You are on page 1of 15

PHÂN TỬ

LÝ THUYẾT
1) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?
- Trong cơ chế tự nhân đôi ADN: Enzim ADN polimeraza trượt trên mạch khuôn theo chiều 3 ’ → 5’,
lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc: A mạch gốc liên kết bổ sung với T môi trường, G mạch gốc
liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.
- Trong cơ chế phiên mã: Enzim ARN polimeraza trượt dọc trên mạch gốc của gen theo chiều 3 ’ →
5’, lắp ráp các nucleotit theo nguyên tắc A mạch gốc liên kết bổ sung liên kết bổ sung U môi trường,
T mạch gốc liên kết bổ sung A môi trường, G mạch gốc liên kết bổ sung X môi trường và ngược lại.
- Trong cơ chế dịch mã: Các tARN mang axit amin tới riboxom, bộ ba đối mã của tARN khớp bổ
sung tạm thời với bộ ba trên mARN theo nguyên tắc: A liên kết bổ sung U, G liên kết bổ sung X và
ngược lại.
2) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp
nào?
- Đột biến ở tế bào sinh dưỡng
- Đột biến giao tử nhưng giao tử không tham gia quá trình thụ tinh.
- Đột biến giao tử nhưng giao tử không có khả năng thụ tinh hoặc sức sống kém.
- Đột biến gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
3)Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao?
- Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế cặp nuclêôtit.
- Vì:
+ Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế nucleotit dễ xảy ra hơn cả ngay cả khi không có tác nhân
đột biến (do các nucleotit trong tế bào tồn tại ở các dạng phổ biến và hiếm).
+ Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế nucleotit là các đột biến trung tính (ít gây hậu quả nghiêm
trọng) do chỉ ảnh hưởng đến một codon duy nhất trên gen.
+ Trong thực tế, dạng đột biến gen này được tìm thấy (biểu hiện ở các thể đột biến) phổ biến hơn cả ở hầu
hết các loài.
4) Sự biểu hiện của đột biến gen thường có hại, nhưng tại sao trong chọn giống người ta vẫn sử dụng
phương pháp gây đột biến gen để tạo ra các giống mới?
- Tuy đa số đột biến gen có hại, nhưng vẫn có một số đột biến gen có lợi được dùng làm nguyên liệu cho chọn
giống cây trồng và vi sinh vật, đặc biệt đột biến có giá trị về năng suất, phẩm chất, khả năng chống chịu (hạn,
mặn, rét ...) trên các đối tượng cây trồng.
- Bản thân các đột biến cũng chỉ có giá trị tương đối, vì ở môi trường này có thể có hại, sang môi trường khác có
thể có lợi hoặc ở tổ hợp gen này không có lợi nhưng khi đi vào tổ hợp gen khác trở thành có lợi. Vì vậy, các đột
biến được tạo ra còn được dùng làm nguyên liệu cho quá trình lai giống để tạo ra những tổ hợp gen có kiểu hình
đáp ứng được mục tiêu sản xuất.
5) Opêron là gì? Nêu chức năng của các thành phần trong opêron Lac ở vi khuẩn E. coli.
- Khái niệm: Trên phân tử ADN của vi khuẩn, các gen cấu trúc có liên quan về chức năng thường phân bố
liền nhau thành từng cụm có chung một cơ chế điều hòa gọi là opêron.
- Chức năng của các thành phần trong opêron.
+ Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A) liên quan về chức năng nằm kề nhau: mã hóa các enzim phân hủy lactôzơ.
+ Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất ức chế (prôtêin ức chế).
1
+ Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN pôlimeraza để khởi đầu
phiên mã.
6) Thế nào là đột biến điểm? Tại sao nhiều đột biến điểm như đột biến thay thế cặp nuclêôtit lại hầu như
vô hại đối với thể đột biến?
Đột biến điểm là những biến đổi liên quan đến một cặp nuleotit trong gen
- Do tính thoái hóa của mã di truyền: đột biến thay thế cặp nucleotit này bằng cặp nucleotit khác làm biến
đổi codon này bằng codon khác nhưng 2 codon đó cùng xác định 1 loại axitamin nên chuỗi polipeptit không
thay đổi
- Alen đột biến được biểu hiện phụ thuộc vào môi trường hoặc tổ hợp gen.
7. Cô gái có da trắng giống mẹ, có người nói: “da trắng của cô gái là do mẹ truyền cho”. Câu nói đó
có chính xác không? Giải thích.
Không chính xác
+ Mẹ chỉ truyền cho con thông tin di truyền quy định việc hình thành nên tính trạng “nước da trắng” dưới
dạng trình tự các nucleotit xác định chứ không truyền cho con tính trạng đã hình thành sẵn
+ Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường
8) Điều hòa hoạt động của gen là gì? Tại sao gen cần phải có cơ chế điều hòa hoạt động?
Điều hòa hoạt động gen: Là điều hòa lượng sản phẩm của gen được tạo ra
Cần có cơ chế điều hòa vì:
+ Trong tế bào của cơ thể chứa toàn bộ các gen song để phù hợp với giai đoạn phát triển của cơ thể hay
thích ứng với các điều kiện môi trường, chỉ có một số gen hoạt động, phần lớn các gen ở trạng thái không
hoạt động hoặc hoạt động rất yếu
8’) Ở operon Lac của vi khuẩn E.Coli, sự tập hợp các gen cấu trúc thành một cụm gen và có chung một
cơ chế điều hoà sẽ có ý nghĩa gì?
- Tiết kiệm vật chất di truyền cho vi khuẩn (vì tế bào vi khuẩn kích thước nhỏ nên ADN ngắn hơn ADN của
sinh vật nhân thực, các gen cấu trúc tập trung thành cụm giúp giảm số vùng P, O và giảm số lượng gen điều
hoà điều hoà)
- Tốc độ phiên mã và dịch mã nhanh
+ Tế bào chỉ tổng hợp protein cần thiết vào lúc thích hợp với một lượng cần thiết
9) Cho biết vai trò của các loại enzim tham gia vào quá trình nhân đôi ADN.
Enzim tham gia vào quá trình tổng hợp ADN
- Enzim tháo xoắn : Tháo xoắn và cắt đứt các liên kết hidro và tách mạch ADN
- Enzim primer : tổng hợp đoạn mồi tạo ra đầu 3’OH
- Enzim ADN polymeraza : tổng hợp bổ sung tạo mạch mới
- Enzim lygaza : nối các đoạn okazaki
10) Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình nhân đôi ADN ở sinh vật nhân thực và sinh vật nhân sơ
(E.coli)?
Sự khác nhau cơ bản giữa quá trình tự nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và nhân thực
- Số đơn vị tái bản : 1/ nhiều
- Tốc độ tái bản : nhanh (500nu/s)/ chậm (50-90nu/s)
- Kích thước phân tử ADN con so với ADN mẹ : Không đổi/ ngắn lại
- Kích thước phân đoạn okazaki : dài/ ngắn
11) Tại sao trong quá trình ADN nhân đôi 2 mạch đơn mới trong cùng 1 chạc tái bản lại có chiều tổng
hợp ngược nhau?
- Trong cấu trúc phân tử ADN hai mạch đơn có chiều liên kết trái ngược nhau
2
- Do đặc điểm của enzim AND polymeraza chỉ có thể bổ sung các nu mới vào đầu 3’OH tự do
12) Nêu các trường hợp đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit này bằng 1 cặp nuclêôtit khác trong vùng mã
hóa của gen cấu trúc mà không làm thay đổi chức năng của prôtêin do gen đó mã hóa.
- Đột biến thay thế ở vị trí không mã hóa cho aa nào (intron)
- Đột biến xảy ra ở vùng exon
+ Đột biến thay thế làm xuất hiện bộ ba mới cùng mã hóa cho 1 aa
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới cùng tính chất
với aa ban đầu (cùng axit, cùng ba zơ, trung tính phân cực. ….)
+ Đột biến thay thế làm thay đổi ý nghĩa bộ ba làm xuất hiện aa mới nhưng aaxit
amin mới không làm thay đổi cấu trúc không gian của pr

