You are on page 1of 16

Di Truyền Học

Trần Phạm Cẩm Tú- 1953012127


Chương 1:
1. Di truyền học là gì? khái niệm về tính di truyền và tính biến dị. trình bày mối
liên hệ giữa di truyền và biến dị và cho ví dụ minh họa.
 Di truyền học là môn sinh học nghiên cứu hai đặc tính cơ bản của sinh vật
gồm tính di truyền và tính biến dị, thiếu chúng sinh vật không thể tồn tại và
phát triển đến ngày nay.
 Tính di truyền là sự giống nhau của các tính trạng giữa các cá thể có chung
nguồn gốc, huyết thống như giữa con cái với cha mẹ, ông bà. Tính di truyền
có sự ổn định cao nhằm đảm bảo sự ổn định của loài qua sự lưu trữ và
truyền thụ thông tin di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
 Tính biến dị là biểu hiện sự sai khác của các tính trạng giữa các cá thể trong
một gia đình, dòng họ, giữ con cái và cha mẹ, giữa anh chị em với nhau.
 Di truyền và biến dị là hai trong ba nhân tố tiến hóa theo học thuyết tiến
hóa Darwin, gồm: biến dị, di truyền và chọn lọc tự nhiên. Biến dị tạo sự đa
dạng của sinh vật và cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa. Di truyền duy trì
các đặc tính thích nghi qua các thế hệ dẫn đến phát sinh loài mới
 VD:Mèo lông ngắn sinh ra mèo con lông ngắn
2. Ý nghĩa của các định luật di truyền Mendel .
 Định luật phân li:
 Trong sản xuất nông nghiệp do thế hệ F2 bị phân li, ưu thế lai giảm
nên không dùng F1 làm giống
 Phân li các tính trạng khác nhau, có điều kiện chọn cá thể có tính
trạng mong muốn để làm giống và vật liệu khởi đầu cho công tác
chọn giống
3. Một vài ví dụ về ứng dụng thực tiễn của di truyền học
 Tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp
 Tạo giống bằng phương pháp gây đọt biến
 Tạo giống bằng công nghệ tế bào
 Tạo giống bằng công nghệ gen
Chương 2:
1. Tại sao nói tế bào là vật chất mang thông tin di truyền?
 Tế bào được xem là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản của mọi cơ thể
sống do chứa lượng thông tin sinh học quy định mọi hoạt tính sinh trưởng
và phát triển của một cơ thể sinh vật
 Tế bào có khả năng truyền đạt các thông tin di truyền cho thế hệ sau và có
khả năng tự tái bản. Tế bào là cấu trúc nhỏ nhất của cơ thể sinh vật có khả
năng tồn tại như một đơn vị sống độc lập
 Tế bào có tính ổn định cao
2. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa TB Prokaryote và Eukaryote
 Giống: đều là nhân trong tế bào
 Khác:
Prokarryote Eukaryote
Là những sinh vật đơn bào có cấu trúc Là sinh vật đơn bào hoặc đa bào có
tế bào rất đơn giản cấu trúc phức tạp hơn
Nhân có màng bao quanh Không có nhân
Không có bào quan Chứa nhiều bào quan và cũng được
màng bao quanh
NST dạng vòng NST dạng thẳng
Phân chia theo kiểu trực phân Phân chia theo 1 trong 2 cách: nguyên
phân hoặc giảm phân
Kích thước nhỏ hơn 5m Kích thước lớn hơn 5m

3. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa cấu tạo tế bào động vật và thực vật
 Giống:
 Đều là tế bào nhân thực
 Màng sinh chất được cấu tạo theo mô hình khảm lỏng
 Thành phần đều có cấu tạo từ các chất vô cơ và hữu cơ
 Khác:
Tế bào động vật Tế bào thực vật
Được bao bọc bởi màng nguyên Được bao bọc bởi màng nguyên
sinh chất sinh chất ở trong và vách tế bào ở
ngoài
Có lysosome và trung thể Không có lysosome và trung thể
Không có lục lạp Có lục lạp
Không có hoặc có không bào nhỏ Có không bào lớn ở giữa tế bào
trong tế bào

