You are on page 1of 4

GV: Trần Thị Hà – THPT Trần Phú

ĐỀ ÔN THI
Câu 1: (4,0 điểm)
a. Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24, loài này có thể tạo ra tối đa bao nhiêu
kiểu thể đột biến dị bội dạng 2n - 1? Số lượng nhiễm sắc thể trong một tế bào sinh dưỡng của mỗi kiểu
thể đột biến này?
b. Quy luật phân li của Menđen đúng với điều kiện nào?
c. Sử dụng enzim ligaza để ghép đoạn ADN của tế bào cho vào ADN làm thể truyền là khâu tạo ra
cấu trúc nào trong kĩ thuật gen?
d. Trẻ đồng sinh cùng trứng có kiểu gen, giới tính và kiểu hình so với nhau như thế nào?
e. Cơ thể có kiểu gen AaBbDd giảm phân bình thường cho loại giao tử chứa hai alen trội và một
alen lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
f. Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật giao phối thường dẫn
đến hiện tượng thoái hóa giống?

Câu 2: (4,5 điểm)


Hình bên mô tả bộ nhiễm sắc thể trong tế bào sinh
dưỡng của một bệnh nhân bị một hội chứng do đột biến
số lượng nhiễm sắc thể gây nên.
a. Hãy cho biết tên gọi của hội chứng bệnh mà người đó
mắc phải. Cơ chế hình thành dạng đột biến này?
b. Giả sử người mẹ của bệnh nhân trên có kiểu gen
aaBBXDXd (chỉ xét 3 cặp gen, cặp gen aa nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 13; cặp gen BB nằm trên cặp nhiễm sắc
thể số 21; cặp gen Dd nằm trên cặp nhiễm sắc thể XX) thì
trong quá trình phát sinh giao tử, cơ thể người mẹ có thể
tạo ra những loại trứng có kiểu gen như thế nào? Biết
người em gái của bệnh nhân này có kiểu hình bình
thường và không phát sinh thêm đột biến mới.
c. Theo em, nếu trong gia đình có sinh ra một người con mắc hội chứng bệnh như trên thì nguyên
nhân phụ thuộc chủ yếu vào người bố hay người mẹ? Giải thích.
Câu 3: (4,5 điểm)
Cây hoa anh thảo (Primula sinensis) có hoa màu đỏ thuần chủng khi trồng ở 35°C thì ra hoa màu
trắng (1). Thế hệ sau của cây hoa này trồng ở 20°C lại cho hoa màu đỏ (2). Trong khi đó giống hoa
màu trắng thuần chủng trồng ở 20°C hay 35°C đều ra hoa màu trắng (3).
a. Hiện tượng biến đổi màu sắc hoa của cây hoa anh thảo nói trên là một ví dụ về dạng biến dị nào ở sinh
vật? Nêu các đặc điểm cơ bản của dạng biến dị này.
b. Nếu lấy cây hoa anh thảo màu trắng (1) đem lai với cây hoa anh thảo màu đỏ (2) được cây F 1,
đem cây F1 này trồng ở môi trường có nhiệt độ 350C thì nó sẽ có hoa màu gì? Giải thích.
c. Hãy đề xuất những phương pháp có thể tạo ra các cây hoa anh thảo thuần chủng dù trồng ở môi
trường có nhiệt độ 20°C hay 35°C đều ra hoa màu trắng từ một cây hoa anh thảo trắng thuần chủng
(3) ban đầu

Câu 4: (4,0 điểm)


Gen B có tổng số 3648 liên kết hiđrô và số lượng các loại nuclêôtit trên mạch một của gen như
sau: A = T; X = 2T; G = 3A. Gen B bị đột biến liên quan đến một cặp nuclêôtit làm giảm một liên
kết hiđrô tạo thành alen b. Xác định:
a. Số nuclêôtit mỗi loại của gen B.
b. Khi tế bào có nhân chứa cặp gen Bb nguyên phân liên tiếp ba lần thì số nuclêôtit mỗi loại môi
trường nội bào cần cung cấp là bao nhiêu?
Câu 5: (3,0 điểm)
Ở một trại nhân giống, ban đầu có 200 con trâu cái lông đen, sau đó nhập về thêm 50 con trâu đực
lông trắng. Người ta cho chúng giao phối ngẫu nhiên với nhau đã tạo ra được một đàn nghé (F 1) gồm
200 con, trong đó có 10 con nghé lông trắng. Cho rằng tính trạng màu lông ở trâu là do một gen có 2
alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, tính trạng màu lông đen trội hoàn toàn so với tính trạng
màu lông trắng, không có đột biến xảy ra và mỗi trâu cái đẻ một con trong mỗi lứa. Theo lý thuyết,
hãy xác định:
a. Số trâu cái lông đen thuần chủng có trong đàn trâu ban đầu.
b. Tỉ lệ mỗi loại kiểu gen quy định tính trạng màu lông của cả đàn trâu trong trang trại khi có thêm
đàn nghé.

