You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYÊN SINH LỚP 10 CHUYÊN BẮC GIANG

BẮC GIANG NĂM 2021 – 2022


MÔN THI: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
Ngày thi: 29/07/2021
Thời gian làm bài 150 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 03 trang)
Câu 1 (4,0 điểm).
1.1. So sánh phân tử ADN với ARN ở sinh vật có nhân chính thức về cấu trúc.
1.2. Giả sử một đoạn ADN ở vi khuẩn chứa gen cấu trúc có trình tự nuclêôtit như sau:
5’...ATGTXTGGTGAAAGXAXXTAG...3’
3’...TAXAGAXXAXTTTXGTGGATX...5’
Viết trình tự nuclêôtit của phân tử mARN; trình tự axit amin của chuỗi pôlipeptit và phân tử
prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp từ gen trên. Biết enzim phiên mã di chuyển trên mạch khuôn theo
chiều 3’ – 5’; các bộ ba mã hoá của các axit amin như sau: GAA: Axit Glutamic; UXU, AGX: Xêrin;
GGU: Glixin; AXX: Treonin; UAU: Tirozin; AUG (mã mở đầu): foocmin-methionin; UAG: mã kết
thúc.
1.3. Gen B có tổng số liên kết hiđrô là 6600, mạch 1 của gen có G = 3T = 6A, mạch 2 của gen có
G = A + T. Gen B đột biến tăng 1 liên kết hiđrô thành gen b. Biết đột biến chỉ liên quan đến một cặp
nuclêôtit. Hãy xác định:
a) Số nuclêôtit mỗi loại của gen B và gen b.
b) Số nuclêôtit mỗi loại môi trường cung cấp cho cặp gen Bb nhân đôi 3 lần.
Câu 2 (4,0 điểm).
2.1. Hình 1 mô tả hàm lượng ADN trong một tế bào Hàm lượng ADN của quá trình phân bào (a:
Hàm lượng ADN).