4. Trong tế bào Eukaryote những bào quan nào chứa vật chất di truyền?
 Lục lạp và ti thể, nhân
5. Phân lọai nhiễm sắc thể
 NST Prokatyote là một phân tử DNA chứa vài triệu nucleotic và thường ở
dạng vòng
 NST Eukaryote khi ở trạng thái không sao chép chỉ gồm một phân tử DNA
có cấu trúc gấp cuộn và xoắn chặt. Nếu tháo xoắn, một vài NST ở người có
thể dài vài cm dài hơn 1000 lần so với nhân tế bào
6. Đặc điểm phân chia tế bào ở sinh vật Prokaryote
 Tế bào phân chia theo kiểu trực phân hay phân đôi. Khi bắt đầu phân chia,
NST dạng vòng được sao chép và phân đôi. Sau khi phân đôi, mỗi bản sao
NST bám vào màng tế bào. Màng tế bào kéo dài tách riêng 2 NST về 2 phía.
Vách tế bào mới hình thành giữa 2 NST, tạo thành 2 tế bào con, mỗi tế bào
chứa 1 bản sao NST
7. Trình bày các giai đọan trong một chu kỳ tế bào Eukaryote
 Kỳ trung gian là giai đoạn giữa các lần tế bào phân chia, tế bào lớn lên, phát
triển và chuẩn bị cho quá trình phân chia
 Kỳ nguyên phân là giai đoạn tế bào phân chia
8. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân
 Giống:
 Đều là sự phân bào có thành lập thoi vô sắc, nhân phân chia trước tế
bào chất phân chia sau
 Đều có sự nhân đôi của NST ở kỳ trung gian
 Đều trải qua các quá trình phân bào tương tự nhau
 Khác:
Nguyên phân Giảm phân
Xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế Xảy ra đối với các tế bào sinh dục
bào sinh dục sơ khai thời kì chín
1 lần phân bào 2 lần phân bào liên tiếp
Tại kì giữa các NST kép tập trung Tại kì giữa các NST kép tập trung
thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo thành 2 hàng trên mặt phẳng xích
đạo.
Tại kì sau có sự phân cắt của các Tại kì sau I diễn ra sự phân li của các
NST kép thành 2 NST đơn tại tâm NST ở trạng thái kép trong từng cặp
động và các NST đơn phân li về 2 cực tương đồng ( không có sự phân cắt
của TB tâm động )
Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 2 TB Kết quả: từ 1 TB mẹ tạo thành 4 TB
con giống nhau, có bộ NST lưỡng bội con có bộ NST đơn bội đơn( giảm đi 1
dơn( giống như ở TB mẹ) nửa so với TB mẹ)

9. So sánh sự hình thành giao tử đực và cái ở động vật và thực vật
Sự hình thành giao tử ở động vật Sự hình thành giao tử ở thực vật
Sự hình thành giao tử đực (tinh trùng): Tinh Sự hình thành giao tử đực (hạt phấn):
bào thứ cấp -> giảm phân -> 4 tinh tử -> Tiểu bào thứ cấp -> giảm phân -> 4 tiểu bào
trưởng thành, chín -> 4 tinh trùng (n) tử (n) -> 2 nguyên phân -> 4 hạt phấn (2 nhân
sinh dục n và 1 TB sinh dưỡng n )
Sự hình thành giao tử cái (trứng): Nõan bào Sự hình thành giao tử cái (trứng): Đại bào thứ
thứ cấp -> giảm phân -> 1 noãn cầu (3 thể cực cấp -> giảm phân -> 1 đại bào (3 thể cực thóai
thóai hóa) -> 1 trứng trưởng thành (n) hóa) -> 1 đại bào tử (n) -> 3 nguyên phân ->
túi phôi (8 tế bào n):
Gần noãn khẩu: trứng và 2 trợ cầu (n)
Cực đối diện: 3 đối cầu (n)
Ở giữa 2 TB => nhân phụ (n+n=2n)
Sự thụ tinh: Tinh trùng (n) x trứng (n) -> phôi Sự thụ tinh: hiện tượng thụ tinh “kép”:
(2n) -> phát triển cơ thể. Ở nõan khẩu 1 trong 2 nhân sinh dục của hạt
phấn kết hợp với trứng tạo phôi 2n - Nhân
sinh dục thứ 2 kết hợp với nhân phụ tạo nội
phôi nhũ (3n)