13) Vì sao điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực lại phức tạp hơn điều hòa hoạt động của
gen ở sinh vật nhân sơ?
a. Điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật nhân thực phức tạp hơn điều hòa hoạt động của gen ở sinh vật
nhân sơ vì:
- Cấu trúc phức tạp của ADN trong NST, ADN trong tế bào nhân thực có số lượng cặp nuclêôtit rất lớn..
- Chỉ 1 phần nhỏ ADN mã hoá các thông tin di truyền còn đại bộ phận đóng vai trò điều hoà hoặc không
hoạt động.
14) Người ta xử lí vi khuẩn E. coli bằng tác nhân đột biến sau đó nuôi cấy chúng trên môi trường không
có lactôzơ. Các vi khuẩn này vẫn tổng hợp được enzim cần thiết cho sự vận chuyển và phân giải đường
lactôzơ. Hãy giải thích hiện tượng trên.
Trong môi trường không có lactôzơ, các vi khuẩn E. coli vẫn tổng hợp được enzim cần thiết cho sự vận
chuyển và phân giải đường lactôzơ vì:
- TH1: Gen điều hòa bị đột biến → Prôtêin ức chế bị mất hoạt tính → không gắn vào vùng vận hành (O)
- TH2: Vùng vận hành (O) của Opêron bị đột biến → Prôtêin ức chế không gắn vào vùng vận hành (O)
15) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong quá trình nhân đôi ADN, phiên mã và dịch
mã? Trong quá trình phiên mã và dịch mã của một gen, nguyên tắc bổ sung bị vi phạm thì gen đó có đột
biến không? Vì sao?
+ Trong tự nhân đôi ADN: Các nuclêôtit tự do liên kết với mạch gốc của mẹ theo NTBS: A-T; G=X
và ngược lại
Trong phiên mã: Các nuclêôtit tự do lieenkeets với các nuclêôtit trên mạch gốc của mẹ theo nNTBS:
Ag = U; Tg=A; …
Trong dịch mã các bộ ba đối mã của tARN liên kết với các nuclêôtit trên bộ ba mã sao theo NTBS
+ Trong quá trình phiên mã vầ vịch mã nếu NTBS bị vi phạm:
- Gen ko bị đột biến
- Chỉ làm thay đổi cấu trúc của ARN và có thể làm thay đổi cấu trúc Prôtêin…
16) Giải thích vì sao mã di truyền có tính đặc hiệu? Tính đặc hiệu của mã di truyền có ý nghĩa gì?
- Mã di truyền có tính đặc hiệu vì:
+ Khi dịch mã mỗi codon trên mARN chỉ liên kết đặc hiệu với 1 anticodon trên tARN theo nguyên
tắc bổ sung.
+ Mỗi tARN chỉ mang 1 loại axit amin tương ứng. Như vậy, chính tARN là cầu nối trung gian
giữa codon trên mARN với axit amin trên chuỗi polipeptit tương ứng → mỗi codon chỉ mã hóa 1
axit amin.
- Ý nghĩa:

3
+ Nhờ tính đặc hiệu nên từ 1 mARN được dịch mã thành hàng trăm chuỗi polipeptit thì các chuỗi
polipeptit này đều giống nhau về trình tự axit amin.
+ Nếu mã di truyền không có tính đặc hiệu thì các chuỗi polipeptit này có cấu trúc khác nhau →
không thực hiện được chức năng do gen quy định → gây rối loạn hoạt động của tế bào và cơ thể.

17) Một gen rất ngắn được tổng hợp trong ống nghiệm có trình tự nucleotit như sau:
Mạch 1: TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA
Mạch 2: ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT
Gen được dịch mã trong ống nghiệm cho ra một chuỗi polipeptit chỉ gồm 5 axit amin. Hãy xác định
mạch nào trong 2 mạch của gen nói trên được dùng làm khuôn để tổng hợp nên mARN và chỉ ra chiều
của mỗi mạch. Giải thích.
- Mạch 1 là mạch khuôn để tổng hợp nên mARN vì:
Mạch 1: 5’TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA 3’
mARN: 3’AUG UAX UAG UAA AGU UGA UUA AAG AUX GUA XAU 5’

