O đứng đầu nhóm II, N đứng đầu
nhóm III, C đứng đầu nhóm IV. Như vậy chúng là những nguyên tố nhẹ nhất, bé nhất của mỗi
nhóm.
- Cả 4 nguyên tố có cùng chung tính chất dễ tạo tạo các lk cộng hóa trị, để lấp đầy lớp e ngoài
cùng. H cần 1e, O cần 2e, N cần 3e, C cần 4e
- Trong các nguyên tố tạo liên kết cộng hóa trị chúng nhẹ nhất ở mỗi nhóm, mà sự bền vững của
lk này thường tỉ lệ nghịch với trọng lượng nguyên tử tham gia. Như vậy sự sống đã chọn các
nguyên tố có hóa trị 1,2,3,4 nhẹ nhất lại bền vững nhất.
- 3 nguyên tố C, O, N còn có khả năng tạo liên kết đôi, nhờ đó các hợp chất thêm đa dạng. Riêng
C có thể tạo thành liên kết 3 với N hoặc giữa các C
- Các hợp chất của chúng dễ tạo thành liên kết hidro.
Câu 7: Tại sao nói nguyên tố cacbon là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống?
ĐA:
* C có khả năng tác dụng với nhau tạo liên kết cộng hóa trị bền vững – C – C- . Vì C có thể thu
vào hoặc cho đi 4 e để lấp lớp e ngoài cùng đủ 8 bền vững nên mỗi nguyên tử C có thể tạo lk
cộng hóa trị với 4 nguyên tử C khác. Nhờ vậy có thể tạo khung cho vô số các chất hữu cơ khác
nhau
* C dễ dàng tạo lk cộng hóa trị với C, H, N, P, S nên trong chất hữu cơ chứa một lượng lớn
nhiều nhóm chức khác nhau
* Các e có khả năng bắt cặp tạo xung quanh mỗi nguyên tử cacsbon tạo cấu trúc không gian
khối tứ diện, nhờ đó các kiểu hợp chất hữu cơ khác nhau có cấu trúc không gian 3 chiều.
C©u 8: M« t¶ thµnh phÇn cÊu t¹o cña mét nuclª«tit vµ liªn kÕt gi÷a c¸c nuclª«tit. §iÓm kh¸c
nhau gi÷a c¸c lo¹i nuclª«tit?
ĐA: Nuclª«tit lµ ®¬n ph©n cña AND , cấu t¹o gåm baz¬ ni t¬, axit ph«t pho ric vµ ®êng
®ª«xi rib«z¬. C¸c nuclª«tit liªn kÕt víi nhau b»ng liªn kÕt phèt pho®ieste (ë mçi m¹ch
polinuclª«tit)
- Gi÷a cac nu liªn kÕt víi nhau theo nguyªn t¾c ®a ph©n gåm rÊt nhiÒu ®¬n ph©n. ®¬n
ph©n gåm 4 lo¹i A, T ,G, X. C¸c ®¬n ph©n liªn kÕt víi nhau theo nguyªn t¾c bæ sung. A cña
m¹ch nµy liªn kÕt víi T cña m¹ch kia b»ng 2 LK hi®r« vµ ngîc l¹i. G cña m¹ch nµy LK víi T cña
m¹ch kia b»ng 3 LK hi®r« vµ ngîc l¹i
- C¸c nu kh¸c nhau ë c¸c lo¹i baz¬nit¬ A, T, G, X.

C©u 9: So s¸nh cÊu tróc, chøc n¨ng cña AND víi ARN?
C©u t¹o: + ADN gåm 2 m¹ch dµi hµng chôc ngh×n ®Õn hµng triÖu nu. Thµnh phÇn gåm
axit ph«tphoric, ®êng ®ª«xirb« baz¬nit¬ gåm 4 lo¹i: A, T, G, X.
+ ARN cã mét m¹ch ®¬n ng¾n, dµi hµng trôc ®Õn hµng nu. Thµnh phÇn gåm axit
photphoric, ®êng rib«z¬ vµ baz¬nit¬ gåm 4 lo¹i A, U, G, X
- Chøc n¨ng:
+ ADN mang th«ng tin di truyÒn, truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn
+ARN truyÒn ®¹t th«ng tin di truyÒn tõ nh©n ra tÕ bµo chÊt. Tham gia tæng hîp pr«tªin.
VËn chuyÓn axit amin tíi rib«x«m ®Ó tæng hîp pr«tªin tham gia cÊu t¹o nªn riboxom

Câu hỏi 10:


a.Trong tế bào có những loại hợp chất hữu cơ nào? Những chất hữu cơ nào là thành phần cơ bản
của sự sống?Vì sao?
b. Các thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó.
c. +Trong tế bào thực vật có những bào quan nào chứa axit nucleic?
+Phân biệt các loại axit nucleic trong các loại bào quan đó.
+Cho biết vai trò của các loại bào quan đó.
Đáp án :
a/ những hợp chất hữu cơ trong tế bào: - Cacbonhidrat, lipit, prôtêin, axit nuclêic, . . .
- Chất hữu cơ là thành phần cơ bản của sự sống: Prôtêin và axit nuclêic
Vì: + Prôtêin có các vai trò sau: Cấu trúc, dự trữ axit amin, vận chuyển các chất, bảo vệ cơ thể,
điều hòa hoạt động cơ thể, xúc tác các phản ứng hóa học, thụ thể, vận động, . . .
+ Axit nuclêic : Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền.(ADN), Truyền đạt thông tin di
truyền( mARN), Vận chuyển aa (tARN), cấu tao ribôxôm (rARN).
b. Thành phần nào tham gia cấu tạo nên màng tế bào và nêu vai trò của các thành phần đó:
- Lớp kép phôtpholipit: Giữ nước cho tế bào, vận chuyển các chất không phân cực hòa tan
trong lipit, giúp màng có tính khảm động.
- Protein xuyên màng và protein bám màng: Vận chuyển các chất qua màng có tính chọn
lọc, góp phần vào tính khảm động của màng.
- Chôlestêrôn: Tăng cường sự ổn định của màng (tế bào động vật).
- Glicoprotein:“Dấu chuẩn” nhận biết tế bào quen và liên kết lại thành mô.
c/- Bào quan chứa axit nucleic trong tế bào thực vật là: Nhân, lục lạp, ti thể và ribôxôm.
Phân biệt các loại axit nucleic của các loại bào quan:
- Axit nucleic của nhân chủ yếu là ADN mạch thẳng xoắn kép có kết hợp với protein histon.
Ngoài ra còn có một ít ARN.
- Axit nucleic của ti thể và lục lạp là ADN dạng vòng không kết hợp với protein.
- Axit nucleic của ribôxôm là ARN riboxom
Vai trò của các loại bào quan
- Nhân: Chứa thông tin di truyền, điều khiển mọi hoạt động của tế bào.
- Ti thể: Hô hấp nội bào cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào và cơ thể.
- Lục lạp: Thực hiện quang hợp tổng hợp chất hữu cơ ( 0,25)
- Riboxom: Tổng hợp protein cho tế bào.( 0,25)

You might also like