10. Thành phần hóa học và cấu trúc phân tử DNA & RNA
 DNA:
 Là 1 hợp chất cao phân tử được cấu tạo từ các đơn vị gọi là nucleotc
 1 nucleotic= 1 deoxyribose+ 1 phosphate+ 1 bazo nito
 Bazo nito gồm: purine và pyrimidine
 DNA ở dạng mạch đôi
 Liên kết bổ sung: A-T, G-C
 DNA là một đại phân tử rất dài nên còn được gọi là đại phân tử. Có 3
dạng cấu trúc với mức độ phức tạp dần: Cấu trúc DNA bậc 1, Cấu trúc
DNA bậc 2, Cấu trúc DNA bậc 3
 RNA:
 1 nucleotic= 1 ribose+ 1 phosphate+ 1 bazo nito
 Liên kết bổ sung: A-U, G-C
Chương 3:
1. Phát biểu định luật giao tử thuần khiết, cho ví dụ minh họa.
 Qui luật giao tử thuần khiết Trong cơ thể sinh vật (2n), các gen tồn tại theo từng
đôi (2 alen), khi hình thành giao tử, từng đôi alen phân ly nhau, mỗi alen đi vào
một giao tử và khi các giao tử kết hợp với nhau các alen lại hợp thành đôi trong
hợp tử

2. Phân biệt các khái niệm alen, gen, locus, tính trạng.. mối liên hệ giữa chúng
  Gen alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen tồn tại ở 1 vị trí xác
định (locut) của cặp NST tương đồng. Chúng có thể giống nhau hoặc khác
nhau về số lượng, thành phần hoặc trình tự phân bố các Nucleotide
 Alen là các trạng thái khác nhau của cùng 1 gen (A, a, a1…), alen được sinh
ra do đột biến gen
  Locut gen là vị trí nhất định của gen trên NST.
 Tính trạng: là đặc điểm về hình thái, về cấu tạo, về sinh lý riêng của 1 cơ thể
mà có thể làm dấu hiệu để phân biệt cơ thể này với cơ thể khác.
3. Phát biểu định luật phân ly độc lập (lai lưỡng tính và đa tính)
 Qui luật phân ly độc lập Trong quá trình hình thành giao tử, sự phân li của một
cặp gen này độc lập với các cặp gen khác và khi các giao tử kết hợp với nhau
các gen lại tổ hợp với nhau một cách ngẫu nhiên trong hợp tử

4. Thế nào là lai phân tích? lai hồi giao? cho ví dụ minh họa
 Lai phân tích là phép lai giữa một cá thể mang tính trạng trội không rõ kiều
gen với cá thể có kiểu gen đồng hợp lặn về tính trạng khảo sát
 Vd: P: hoa tím, p: hoa nhỏ
? × pp
Tím trắng
Kq:
 100% hoa tím =>KG hoa tím là PP
 50% tím: 50% trắng=> KG hoa tím là Pp
 Hồi giao là phép lai giữa cá thể con lai với một trong hai dạng bố mẹ ban
đầu
5. Có bao nhiêu lọai giao tử được tạo thành từ những cá thể có kiểu gen sau:
AAbbCcDd, aaBbCC, AaBBCc
 AabbCcDd: 8 loại giao tử
 aaBbCC: 2 loại giao tử
 AaBBCc: 4 loại giao tử
Chương 4:
1.Một cá thể có kiểu gen AaBb, hãy viết kiểu gen trên theo phương thức “gen trên
NST” của Morgan trong các trường hợp:
a. Cặp gen A/a độc lập với cặp gen B/b
 A/a × B/b
b. Hai cặp gen trên liên kết với nhau theo phương thức A với B và a với b
 AB/ab
2.Thế nào là cá thể đồng giao, cá thể dị giao?, cho ví dụ minh họa.
 Cá thể đồng giao là cá thể có NST giới tính ở dạng đồng hợp
 Cá thể dị giao là cá thể có NST giới tính ở dạng dị hợp
3.Thế nào là các tính trạng giới hạn hoặc phụ thuộc bởi giới tính? cho các ví dụ
minh họa
 Một tính trạng có biểu hiện giới hạn bởi giới tính là tính trạng xảy ra ở chỉ
một trong hai giới dẫn đếnsự khác biệt về mặt giải phẫu giữa hai giới. Các
khuyết tật của tử cung và tinh hoàn cũng là một ví dụ cho hiện tượng này..