nếu đọc từ phải qua trái ta thấy bộ ba thứ hai TAX (trên mARN là AUG) là mã mở đầu và sau 4 bộ ba kế
tiếp ta gặp bộ ba kết thúc là AXT( trên mARN là UGA). Vì vậy ta có thể xác định chiều của mỗi mạch như
sau:
5’TAX ATG ATX ATT TXA AXT AAT TTX TAG XAT GTA 3’
3’ ATG TAX TAG TAA AGT TGA TTA AAG ATX GTA XAT 5’
- Mạch 2 ta cũng gặp bộ ba mở đầu là TAX nhưng sau 4 bộ ba kế tiếp ta không gặp được bộ ba kết thúc nào
tương ứng với 3 bộ ba kết thúc trên mARN là UAA, UAG, UGA.
19). Sử dụng 5-BU để gây đột biến ở opêron Lac của E. coli thu được đột biến ở giữa vùng mã hóa của
gen LacZ. Hãy nêu hậu quả của đột biến này đối với sản phẩm của các gen cấu trúc
- 5-BU gây đột biến thay thế nucleotit, thường từ A – T thành G – X.
- Vì đột biến ở giữa vùng mã hoá của gen LacZ nên có thể có 1 trong 3 tình huống xảy ra:
+ Đột biến câm: lúc này nucleotit trong gen LacZ bị thay thế, nhưng axit amin không bị thay đổi (do hiện
tượng thoái hoá của mã di truyền) → sản phẩm của các gen cấu trúc (LacZ, LacY và LacA) được dịch mã
bình thường.
+ Đột biến nhầm nghĩa (sai nghĩa): lúc này sự thay thế nucleotit dẫn đến sự thay thế axit amin trong sản
phẩm của gen LacZ (tức là enzym galactozidaza), thường làm giảm hoặc mất hoạt tính của enzym này. Sản
phẩm của các gen cấu trúc còn lại (LacY và LacA) vẫn được tạo ra bình thường.
+ Đột biến vô nghĩa: lúc này sự thay thế nucleotit dẫn đến sự hình thành một mã bộ ba kết thúc (stop

codon sớm) ở gen LacZ, làm sản phẩm của gen này (galactozidaza) được tạo không hoàn chỉnh (ngắn hơn

bình thường) và thường mất chức năng. Đồng thời, sản phẩm của các gen cấu trúc còn lại – LacY

(permeaza) và LacA (acetylaza), cũng không được tạo ra..

4
20) Hãy chỉ ra ít nhất hai điểm khác biệt giữa một gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân sơ với một
gen cấu trúc điển hình của sinh vật nhân thực.
Gen ở sinh vật nhân sơ Gen ở sinh vật nhân thực
- Là gen phân mảnh: vùng mã hóa có những đoạn
- Là gen không phân mảnh có vùng mã hóa liên
mã hóa xen kẽ những đoạn không mã hóa  Khi
tục  khi phiên mã mỗi gen chỉ tạo một loại phiên mã từ 1 gen có thể tạo ra nhiều loại mARN
trưởng thành khác nhau mã hóa cho các chuỗi
mARN có trình tự nucleotit xác định mã hóa một
polipeptit khác nhau.
chuỗi polipeptit có trình tự axit amin nhất định. - Các gen thường sắp xếp riêng lẻ mỗi gen có 1 cơ
- Các gen liên quan về chức năng thường sắp xếp chế điều hòa riêng. Khi phiên mã các gen được
phiên mã riêng lẻ, mỗi mARN là bản sao của gen
thành cụm có chung một cơ chế điều hòa  các
xác định.
gen hoạt động hoặc bất hoạt cùng lúc. Khi phiên

mã các gen được phiên mã cùng lúc tạo ra 1

mARN là bản sao của nhiều gen khác nhau.

21. Nguyên tắc bổ sung thể hiện trong các cấu trúc và các cơ chế di truyền như thế nào?
Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc cặp đôi giữa các bazơ nitơ theo nguyên tắc: 1 bazơ nitơ có kích thước lớn
(A, G) liên kết với 1 bazơ nitơ có kích thước bé (T, U, X). NTBS thể hiện:
- Trong cấu trúc di truyền:
+ Cấu trúc ADN: các nu trên 2 mạch liên kết với nhau theo NTBS: A mạch này liên kết với T mạch kia
bằng 2 liên kết hidro, G mạch này liên kết với X mạch kia bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
+ Cấu trúc tARN và rARN: có các đoạn cục bộ, các nucleotit trên 1 mạch liên kết theo NTBS: A liên kết
với U bằng 2 liên kết hidro, G liên kết với X bằng 3 liên kết hidro và ngược lại.
- Trong các cơ chế di truyền:
+ Trong quá trình tự nhân đôi ADN: Các nucleotit tự do trong môi trường liên kết với các nucleotit trên
mạch khuôn theo NTBS.
+ Trong cơ chế phiên mã: các nucleotit tự do trong môi trường liên kết với các nucleotit trên mạch mã gốc
của gen theo NTBS.
+ Trong cơ chế dịch mã: các anticodon trên tARN liên kết với các codon trên mARN theo NTBS để đảm
bảo lắp ghép đúng các axit amin vào chuỗi polipeptit.
22. Giả sử trong một gen có một bazơ nitơ loại X trở thành dạng hiếm X*. Gen này nhân đôi 3 lần. Hãy
cho biết:
a. Quá trình trên có thể làm phát sinh dạng đột biến nào?
b. Có tối đa bao nhiêu gen đột biến được tạo ra?
- Phát sinh dạng đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Vì quá trình nhân đôi sẽ bắt cặp theo trình tự :
G – X*  A – X*  A – T.
- Gen nhân đôi 3 lần sẽ tạo được 23 = 8 gen, trong số 8 gen này có 1/2 số gen không bị đột biến ; 1/2 số gen
còn lại có một gen ở dạng tiền đột biến A – X*.
Vậy số gen bị đột biến là (1/2 x 8) – 1 = 3 gen
23) ADN có tính chất và đặc điểm gì mà có thể đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền và tryền
được thông tin di truyền trong cơ thể sống?
Những đặc điểm về cấu trúc của phân tử ADN để đảm bảo cho nó giữ được thông tin di truyền.

