You are on page 1of 15

ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

Chuyên đề 1. Cấu trúc di truyền cấp độ phân tử.


Chủ đề 1. Cấu tạo và chức năng của AND
Chủ đề 2. Cấu trúc và chức năng của ARN
Chủ đề 3. Cấu tạo và chức năng của protein
Chuyên đề 2. Cơ chế di truyền cấp độ phân tử.
Chủ đề 1. Cơ chế nhân đôi AND (Tự sao)
Chủ đề 2. Quá trình phiên mã (Tổng hợp ARN)
Chủ đề 3. Quá trình dịch mã, mối liên quan giữa AND, ARN, Protein và tính trạng
Chuyên đề 3. Đột biến gen.
Chuyên dề 4. Bài tập di truyền phân tử.
Chủ đề 1. Bài tập liên quan tới AND
Chủ đề 2. Bài tập liên quan tới ARN
Chủ đề 3. Bài tập liên quan tới protein
Chủ đề 4. Bài tập tổng hợp
Chuyên đề 5. Chu kỳ tế bào, quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Chủ đề 1. Chu kỳ tế bào
Chủ đề 2. Quá trình nguyên phân
Chủ đề 3. Quá trình giảm phân
Chủ đề 4. Sự phát sinh giao tử và thụ tinh
Chủ đề 5. Bài tập nguyên phân và giảm phân
Chuyên đề 6. Đột biến NST
Chủ đề 1. Đột biến cấu trúc và số lượng NST
Chủ đề 2. Các dạng bài tập liên quan tới ĐB NST
Chuyên đề 7. Qui luật di truyền Menđen
Chủ đề 1. Định luật phân ly
Chủ đề 2. Đinh luật phân ly độc lập
Chủ đề 3. Các qui luật di truyền bổ sung sau Men đen
Chuyên đề 8. Di truyền người – Bài tập phả hệ
Chủ đề 1. Di truyền người
Chủ đề 2. Bài tập phả hệ
Chuyên đề 9. Ứng dụng di truyền học
Chủ đề 1. Công nghệ tế bào

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
Chủ đề 2. Công nghệ gen
Chủ đề 3. Gây đột biến trong tạo giống mới
Chủ đề 4. Quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối
Chuyên đề 10. Sinh thái học
Chủ đề 1. Sinh vật và môi trường
Chủ đề 2. Quần thể và quẫn xã sinh vật
Chủ đề 3. Hệ sinh thái và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Chủ đề 4. Bài tập tổng hợp sinh thái

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
Chuyên đề 1. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CẤP ĐỘ PHÂN TỬ

Chủ đề 1. ADN – GEN

I. GIỚI THIỆU VỀ THẾ GIỚI SỐNG

1. Cấp tế bào
- Các phân tử
- Các đại phân tử
- Bào quan
2. Cấp cơ thể
- Cơ thể đơn bào
- Cơ thể đa bào
3. Cấp quần thể - loài
4. Cấp quần xã
5. Cấp hệ sinh thái
6. Sinh quyển

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
CƠ SỞ VẬT CHẤT CHỦ YẾU CỦA SỰ SỐNG LÀ AXIT NUCLEIC (ADN VÀ ARN) VÀ PROTEN

II. ADN (axit đêôxyribô nuclêic)

1. CẤU TRÚC CỦA ADN

a. Cấu trúc hóa học

- ADN luôn tồn tại trong nhân tế bào và có mặt ở cả ti thể, lạp thể (TBC).
- ADN chứa các nguyên tố hóa học chủ yếu C, H, O, N và P.

- ADN là đại phân tử, có khối lượng phân tử lớn, chiều dài có thể đạt tới hàng trăm micromet khối lượng phân
tử có từ 4 đến 8 triệu, một số có thể đạt tới 16 triệu đvC.
- ADN cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, mỗi nucleotit có ba thành phần, trong đó thành phần cơ bản là
bazơnitric.
- Mỗi nuclêôtit gồm có 3 thành phần:
+ Đường đêôxiribôzơ: C5H10O4 (ĐƯỜNG RIBOZO C5H10O5)
+ Axit phôtphoric: H3PO4
+1 trong 4 loại bazơ nitơ (A, T, G, X ). Trong đó A, G có kích thước lớn còn T, X có kích thước bé hơn.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