4.Khái niệm nhóm LK, hiện tượng LK hòan tòan và LK không hòan tòan? cho ví dụ
minh họa.
 Nhóm gen LK là hiện tượng các gen không alen cùng nằm trên 1 NST phân li
cùng nhau trong quá trình phân bào
 Hiện tượng LK gen hoàn toàn xảy ra với các gen nằm gần nhau trên 1NST.
Các gen này liên kết chặt chẽ với nhau, không phân li và di truyền cùng
nhau trong quá trình giảm phân
 LK gen không hoàn toàn( hoán vị gen) là hiện tượng các gen nằm cùng trên
1NST liên kết không hoàn toàn xảy ra tái tổ hợp với nhau do sự thay đổi
đoạn giữa các NST tương đồng trong quá trình giảm phân
5.Cơ sở tế bào học của LK hòan tòan và LK không hòan tòan.
 Do các gen trong nhóm LK luôn nằm cung nhau trên 1 NST. Vì vậy khi NST
phân li cũng kéo theo các gen trong nhóm liên kết phân li theo=> các gen
trong nhóm liên kết luôn di truyền cùng nhau=> thể hiện sự liên kết hoàn
toàn của các gen
 Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen là sự trao đổi chéo giữa 2
cromatic “không chị em” trong cặp NST tương đông ở kì đầu giảm phân
Chương 5:
1. Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền. Cho ví dụ minh họa.
 Biến dị di truyền là những biến đổi liên quan tới cấu trúc, vật chất di truyền
 Vd:
 Biến dị không di truyền( thường biến) là những biến đổi ở kiểu hình của
cùng một kiểu gen do ảnh hưởng của điều kiện môi trường
 VD: một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè
có bộ lông thưa màu vàng hoặc xám
2. Phân lọai biến dị di truyền, cho ví dụ minh họa.
 Biến dị di truyền ngoài nhân, còn gọi là di truyền ngoaig nhân hay di truyền
tế bào chất
 Biến dị di truyền trong nhân:
 Biến dị tổ hợp gen
 Biến dị tái tổ hợp
 Đột biến
3. Sự khác nhau giữa biến dị tổ hợp và biến dị đột biến, cho ví dụ minh họa
 Về nguyên nhân: Biến dị tổ hợp xuất hiện nhờ quá trình giao phối, biến dị đột
biến xuất hiên do tác động của MT trong và ngoài cơ thể
 Về cơ chế: biến dị tổ hợp phát sinh do cơ chế phân li độc lập, tổ hợp tự do, hoán
vị gen trong quá trình tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên giữa giao tử đực và
cái trong quá trình thụ tinh. Còn biến dị đột biến phát sinh do rối loạn quá trình
phân bào hoặc do rối loạn quá trình tái sinh NST, đã làm thay đổi số lượng, cấu
trúc vật chất di truyền
 Về tính chất biểu hiện:
  Biến dị đột biến biểu hiện 1 cách đột ngột, ngẫu nhiên, cá biệt, không
định hướng. Phần lớn đột biến là có hại, tần số đột biến có lợi là rất thấp.
Còn biến dị tổ hợp dựa trên cơ sở tổ hợp lại các gen vốn có ở bố mẹ và
tổ tiên, vì thế có thể làm xuất hiện các tính trạng đã có hoặc chưa có ở thế
hệ trước. Sự phân li độc lập, sự hoán vị gen, tương tác qua lại giữa các
gen đã sắp xếp lại tính trạng vốn có hoặc xuất hiên tổ hợp kiểu hình mới
ở thế hệ sau.
  Biến dị tổ hợp có thể dự đoán được quy mô xuất hiện, tần số xuất hiện
nếu biết trước được kiểu di truyền của bố mẹ. Còn biến dị đột biến không
thể chủ động xác định trước khả năng xuất hiện ở đời con với loại đột
biến và tần số đột biến là bao nhiêu
 Biến dị tổ hợp thường có giá trị không đặc sắc như đột biến, chúng
thường xuất hiện ở mức độ nhỏ, đa dạng tạo ra nguồn biến dị thương
xuyên, vô tận cho chọn lọc tự nhiên

4. Thế nào là đột biến cấu trúc NST? phân lọai, và cho ví dụ minh họa.
 Đột biến cấu trúc NST là đột biến làm thay đổi cấu trúc của NST riêng rẽ. Có
4 dạng đột biến cấu trúc NST:
 Lặp đoạn là đột biến khi 1 đoạn NST bị nhân đôi, lặp lại 2 lần trên
cùng 1NST hoặc trên NST khác
VD: ABCDEFG => ABCDEDEFG
 Mất đoạn là dạng đột biến khi 1 đoạn NST bị đứt gãy khỏi NST
VD:ABCDEFG =>ABCFG
 Đảo đoạn là dạng đọt biến khi 1 đoạn NST bị đứt ra, quay ngược 180 ̊
và nối vào lại NST
VD:ABCDEFG =>ABCFEDG
 Chuyển đoạn là đọt biến khi 1 đoạn NST được chuyển từ vị trí này
sang vị trí khác trên cùng 1 NST hoặc chuyển từ 1NST này sang NST
khác
VD: ABCDEFG và 1234567 =>ABCD567 và 1234EFG