5
- ADN gồm hai chuỗi pholynucleotit xoắn song song và ngược chiều quanh một trục tưởng tượng như một
cái thang dây xoắn
- Trên mỗi mạch đơn của phân tử ADN, các nucleotit liên kết với nhau bằng liên kết photphoeste bền vững
- Trên hai mạch kép các cặp nuclêôtit liên kết với nhau bằng liên kết hiđrô giữa các cặp bazơ nitric theo
nguyên tắc bổ sung. Đây là liên kết không bền nhưng trong phân tử ADN số lượng liên kết hiđrô là rất lớn,
đảm bảo cho cấu trúc không gian của phân tử ADN ổn định
- Nhờ các cặp nuclêôtit liên kết với nhau theo nguyên tắc bổ sung đã tạo cho ADN có chiều rộng ổn định,
các vòng xoắn của ADN dễ liên kết với prôtêin tạo cho cấu trúc ADN ổ định, thông tin di truyền được điều
hòa
- Từ 4 loại nuclêôtit với cách sắp xếp khác nhau đã tạo nên tính đặc trưng và đa dạng của các loại phân tử
prôtêin ở các loài sinh vật
Những tính chất của ADN đảm bảo cho ADN truyền được thông tin di truyền.
- ADN có khả năng tự nhân đôi vào kì trung gian giữa 2 lần phân bào theo nguyên tắc bổ sung nhờ đó mà
nhiễm sắc thể hình thành, thông tin di truyền được ổn định qua các thế hệ
- ADN chứa các gen cấu trúc, các gen này có khả năng phiên mã để thực hiện cơ chế tổng hợp prôtêin ,
đảm bảo cho gen hình thành tính trạng
- ADN có thể bị biến đổi cấu trúc do đột biến, hình thành những thông tin di truyền mới có thể di truyền qua
cơ chế tái sinh của ADN
24) ARN là gì? Nguồn gốc và phân loại ARN ở tế bào nhân chuẩn. Nêu những điểm giống nhau và
khác nhau trong cấu trúc và chức năng của các loại ARN đó.
. Khái niệm, nguồn gốc, phân loại và so sánh các loại ARN
- ARN là tên gọi tắt của axit ribônuclêôic
- ARN có nguồn gốc từ nhân tế bào
- ARN được tổng hợp trên khuôn mẫu của mạch mang mã gốc của gen trong nhân
- Dựa trên cấu tạo và chức năng chia ARN thành 3 loại: ARN thông tin (mARN); ARN vận chuyển (tARN)
và ARN ribôxôm (rARN)
* Điểm giống nhau của các ARN:
- Cấu trúc:
Đều là mạch đơn
Đều có đơn phân là ribônuclêôtit gồm 3 thành phần: bazơ nitơ, đường C 5H10O5, gốc photphat. Có 4 loại
nuclêôtit A, U, G, X
- Chức năng: Cùng tham gia quá tổng hợp prôtêin trong tế bào
* Điểm khác nhau
Đặc mARN tARN rARN
điểm
Cấu Mạch thẳng Xoắn Xoắn
trúc Không có liên kết hiđrô theo Có liên kết hiđrô theo Có liên kết hiđrô theo
nguyên tắc bổ sung A-U; G-X nguyên tắc bổ sung A-U; nguyên tắc bổ sung A-U; G-
G-X X
Chức Làm khuôn Vận chuyển axit amin Cấu tạo nên ribôxôm
năng

26).a Hãy vẽ sơ đồ và nêu chức năng của các thành phần trong operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
b. Hãy nêu vai trò của gen điều hoà đối với hoạt động của operon?
c. Hãy trình bày cơ chế hoạt động của operon Lac ở vi khuẩn E.coli trong trường hợp có lactôzơ
và trong trường hợp lactôzơ bị phân huỷ hết.
6
Vẽ sơ đồ cấu trúc của operon Lac ở vi khuẩn E.coli.
P O Z Y A
Chức năng của các thành phần:
- Nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) liên quan về chức năng nằm kề nhau. Mã hóa các enzim phân hủy lactôzơ.
- Vùng vận hành (O): nằm trước gen cấu trúc, là vị trí tương tác với chất ức chế (protein ức chế).
- Vùng khởi động (P): nằm trước vùng vận hành, đó là vị trí tương tác của ARN polimeraza để khởi đầu
phiên mã.
Khi có lactôzơ thì lactôzơ liên kết với chất ức chế làm bất hoạt chất ức chế  vùng vận hành được giải
phóng  enzim ARN polimeraza tiến hành phiên mã các gen cấu trúc  các mARNgiải mã tạo
các enzim phân huỷ lactôzơ.
Khi lactôzơ hết  chất ức chế hoạt động  bám vào vùng vận hành  enzim ARN không tiến hành phiên
mã được.
29) Người ta tổng hợp một phân tử ADN nhân tạo có đủ 4 loại nuclêôtit thì mạch gốc có bao nhiêu loại
bộ ba?
- Trường hợp 1: Trên mạch gốc có đủ 4 loại Nu (A, T, G, X) → số loại bộ ba = 43 = 64.
- Trường hợp 2: Trên mạch gốc có 3 loại Nu (A, T, G hoặc A, T, X hoặc A, G, X...) → số loại bộ ba = 3 3 =
27.
- Trường hợp 3: Trên mạch gốc có 2 loại Nu không bổ sung (A, G hoặc A, X hoặc T, G hoặc T, X) → số
loại bộ ba = 23 = 8
30) Nguyên nhân nào làm cho một gen có thể tồn tại nhiều alen khác nhau trong quần thể? Các alen
khác nhau đó có thể tương tác với nhau như thế nào? Mỗi kiểu tương tác cho một ví dụ minh hoạ.
- Nguyên nhân làm cho một gen có thể tồn tại ở nhiều alen khác nhau trong quần thể:
Do đột biến gen vì kết quả của mỗi lần đột biến gen xảy ra làm xuất hiện một alen mới của gen.Các alen của
một gen có thể chỉ khác nhau bởi một cặp Nu. Các alen này được nhân lên và lan truyền trong quần thể.
- Các alen của cùng một gen có thể tương tác với nhau theo kiểu:
+ Trội lặn hoàn toàn. Ví dụ minh hoạ đúng.
+ Trội lặn không hoàn toàn. Ví dụ minh hoạ đúng.
+ Đồng trội. Ví dụ minh hoạ đúng.
31) Muốn nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như thế nào?
Muốn nghiên mức phản ứng của một kiểu gen nào đó ở vật nuôi ta cần tiến hành như sau:
- Sử dụng nhân bản vô tính hoặc kỹ thuật cấy truyền phôi để tạo ra nhiều vật nuôi có kiểu gen giống nhau.
- Nuôi các con vật có cùng KG trong các môi trường khác nhau để thu các KH khác nhau.
- Tập hợp các KH khác nhau của cùng một KG ta có mức phản ứng của KG đó
- Dựa vào mức phản ứng để đánh giá KG đó có mức phản ứng rộng hay hẹp.
33. a. Nguyên tắc bổ sung là gì?
b. Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cấu trúc di truyền?
c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra
hậu quả gì?
a. Nguyên tắc bổ sung là nguyên tắc kết cặp giữa các bazơ nitric(nuclêôtít). Trong đó một Purin (bazơ kích
thước lớn) bổ sung với một pirimidin (bazơ kích thước nhỏ), A liên kết với T hoặc U bởi 2 liên kết hiđrô, G
liên kết với X bởi 3 liên kết hiđrô.
b. Trong cấu trúc di truyền nguyên tắc bổ sung được thể hiện:
- Trong cấu trúc của phân tử ADN
+ A mạch này chỉ liên kết với T mạch kia = 2 liên kết hiđrô.
+ G mạch này chỉ liên kết với X mạch kia = 3 liên kết hiđrô.
- Trong cấu trúc của phân tử tARN, rARN
+ A liên kết với U = 2 liên kết hiđrô.
+ G liên kết với X = 3 liên kết hiđrô.
c. Trong quá trình truyền đạt thông tin di truyền, nếu nguyên tắc bổ sung bị vi phạm có thể gây ra hậu quả:

7
- Trong cơ chế nhân đôi của phân tử ADN
+ Nếu sự bắt cặp sai xảy ra trong cấu trúc của gen thì dẫn đến đột biến gen.
+ Nếu sự bắt cặp sai xảy ra ở các trình tự nối hoặc đầu mút,... thì không gây ra đột biến gen mà chỉ làm
biến đổi ADN.
- Trong quá trình phiên mã sự bắt cặp sai giữa các nuclêôtít dẫn đến tạo ra các ARN đột biến.
- Trong cơ chế dịch mã nếu có sự đối mã sai của các tARN và mARN thì có thể tạo ra các pôlipéptít đột
biến.
34) . Nêu các đặc trưng của ADN.
Các đặc trưng của ADN.
- Số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp các nuclêôtít.
- Hàm lượng ADN.

