You are on page 1of 3

Câu 1:

 Nội dung quy luật phân li: (lai 1 cặp tính trạng)
o Khi hai cơ thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản thì ở F1 đồng tính về
tính trạng của bố hoặc mẹ. Kiểu hình biểu hiện ở F1 là kiểu hình trội, biểu hiện ở F2 là kiểu
hình lặn.
o Khi cho F1 tự thụ phấn, kết quả ở F2 có sự phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
 Nội dung quy luật phân li độc lập: (lai 2 cặp tính trạng): Khi hai cơ thể thuần chủng khác
nhau về hai hay nhiều cặp tính trạng tương phản thì sự di truyền của các tính trạng này độc
lập với sự di truyền của cặp tính trạng kia và ngược lại.

Câu 2:
- Ta có: P: Thân đỏ thẫm x Thân đỏ thẫm F1: 75% thân đỏ thẫm : 25% thân xanh lục.

- Thân xanh lục có kiểu gen aa nhận 1 giao tử a từ bố và 1 giao tử a từ mẹ nên P: Thân đỏ
thẫm x Thân đỏ thẫm có kiểu gen P: Aa × Aa

- Sơ đồ lai:

Câu 3:

– Giống nhau nguyên phân và giảm phân


+ Nguyên phân và giảm phân đều là hình thức phân bào.
+ Nguyên phân và giảm phân đều có một lần nhân đôi ADN.
+ Nguyên phân và giảm phân đều có kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.
+Nhiễm sắc thể đều trải qua những biến đổi tương tự như: tự nhân đôi, đóng xoắn, tháo xoắn,

+ Màng nhân và nhân con tiêu biến vào kì đầu và xuất hiện vào kì cuối.
+ Thoi phân bào tiêu biến vào kì cuối và xuất hiện vào kì đầu.
+ Diễn biến các kì của giảm phân II giống với nguyên phân
– Điểm khác nhau nguyên phân và giảm phân
+ Nguyên phân xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai, còn giảm phân xảy ra ở
tế bào sinh dục chín.
+ Nguyên phân có một lần phân bào còn giảm phân có hai lần phân bào.
+ Nguyên phân kì đầu không có sự bắt cặp và trao đổi chéo còn giảm phân Kì đầu I có sự bắt
cặp và trao đổi chéo.
+ Nguyên phân Kì giữa NST xếp thành một hàng ở mặt phẳng xích đạo còn giảm phân Kì
giữa I NST xếp thành hai hàng ở mặt phẳng xích đạo.
+ Nguyên phân kết quả từ một tế bào mẹ cho ra hai tế bào con còn giảm phân kết quả từ một
tế bào mẹ cho ra bốn tế bào con
+ Nguyên phân số lượng NST trong tế bào con được giữ nguyên còn giảm phân Số lượng
NST trong tế bào con giảm đi một nữa.
+ Nguyên phân duy trì sự giống nhau: tế bào con có kiểu gen giống kiểu gen tế bào mẹ còn
giảm phân tạo biến dị tổ hợp, cơ sở cho sự đa dạng và phong phú của sinh vật, giúp sinh vật
thích nghi và tiến hóa.
Câu 4:

- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:

Ở nam: sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang
NST Y.

Ở nữ: chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.

Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:

+ Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển
thành con gái.

+ Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển
thành cơ thể con trai.

- Vậy sinh con trai hay con gái là do đàn ông.

Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái là do phụ nữ là hoàn toàn không đúng

Câu 5:

- Di truyền liên kết là trường hợp một nhóm tính trạng, được quy định bởi các gen trên 1
NST, cùng phân li trong quá trình phân bào và cùng được tổ hợp qua quá trình thụ tinh.

- Hiện tượng này bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen giúp giải thích sự hạn chế
xuất hiện biến dị tổ hợp hay không tạo ra biến dị tổ hợp của các phép lai nhiều tính trạng nhờ
đó người ta luôn có thể chọn những tính trạng tốt luôn được di truyền kèm với nhau.

Câu 6:

Tính đặc thù của phân tử ADN do mỗi phân tử ADN được đặc trưng số lượng, thành phần và
đặc biệt là trình tự sắp xếp của các nuclêôtit.

Tính đa dạng của phân tử ADN: do phân tử ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân (các
đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, T, G, X). Khi thay đổi số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp
các nucleotit thì có thể tạo vô số phân tử ADN khác nhau.

Câu 7:
a,Tổng số nuclêôtit là:
6800 x 2 : 3,4 = 4000 ( Nu )
b, Số Nu mỗi loại trên ADN là:
A = T = 1500
Mà 2A + 2G =400
=> G = X = 500 ( Nu )
c, Theo nguyên tắc bổ sung
A liên kết với T và ngược lại
G liên kết với X và ngược lại
Trình tự đoạn mạch còn lại là:
-T-X-G-A-T-G-X-A

You might also like