5. Đột biến gen là gì? ý nghĩa DTH và ứng dụng thực tiễn.
 Đột biến gen là những biến đổi trong thông tin di truyền ở mức độ
nucleotic trong phạm vi một gen và được di truyền lại cho thế hệ sau
 Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp của quá trình chọn giống và tiến hoá.
 Đột biến gen cũng cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống. Vì vậy, ở một
số đối tượng như vi sinh vật và thực vật, các nhà khoa học thường chủ động sử
dụng các tác nhân đột biến để tạo ra các giống mới .

Chương 6:
1. Tại sao lại nói hiện tượng di truyền chiều xoắn vỏ ốc là di truyền Mendel chậm
đi một thế hệ?
 Đặc tính xoắn ở vỏ ốc di truyền theo qui luật Mendel nhưng chậm đi một
thế hệ do chịu ảnh hưởng lưu lại của kiểu gen ốc mẹ
2. Trình bày các đặc điểm của di truyền tế bào chất, cho ví dụ minh họa.
 Có sự khác nhau giữ lai thuận và lai nghịch
 Sự di truyền các tính trạng thường theo hệ mẹ
 Gen qui định tính trạng nghiên cứu không thuộc nhóm liên kết nào
 Tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con không tuân theo qui luật Mendel
3. Thế nào là hiện tượng bất dục bào chất đực ở cây bắp. Hãy viết kết quả lai (ghi
rõ kiểu hình và kiểu gen) của các tổ hợp lai sau:
a. ♀Rfrf [S] x ♂rfrf [N]
b. ♀rfrf [S] x ♂rfrf [N]
c. ♀rfrf [N] x ♂rfrf [S]
 Do gene nhân quy định, như gene ms ở cây ngô - Do ảnh hưởng của điều kiện
môi trường như độ ẩm, quang chiếu, khả năng cung cấp chất dinh dưỡng không
đáp ứng đúng nhu cầu sinh lý của cây