- Tỉ lệ .
- Dạng ADN mạch thẳng hay mạch vòng, mạch đơn hay mạch kép.
- Chỉ số ADN (trình tự lặp lại các nuclêôtít ở vùng không mã hóa)
35). Phân tử ADN mạch kép có thể bị biến tính bởi nhiệt độ, nhiệt độ mà tại đó 2 mạch của ADN tách
nhau ra thành hai mạch đơn gọi là nhiệt độ biến tính (nhiệt độ nóng chảy). Các phân tử ADN mạch kép
sau có cùng chiều dài, hãy sắp xếp theo thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN và giải thích.
Biết: ADN1 có 20%A, ADN2 có 35%G, ADN3 có 15%X, ADN4 có 40%T, ADN5 có 10%T.
- Thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN :
ADN5  ADN2  ADN1  ADN3 ADN4
- Giải thích :
+ Các phân tử ADN có cùng chiều dài  Có cùng số nuclêôtít số liên kết hiđrô phụ thuộc vào tỉ lệ
nuclêôtít. Nếu tỉ lệ A(T) càng cao thì số liên kết hiđrô càng ít và ngược lại.
+ Phân tử ADN có càng nhiều liên kết hiđrô thì nhiệt độ biến tính càng cao và ngược lại.
+ Số liên kết H2 của các phân tử ADN trên xếp theo thứ tự giảm dần:
ADN5  ADN2  ADN1  ADN3 ADN4. Vậy thứ tự nhiệt độ biến tính giảm dần của các ADN : ADN 5
 ADN2  ADN1  ADN3 ADN4
36). Ở Opêron Lac, nếu đột biến điểm xảy ra ở vùng khởi động, vùng vận hành, gen cấu trúc có thể ảnh
hưởng như thế nào tới quá trình phiên mã?
- Đột biến xảy ra ở vùng (P) có thể làm tăng cường, giảm bớt hoặc làm mất khả năng phiên mã của Opêron
- Đột biến ở vùng vận hành (O) làm prôtêin ức chế không bám được vào sẽ làm cho Opêron phiên mã liên
tục ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.
- Đột biến xảy ra ở vùng gen cấu trúc không làm ảnh hưởng đến phiên mã mà chỉ có thể ảnh hưởng đến
dịch mã.
37) Sự giống nhau và khác nhau cơ bản về cấu trúc của ADN với mARN

* Giống nhau :

- Đều có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân

- Mỗi đơn phân gồm 3 thành phần cơ bản là : đường 5C, H3PO4, bazơ Nitric
- Trên mạch đơn của ADN và mARN các Nu liên kết với nhau bằng LK hoá trị bền vững
- Đặc trưng bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp của các đơn phân
* Khác nhau :

AND mARN

8
- Đại phân tử có kích thước và khối lượng lớn - Có kích thước và khối lượng bé
- Có cấu trúc mạch kép
Có cấu trúc mạch đơn
- Xây dựng từ 4 loại Nu ( A,T,G,X)
- Trong mối Nu có đường C5H10O4 - Xây dựng từ 4 loại Nu A,U,G,X
- Trong mỗi Nu có đường C5H10O5

BÀI TẬP

1) Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1:
2: 3:4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
- Tỉ lệ bộ ba chứa 1 nucleotit loại A và 2 nuclêôtit loại X là:

x x x =
2) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên
tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:
- Dạng đột biến xảy ra với alen A?
- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên
xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết
thúc.
* Dạng đột biến:
- Gọi số nuclêôtit của gen A là NA, của gen a là Na.
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). NA = 31NA
9
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). Na = 31Na
- Theo bài ra ta có: 31NA - 31Na = 62 → NA - Na = 2
→ Gen a ít hơn gen A là 1 cặp nuclêôtit. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit.
* Hậu quả
- Khi mất 1 cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột
biến dẫn đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của
prôtêin.
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit có thể làm xuất hiện sớm mã kết thúc thì làm cho chuỗi
polipeptit do alen tổng hợp ngắn lại.
5)Một gen có số nuclêôtit A=400, G = 800, nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thì số liên kết
hiđrô của gen sau đột biến là bao nhiêu?
- Số liên kết hidrô của gen bình thường là 2 x 400 + 3 x 800 = 3200.
- Gen bị đột biến thay thế một cặp Nu thì số liên kết hiđrô của gen đột biến là:
+ Thay thế cặp A-T bằng cặp G - X: 3200 + 1 = 3201
+ Thay thế cặp G-X bằng cặp A - T: 3200 - 1 = 3199.