Cấu tạo phân tử đường Đêôxyribozo và các loại bazơ


nitơ

* Lưu ý: bazo nito được chia làm hai nhóm:


- Nhóm có kích thước lớn (purin): A và G ( có cấu trúc 2 vòng cacbon)
- Nhóm có kích thước bé (pirimidin): T và X ( có cấu trúc 1 vòng cacbon) ( C = CYTOZIN )

Cấu tạo của một nucleotit


- Có 4 loại nuleotit mang tên gọi của các bazơnitric:
+ A = A đênin
+ T = Timin
+ G = Guanin
+ X = Xitozin (hoặc C = Cytozin)
- Trên mạch đơn của phân tử ADN các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị là liên kết được hình
thành giữa đường C5H10O4 của nucleotit này với phân tử H3PO4 của nucleotit kế tiếp. Liên kết hoá trị là liên kết
rất bền đảm bảo cho thông tin di truyền trên mỗi mạch đơn ổn định kể cả khi ADN tái bản và phiên mã.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

- Từ 4 loại nucleotit có thể tạo nên tính đa dạng và đặc thù của ADN ở các loài sinh vật bởi số lượng, thành phần,
trình tự phân bố của nucleotit.
b. Cấu trúc không gian

- CÓ NHIỀU MÔ HÌNH CẤU TRÚC KHÔNG GIAN CỦA ADN, 1953 OAT XƠN VÀ FCRICK MÔ HÌNH
ĐƯỢC NHIỀU NGƯỜI THỪA NHẬN NHẤT = MÔ HÌNH DẠNG B

- ADN là một chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn (mạch polinucleotit) quấn song song quanh một trục tưởng tượng
trong không gian theo chiều từ trái sang phải (xoắn phải) như một thang dây xoắn: tay thang là phân tử đường
(C5H10O4) và axit photphoric sắp xếp xen kẽ nhau, mỗi bậc thang là một cặp bazơnitric đứng đối diện và liên kết
với nhau bằng liên kết hiđro theo nguyên tắc bổ sung (NTBS).

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

- Nguyên tắc bổ sung (NTBS):

+ Khái niệm: Đó là nguyên tắc A của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung với T của mạch đơn kia có kích
thước bé và nối với nhau bằng 2 liên kết hiđro. G của mạch đơn này có kích thước lớn bổ sung với X của mạch
đơn kia có kích thước bé và nối với nhau bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại.

+ Hệ quả và vai trò: A liên kết với T bằng 2 liên kết hydro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hydro.
+ Do sự bổ sung lớn và bé, do vậy 2 mạch đơn ADN luôn song song với nhau.
+ Do ảnh hưởng của cấu trúc, ADN có hiện tượng xoắn tạo thành chuỗi xoắn kép.
+ Liên hệ:

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
- Khái niệm về liên kết hidro: (KN, ĐẶC ĐIỂM LK, VAI TRÒ)
+ Liên kết hydro (thường được viết tắt không chính thức là liên kết H) Liên kết Hydro là 1 liên kết rất yếu được
hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa Hydro (đã liên kết trong 1 phân tử) với 1 nguyên tử có độ âm điện mạnh có
kích thước bé (N,O, F...) ở 1 phân tử khác hoặc trong cùng 1 phân tử.
+ Liên kết Hydro được biểu diễn bằng ba chấm (...). Liên kết Hydro có thể hình thành giữa các phân tử hoặc trong
cùng nội bộ 1 phân tử.
+ Đặc điểm liên kết: Liên kết kém bền nhưng số lượng liên kết nhiều nên đảm bảo cho AND vừa vững chắc
vừa linh hoạt.
+ Vai trò của liên kết hidro: Liên kết hiđro là nhân tố quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi ADN.
VÍ DỤ 1: Cho tỉ lệ % nucleotit trong bộ gen ở các loài khác nhau như sau:

Hãy rút ra nhận xét về cấu trúc axit nucleic của những loài sinh vật trên?

PHÂN TỬ AND NÀO CÓ NHIỀU CẶP GX THÌ PHÂN TỬ ADN ẤY BÊN VỮNG HƠN!
VÍ DỤ 2: Nghiên cứu 3 đoạn ADN trong 3 loại tế bào của 3 loài sinh vật khác nhau:
- Phân tử ADN 1: A = T = 2 x 107 Nu, G = X = 3 x 107 Nu
- Phân tử ADN 2: A = T = 3 x 107 Nu, G = X = 2 x 107 Nu
- Phân tử ADN 3: A = T = 105 Nu, G = X = 4 x 105 Nu
- Đoạn phân tử ADN nào có nhiệt độ nóng chảy cao hơn? Tại sao?

