You are on page 1of 4

ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÓA NGÀY: 03/12/2022


Môn Thi: Sinh học
Đề thi chính thức Thời gian: 120 phút
(Đề thi có 03 trang) (Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: (5 điểm)
1.1. Một đoạn mạch gốc của gen A ở vi khuẩn E.coli có trình tự nucleotide trong vùng mã hóa như
sau:
3’ … GGT TCA CCC GGG TAT … 5’
3 6 9 10
a. Hãy viết trình tự đoạn
mạch mARN và trình tự acid amin
của chuỗi polypeptide được mã
hóa bởi đoạn mạch gốc trên.
b. Nếu đột biến thay thế
cặp G-C thành cặp A-T xảy ra ở
cặp nucleotide vị trí số 10. Khi
đoạn gen sau đột biến phiên mã 4
lần tạo ra các phân tử mARN, trên
mỗi mARN lại có 3 ribosome
trượt qua một lần không lặp lại.
Số acid amin loại Ser môi trường
cần cung cấp là bao nhiêu?
c. Nếu xảy ra đột biến thay
thế cặp nucleotide A-T ở vị trí số
6 thành cặp G-C thì đoạn gen sau
đột biến phiên mã 7 lần cần môi
trường cung cấp bao nhiêu
nucleotide loại C?
Bảng mã bộ ba
1.2. Một gen cấu trúc có 126 chu kì và tỉ lệ X/T = 1,5. Gen này bị đột biến, gen đột biến tổng hợp loại
phân tử protein hoàn chỉnh chứa 417 aa trong đó có xuất hiện 1 acid amin mới.
a. Tính chiều dài của gen đột biến. Dạng đột biến thuộc loại nào? Giải thích.
b. Nếu sau đột biến, gen có 3270 liên kết hidro thì số Nu mỗi loại của gen đột biến là bao nhiêu? Khi
gen đột biến tiến hành nhân đôi liên tiếp 5 lần, môi trường cung cấp Nu tự do loại T giảm xuống bao nhiêu?
c. Tính số liên kết hóa trị giữa đường và nhóm photphat có trong gen đột biến.

Câu 2: (2,5 điểm)


Sơ đồ sau mô tả cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử:

2.1. Gọi tên các quá trình (1), (2) và (3) trong sơ đồ.
2.2. Giải thích vì sao các gen khác nhau lại có thể hình thành các tính trạng khác nhau?
2.3. Ở một loài động vật có vú, gen X mã hóa cho protein X có chức năng tổng hợp sắc tố đen làm
cho mắt, lông đều có màu đen. Trong quá trình phát triển của cá thể, nếu ở giai đoạn phôi bị nhiễm một trong
các hóa chất A, B, C thì phôi sẽ phát triển thành cá thể bị bạch tạng (không có khả năng tổng hợp sắc tố đen).
Để nghiên cứu tác động của các hóa chất A, B, C người ta tiến hành xử lí các phôi bằng từng loại hóa chất
riêng biệt, sau đó kiểm tra sự có mặt của gen X, của mARN và của protein trong tế bào phôi. Kiểu hình của
các cá thể con sinh ra từ những phôi này cũng được quan sát và kết quả thể hiện ở bảng bên dưới. Phôi đối
chứng không được xử lí hóa chất.
Phôi được xử lí hóa chất
Đối chứng
A B C
Gen X Không Có Có Có
mARN của gen X Không Không Có Có
Protein của gen X Không Không Không Có
Kiểu hình cá thể Bạch tạng Bạch tạng Bạch tạng Bình thường

a. Các hóa chất B và C đã tác động vào quá trình nào trong sơ đồ tổng hợp protein hình thành tính
trạng từ ADN ở trên? Giải thích.
b. Nêu một giả thuyết về tác động của hóa chất A đến quá trình trên.
Câu 3: (6 điểm)
3.1. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Hãy cho biết:
a. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?
b. Có bao nhiêu nhiễm sắc thể trong 1 tế bào của thể đơn bội và thể tứ bội?
c. Trong tự nhiên, một số đột biến đa bội lẻ ở thực vật có nhiều ưu điểm, đáp ứng được yêu cầu của
con người nên đã được gieo trồng làm giống khá phổ biến hiện nay. Hãy cho biết, những ưu điểm đó là gì và
giải thích tại sao những đột biến đa bội lẻ lại có được những đặc tính đó.
3.2. Ở một loài thực vật, khi nghiên cứu sự di truyền của 2 tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa,
kết quả thí nghiệm được mô tả như sau:
Thế hệ con lai F1
Phép lai Thân cao, Thân cao, Thân thấp, Thân thấp,
hoa đỏ hoa trắng hoa đỏ hoa trắng
1. (♂,♀) Thân cao, hoa trắng × (♂,♀) Thân thấp, hoa đỏ 301 299 303 298
2. (♂,♀) Thân cao, hoa đỏ × (♂,♀) Thân cao, hoa đỏ 965 318 322 108
3. (♂,♀) Thân cao, hoa trắng × (♂,♀) Thân thấp, hoa đỏ 475 472 0 0

