You are on page 1of 11

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÙ NINH

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 NĂM HỌC 2018-2019


Môn: Sinh học
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 4 trang)

Lưu ý: Thí sinh làm bài vào tờ giấy thi; không làm bài vào đề thi.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm)
Câu 1: Thành phần của máu gồm:
A. Nước mô và các tế bào máu. B. Nước mô và bạch huyết.
C. Huyết tương và bạch huyết. D. Huyết tương và các tế bào máu.
Câu 2: Các giai đoạn chủ yếu của quá trình hô hấp là:
A. Sự thở, trao đổi khí ở phổi. B. Trao đổi khí ở tế bào.
C. Trao đổi khí ở phổi và tế bào. D. Quá trình hít thở sâu.
Câu 3: Ở người trưởng thành, thời gian mỗi chu kỳ hoạt động của tim trung bình là:
A. 0,1 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là
0,5 giây.
B. 0,8 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,3 giây, thời gian dãn chung là
0,4 giây.
C. 0,12 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,2 giây, tâm thất co 0,4 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây.
D. 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung là
0,6 giây.
Câu 4: Khi nghiên cứu về vệ sinh hô hấp có các phát biểu sau:
(1) Luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
(2) Tập thở và tăng nhịp thở thường xuyên từ bé.
(3) Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi.
(4) Tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé.
(5) Những trường hợp ngất, chết đột ngột trong phòng kín có đốt sưởi bằng than tổ
ong.
Để có một hệ hô hấp khỏe mạnh cần:
A. (2), (3). B. (4), (5). C. (1), (2). D. (1), (4).
Câu 5: Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
C. kiểu gen của tất cả các tính trạng.
D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
Câu 6: Vì nguyên nhân cơ bản nào, lai phân tích cho phép xác định được kiểu gen của đối
tượng đem lại?
A. Vì dựa vào tỉ lệ phân li kiểu gen ở FB có thể biết được tỉ lệ giao tử của đối tượng
nghiên cứu.
B. Vì kết quả phân li kiểu hình ở FB hoàn toàn phụ thuộc vào tỉ lệ giao tử của đối
tượng nghiên cứu.

1
C. Vì phương pháp này đơn giản và ưu thế nhất.
D. Vì phương pháp này thường xảy ra sự phân tính kiểu hình.
Câu 7: Số lượng NST trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài phản ánh
A. mức độ tiến hoá của loài. B. mối quan hệ họ hàng giữa các loài.
C. tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài. D. số lượng gen của mỗi loài.
Câu 8: Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng bởi
A. số lượng, hình dạng, cấu trúc NST. B. số lượng, hình thái NST.
C. số lượng, cấu trúc NST. D. số lượng không đổi.
Câu 9: Sự nhân đôi của ADN trên cơ sở nguyên tắc bổ sung và bán bảo tồn có tác dụng
A. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào.
B. chỉ đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ cơ thể.
C. đảm bảo duy trì thông tin di truyền ổn định qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
D. đảm bảo duy trì thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất.
Câu 10: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là:
A. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, hoàn toàn giống nhau và giống
với ADN mẹ ban đầu.
B. Hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ
còn ADN kia có cấu trúc đã thay đổi.
C. Trong 2 ADN mới, mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp.
D. Sự nhân đôi xảy ra trên 2 mạch của ADN trên hai hướng ngược chiều nhau.
Câu 11: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100Å. Số nuclêôtit loại G của gen là
600. Sau đột biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến
nào ? (Biết rằng đây là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).
A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.
B. Mất một cặp A – T.
C. Thêm một cặp G – X.
D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
Câu 12: Giữa biến dị tổ hợp và đột biến gen có điểm nào khác nhau nào?
A. Đột biến gen là biến dị di truyền còn biến dị tổ hợp là biến dị tổ hợp thì không di
truyền.
B. Đối với sự tiến hóa của loài thì đột biến gen có vai trò quan trọng hơn; đột biến gen
xuất hiện đột ngột gián đoạn còn biến dị tổ hợp có thể định hướng trước.
C. Đột biến gen làm gen thay đổi cấu trúc còn biến dị tổ hợp thì không.
D. Nguyên nhân của đột biến gen là do tác nhân môi trường còn biến dị tổ hợp là do sự
tổ hợp lại vật chất di truyến vốn có của bố mẹ cho con qua giảm phân và thụ tinh.
Câu 13 : Trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng thường, tỉ lệ đặc thù nào sau đây cho phép
nhận biết trường hợp trội không hoàn toàn:
A. 1 : 2 : 1. B. 2 : 1. C. 1 : 1 : 1 : 1. D. 3 : 1.
Câu 14: Ở đậu Hà Lan, trong thí nghiệm lai một cặp tính trạng của Menđen, khi cho các cá
thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ bắt buộc, Menđen đã thu được thế hệ F3 có kiểu hình như
thế nào?
A. 100% đồng tính. B. 100% phân tính.
C. 1/3 cho F3 đồng tính ; 2/3 cho F3 phân tính 3:1.
D. 2/3 cho F3 đồng tính ; 1/3 cho F3 phân tính 3:1.