a) Xác định tên các giai đoạn tương ứng: I, II, III, IV, V trong hình bên.
b) Trình bày đặc điểm của nhiễm sắc thể ở giai đoạn III.
2.2. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24, 2a giả sử 3 tế bào thực hiện quá trình nguyên
nhân với tốc độ và số lần bằng nhau tạo ra các tế bào con ở thế hệ cuối cùng chứa tổng số 1152 nhiễm
sắc thể đơn.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào ban đầu.
b) Người ta đếm được trong tất cả các tế bào đang ở kì giữa của quá trình nguyên phân có 576
cromatit, khi đó các tế bào đang nguyên phân lần thứ mấy?
2.3. Giả sử một nhóm tế bào sinh tinh ở một loài động vật giảm phân
bình thường, một cặp nhiễm sắc thể trao đổi chéo tại một điểm tạo tối đa 64
loại giao tử khác nhau về nguồn gốc và cấu trúc nhiễm sắc thể.
Hình 2 mô tả một giai đoạn trong quá trình phân bào của tế bào A bình
thường thuộc loại trên dưới kính hiển vi. Biết rằng tế bào A chỉ thực hiện
nhân đôi nhiễm sắc thể một lần. Quan sát hình bên, cho biết tế bào A đang ở
kì phân bào nào? Giải thích.
Câu 3 (2,0 điểm).
Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen
B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Gen quy định tính trạng chiều cao
thân và màu hoa nằm trên nhiễm sắc thể thường.
3.1. Viết kiểu gen quy định kiểu hình thân cao, hoa đỏ.
3.2. Xác định tỉ lệ phân li kiểu hình ở F1 khi cho cây P dị hợp tử hai cặp gen trên tự thụ phấn. Biết
mọi diễn biến trong quá trình giảm phân xảy ra bình thường, không có hiện tượng trao đổi chéo; các
giao tử và hợp tử có sức sống như nhau.
Câu 4 (2,0 điểm).
Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B
quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trăng; alen D quy định vỏ hạt vàng trôi hoàn
toàn So với alen d quy định vỏ hạt xanh; các gen này nằm trên các cặp nhiễm sắc thường khác nhau.
Cho cây P thân cao, hoa đỏ, vỏ hạt vàng có kiểu gen dị hợp cả 3 cặp gen tự thụ phấn được F1.
4.1. Xác định số kiểu gen, số kiểu hình ở F1.
4.2. Chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng, vỏ hạt vàng và 1 cây thân thấp, hoa đỏ, vỏ hạt
xanh ở F1 cho giao phấn với nhau được F2. Xác định tỷ lệ
kiểu hình thân cao, hoa đỏ, vỏ hạt xanh ở F2.
Câu 5 (2,0 điểm).
5.1. Hình 3 . Hãy ghi chú thích từ 1 đến 6 cho hình đó.
5.2. Sômatostatin là một loại hoocmôn đặc biệt, được
tổng hợp trong não động vật và người, có vai trò điều hòa
hoocmôn sinh trưởng và insulin đi vào trong máu. Gen mã
hóa sômatostatin có thể được chuyển vào vi khuẩn E.coli và
tiến hành nuôi cấy để thu được số lượng lớn sômatostatin
trong một thời gian ngắn. Trình bày các bước của kĩ thuật Hình 3.
chuyển gen mã hóa sômatostatin
Câu 6 (2,0 điểm).
6.1. Người ta thường sử dụng phương pháp nghiên cứu di truyền nào ở người để nhận biết bệnh di
truyền do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường hay nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không
tương đồng? Giải thích. Biết không phát sinh đột biến mới.
6.2. Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, alen trội tương
ứng quy định da bình thường. Bệnh máu khó đông do gen đột biến lặn nằm trên nhiễm sắc thể X không
có alen tương ứng trên Y quy định, alen trội tương ứng quy định máu động bình thường. Giả sử một
cặp vợ chồng, gia đình chồng có em trai bị bạch tạng, có bố bị máu khó đông. Gia đình vợ có anh trai
bị bệnh máu khó đông, bà ngoại và mẹ bị bạch tạng. Biết không có đột biến mới phát sinh ở tất cả các
thế hệ; ngoài những người bị bệnh trên, cả bên vợ và bên chồng không còn ai khác bị bệnh. Cặp vợ
chồng này sinh con, theo lý thuyết hãy xác định:
a) Xác suất sinh con đầu lòng là con trai không bị bệnh.
b) Xác suất sinh con đầu lòng chỉ bị một bệnh.
Câu 7(2,0 điểm).
7.1. Kiến và rây là hai loài côn trùng SL rầy
non trên cây thường sống trên cùng một loài cây.
Rấy hút nhựa cây có đường và bài tiết lượng đường
dư thừa làm thức ăn cho kiến. Nghiên cứu vai trò
của kiến đối với sự sống sót của cây non trên cây,
một nhà khoa học đã thiết kế hai lô cây thí nghiệm:
- Lô 1: có kiến và rầy cùng sống trên cây.
- Lô 2: không có kiến, chỉ có rầy sống trên
cây.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong
hình 4. Xác định mối quan hệ giữa kiến và rệp; rầy
và cây. Giải thích.
7.2. Phân biệt mối quan hệ giữa động vật ăn thịt - con mồi với mối quan hệ ký sinh vật chủ. Phân
tích vai trò mối quan hệ giữa vật ăn thịt - con mồi trong việc duy trì số lượng cá thể của quần thể.
Câu 8 (2,0 điểm).
8.1. Phân biệt hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới và hệ sinh thái đồng ruộng theo các tiêu chí: độ đa
dạng, chuỗi thức ăn, lưới thức ăn, năng suất.
8.2. Nhiều hoạt động của con người đã tác động tới môi trường tự nhiên, gây ô nhiễm và làm suy
thoái môi trường. Tuy nhiên, với sự hiểu biết ngày càng tăng, con người đã và đang khắc phục tình
trạng đó đồng thời bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.
(Trích Sách giáo khoa Sinh học 9, Nguyễn Quang Vinh tổng chủ biên, NXB Giáo dục Việt Nam,
2017, trang 159).
Hãy trình bày các biện pháp chính con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên.

----Hết----
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like