- Giả sử trong tế bào của 3 loài sv trên thì phân tử AND có thể là của vi khuẩn sống được ở suối nước nóng
nơi có nhiệt độ cao?

VÍ DỤ 3: Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên
kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1 mạch

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G và A là 150.
(Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau). Từ những phân tích ở trên em hãy
dự đoán loài vi khuẩn nào có thể sống được trong suối nước nóng tốt hơn? Vì sao?

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

- Trong phân tử ADN, do các cặp nucleotit liên kết với nhau theo NTBS đã đảm bảo cho chiều rộng của chuỗi
xoắn kép bằng 20 Ǻ, khoảng cách giữa các bậc thang trên các chuỗi xoắn bằng 3,4 Ǻ, phân tử ADN xoắn theo chu
kì xoắn, mỗi chu kì xoắn có 10 cặp nucleotit, có chiều cao 34 Ǻ.
- ADN của một số virut chỉ gồm một mạch polinucleotit. ADN của vi khuẩn và ADN của lạp thể, ti thể lại có
dạng vòng khép kín.

2. TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA PHÂN TỬ ADN


+ ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các nucleotit, vì vậy từ 4 loại nucleotit đã tạo
nên nhiều loại phân tử ADN đặc trưng cho mỗi loài.
A+T
+ ADN đặc trưng bởi tỉ lệ G+X

+ ADN đặc trưng bởi số lượng, thành phần trình tự phân bố các gen trong từng nhóm gen liên kết.
+ Đặc trưng bởi hàm lượng AND trong tế bào
3. TÍNH CHẤT CỦA ADN

- Nhiệt nóng chảy là nhiệt độ là tách 2 mạch đơn của phân tử ADN (Nhiệt độ cắt đứt các liên kết hidro
của 2 mạch đơn phân tử ADN nhưng không làm cắt đứt liên kết cộng hóa trị trên 1 mạch đơn). Mỗi phân tử
ADN có nhiệt độ nóng chảy đặc trưng và xác định. Xét trên cùng số đơn phân bằng nhau thì phân tử ADN nào
có số lượng nu loại GX nhiều hơn thì sẽ có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với phân tử ADN có số nu loại AT
nhiều hơn.

- Biến tính ADN: Đun nóng (p H th ấp )phân tử ADN vượt quá nhiệt độ sinh lí =>liên kết hidro bị
đứt hai mạch đơn của nó tách rời làm cho ADN bị biến tính. Nhiệt độ làm hai mạch tách rời nhau gọi là điểm
nóng chảy. Điểm nóng chảy của phân tử càng cao chứng tỏ cấu trúc của phân tử càng bền vững.

- Hồi tính ADN: Hạ nhiệt độ từ từ (tăng pH) với phân tử đã biến tính hai mạch lại hình thành liên kết
hidro trở lại.

Dựa vào khả năng biến tính và hồi tính của ADN để xác định mức độ quan hệ nguồn gốc giữa các loài bằng
cách gây biến tính hai phân tử ADN của hai loài, rồi cho hồi tính trong một môi trường. Từ số đoạn hình thành

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
liên kết hidro giữa hai mạch của hai phân tử ADN người ta xác định mức độ gần nhau về nguồn gốc giữa
chúng.

VÍ DỤ 1: Khi gây biến tính và hồi tính ADN của người và chuột trong cùng môi trương thì ADN
của người và chuột chỉ tạo được khoảng 25% số liên kết hidro giữa các nucleotit. Chứng tỏ
điều gì?
VÍ DỤ 2: Nhiệt độ làm tách hai mạch của phân tử ADN được gọi là nhiệt độ nóng chảy. Dưới đây
là nhiệt độ nóng chảy của ADN ở một số đối tượng sinh vật khác nhau được kí hiệu từ A đến E
như sau: A = 36 OC ; B = 78 OC ; C = 55OC ; D = 83 OC; E = 44OC. Trình tự sắp xếp các
loài sinh vật nào dưới đây là đúng nhất liên quan đến tỉ lệ các loại (A+T)/N của các loài sinh vật
nói trên theo thứ tự tăng dần?