2
Câu 15: Ở ruồi giấm, thân xám trội so với thân đen, cánh dài trội so với cánh cụt. Khi lai ruồi
thân xám, cánh dài thuần chủng với ruồi thân đen, cánh cụt được F1 toàn thân xám, cánh dài.
Cho con đực F1 lai với con cái thân đen, cánh cụt thu được tỉ lệ
A. 4 xám, dài : 1 đen, cụt. B. 3 xám, dài : 1 đen, cụt.
C. 2 xám, dài : 1 đen, cụt. D. 1 xám, dài : 1 đen, cụt.
Câu 16: Một gen có số liên kết Hidro là 1920 và số liên kết hóa trị là 2718. Số Nucleotit mỗi
loại của gen trên là:
A. A=T= 240, G= X= 560 B. A=T= 120, G= X= 560
C. A=T= 120, G= X= 280 D. A=T= 240, G= X= 1120
Câu 17: Ở một loài, 2n = 24. Quan sát tế bào của cơ thể, thấy có 25 NST. Dạng đột biến nào
sau đây đã sảy ra:
A. Dị bội thể một nhiễm B. Đa bội thể một nhiễm.
C. Dị bội thể tam nhiễm. D. Đa bội thể tam bội.
Câu 18: Trong tế bào một loài giao phối 2 cặp NST tương đồng kí hiệu là Aa, Bb khi giảm
phân sẽ cho ra các tổ hợp NST nào ở tế bào con?
A. AA, BB, aa, bb. C. AB, Ab, aB, aa.
B. Ab, aB, AA, BB. D. AB, Ab, aB, ab.
Câu 19: Một gen dài 5100Å tiến hành phiên mã 5 lần. Tính lượng ribônuclêôtit mà môi
trường nội bào cung cấp cho quá trình trên.
A. 15000 ribônuclêôtit. B. 7500 ribônuclêôtit.
C. 8000 ribônuclêôtit. D. 14000 ribônuclêôtit.
Câu 20: Một gen có 1200 nu thực hiện sao mã 2 lần tạo các mARN. Mỗi mARN con đều cho
1 Riboxom trượt qua để tổng hợp Protein. Số phân tử Protein và số axit amin của protein hoàn
chỉnh được tổng hợp từ các ARN đó là:
A. Một phân tử Protein và mỗi phân tử có 200 a xít amin
B. Hai phân tử Protein và mỗi phân tử có 199 a xít amin
C. Hai phân tử Protein và mỗi phân tử có 198 a xít amin
D. Bốn phân tử Protein và mỗi phân tử có 198 a xít amin

II. PHẦN TỰ LUẬN: (10 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm):
Ở đậu Hà Lan:
Gen H quy định hoa tím, gen h quy định hoa trắng.
Gen B quy định hạt bóng, gen b quy định hạt nhăn.
Hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trên nằm trên hai cặp NST khác nhau và không
xuất hiện tính trạng trung gian.
a) Tổ hợp 2 cặp tính trạng về màu hoa và đặc điểm của hạt thì ở đậu Hà Lan có bao
nhiêu kiểu hình? Liệt kê các kiểu hình đó.
b) Viết các kiểu gen có thể cho mỗi loại kiểu hình.
c) Viết các loại giao tử có thể được tạo ra từ mỗi kiểu gen quy định hai cặp tính trạng
trên.
d) Viết các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thần chủng quy định hai cặp tính
trạng trên.
Câu 2. (2,0 điểm):
1. Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
3
Gen (một đoạn của ADN)  mARN  Protein  Tính trạng
Vì sao nói prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể?
2. Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN
mẹ? Điều gì đã xảy ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?
Câu 3. (1,0 điểm):
Hãy cho biết những điểm khác nhau giữa thường biến và đột biến?
Câu 4. (2,0 điểm):
Một đoạn phân tử ADN có 250 vòng xoắn và có 20% Ađênin. Hãy xác định:
a. Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN.
b. Số lượng từng loại nucleotit của đoạn ADN.
c. Khi gen tự nhân đôi 5 lần thì môi trường đã cung cấp bao nhiêu nuclêôtit mỗi loại?
Tính số liên kết hiđrô bị phá vỡ trong quá trình này.
Câu 5. (3,0 điểm)
Ở một loài côn trùng, cho P: Thân xám, cánh dài X Thân đen, cánh ngắn; F1: 100%
xám, dài.
Cho F1 lai với một cơ thể khác (dị hợp tử 1 cặp gen). Giả sử rằng F2 xuất hiện một trong
hai trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: F2 2 xám, dài : 1 xám, ngắn : 1 đen, ngắn.
+ Trường hợp 2: F2 3 xám, dài : 3 xám, ngắn : 1 đen, dài : 1 đen, ngắn.
Biện luận và viết sơ đồ lai đối với từng trường hợp? Cho biết một gen quy định một tính
trạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, nhiễm sắc thể không thay đổi cấu trúc trong
giảm phân.

