You are on page 1of 2

BÀI 2 : LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG

1) Khái niệm:
- Kiểu hình: là tổ hợp các tính trạng, đặc tính của cơ thể. Trên thực tế, khi nói đến
kiểu hình của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài tính trạng đang nghiên cứu.
Ví dụ: Đậu Hà Lan có kiểu hình thân cao, hạt trơn hay thân thấp, hạt nhăn.
- Kiểu gen là tổ hợp toàn bộ các gen trong tế bào của cơ thể. Thông thường, khi nói
đến kiểu gen của một cơ thể, người ta chỉ xét một vài cặp gen liên quan tới các
tính trạng đang được quan tâm như: Kiểu gen AA quy định hoa đỏ, kiểu gen aa
quy định hoa trắng.
- Tính trạng trội là tính trạng được biểu hiện ngay ở F1.
- Tính trạng lặn là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
2) Quy luật phân ly:
- Nội dung: Trong quá trình phát sinh giao tử, mỗi nhân tố di truyền trong cặp nhân
tố di truyền phân li về một giao tử và giữ nguyên bản chất như ở cơ thể thuần
chủng của P.
- Điều kiện nghiệm đúng
+ Bố mẹ đem lai phải thuần chủng về tính trạng cần theo dõi
+ Một gen quy định một tính trạng, gen trội phải trội hoàn toàn.
+ Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
+ Sự phân li nhiễm sắc thể như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của
các loại giao tử khi thụ tinh.
+ Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau, sự biểu hiện của tính trạng phải
hoàn toàn.
- Ý nghĩa
+ Quy luật phân li độc lập giải thích một trong các nguyên nhân các biến dị tổ hợp
xuất hiện ở các loài giao phối. Loại biến dị này là một trong số các nguồn nguyên
liệu quan trọng cho chọn giống và tiến hoá.
3) Thí nghiệm lai một cặp tính trạng trên đậu Hà Lan
- Giải thích kết quả thí nghiệm:
+ Sự phân li của cặp nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử và sự tổ hợp
của chúng trong thụ tinh đó là cơ chế di truyền các tính trạng.
- Kết luận:
+ Khi lai bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F1
đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân lí tính trạng theo tỉ lệ
trung bình 3 trội : 1 lặn.

BÀI 21: ĐỘT BIẾN GEN

1) Đột biến gen


- Khái niệm : Là những biến đổi trong cấu trúc gen, liên quan đến 1 hoặc vài cặp
nu, đột biến này di chuyển được
- Phân loại:
+ Mất hoặc thêm một hoặc một số cặp nu
+ Thay thế một hoặc một số cặp nu
- Nguyên nhân phát sinh
+ Đột biến tự nhiên → Tác nhân ngoại cảnh ( Vật lí, Hóa học)
+ Đột biến nhân tạo → Ảnh hưởng môi trường bên trong

⇒ Rối loạn quá trình tự sao chép của ARN (gen)


2) Vai trò, tác hại của đột biến gen
- Do biến đổi trong cấu trúc phân tử của gen → biến đổi trong cấu trúc protein →
biến đổi tính trạng biểu hiện ra
- Biến đổi gen thường có hại vì:
+ Phá vỡ sự thống nhất, hài hòa trong kiểu gen.
+ Gây rối loạn quá trình tổng hợp protein
- Vai trò của đột biến gen:
+ Đột biến gen đa số tạo ra các gen lặn, chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể
đồng hợp và trong môi trường thích hợp.
+ Qua giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp, một đột biến vốn có hại có thể trở
thành có lợi, làm tăng khả năng thích ứng của sinh vật với các điều kiện ngoại
cảnh, có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt.
3) 3 ví dụ về đột biến gen
- Đột biến gen do con người:
+ Đột biến gen do chất độc màu da cam
+ Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa
- Đột biến gen trong tự nhiên
+ Người có bàn tay 6 ngón

You might also like