You are on page 1of 3

CHƯƠNG IV .

BIẾN DỊ
BÀI 21 . ĐỘT BIẾN GEN.
I. Đột biến gen là gì ?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một
số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen : mất , thêm hoặc thay thế 1 (hoặc 1 số) cặp nuclêôtit.
II. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen.
Đột biến gen xảy ra do ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể
tới phân tử ADN ( rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN- sao chép nhầm), xuất hiện
trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người gây ra.
III. Vai trò của đột biến gen.

- Các đột biến gen biểu hiện ra KH thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng
phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong KG đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong
điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Tuy nhiên, đột biến gen cũng có khi có lợi khi gặp điều kiện môi trường thích hợp
hay tổ hợp gen thích hợp có nghĩa trong chăn nuôi, trồng trọt.
BÀI 22 . ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ.
I. Đột biến cấu trúc NST là gì ?
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST.
- Các dạng : Mất đoạn, lặp đoạn và đảo đoạn...
I. Nguyên nhân phát sinh và tính chất của đột biến cấu trúc NST.

- Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện trong điều kiện tự nhiên hoặc do con người tạo
ra
- Nguyên nhân chủ yếu là do các tác nhân vật lí và hoá học trong ngoại cảnh đã phá vỡ
cấu trúc NST hoặc gây ra sự sắp xếp lại các đoạn của chúng.
- Vai trò của ĐB cấu trúc NST:
+ ĐB cấu trúc NST thường gây hại cho bản thân sinh vật (vì nó làm thay đổi số lượng
và sự sắp xếp hài hòa các gen trên NSTGây ra rối loạn hoạt động của cơ thể) bệnh
tật hoặc tử vong.
+ Một số ĐB có lợi có ý nghĩa trong chọn giống& tiến hóa.
Ví dụ:
- Mất một đoạn nhỏ ở đầu NST 21 gây ung thư máu ở người.
- Enzim thủy phân tinh bột ở một giống lúa mạch có hoạt tính cao hơn nhờ hiện
tượng lặp đoạn NST mang gen qui định enzim này có lợi trong công nghiệp sx bia.
BÀI 23 . ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ.
I. Hiện tượng dị bội thể
Đột biến số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp
NST nào đó hoặc ở tất cả bộ NST.
I. Hiện tượng dị bội thể : là đột biến thêm hoặc mất 1 NST ở một cặp NST nào đó.
- Các dạng : (2n + 1) và (2n – 1)...
II. Sự phát sinh thể dị bội
- Trong giảm phân cặp NST tương đồng không phân li 1 giao tử mang cả 2 NST (n+1)
và 1 giao tử không mang NST nào cả (n-1).
- Sự thụ tinh giữa giao tử không bình thường (n+1)với giao tử (n) thể dị bội (2n+1) và
giao tử bất bình thường (n-1) với giao tử bình thường (n) thể dị bội (2n-1).
- Hậu quả của hiện tượng dị bội thể.
+ Gây ra sự biến đổi về hình thái ( hình dạng, màu sắc, kích thước) ở thực vật.
+ Gây bệnh NST ở người: bệnh Đao, bệnh Tớc nơ.
BÀI 24 . ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (tt)
III. Thể đa bội
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn
2n)
- Tế bào đa bội có số lượng NST tăng gấp bội, số lượng ADN cũng tăng tương ứng, vì thế
quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ hơn, dẫn tới kích thước tế bào của
thể đa bội lớn, cơ quan sinh dưỡng lớn hơn, sinh trưởng phát triển mạnh, tạo giống có
năng suất cao và chống chịu tốt.
- Dấu hiệu nhận biết cơ thể đa bội: Tăng kích thước cơ quan.
- Ứng dụng:
+ Tăng kích thước thân, cànhTăng sản lượng gỗ.
+Tăng kích thước thân, lá, củ tăng sản lượng rau màu.
- Đa bội gồm: đa bội chẵn (4n, 6n,8n, 12n..) và đa bội lẻ (3n,5n, 9n..).
BÀI 25 . THƯỜNG BIẾN
I. Sự biến đổi KH do tác động của môi trường

Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh
hưởng trực tiếp của môi trường.
Thường biến thường phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều
kiện môi trường, không di truyền được.
II. Mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình
- Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
- Các tính trạng chất lượng phụ thuộc chủ yếu vào kiểu gen, ít chịu ảnh hưởng của
môi trường.
- Các tính trạng số lượng thường chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường.
III. Mức phản ứng
- Mức phản ứng là giới hạn của thường biến của một kiểu gen ( hoặc chỉ một gen
hay nhóm gen) trước môi trường khác nhau.
- Mức phản ứng do kiểu gen quy định.

You might also like