You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ: BIẾN DỊ

BÀI 16. THƯỜNG BIẾN, BIẾN DỊ KHÔNG THÈM DI TRUYỀN


1. Định nghĩa biến dị
Di truyền: Đặc tính của sinh vật, trong đó bố mẹ truyền cho các con các đặc điểm vốn có của
mình.
Biến dị: Sự sai khác của con cái so với bố mẹ và giữa các cá thể trong cùng một lứa đẻ hay
các anh chị em trong 1 gia đình.
Di truyền và biến dị là 2 mặt song song của quá trình di truyền các tính trạng cơ thể sinh vật.
Ví dụ: Trong một đàn gà con, có con lông đen, có con lông trắng, có con lông lang. Sự khác
biệt = biến dị (Biến dị cá thể)
2. Phân loại biến dị

3. Biến dị không di truyền – Thường biến


Định nghĩa
Biến đổi của kiểu hình không liên quan đến kiểu gen, do tác động của môi trường.
Là những biến đổi trong đời cá thể do tác động của môi trường mà không có sự biến đổi của
kiểu gen.
Ví dụ phân tích ví dụ
Gà mái siêu trứng : Cho ăn tốt, đẻ 250 quả trứng/năm
: Cho ăn kém, đẻ 150 quả trứng/năm
Môi trường thay đổi ảnh hưởng đến sự biểu hiện của tính trạng.
Cây rau mác khi sống ở trên cạn, lá có hình mũi mác còn khi sống dưới nước có dạng hình
dải kéo dài.
Cây sống trong bóng tối, lá màu trắng ngà, cây sống ngoài trời lá có màu xanh.
Đó là sự biến đổi của cơ thể dưới tác động của môi trường trong đời sống của cá thể.
Về quan điểm di truyền: Thường biến là những biến đổi của kiểu hình trước các điều kiện
môi trường khác nhau của cùng một kiểu gen hoặc trong đời cá thể (vẫn là kiểu gen đó).
Đặc điểm của thường biến:
- Xuất hiện đồng loạt
- Có hướng
- Có khả năng dự đoán
- Không có khả năng di truyền cho thế hệ sau
Khái niệm liên quan
- Mức phản ứng
“Giới hạn biểu hiện của thường biến gọi là mức phản ứng hay tập hợp mọi kiểu hình của
kiểu gen ở mọi môi trường khác nhau”
Ví dụ: Con lợn mán nuôi thả rông nặng 25kg, cho ăn cám tăng trọng (chăm sóc tốt) nặng
60kg. => Biểu hiện của thường biến. Nhưng dù cho ăn kém như thế nào, tốt như thế nào cũng
không ra khỏi khoảng giới hạn biến đổi. Khoảng giới hạn đó gọi là mức phản ứng của kiểu gen.
Mức phản ứng là giới hạn biến đổi của thường biến.
Nếu như sự biến đổi của cơ thể trước môi trường (thường biến) do môi trường quy định, thì
khoảng giới hạn (mức phản ứng) do kiểu gen quyết định.
Mối quan hệ giữa kiểu hình, kiểu gen và môi trường
Kiểu hình là yếu tố biểu hiện ra bên ngoài cơ thể
Kiểu gen là yếu tố bên trong quy định kiểu hình
Nhưng sự biểu hiện từ kiểu gen ra kiểu hình còn chịu sự chi phối của môi trường.
Kết quả: Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
Từ đây phân biệt 2 nhóm tính trạng:
Nhóm tính trạng chất lượng:
Tính trạng không thể cân, đong, đo đếm bằng đặc tính số lượng thông thường hoặc bằng mắt
thường.
Ví dụ: Nhóm máu người, hàm lượng bơ trong sữa bò, mùi hương của lúa…
Hầu hết các tính trạng chất lượng chịu sự tác động của kiểu gen mà không chịu sự tác động
của môi trường.
Nhóm tính trạng số lượng:
Có thể cân, đong, đo, đếm bằng mắt thường.
Ví dụ: Màu da, chiều cao, số hạt/bông, số dảnh/khóm…
Tính trạng này chịu sự tác động của môi trường.
Hệ số di truyền
Khái niệm chỉ sự đóng góp tương đối của kiểu gen và môi trường vào việc hình thành tính
trạng.
Hệ số di truyền được xác định bằng công thức:
Vg Vg
H 2= =
V p V g+Ve
Trong đó: H2 là hệ số di truyền, có giá trị từ 0  1, nó là kết quả của sự tương tác giữa phương
sai kiểu gen Vg, phương sai môi trường Ve.
Nếu Vg = 1, Ve = 0, khi đó hệ số di truyền = 1, tính trạng chịu chi phối hoàn toàn bởi kiểu gen.
Nếu Vg = 0, Ve = 1, hệ số di truyền bằng 0, tính trạng chịu sự chi phối hoàn toàn của môi
trường.
Trong 2 nhóm tính trạng kể trên, tính trạng chất lượng chịu sự chi phối bởi kiểu gen là chủ yếu,
chúng có hệ số di truyền cao. Trong khi đó, tính trạng số lượng chịu sự ảnh hưởng lớn của kiểu
hình, chúng có hệ số di truyền thấp.
Ý nghĩa của thường biến
Trước các môi trường khác nhau, do thường biến mà cơ thể có những biến đổi nhằm thích
nghi với môi trường mới đó.
Gọi sự thích nghi do thường biến là “thích nghi kiểu hình” khác với thích nghi kiểu gen.
+ Thường biến giúp sinh vật thích nghi với một điều kiện môi trường cụ thể.
+ Thường biến không bền vững, dễ biến đổi khi điều kiện môi trường thay đổi.

You might also like