You are on page 1of 3

Sinh cuối kì 1

Câu 1
a. Đột biến gen là gì? Nêu những nguyên nhân phát sinh đột biến gen. Tại sao đột
biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hay 1 số cặp
nucleotit.
- Nguyên nhân:
+ Do rối loạn trong quá trình sao chép ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi
trường trong và ngoài cơ thể.
+ Con người gây ra đột biến bằng các tác nhân hóa học, vật lý.
- Đột biến gen thường gây hại cho bản thân sinh vật vì:
+ Chúng phá vỡ sự thống nhất hải hòa trong kiều gen đã trải qua chọn lọc và duy trì
lâu đời trong điều kiện tự nhiên.
+ Gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp protein.

b. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Nêu những nguyên nhân gây ra đột biến
cấu trúc nhiễm sắc thể. Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường có hại cho
con người và sinh vật?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST nhưng.
Có 3 dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
- Nguyên nhân: Do tác nhân vật lý và hóa học trong ngoại cảnh đã phá vỡ cấu trúc
NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn NST
- Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho con người và sinh vật vì: Biến đổi cấu
trúc NST đã làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST dẫn đến biến đổi
kiểu hình, rối loạn trong hoạt động cơ thể → bệnh tật hoặc gây tử vong

Câu 2:Phân biệt sự khác nhau giữa thường

Đặc điểm Thường biến Đột biến


1. Khái niệm Là những biến đổi ở kiểu hình do Là những biến đổi ở vật chất
ảnh hưởng của môi trường di truyền ( ADN,NTS)
2. Khả năng di Ko có khả năng di truyền Di truyền qua các thế hệ
chuyển
3. Biểu hiện Xuất hiện đồng loạt theo hướng Xuất hiện ngẫu nhiên
xác định
4. Ý nghĩa Có lợi cho sinh vật Thường có hại cho bản thân
sinh vật
Câu 3:Người ta vận dụng những hiểu biết về mức phản ứng để nâng cao năng
suất vật nuôi và cây
trồng như thế nào?
-Vận dụng về mức phản ứng để tăng năng suất vật nuôi và cây trồng theo 2 cách sau:
+Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt thích hợp.
+ Cải tạo, thay giống cũ bằng giống mới có tiềm năng năng suất cao hơn.

Câu 5:, Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh có vai trò gì trong nghiên cứu di
truyền người?
• Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng có thể:
-Xác định được tính trạng nào do gen quyết định là chủ yếu
-Tính trạng nào chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường tự nhiên và xã hội.

Câu 4:Trình bày cơ chế hình thành thể dị bội (2n+1) và (2n-1) bằng sơ đồ

Câu 6. Em hãy để xuất các biện pháp nhằm hạn chế phát sinh các tật, bệnh di
truyền ở người.
- Hạn chế sự gia tăng hoặc ngăn ngừa các hoạt động gây ô nhiễm môi trường.
- Sử dụng đúng quy cách các loại thuốc trừ sâu,diệt cỏ dại, ...
-Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây các tật, bệnh di truyền,
hạn chế sinh con của các cặp vợ chồng nói trên.

Câu 7:
a.Mạch 1 của gen có trình tự sắp xếp của các nucleotit như sau: -A-T-T-X-G-A-
A-X-G-T-A-G-X-T-. Hãy viết trình tự sắp xếp các nucleotit của phân tử ARN do
mạch 2 (mạch bổ sung của mạch 1) làm mạch khuôn để tổng hợp phân từ ARN.

ADNMch 1 -A-T-T-X-G-A-A-X-G-T-A-G-X-T-
| |
Mạch 2 -T-A-A-G-X-T-T-G-X-A-T-X-G-A-
ARN. -A-U-U-X-G-A-A-X-G-U-A-G-X-U-

b.Một mạch đơn của ARN có trình tự sắp xếp của các nucleotit như sau: -A-U-X-
G-G-X-U-A-A-X-G-U-A-. Hãy viết trình tự sắp xếp của các nuclêôtit của đoạn
ADN đã tổng hợp đoạn ARN trên.

ARN -A-U-X-G-G-X-U-A-A-X-G-U-A-.

Mạch khuôn -T-A-G-X-X-G-A-T-T-G-X-A-T-


| |
Mạch bổ sung -A-T-X-G-G-X-T-A-A-X-G-T-A-

You might also like