Chương 7:
1. Nêu điểm khác nhau về đặc điểm di truyền giữa tính trạng do gen trội nằm
trên NST thường và gen trội liên kết với NST X quy định. Cho VD
 Gen trội nằm trên NST thường:
 Bệnh xuất hiện với tỉ lệ nam nữ ngang bằng nhau
 Gen trội liên kết với NST X:
 Tỉ lệ con cái mắc bệnh phụ thuộc vào bố bệnh hay mẹ bệnh
 Mẹ bình thường, bố bệnh=> 50% con gái bệnh, 50% con trai bệnh
VD: XᴬX ͣ × X ͣY => XᴬX ͣ, X ͣX ͣ, XᴬY, X ͣY
 Mẹ bệnh, bố bình thường=> con gái bình thường, con trai bệnh
X ͣX ͣ × XᴬY => XᴬX ͣ, X ͣY
2. Nêu điểm khác nhau về đặc điểm di truyền giữa tính trạng do gen lặn nằm
trên NST thường và gen lặn liên kết với NST X. Cho VD
 Gen lặn nằm trên NST thường:
 Bố mẹ không bệnh nhưng mang gen dị hợp=> con bị bệnh
 Tỉ lệ thấp
 Gen lặn liên kết với NST X
 Bệnh đa số biểu hiện ở nam
3. Trình bày phương pháp nghiên cứu di truyền người dựa trên các cặp sinh
đôi và con nuôi
4. Tiếp hợp là gì? Nêu các trường hợp truyền yếu tố F ở vi khuẩn
 Tiếp hợp là hiện tượng truyền vật chất di truyền theo một chiều từ vi khuẩn
cho sang vi khuẩn nhận khi các tế bào cho và tế bào nhận tiếp xúc trực tiếp
với nhau.
5. Biến nạp là gì? Nêu các bước trong quá trình biến nạp
 Biến nạp chỉ những biến đổi tính trạng của vi khuẩn dưới ảnh hưởng của
ADN dung dịch được tách chiết từ vi khuẩn cho xâm nhập vào vi khuẩn
nhận. Hiện tượng biến nạp được nhà vi khuẩn học Griffith phát hiện
vào năm 1928 và được làm sáng tỏ nhờ những thực nghiệm của Avery,
Mac Leod và Mac Carthy.
6. Tái nạp là gì? Nêu các bước trong quá trình tái nạp
 Tải nạp là quá trình truyền thông tin di truyền từ một vi khuẩn (nòi cho)
sang vi khuẩn khác (nòi nhận) thông qua vật trung gian là thể thực khuẩn
7. Việc truyền yếu tố kháng kháng sinh giữa các vi khuẩn nhờ vào quá trình
nào?
 Sự kháng kháng sinh ở vi sinh vật là do cơ chết của tải nạp
8. Trình bày cách lặp bản đồ gen ở vi khuẩn
Chương 8:
1. Thế nào là quần thể, quần thể Mendel, quần thể toàn phối?
 Quần thể là tập hợp các cá thể thuộc cùng một loài , sinh sông trong cùng
một không gian và thời gian nhất định
 Quần thể Mendel là một quần thể trong đó các cá thể giao phối lẫn nhau và
cho ra đời con hữu thụ
 Quần thể toàn phối là một quần thể Mendel, giao phối hoàn toàn tự do và
ngẫu nhiên( không có chọn lựa)
2. Cấu trúc di truyền của một quần thể có thể được biểu diễn bằng các yếu tố
nào? Yếu tố nào ưu điểm hơn? Vì sao?
 Được biểu diễn bằng tần số các kiểu gen hoặc tần số các alen trong
quần thể đó
 Tần số các alen ưu điểm hơn vì
 Số lượng các alen ít hơn nhiều so với số lượng các kiểu gen nên
cấu trúc di truyền sẽ được biểu diễn bằng ít thông số hơn
 Ở các sinh vật sinh sản hữu tính các alen từ bố mẹ tách ra, đi
vào giao tử và truyền lại cho thế hệ sau chứ không phải các
kiểu gen
3. Phát biểu qui luật Hardy-Weinberg. Các điều kiện nghiệm đúng của qui luật
H-W là gì?
 “Trong một quần thể có số lượng lớn cá thể, giao phối tự do và ngẫu
nhiên, không đột biến, không có chọn lọc, không di nhập gen thì tần
số các alen và tần số các kiểu gen ở mỗi gen sẽ không đổi từ thế hệ
này qua thế hệ khác và quần thể lúc này đạt trạng thái cân bằng”
 Điều kiện nghiệm đúng của qui luật H-W:
 Số lượng cá thể phải đủ lớn và không xảy ra biến động di truyền.
Trong một khoảng thời gian nhất định, điều kiện này có thể được
đáp ứng, nhất là ở những quần thể tách biệt với môi trường bên
ngoài.
 Các các thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên với nhau.
Tức  là không có sự chọn lọc trong quá trình giao phối. Đây là điều
kiện khó xảy ra trong thực tế.
 Giá trị thích nghi của các kiểu gen khác nhau là như nhau. Điều
kiện này chỉ được thỏa ở một số tính trạng, phổ biến là các tính
trạng số lượng có sự di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp –
các alen khác nhau có vai trò như nhau trong việc hình thành kiểu
hình, và phần lớn chúng không anh hưởng nhiều đến sức sống của
cá thể.
 Không có áp lực của đột biến và chọn lọc tự nhiên. Rõ ràng đây là
điều kiện khó đáp ứng nhất.
 Không có hiện tượng di nhập gen. Có thể được đáp ứng với những
quần thể sống tách biệt với các quần thể khác
4. Các yếu tố nào có thể làm thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể? Giải
thích tại sao?
 Đột biến gen: làm cho mỗi gen phát sinh nhiều alen, đây chính là
nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
 Di nhập gen: trường hợp một số cá thể từ quần thể cho nhập cư vào
quần thể nhận thì sẽ là thay đổi tần số alen của quần thể nhận
 Chọn lọc tự nhiên: tác động trực tiếp lên kiểu hình, ảnh hưởng đến
khả năng sống sót và sinh sản của quần thể. Thông qua đó tác động
lên kiểu gen làm biến đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của
quần thể
 Biến động di truyền: Xảy ra do một yếu tố ngẫu nhiên hay do một
biến cố nào đó, làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số tương đối
của các alen trong quần thể
 Giao phối không ngẫu nhiên: không làm thay đổi tần số alen nhưng
làm thay đổi tần số kiểu gen theo hướng tăng dần kiểu gen đồng
hợp, giảm dần kiểu gen dị hợp
5. Đa dạng di truyền là gì? Tại sao đa dạng di truyền lại quan trọng?
 Đa dạng di truyền là những khác biệt trong cấu trúc di truyền(gen)
giữa các cá thể trong cùng một loài hay giữa các cá thể trong cùng
một quần thể. Đa dạng di truyền có thể xét trong không gian và thời
gian
 Đa dạng di truyền là cơ chế giúp sinh vật tồn tại trong những điều kiện
khác nhau nên cần thiết cho tất cả các sinh vật để duy trì nòi giống. Thông
qua đa dạng di truyền, sinh vật tạo nên những cơ chế mới, kháng lại các
loại dịch bệnh và thích nghi với biến đổi môi trường
 Ứng dụng để:
 Bảo tồn nguồn gen: lưu trữ số lượng quần thể ít nhưng có kiểu gen
nhiều nhất
 Lai chọn tạo giống mới: định hướng và quyết định lai tạo, chọn tạo
giống từ những bố mẹ nào
 Bảo vệ bản quyền giống ở cấp độ di truyền
  Nghiên cứu tiến hóa