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

VÍ DỤ 3: (CHUYÊN KHTN 2022). Hai mạch của một phân tử ADN


liên kết với nhau bằng các liên hidrô được hình thành giữa các
cặp nucleôtit theo nguyên tắc bổ sung. Khi tăng nhiệt độ đến một
mức nhất định, các liên kết hiđrô này bị phá vỡ làm cho hai mạch
của phân tử ADN tách ra, gây nên hiện tượng biến tính ADN
(hình bên).
a. Chiều dài của một phân tử ADN mạch kép có ảnh hưởng tới
nhiệt độ tối thiểu cần thiết để biến tính phân tử ADN đó không?
Giải thích.
b. Tỷ số (A+T)/(G+X) của mỗi phân tử ADN mạch kép có ảnh
hưởng như thế nào tới nhiệt độ thiểu cần thiết để biến tính phân tử
ADN đó? Giải thích.

4. CÁC DẠNG AND Ở CÁC SINH VẬT

- ADN của virus chỉ có một loại axit nucleic: ADN (mạch kép hoặc mạch đơn) hoặc ARN (mạch kép hoặc mạch
đơn). Cấu trúc của phân tử axit nucleic trong virus có thể ở dạng thẳng hoặc dạng vòng.

- ADN vi khuẩn nằm ở vùng nhân là phân tử ADN mạch kép vòng tròn. Trong tế bào vi khuẩn còn có plasmid
là những phân tử ADN nhỏ, mạch vòng, xoắn kép.

- ADN tế bào nhân thực:

+ ADN trong nhân: ADN mạch thẳng, xoắn kép liên kết với prôtêin histon

+ ADN ngoài nhân: ADN trần, mạch vòng, xoắn kép. (TI THỂ, LỤC LẠP)

VÍ DỤ 1: Khi phân tích % nuclêôtit của vật chất di truyền ở các loài sinh vật khác nhau người ta thu được bảng số
liệu sau:
Loài A G T X U

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
I 21 29 21 29 0
II 29 21 29 21 0
III 21 21 29 29 0
IV 21 29 0 29 21
V 21 29 0 21 29
a. Xác định chủng nào phù hợp nhất với Sars – CoV2? Giải thích.
b. Một số nhà khoa học lo ngại rằng ngay khi có vaccine phòng Sars – CoV2, con người vẫn phải sống chung với
virus này. Căn cứ vào đặc điểm vật chất di truyền của chúng, hãy giải thích cơ sở khoa học của lo ngại trên.
c. Hãy cho biết dạng cấu trúc vật chất di truyền của các loài nêu trên. Giải thích? So sánh cấu trúc bền vững và nhiệt
độ nóng chảy của loài I và loài II. So sánh cấu trúc bền vững của Loài I và loài IV.

VÍ DỤ 2: Khi phân tích về vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh, người ta xác đinh được kết quả
sau :
Tỷ lệ % từng loại Nucleotit
Chủng VSV
A T U G X
Chủng số 1 10 10 0 40 40
Chủng số 2 20 30 0 20 30
Chủng số 3 22 0 22 27 29
Chủng số 4 35 0 35 15 15
Vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật này thuộc loại nào và có cấu trúc mạch đơn hay mạch kép? Giải
thích ?

5. CHỨC NĂNG

- ADN là vật chất mang thông tin di truyền lưu giữ trong các mã bộ ba nucleotit trên gene. Trình tự của
các nucleotit trong chuỗi ADN quy định trình tự các axit amin trong chuỗi polipeptit từ đó quy định tính trạng của
cơ thể sinh vật.

- ADN bảo quản thông tin di truyền bằng mối liên kết hóa trị, liên kết hydrogen được hình thành giữa các
nucleotide.

- ADN truyền thông tin di truyền qua các thế hệ thông qua sự nhân đôi (sao chép) phân tử ADN mẹ thành
hai phân tử ADN con giống nhau (theo nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn) và sự phân li của hai ADN về hai tế
bào con khi phân bào.

- Quy định tính đa dạng và đặc thù của các loài sinh vật: Do mỗi loài có nhiều gen, mỗi gene đặc trưng ở số
lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các nucleotide.