+ Thay thế cặp A-T bằng cặp T – A hoặc cặp G - X bằng cặp X - G: 3200.
6) Gen A có 6102 liên kết hiđrô và trên mạch hai của gen có X = 2A = 4T; trên mạch một của gen có X =
A + T. Gen A bị đột biến điểm thành gen a, gen a có ít hơn gen A 3 liên kết hiđrô. Tính số nuclêôtit loại
G của gen a?
* Gen A :
- G = G2 + X2 = A2 + T2 + 4T2 = 3T2 + 4T2=7 T2 vì X2 = 4 T2 ; X1 = A1 + T1 =>G2 = T2 + A2
; 2A2 =4T2 => A2 =2T2
- A = A2 + T2 = 2T2 + T2 = 3T2
- H = 2A + 3G = 2. 3T2 + 3. 7 T2 = 27T2 = 6102 => T2 = 226
- G = 7T2 = 7. 226 = 1582
* Gen a : Đột biến điểm là đột biến xảy ra ở một cặp nu, số liên kết H 2 của gen a giảm 3 nên đó là đột biến
mất một cặp G – X => Số nu loại G của gen a là 1582 – 1= 1581
Ab
7) Một hợp tử của một loài động vật có kiểu gen aB . Cặp gen Aa có 1650G, 1350 A và số lượng A của
gen trội bằng 50% số lượng T gen lặn. Cặp gen Bb có 675A, 825G và gen lặn có sỐ lượng từng loại
nuclêôtit bằng nhau. Mỗi alen trong cặp gen dị hợp đều dài bằng nhau.
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi gen.
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử.
a. Xét gen a
Vì AA = 1/2Ta = 1/2Aa. Gọi AA=x ta có x+2x=1350 nên AA = 450 = TA; Aa=Ta=900
Có 2.900 +2.Ga = 2.450 +2(1650-Ga) nên Ga = 600; GA= 1050
Xét gen B
AB=675-Ab; GB=825-Ab (Vì gen b có A= T=G=X)
2(675-Ab) + 2(825-Ab) = 4Ab nên Ab=375 = Tb=Gb=Xb
AB = 300; GB=450
b. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của toàn bộ các gen có trong hợp tử.
A=T=
10
8. Một gen ở sinh vật nhân sơ có chiều dài 3060Å. Gen phiên mã ra 1 phân tử mARN có tỉ lệ các loại
ribônuclêôtit như sau: A : U : G : X = 4 : 3 : 2 : 1. Xác định số ribônuclêôtit mỗi loại môi trường cung
cấp cho quá trình phiên mã trên?
- Tổng số ribonucleotit của mARN là: 3060: 3,4 = 900 (nu)
- Số ribônuclêôtit môi trường cung cấpAmcc = 360 (nu); Umcc = 270 (nu);
Gmcc = 180 (nu); Xmcc = 90 (nu)
9) Một phân tử mARN ở sinh vật nhân sơ, tổng số phần trăm nuclêôtit loại X và U là 30% và phần trăm
nuclêôtit loại G nhiều hơn số U là 10%, biết U = 240 ribônu. Một trong hai mạch đơn của gen A (gen
phiên mã ra mARN đó) có số %T = 20% và số %G = 30% số nu của mạch.
1. Xác định số lượng nuclêôtit từng loại trên mỗi mạch đơn của gen A và của phân tử mARN
được phiên mã từ gen A.
2. Gen trên đột biến điểm thành gen a làm giảm 3 liên kết hiđrô. Xác định loại đột biến? Tính số
liên kết hiđrô của gen a.
1. Xác định số lượng và tỉ lệ phần trăm từng loại đơn phân ở mỗi mạch đơn ở vùng mã hóa của gen A và
của phân tử mARN do gen A tổng hợp.
Theo bài ta có: %Xm+%Um= 30%; %Gm- %Um= 10%; Um=240
Gọi một trong hai mạch đơn của gen là mạch 1.
Theo bài ta có %T1= 20%; %G1=30%
Giả sử mạch 1 là mạch gốc ta có:%G1= 30% = %Xm → %Um= 0% (loại)
Vậy mạch 2 là mạch gốc.
- Tỷ lệ phần trăm từng loại nuclêôtit trên hai mạch đơn của gen A và trên mARN đó là:
Ta có: %G1= 30% = %X2 = %Gm
→ %Um= 20%= %A2= %T1
→ %Xm=10%= %G2 =%X1
→ %Am= 40%=%T2 =%A1
- Số lượng trên 1 mạch của gen (trên phân tử mARN) làN1=N2=Nm = 240/20%= 1200
Số nuclêôtit từng loại trên 2 mạch đơn của gen A và của mARN đó là:
Um= A2 = T1= 240; Am= T2 = A1= 480; Xm= G2 = X1= 120; Gm= X2 = G1= 360
2. Số liên kết hiđrô của gen A và gen a
- Số liên kết hiđrô của gen A là: (240+480) x 2 +(120+360) x 3= 2880
- Đột biến điểm làm giảm 3 liên kết hiđrô là đột biến mất 1 cặp G-X. Vậy số liên kết hiđrô của gen là :
2880-3=2877
10) Một gen của sinh vật nhân sơ có khối lượng 720.000 đvC. Trên mạch một của gen có tỉ lệ phần trăm
các nuclêôtit A% : T% : G% : X% lần lượt là 10% : 20% : 30% : 40%. Khi gen tổng hợp ARN đã cần
cung cấp số nu loại A là 240.
a. Tính số nuclêôtit từng loại gen và của ARN?
b. Giả sử gen tham gia dịch mã đã có 5 ribôxôm trượt qua không lặp lại để tổng hợp prôtêin .
Tính số axit amin được cung cấp cho toàn bộ quá trình dịch mã và số axit amin có trong tất cả
các phân tử prôtêin do gen đó tổng hợp.
c. 5 ribôxôm trượt trên phân tử mARN trên với vận tốc là 102 A0/s và khoảng cách giữa hai
ribôxôm là 2 giây.
- Tính tổng thời gian cần thiết cho quá trình tổng hợp prôtêin trên.
- Nếu ribôxôm 1 vừa trượt xong thì ribôxôm 5 đang tổng hợp được bao nhiêu axit amin.
a. Số nuclêôtit từng loại gen và của ARN
- Gen có số nuclêôtit = 720000: 300 = 2400 (nuclêôtit)
- Số nuclêôtit từng mạch của gen là: 2400/2 = 1200
11
- Số nuclêôtit từng loại của gen là
A = T = A1 + T1 = 10% x 1200 + 20% x 1200 = 120 + 240 = 360 (nuclêôtit)
G = X = G1+ X1 = 30% x 1200 + 40% x 1200 = 360 + 480 = 840 (nuclêôtit)
- Phân tử mARN do gen tổng hợp có nuclêôtit loại A là 240. Vậy tỉ lệ phần trăm số nuclêôtit loại A =
240/1200 x 100 = 20%
Theo nguyên tắc bổ sung A = Tgốc = 20% → mạch 1 là mạch gốc của gen
Vậy số nuclêôtit từng loại trên mARN làA= 240; T = A1 = 120; G = X1 = 480; X = G1 = 360.
b. – Số axit amin cung cấp cho toàn bộ quá trình dịch mã là
5 x (1200/3 – 1) = 1995 (axit amin )
- Số axit amin có trong tất cả các phân tử prôtêin được tổng hợp từ gen trên là
5 x (1200/3 – 2) = 1990 (axit amin)
c. * Chiều dài của mARN là 1200 x 3,4 = 4080 (A0)
- Thời gian trượt của 1 ribôxôm = 4080/102 = 40 (giây)
- Tổng thời gian cho quá trình tổng hợp prôtêin = 40 + 4x 2 = 48 (giây)
* Khi ribôxôm trượt hết mARN trên là hết 1200/3 = 400 bộ ba
Khoảng cách số axit amin giữa 2 ribôxôm kế tiếp là (2 x 102) : 3,4 : 3 = 20 (axit amin)
Vậy số axit amin của ribôxôm thứ 5 đang tổng hợp được là 400 – 4 x 20 = 320 (axit amin)
11) Khi phân tích về vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật gây bệnh, người ta xác đinh được kết quả
sau :
Tỷ lệ % từng loại Nucleotit
Chủng VSV
A T U G X
Chủng số 1 10 10 0 40 40
Chủng số 2 20 30 0 20 30
Chủng số 3 22 0 22 27 29
Chủng số 4 35 0 35 15 15