Biết rằng, không phát sinh đột biến trong quá trình phát sinh giao tử
a. Xác định quy luật di truyền quy định tính trạng chiều cao cây và màu sắc hoa.
b. Xác định kiểu gen có thể có của các cây bố mẹ trong các phép lai trên.
c. Ở thế hệ con lai, cho các cây cao, trắng (phép lai 1) giao phấn với các cây thấp, đỏ (phép lai 2).
Theo lí thuyết, đời con lai F2 sẽ có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
Bd
3.3. Xét một cá thể cái (M) có kiểu gen Aa .
bD
a. Một tế bào sinh dục chín của cá thể trên giảm phân tạo giao tử. Hãy xác định số loại giao tử và viết
các loại giao tử có thể được tạo ra từ tế bào này.
b. Cho cá thể (M) lai phân tích thu được đời F a. Xác định tỉ lệ phân li kiểu gen của đời F a. Biết tần số
trao đổi chéo f = 20% và trong quá trình giảm phân không có đột biến xảy ra.
Câu 4: (3,5 điểm)
4.1. Các hình A, B, C, D dưới đây mô tả sự biến đổi hàm lượng ADN trong một tế bào theo thời gian
ở các pha khác nhau của chu kì tế bào. Hãy cho biết các hình A, B, C, D tương ứng với pha nào (G 1, S, G2,
M) của chu kỳ tế bào? Giải thích.
4.2. Trình bày sự khác biệt trong hoạt động của nhiễm sắc thể ở kì đầu, kì giữa và kì sau của nguyên
phân so với giảm phân I.
4.3. Ở một loài thực vật, A qui định hoa đỏ; a qui định hoa trắng. Khi thực hiện phép lai giữa các cây
hoa đỏ thuần chủng với cây hoa trắng, người ta thu được hầu hết cây con cho hoa đỏ, nhưng một số cây cho
hoa trắng. Biết rằng, không có sự thay đổi cấu trúc của nhiễm sắc thể.
a. Hãy đề xuất 02 giả thuyết giải thích kết quả trên.
b. Làm thế nào xác định chính xác cây hoa trắng xuất hiện theo giả thuyết nào?
Câu 5: (3 điểm)
Ở người trưởng thành, phân tử Hêmôglôbin (Hb) chủ yếu là HbA được cấu tạo bởi 4 chuỗi
polypeptide: 2 chuỗi anpha (2α) và 2 chuỗi bêta (2β). Việc tổng hợp chuỗi bêta được quy định bởi một gen
nằm trên nhiễm sắc thể số 11, gen này có nhiều alen. Đáng chú ý là alen A tổng hợp nên HbA và alen S tổng
hợp nên HbS. Nếu đột biến xảy ra ở gen mã hóa chuỗi bêta làm thay đổi một bộ ba ở mạch mã gốc sẽ làm
thay đổi 1 acid amin của chuỗi polypeptide. Sự thay thế acid amin này làm cho HbA quy định tổng hợp chuỗi
β–hêmôglôbin bình thường bị đột biến thành HbS, làm phân tử Hb bị khử ôxi, trở nên không hòa tan, hình
thành những bó sợi hình ống quánh đặc làm biến dạng hồng cầu. Hồng cầu bị biến dạng (khuyết hình liềm)
dễ bị phân hủy (vỡ hồng cầu), dẫn đến thiếu máu nghiêm trọng “bệnh thiếu máu hồng cầu liềm”. Ở người
bệnh, gen đột biến là trội không hoàn toàn. Những người đồng hợp tử về gen trội đột biến (HbSHbS) sẽ thiếu
máu nặng (thiếu máu hồng cầu liềm) và thường chết trước tuổi trưởng thành. Người có kiểu gen dị hợp bị
thiếu máu nhẹ, họ có khả năng sống bình thường, mặt khác còn có sức đề kháng cao với bệnh sốt rét cơn.
5.1. Bảng số liệu dưới đây cho biết tỉ lệ phần trăm HbA và HbS trong máu của 3 cá thể là anh em.
Dạng Hb Cá thể 1 Cá thể 2 Cá thể 3
HbA 98% 0% 45%
HbS 0% 90% 45%
Các dạng Hb khác 2% 10% 10%
Dựa vào số liệu trên hãy xác định kiểu gen của các cá thể 1, 2, 3. Trong số đó những cá thể nào bị
bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm? (Không cần quan tâm đến các dạng Hb khác).
5.2. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng do hồng cầu liềm và chết ở tuổi sơ sinh, người
chị bình thường đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không mang alen gây bệnh. Biết rằng, không
phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng, phát biểu
nào sai? Giải thích.
a. Người em của vợ bị thiếu máu nặng có kiểu gen đồng hợp trội.
b. Trong gia đình người vợ, bố hoặc mẹ của người vợ có kiểu gen đồng hợp trội nhưng không thể cả
hai người đều có kiểu gen đồng hợp trội.
c. Cặp vợ chồng người chị sinh ra đứa con có sức đề kháng cao với bệnh sốt rét cơn với xác suất là
1/4.
d. Xác suất sinh con gái bị thiếu máu nặng của cặp vợ chồng người chị là 2/3.

-------HẾT-------

You might also like