You are on page 1of 4

Câu 2

+Quá trình nhân đôi là quá trình tổng hợp hai tế bào con giống nhau
từ tế bào mẹ dựa theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo
toàn. Với cơ chế tự sao chép thì hai mạch đơn của ADN mẹ bị tách
từ từ tạo thành hai mạch khuôn mới. Mạch mới sẽ tổng hợp và
đóng xoắn tạo thành hai phân tử ADN con
+ Sự tổng hợp ARN được thực hiện theo nguyên tắc bổ sung và dựa
trên mạch mã gốc của gen là mạch có chiều 3' → 5'.

Nguyên tắc bổ sung được thể hiện: A môi trường liên kết với T mạch gốc, U
môi trường liên kết với A mạch gốc, G môi trường liên kết với X mạch gốc, X
môi trường liên kết với G mạch gốc
Câu 3
+Đột biến gen là biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1
hay 1 số cặp Nucleotit, là biến dị di truyền được, các loại đột biến
gen: mất Nu, thừa Nu, thay nu này bằng nu khác
+đột biến cấu trúc nst là những biến đổi trong cấu trúc nst: mất
đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn

Cơ chế:

+ Các tác nhân gây đột biến tác động làm rối loạn quá trình tự nhân đôi
ADN, làm ADN bị đứt, gãy các liên kết hóa học của các phân tử hoạc do
đảo vị trí một số cặp nuclêôtit gây nên đột biến gen.
+ Đột biến gen phụ thuộc: liều lượng, cường độ của loại tác nhân gây
đột biến; cấu trúc của gen; sự thay đổi một nuclêôtit ở một mạch của ADN
dưới dạng tiền đột biến.

Câu 4

Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình
tiến hóa lâu dài, các gen đã được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc
NST làm thay đổi số lượng và cách sắp xếp các gen trên NST nên thường gây
hại cho sinh vật.
Câu 5

Kiểu gen, kiểu hình và môi trường có mối quan hệ mật thiết với
nhau: - Kiểu gen thể hiện khả năng phản ứng của cơ thể trước điều
kiện môi trường nào đó. - Trong những điều kiện môi trường khác
nhau, với cùng một kiểu gen nhưng cho những kiểu hình khác nhau
- Người ta vận dụng những hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với
các tính trạng số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuần lợi để kiểu hình
phát triển tối đa nhằm tăng năng suất, chất lượng và hạn chế các điều kiện
ảnh hưởng xấu, làm giảm năng suất.
Câu 6

Câu 7
Để xác định giống có thuần chủng hay không ta thực hiện phép lai phân
tích: Lai phân tích là phép lai giữa cá thể có kiểu hình trội (AA hoặc Aa) với
một cá thể có kiểu hình lặn (aa)
- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 100% thì cá thể có kiểu hình trội đem
lai là đồng hợp tử (AA)=> giống thuần chủng

- Nếu kết quả phép lai xuất hiện tỉ lệ 1:1 thì cá thể đem lai là dị hợp hợp tử
(Aa)=> giống không thuần chủng

You might also like