Vật chất di truyền của 4 chủng vi sinh vật này thuộc loại nào và có cấu trúc mạch đơn hay mạch
kép? Giải thích ?
- VCDT của chủng 1 là ADN mạch kép vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ; tỷ lệ A=T=10%,
G=X=40%
- VCDT của chủng 2 là ADN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ADN là A, T, G, X ; tỷ lệ A≠T, G≠X
- VCDT của chủng 3 là ARN mạch đơn vì : có 4 loại nu cấu tạo nên ARN là A, U, G, X ; tỷ lệ A=U, nhưng
G≠X
- VCDT của chủng 4 là ARN mạch đơn

12) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi
liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác
định:
- Dạng đột biến xảy ra với alen A?

12
- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên
xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết
thúc.
* Dạng đột biến:
- Gọi số nuclêôtit của gen A là NA, của gen a là Na.
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen A nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). NA = 31NA
- Số nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen a nhân đôi 5 lần là: (25 - 1). Na = 31Na
- Theo bài ra ta có: 31NA - 31Na = 62 → NA - Na = 2
→ Gen a ít hơn gen A là 1 cặp nuclêôtit. Đây là dạng đột biến mất 1 cặp nucleotit.
* Hậu quả
- Khi mất 1 cặp nuclêôtit trong gen sẽ dẫn đến mã di truyền bị đọc sai kể từ vị trí xảy ra đột biến dẫn
đến làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit và làm thay đổi chức năng của prôtêin.
- Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit có thể làm xuất hiện sớm mã kết thúc thì làm cho chuỗi polipeptit do alen
tổng hợp ngắn lại.
13) Người ta nuôi cấy một chủng vi khuẩn E. Coli trong môi trường chỉ chứa đồng vị N 14 sau đó thu lấy
100 con chuyển sang môi trường mới có chứa đồng vị N 15. Giả sử pha lag kéo dài trong 30 phút, thời
gian thế hệ là 20 phút và phân tử ADN của E. Coli có chiều dài 10200A 0. Sau 4 giờ 50 phút nếu các tế
bào đều phân chia bình thường thì:
a. Có tối đa bào nhiêu khuẩn lạc được tạo ra?
b. Có bao nhiêu liên kết hóa trị trong các phân tử ADN được tạo thành hoàn toàn từ N 15?
(Chủng vi khuẩn này không có Plasmit).
- Sau 30 phút các tế bào đang ở pha lag (tiềm phát) nên số lượng tế bào không tăng. Tổng số tế bào
là 100
a. - Có tối đa 10 khuẩn lạc được tạo ra
b. - Sau 4 giờ 50 phút, tế bào đã phân chia được 4 giờ 20 phút với thời gian thế hệ là 20 phút thì số
lần phân chia là
(60x4 + 20)/20 = 13.
=> Như vậy, sau 4 giờ 50 phút số lượng tế bào tạo thành sẽ là:
N = N0 x 2n = 100 x 213 tế bào
- Số tế bào có ADN chứa toàn N15 là 100 x 213 – 200.
- Số Liên kết hóa trị trong các ADN này là
10200
(100 x 213 – 200)x 3,4 x2x2
14) Một phân tử mARN của vi khuẩn có Xm = Am + Gm và Um = 300 ribônuclêôtit, được sinh ra từ một
gen có hiệu số phần trăm của guanin với một loại nuclêôtit khác là 12,5%. Mạch 1 của gen có Guanin
bằng 25% so với số nuclêôtit của mạch.
a. Xác định chiều dài của gen.
b. Nếu gen trên tự sao liên tiếp 3 lần thì môi trường tế bào cần cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
c. Giả sử một mARN trưởng thành ở ruồi giấm có Xm = Am + Gm và Um = 600, gen tổng hợp ra
mARN này cũng có tỉ lệ các nuclêôtit như gen của vi khuẩn. hãy xác định chiều dài của gen này.
a.
- Theo đề %G - %A = 12,5%, mặt khác %G - %A = 50%
=> %A = %T = 18,75%; %G = %X = 31,25%.
- %G1 = %X2 = 25% => %X1 = %G2 = 37,5%
- Vì Xm = Am + Gm => Ggốc > Xgốc > mạch 2 là mạch gốc
=> %Am = 12,5% => Um = 25% > Số nu của mARN là 300x100/25 = 1200 nu.
- Chiều dài của gen là 4080A0.
b.- Số nucleotit mỗi loại nu của gen là
A = T = 450; G = X = 750
- Số nucleotit mỗi loại môi trường cung cấp cho gen tự sao 3 lần là
AMT = TMT = (23 – 1)x 450; GMT = XMT = (23 – 1)x 750
13
c. - TH1 nếu gen này là gen không phân mảnh thì chiều dài là 4080x2A0
- Nếu đây là gen phân mảnh thì không tính được chiều dài vì không biết chiều dài của intron bị cắt đi
15. a) Cho biết vật chất di truyền của vi khuẩn và vi rút ?
b) Phân tích thành phần nuclêôtit của các axit nuclêic tách triết từ 3 chủng vi rút,người ta
thu được kết quả sau
- Chủng A : A = U = G = X = 25%
- Chủng B : A = T = 25% ; G = X = 25%
- Chủng C : A = G = 20% ; X = U = 30%
Xác định loại axit nuclêic của 3 chủng vi rut trên ?
c) Làm thế nào nhận biết được mạch nào của ADN được sử dụng làm khuôn mẫu tổng
hợp ARN ?
a. - Vật chất di truyền của vi khuẩn là ADN trần mạch kép dạng vòng không liên
kết với prôtêin …………………………………………………………………
- Vật chất di truyền của vi rút :
+ Một số vi rút vật chất di truyền là ADN mạch kép dạng vòng ……………..
+ Một số khác là ADN một mạch đơn họăc ARN ……………………………
b. - Chủng A : A + U + G + X = 100%  Axit nuclêic là ARN ……………….
- Chủng B : A + T + G + X = 100%  Axit nuclêic là ADN ……………….
- Chủng C : A + U + G + X = 100%  Axit nuclêic là ARN ……………….
c. Để nhận biết được mạch nào của ADN được sử dụng làm khuân mẫu tổng hợp
ARN chúng ta phải sử dung Enzim ARN pôlimêraza (khi có Enzim này mạch
mã gốc sẽ mở ra) ………………………………………………………………
16. . a) Khi đưa các sinh vật đã bị đột biến gen vào môi trường có thể gây ra những hậu quả gì ?
b) Đột biến giao tử có thể chuyển thành thể đột biến trong những trường hợp nào ?
c) Hai gen (A và B) đều có 2000 nuclêôtit nhưng khác nhau về thành phần nuclêôtit, gen A chứa
42% (A+T) , gen B chứa 66% (A+T).Tính số lượng nuclêôtit của mỗi gen ? (gen A hay gen B) có nhiệt
độ nóng chảy cao hơn ? Vì sao ?
a. Khi đưa các sinh vật đã bị đột biến vào môi trường có thể xảy ra 2 khả năng :
- Sinh vật không thích nghi được với môi trường sống sẽ bị tiêu diệt …………
- Sinh vật thích nghi với môi trường mới sẽ sinh trưởng phát triển mạnh,tăng
nhanh số lượng cá thể trong quần thể ……………………………………….
b. Đột biến giao tử có thể chuyển thành thể đột biến trong những trường hợp sau :
- Đột biến là gen trội : VD : aa x aa  Aa ………………………………….
- Đột biến là gen lặn :
+ Trên cơ thể đơn bội : A  a …………………………………………………
+ Trên cơ thể dị hợp : Aa x Aa  aa ………………………………………….
+ Trên NST giới tính : Trên NST X không có gen tương ứng trên Y hoặc trên
NST Y không có gen tương ứng trên X ……………………………………
c. Tổng số nuclêôtit của mỗi gen là N = 2000
- Gen A : Có số từng loại là : A = T = 21% . 2000 = 420 (nu)
G = X = 29% . 2000 = 580 (nu)
- Gen B : Số nu tong loại : A = T = 33% . 2000 = 660 (nu)
G = X = 17%.2000 = 340 (nu) …………………
Gen A có H = 2A + 3G = 2580 liên kết hiđrô,gen B có H = 2A +3G = 2340 liên
kết hiđrô  Gen A bền hơn nên nhiệt độ nóng chảy cao hơn …………………
17. Một gen cấu trúc trong quá trình dịch mã đã được môi trường cung cấp 299 axit amin, gen này có
nuclêôtit loại A = 4/5 G.
a/. Khi gen này tự sao 4 đợt liên tiếp thì số lượng nuclêôtit từng loại là bao nhiêu?
b/. Tính số lần phiên mã ở mỗi gen con biết rằng môi trường nội bào đã cung cấp 43200
ribônuclêôtit tự do.