Chương 9:
1. Tính trạng định tính là gì? Tính trạng định lượng là gì? VD
 Tính trạng định tính là những tính trạng do 1( hoặc vài) gen qui định,
gồm vài kiểu hình riêng biệt, có thể phân biệt thành các lớp rõ ràng
VD: tính trạng màu hạt của đậu hà lan chỉ có thể vàng hoặc xanh,
chiều cao của một loại cây chỉ có cao hoặc thấp
 Tính trạng định lượng: là những tính trạng do nhiều gen cùng qui
định 1 tính trạng, với rất nhiều kiểu hình chồng lắp lên nhau, biến
thiên liên tục dọc theo thang định lượng
VD: tính trạng chiều cao ở người, tính trạng sản lượng sữa ở bò,…
2. Phân biệt tính trạng định tính và tính trạng định lượng?
Tính trạng định tính Tính trạng định lượng
Do 1 hoặc 1 vài gen qui định Do nhiều gen qui định
Các nhóm kiểu hình phân li theo 1 tỉ Phần lớn các tính trạng biến thiên
lệ nhất định liên tục, không có ranh giới phân
chia rõ ràng giữa các kiểu hình
Kiểu hình và kiểu gen tương quan Mối liên hệ giữa kiểu gen và kiểu
chặt chẽ với nhau hình thường rất phức tạp
Ít bị ảnh hưởng bởi điều kiện môi Phần lớn chịu tác động mạnh bởi
trường điều kiện môi trường

3. Tính trạng định lượng gồm các dạng nào? VD


 Tính trạng biến thiên liên tục: là những tính trạng có thể tìm thấy bất
kì giá trị nào trong khoảng kiểu hình của tính trạng đó
 VD: 1 người trưởng thành có chiều cao từ 125-200cm. Để
thuận tiện và đơn giản trong cách miêu tả, có thể gọp chung 1
nhóm người có chiều cao là 150cm. Nhưng đo chính xác, trong
đó có những người cao 150,1cm, 150,5cm,…
 Tính trạng biểu hiện bằng số lượng: là những tính trạng có số kiểu
hình được định lượng bởi số nguyên
 VD: Số lượng chuột con trong 1 lứa đẻ có thể là 4,5 hoặc 6
không thể có 4,5 hay 5,15
 Tính trạng biểu hiện theo ngưỡng: là những tính trạng đơn giản, chỉ
có 2 dạng kiểu hình là có hoặc không dựa trên một ngưỡng nhất định
4. Làm thế nào để mô tả các kiểu hình của một tính trạng định lượng?
 Tìm số trung bình quần thể
 Tính được phương sai và độ lệch chuẩn
 Từ đây suy ra hệ số tương quan r tiếp theo suy ra kiểu hình của tính trạng
quần thể định lượng
5. Hệ số tương quan là gì? Ý nghĩa của hệ số tương quan
 Hệ số tương quan là một chỉ số đo lường của một số loại tương quan,
nghĩa là mối liên hệ thống kê giữa hai biến số.Các biến có thể là hai cột
của một bộ dữ liệu quan sát đã cho, thường được gọi là mẫu hoặc hai
phần của một biến ngẫu nhiên đa biến số có phân phối đã biết trước
 Ý nghĩa: Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao động trong
khoảng liên tục từ -1 đến +1:
 r = 0: Hai biến không có tương quan tuyến tính
 r = 1; r = -1: Hai biến có mối tương quan tuyến tính tuyệt đối. 
 r < 0: Hệ số tương quan âm. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì giá
trị biến y giảm và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị biến x
giảm
 r > 0: Hệ số tương quan dương. Nghĩa là giá trị biến x tăng thì
giá trị biến y tăng và ngược lại, giá trị biến y tăng thì giá trị
biến x cũng tăng.
 Lưu ý:
 Hệ số tương quan pearson (r) chỉ có ý nghĩa khi và chỉ khi
mức ý nghĩa quan sát (sig.) nhỏ hơn mức ý nghĩa α = 5%.
 Nếu r nằm trong khoảng từ 0,50 đến ± 1, thì nó được cho là
tương quan mạnh.
 Nếu r nằm trong khoảng từ 0,30 đến ± 0,49, thì nó được gọi
là tương quan trung bình
 Nếu r nằm dưới ±  .29, thì nó được gọi là một mối tương
quan yếu
 Trên đồ thị phân tán Scatter, nếu r = -1 dữ liệu sẽ phân bổ
trên một đường thẳng với độ dốc âm, r = 1 dữ liệu sẽ phân
bổ trên một đường thẳng với độ dốc dương.