- ADN có chức năng phiên mã cho ra các ARN và dịch mã tạo Pr đặc thù, qua Pr tạo nên tính đa dạng của sinh vật:
ADN→ARN→Polypeptide → Tính trạng.

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024

III. GEN - ĐƠN VỊ CHỨC NĂNG CỦA ADN.

1. KHÁI NIỆN GEN

Cuối thế kỉ XIX, Menden đã làm thí nghiệm với đậu Hà Lan và kết luận: Có nhân tố di truyền riêng biệt đã
quy định tính trạng của cơ thể sinh vật.

Moocgan làm thí nghiệm trên ruồi giấm và chứng minh được nhân tố di truyền theo Menden là có thực
và tồn tại trên NST, nhiều nhân tố di truyền (gene) phân bố trên chiều dài NST.

Đầu thế kỷ XX, gen được coi là yếu tố (đơn vị) di truyền mã hóa cho các enzym và khái niệm “một gen –
một enzym” được sử dụng rộng rãi.

Hiện nay, gene được coi là vùng trình tự nucleotit trên ADN mang thông tin mã hóa hoặc cho một sản phẩm
nhất định. Sản phẩm đó có thể là chuỗi polypeptide hay phân tử ARN. Phân tử prôtêin, hoặc cho một phân tử
ARN mà bản thân chúng một cách độc lập hay kết hợp với những phân tử khác có một chức năng sinh học

riêng. Ngoài vùng mã hóa, gen còn cần các vùng trình tự điều hoà giúp vùng mã hóa được biểu hiện (ví dụ: trình
tự khởi động - promoter, trình tự tăng cường – enhancer, trình tự điều hành - operator,…). Một số gen có thể
đồng thời cho ra nhiều prôtêin khác nhau.

2. CẤU TRÚC CỦA GEN

- Gene cần có đủ các thông tin chỉ dẫn cần thiết cho quá trình phiên mã và dịch mã nhằm tạo ra một sản phẩm

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988
ÔN THI VÀO LỚP 10 CHUYÊN SINH 2024
nhất định thì một đoạn ADN trực tiếp mã hóa cho một sản phẩm là chưa đủ mà cần phải có thêm các trình tự
nucleotit khác. Như vậy, một gene điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: (1) Vùng điều hòa; (2) vùng mã hóa
và (3) vùng kết thúc:

Hình I.3a - Cấu trúc chung của gen cấu trúc.

(1) Vùng điều hòa: là một trình tự nucleotit đặc biệt nằm ở đầu 3’ của sợi khuôn của gen, mang tín hiệu để ARN
- polimezaza bám vào và khởi động quá trình phiên mã, có chức năng điều hoà quá trình phiên mã bao gồm các
trình tự nucleotit khác nhau tạo nên các vùng:Vùng liên kết với Pr hoạt hoá (CAP); Vùng liên kết với ARN
polimerase (promoto-khởi động);Vùng liên kết với protein ức chế (vận hành - operator)
(2) Vùng mã hoá: Mang thông tin quy định sản phẩm của gen (chuỗi polipeptit hoặc ARN)
(3) Vùng kết thúc: nằm ở đầu 5’ mang tín hiệu kết thúc phiên mã.
3. PHÂN LOẠI GEN
Các loại gen, có nhiều cách phân loại khác nhau:
* Nếu dựa vào chức năng của gen:
- Gen cấu trúc: Là gen mang TT mã hóa cho các sản phẩm tạo nên TP cấu trúc hay chức năng của TB.
- Gen điều hòa: Là những gen tạo ra sản phẩm kiểm soát hoạt động của các gen khác.
* Nếu vào cấu trúc của vùng mã hóa chia thành 2 loại:
- Gen phân mảnh: có vùng mã hóa không liên tục, gồm các đoạn mã hóa axit amin (exon) và các đoạn không mã
hóa aa (intron) xen kẻ nhau.
+ Phổ biến ở sinh vật nhân thực
+ Ở nhân sơ cũng có: Vi khuẩn cổ
- Gen liên tục: có vùng mã hóa liên tục mã hóa axit amin
+ Phổ biến ở sinh vật nhân sơ
+ Nhân thực cũng có: Gen mã hóa cho protein histon và gen mã hóa cho các protein kháng thể của hệ
thống miễn dịch trong cơ thể

Biên soạn: Chu Văn Kiền - THPT Chuyên Hưng Yên - ĐT: 0888086988

You might also like