14
A
c/. Một đột biến xảy ra đã làm cho gen có tỉ lệ G = 79,64 %, nhưng không làm số nuclêôtit của
gen thay đổi. Hỏi cấu trúc gen đã thay đổi ra sao và đột biến trên thuộc dạng nào?
a. N=1800; A=T=400; G=X= 500
Khi nhân 4 lần số nuclêôtit tưng loại: A=T= 400*16 = 6400; G=X= 500*16 = 8000
b. Số phân tử ARN là 432000/900 = 480
Mỗi gen con phiên mã 480/16 = 30 lần
c. G=X= 501; A=T=399 → đọt biến thay thế cặ AT = GX
18. Hai gen cấu trúc A và B có chiều dài bằng nhau và nằm kế tiếp nhau trên NST, vì bị đột biến một
đoạn mạch kép của ADN khác gắn vào gen B tạo thành ben C nên gen A và gen C đồng thời nhân đôi 3
đợt liên tiếp đã lấy của môi trường nội bào là 10.500 nu tự do. Khi tự nhân đôi 1 lần gen C đã đòi hỏi
của môi trường nội bào cung cấp số nu bằng 1,5 lần số nu của gen A
a) Xác định chiều dài của gen A và Gen B
b) Tính số nu của đoạn gắn vào gen B
c) Đoạn gắn vào gen B sao mã một phân tử mARN.Trên mARN đó có 5 Ribôxôm trượt qua
một lần với tốc độ giải mã trung bình là 8 axit amin/giây. Khoảng cách thời gian giữa 2
Ribôxôm kế tiếp nhau là 0,3 giây.Tính từ lúc Ribôxôm thứ nhất bắt đầu tiếp xúc với mARN thì thời gian
để mỗi ribôxôm trượt qua hết chiều dài của mARN là bao nhiêu giây.
a) Xác định chiều dài của gen A và B :
Gọi NA là số Nu của gen A
Gọi NC là số Nu của gen C
Theo đề bài ta có hệ phương trình : ( NA+ NC)(23 – 1) = 10.500
NC = 1.5 NA
Giải hệ phương trình trên ta được : NA= 600 nu
NC = 900 nu
600
×3,4 A 0
Vì gen A và gen B dài bằng nhau nên ta có LA=LB= 2 = 1020A0
b) Số nu của đoạn gắn vào gen B
Vì gen A và B dài bằng nhau nên số Nu của gen A = Số nu của gen B
Vậy số Nu của đoạn ADN gắn vào gen B là : NADN = NC – NA= 900-600 = 300 nu
Thời gian để mỗi Ribôxôm trựơt qua hết chiều đài của mARN:
300
×3,4 A 0
- Chiều dài của mARN là L = 2 = 510A0
- Vận tốc trượt của Ribôxôm trên mARN là chiều dài của mARN mà Ribôxôm trượt được trong một
giây : V = 3,4A0 x 3 x 8 = 81.6 A0/s
Thời gian để mỗi Ribôxôm trượt qua hết chiều dài của mARN là:
510
- Thời gian của RB1 là t = 81,6 = 6,25 giây
- Thời gian của RB2 là t = 6,25 + 0.3 = 6,55 giây
- Thời gian của RB3 là t = 6,25 + 2. 0,3 = 6,85giây
- Thời gian của RB4 là t = 6,25 +3.0,3 = 7,15 giây
- Thời gian của RB5 là t = 6,25 +4.0,3 = 7,45 giây
19. a. Hai gen (A và B) đều có 2000 nuclêôtit nhưng khác nhau về thành phần nuclêôtit,gen A chứa
42% (A+T) , gen B chứa 66% (A+T).Tính số lượng nuclêôtit của mỗi gen ? (gen A hay gen B) có nhiệt
độ nóng chảy cao hơn? Vì sao ?

15

You might also like