6. Hệ số hồi quy là gì? Ý nghĩa của hệ số hồi quy


 Hệ số hồi quy là đại lượng đặt trưng cho sự hồi quy, kí hiệu là b,
được tính bằng tỷ số giữa hiệp phương sai giữa hai biến với phương
sai của biến độc lập
b= covₓᵧ/ s^2ₓ
 Ý nghĩa của hệ số hồi qui:
 Có vai trò quan trọng trong di truyền học số lượng
 Là đại lượng đặc trưng của sự hồi quy
 Cho phép dự đoán tính trạng của thế hệ con từ tính trạng bố
mẹ ngay cả khi không biết kiểu gen
7. Nêu điểm giống và khác nhau giữa hệ số tương quan và hệ số hồi quy
8. Hệ số di truyền là gì? Có những khái niệm nào về hệ số di truyền
 Hệ số di truyền là phần biến dị kiểu hình của quần thể do các yếu tố
kiểu gen qui định.
 Có 2 khái niệm vè hệ số di truyền:
 Hệ số di truyền theo nghĩa rộng là tỉ lệ giữa phương sai kiểu
gen với phương sai kiểu hình, thể hiện mức đóng góp của các
yếu tố di truyền tạo ra các kiểu hình khác nhau đối với một
tính trạng cụ thể của 1 quần thể cụ thể trong một môi trường
cụ thể
 Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là tỉ lệ giữa phương sai cộng
gộp với phương sai kiểu hình, thể hiện mức đóng góp của hiệu
ứng cộng gộp giữa các gen tạo ra các kiểu hình khác nhau đối
với 1 tính trạng cụ thể của một quần thể cụ thể trong một môi
trường cụ thể
9. Nêu ý nghĩa và những hạn chế của hệ số di truyền
 Ý nghĩa:
 Dự đoán kết quả quá trình chọn giống
 Hạn chế:
 Phụ thuộc nhiều vào biến dị tổng số
 Không cho biết số gen tham gia qui định tính trạng mà chỉ cho
biết mức độ gen gây nên các biến dị kiểu hình
 Là 1 giá trị thống kê, được xác định dựa vào phương sai kiểu
gen và phương sai kiểu hình của 1 nhóm cá thể nên 1 cá thể
không thể ước lượng được hệ số di truyền
 Mang tính chuyên biệt cho 1 quần thể sống trong 1 môi trường
nhất định, vì vậy hệ số di truyền không cố định cho mỗi tính
trạng và không có một hệ số di truyền duy nhất cho một tính
trạng
 Ngay cả khi hệ số di truyền cao,các yếu tố về môi trường vẫn
có thể ảnh hưởng tới tính trạng
 Không thể dùng so sánh sự khác biệt giữa các quần thể về 1
tính trạng vì hệ số di truyền chỉ mang tính chất tương đối và
tạm thời chứ không phải là bản chất bất biến của quần thể

You might also like