Đề 2
Câu 1: Những câu sau đây đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích tại sao sai.
a) Quy luật phân li nói về sự phân li độc lập của các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng
khác nhau.
b) Tập hợp tất cả các gen cùng nằm trên một NST tạo thành một nhóm gen liên kết.
c) ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 4 loại nuclêôtit A, U, G, X.
d) Prôtêin có tính đa dạng vì nó tham gia thực hiện hầu hết các quá trình sống trong tế bào và cơ
thể.
e) Chỉ có những tế bào sinh dưỡng mới có khả năng thực hiện quá trình nguyên phân, các tế bào
sinh dục không có khả năng này.
g) Giảm phân tạo ra các tế bào con có bộ NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ, do đó làm giảm
tính đa dạng di truyền của loài.
h) Thường biến là một dạng biến dị di truyền.
i) Nếu hai đứa trẻ đồng sinh có cùng giới tính thì đó là đồng sinh cùng trứng.
Câu 2:
a) Nêu những điểm khác biệt cơ bản giữa quá trình nhân đôi ADN với quá trình tổng hợp mARN.
b) Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến gen chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit? Tại sao đột
biến gen thường làm thay đổi tính trạng?
BD
c) Một tế bào có kiểu gen bd thực hiện phân bào. Hãy viết kiểu gen của các tế bào con trong các
trường hợp sau:
- Tế bào nguyên phân bình thường.
- Tế bào giảm phân bình thường, không có trao đổi chéo.
Câu 3: Vi rút Y là một loại vi rút gây bệnh trên khoai tây, đã gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.
Với mục đích tạo ra giống khoai tây có khả năng kháng lại vi rút này, một nhà khoa học đã thu thập củ
của rất nhiều cây khoai tây ở các vùng khác nhau, sau đó cho nhiễm vi rút Y và cố gắng tìm ra những
củ không mắc bệnh. Kết quả, trong số hàng ngàn củ bị nhiễm vi rút, có một vài củ không biểu hiện
bệnh.
a) Từ những củ không bị bệnh, cần sử dụng phương pháp nào để nhanh chóng tạo ra giống khoai
tây đồng nhất có khả năng kháng vi rút Y?
b) Nếu trong thí nghiệm trên, tất cả các củ khoai tây đều biểu hiện bệnh thì cần phải sử dụng
phương pháp nào để có thể tạo ra giống khoai tây kháng bệnh?
Câu 4: Ở một loài thực vật (2n = 16), có hai tế bào sinh dưỡng (A và B) của một cây đa bội (X) tiến
hành nguyên phân một số lần không giống nhau đã tạo ra tổng số 40 tế bào con. Số NST đơn môi
trường cung cấp cho quá trình nguyên phân của cả 2 tế bào là 912 NST. Biết rằng quá trình nguyên
phân xảy ra bình thường, số tế bào con tạo ra từ tế bào A ít hơn số tế bào con tạo ra từ tế bào B là 24 tế
bào.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào và bộ NST của cây X.
b) Cho rằng cây đột biến X được sinh ra từ phép lai giữa hai cây bố mẹ lưỡng bội. Hãy giải thích cơ
chế phát sinh thể đột biến này.
Câu 5: Gen B có chiều dài 0,68µm. Trên mạch thứ nhất của gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4. Gen B bị
đột biến thành gen b. Khi cả hai gen B và b cùng nhân đôi liên tiếp 5 lần đã đòi hỏi môi trường nội bào
cung cấp tổng số 248000 nuclêôtit, trong đó có 37231 nuclêôtit loại A.
a) Xác định số nuclêôtit mỗi loại trên mỗi mạch của gen B.
b) Đột biến gen B thành gen b thuộc dạng nào? Biết rằng đột biến chỉ liên quan đến 1 cặp nuclêôtit.
Câu 6: Ở một loài thực vật, tính trạng hình dạng quả do một gen có 3 alen nằm trên NST thường quy
định, di truyền theo quy luật trội hoàn toàn. Alen a 1 quy định quả tròn, alen a2 quy định quả bầu dục,
alen a3 quy định quả dài. Thứ tự trội lặn của các alen như sau: a1 > a2 > a3. Cho các phép lai:
- Phép lai 1: P: Quả tròn x quả tròn, F1 cho tỉ lệ 3 quả tròn : 1 quả dài.
- Phép lai 2: P: Quả tròn x quả tròn, F1 cho tỉ lệ 3 quả tròn : 1 quả bầu dục.
- Phép lai 3: P: Quả tròn x quả bầu dục, F1 cho tỉ lệ 2 quả tròn : 1 quả bầu dục : 1 quả dài.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai trên.
b) Trong một phép lai khác, khi cho lai giữa một cây quả tròn với một cây quả dài, đời con thu được tỉ
lệ cây có quả dài là 1/2. Biết rằng không có đột biến xảy ra, số cây con sinh ra là đủ lớn, hãy xác định
kiểu gen của hai cây đem lai.
Đề 3
a) Giải thích tại sao một số loài sinh vật ngoại lai như rùa tai đỏ, ốc bươu vàng … sau khi đưa
nhập nội vào Việt Nam lại có thể gây nên những tác hại to lớn cho nền nông nghiệp?
b) Tại sao việc sử dụng thuốc để diệt các loài sinh vật gây hại thường không có hiệu quả lâu dài
bằng việc sử dụng thiên địch? Sử dụng thiên địch để diệt các loài sinh vật gây hại đã ứng dụng các mối
quan hệ sinh thái nào trong quần xã?
c) Khi xem xét mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài M
sinh vật của quần xã, người ta thể hiện mối quan hệ đó bằng K
sơ đồ như ở Hình 1 (mỗi chữ cái đại diện cho một loài sinh L N P
vật). Hãy chỉ ra loài nào là: Sinh vật sản xuất? Sinh vật phân
giải? Sinh vật tiêu thụ bậc 1? Sinh vật tiêu thụ bậc 2? Sinh O
vật tiêu thụ bậc 3? Hình 1
Câu 2: (5,0 điểm) Ở đậu Hà Lan, gen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với gen a quy định cây
thấp, gen B quy định hạt vàng trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt xanh. Các gen này phân li độc
lập với nhau.
a) Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần chủng với cây hạt xanh được F 1, các cây F1 tự thụ
phấn được F2, các cây F2 tự thụ phấn được F3. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu sắc hạt
trên cây F2 sẽ như thế nào?
b) Xác định kiểu gen của P để F 1 có tỷ lệ phân li kiểu hình 3 cây cao, hạt vàng : 1 cây thấp, hạt
vàng.
c) Từ một cây đậu Hà Lan có kiểu gen AaBb, hãy trình bày phương pháp để tạo ra giống đậu
Hà Lan thuần chủng cây cao, hạt vàng.
Câu 3: (3,0 điểm)
a) Mỗi tế bào chứa bộ n NST đơn của người chứa khoảng 1 mét ADN ở trong nhân. Vì sao
ADN lại có thể xếp gọn trong nhân với kích thước rất nhỏ?
AB
XY
b) Một cá thể ruồi giấm có kiểu gen ab . Hãy xác định:
- Số loại và tỷ lệ các giao tử tạo ra qua giảm phân của cá thể nói trên.
- Số loại các giao tử có thể được tạo ra qua giảm phân từ 2 tế bào sinh tinh trùng của cá thể nói
trên.
c) Cho cá thể đực có kiểu gen AaBbDd giao phối với cá thể cái có kiểu gen Aabbdd. Trong quá
trình giảm phân của cá thể đực, 20% số tế bào không phân li cặp gen Aa trong giảm phân I, giảm phân
II bình thường. Trong quá trình giảm phân của cá thể cái, 10% số tế bào không phân li cặp gen bb
trong giảm phân I, giảm phân II bình thường. Biết các cặp gen khác phân li bình thường. Lấy ngẫu
nhiên 1 cá thể ở đời con, xác suất cá thể đó có kiểu gen aabbdd là bao nhiêu?

