You are on page 1of 2

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I

Chương II. NST


1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì nào của quá trình phân chia tế bào?
Mô tả cấu trúc đó.
2. Xét 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 3 lần. Các tế bào con sinh ra đều bước
vào giảm phân tạo giao tử.
a. Hãy xác định bộ NST 2n của loài biết số NST trong các tế bào con tạo ra sau nguyên phân là
800 NST.
b. Xác định số giao tử đực được tạo ra?
ĐA: 1. Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân chia tế bào.
- Mô tả cấu trúc của NST: NST có cấu trúc điển hình gồm 2 crômatit đính với nhau ở tâm động.
Mỗi crômatit gồm một phân tử ADN và prôtêin loại histôn.
2. Bài tập: tự làm
Chương III. ADN
1.Quá trình nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
2. Một phân tử ADN có tổng số 3000 nuclêôtit, trong đó A hơn G là 600 nuclêôtit.
a. Tính chiều dài của phân tử ADN trên.
b. Xác định số lượng các loại nuclêôtit trong phân tử ADN.
ĐA:1. - Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại 1 nửa (nguyên tắc
bán bảo toàn).
Nguyên tắc bổ sung: Mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN
mẹ. Các nuclêôtit ở mạch khuôn liên kết với các nuclêôtit tự do trong môi trường nội bào theo
nguyên tắc A liên kết với T (bằng 2 liên kết hidro), G liên kết với X (bằng 3 liên kết hidro) hay
ngược lại.
Nguyên tắc bán bảo toàn: Trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ (mạch cũ), mạch còn lại
được tổng hợp mới theo nguyên tắc bổ sung. Cơ chế nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung
và bán bảo tồn. Nhờ đó, hai phân tử ADN con được tạo ra hoàn toàn giống nhau và giống với phân
tử ADN mẹ.
2. Bài tập: tự làm
Chương IV. Biến dị
1. Đột biến gen, đột biến cấu trúc NST là gì? Có những dạng nào?
2. Tại sao đột biến gen, đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật? Cho ví dụ.
ĐA: 1. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hay một số cặp
nuclêôtit.
- Đột biến gen có những dạng là: Mất, thêm, thay thế một hay một số cặp nuclêôtit
2. Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu
gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong
quá trình tổng hợp prôtêin.
3. Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST
- Đột biến cấu trúc có những dạng là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn
4. . Đột biến cấu trúc NST thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa
trong cấu trúc NST đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những
rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Ví dụ: ….
Chương V: Di truyền người
1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là gì? Tại sao người ta phải dùng phương pháp đó để nghiên
cứu sự di truyền một số tính trạng ở người? phương pháp nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì?
2. Nêu đặc điểm di truyền và biểu hiện của bệnh Đao, bệnh Toc nơ ? Biện pháp hạn chế phát
sinh bệnh, tật di truyền người?
ĐA: 1. Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định trên
những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ để xác định đặc điểm di truyền của tính trạng
đó.
- Khi nghiên cứu di truyền người các nhà nghiên cứu phải dùng phương pháp này vì:
+ Người sinh sản chậm và đẻ ít con.
+ Vì lí do xã hội không thể áp dụng phương pháp lai và gây đột biến.
2. Đặc điểm di truyền và biểu hiện bệnh Tơc nơ
- Có 1 NST số X
- Biểu hiện : Nữ lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, không có kinh nguyệt, tử cung nhỏ, vô sinh,
tuổi thọ ngắn
3. Đặc điểm di truyền và biểu hiện bệnh Đao
- Có 3 NST số 21
- Biểu hiện : Lùn, cổ rụt, má phê, miệng hơi há, lưỡi lè ra, khoảng cách hai mắt xa nhau, vô sinh, tuổi
thọ ngắn, si đần
* Biện pháp hạn chế phát sinh bệnh di truyền
đấu tranh chống sản xuất, thử nghiệm, sử dụng vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học và các hình vi gây ô
nhiễm môi trường
Sử dụng đúng cách các loại thuốc trừ sâu.
Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền hoặc hạn chế sinh
con của các cặp vợ chồng nói trên.

You might also like