Câu 4: (4, 0 điểm)


a) Tại điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết
hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời.
Em hãy cho biết:
- Những người có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời là những người nào?
- Vì sao luật lại nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người
có quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời?
b) Cho phả hệ sau, trong đó gen a gây bệnh là lặn so với gen A bình thường và không có đột biến
xảy ra trong phả hệ này.
Thế hệ Nam bình thường
I
1 2 Nam bị bệnh
II
1 2 3 4 5
Nữ bình thường
III
1 2 3 4
Nữ bị bệnh
- Viết các kiểu gen có thể có của các cá thể thuộc thế hệ I, II và III.
- Khi cá thể II.1 kết hôn với cá thể có kiểu gen giống với II.2 thì xác suất sinh con đầu lòng là
con trai bị bệnh là bao nhiêu?
Câu 5: (4,0 điểm)
A+T
a) Bằng thực nghiệm, người ta xác định được tỷ lệ nuclêôtit G+ X ở loài M là 1,26 và loài N
là 0,91. Có thể rút ra kết luận gì từ kết quả này?
b) Ở ruồi giấm, giả sử gen D có 1560 liên kết hidrô, trong đó số nucleotit loại G bằng 1,5 lần số
nucleotit loại A. Gen D bị đột biến thành gen d, làm cho gen d kém gen D hai liên kết hidrô. Biết rằng
đột biến chỉ liên quan tối đa hai cặp nuclêôtit và không làm thay đổi chiều dài của gen.
- Xác định số nuclêôtit loại A trong kiểu gen Dd.
- Cho phép lai: P: ♀Dd x ♂dd thu được F1. Biết rằng trong quá trình giảm phân tạo giao tử ở
con đực giảm phân bình thường, còn ở con cái rối loạn giảm phân I nhiễm sắc thể không phân li, giảm
phân II bình thường. Xác định số nuclêôtit loại A trong các kiểu gen ở F1?

You might also like