----------------- HẾT ------------------


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:………………………………Số báo danh:…………………..

4
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2018-2019
MÔN: SINH HỌC

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (10,0 điểm – Mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D A, B A D D B C A C C
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D B,D A C D B C D B C

II. PHẦN TỰ LUẬN: (10,0 điểm)


Câu 1. ( 2 điểm):
a) Số kiểu hình:
-Xét cặp tính trạng về màu hoa có 2 kiểu hình là hoa tím và hoa trắng 0.5
- Xét cặp tính trạng về đặc điểm hạt có hai kiểu hình là hạt bóng và hạt nhăn
Tổ hợp xét chung 2 cặp tính trạng về màu hoa và đặc điểm của hạt có:
2 x 2 = 4 kiểu hình
( Hoa tím, hoa trắng ) x ( Hạt bóng, hạt nhăn)
Bốn kiểu hình được biểu hiện sẽ là:
- Hoa tím, hạt bóng
- Hoa tím, hạt nhăn
- Hoa trắng, hạt bóng
- Hoa trắng, hạt nhăn.
b) Các kiểu gen có thể cho mỗi loại kiểu hình 0.5
- Hoa tím, hạt bóng có các kiểu gen là: HHBB; HHBb; HhBB và HhBb.
- Hoa tím, hạt nhăn có các kiểu gen là: HHbb và Hhbb
- Hoa trắng, hạt bóng có các kiểu gen là hhBB và hhBb
- Hoa trắng, hạt nhăn có kiểu gen là hhbb
c) Các loại giao tử của các kiểu gen 0.5
- Kiểu gen HHBB có 1 loại giao tử là HB
- Kiểu gen HHBb có 2 loại giao tử là HB và Hb
- Kiểu gen HhBB có 2 loại giao tử là HB và hB
- Kiểu gen HhBb có 4 loại giao tử là HB; Hb; hB và hb
- Kiểu gen HHbb có 1 loại giao tử là Hb
- Kiểu gen Hhbb có 2 loại giao tử là Hb và hb
- Kiểu gen hhBB có 1 loại giao tử là hB
- Kiểu gen hhBb có 2 loại giao tử là hB và hb
d) Các kiểu gen thuần chủng và kiểu gen không thần chủng. 0.5
- Kiểu gen thuần chủng, tức kiểu gen đồng hợp cả hai cặp gen gồm các kiểu
gen sau đây:
HHBB; HHbb; hhBB và hhbb
- Kiểu gen không thuần chủng, tức kiểu gen dị hợp bao gồm:
+ Dị hợp 1 cặp gen có các kiểu gen sau đây:
HhBB; HHBb; Hhbb; hhBb
+ Dị hợp 2 cặp gen có kiểu gen HhBb.

5
Câu 2. (2,25 điểm):
1. a. Bản chất của mối quan hệ trong sơ đồ là:
1,0đ + Trình tự các Nu trong ADN (gen) qui định trình tự các nu trong mARN 0,25
+ Trình tự các nu trong mARN qui định trình tự các axít amin cấu tạo
thành prôtêin 0,25
+ Prôtêin tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lý của tế bào, từ đó biểu
hiện thành tính trạng kiểu hình của cơ thể. 0,25
b. Prôtêin có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể vì prôtêin có
nhiều chức năng quan trọng đối với tế bào và cơ thể như: cấu trúc, xúc
tác, điều hòa quá trình trao đổi chất, ... liên quan đến toàn bộ các hoạt động
sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể. 0,25
* Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra
2. theo các nguyên tắc:
1,0đ - Nguyên tắc khuôn mẫu: Mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa 0,25
trên mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nucleotit ở mạch khuôn với các
nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T 0,25
hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con
có 1 mạch của ADN mẹ, (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới. 0,25
* Xảy ra đột biến gen: rối loạn trong quá trình tự sao chép của phân tử
ADN. 0,25
Câu 3. (1,0 điểm):

Đặc điểm Thường biến Đột biến Điểm


1. Khái - Là những biến đổi KH phát sinh - Là những biến đổi cơ sở vật 0,5
niệm trong đời cá thể dưới ảnh hưởng chất di truyền ( AND; NST )
trực tiếp của môi trường. dẫn đến biến đổi kiểu hình.
- Biến đổi đồng loạt theo 1 hướng - Biến đổi cá thể không theo 0,25
2. Tính xác định. hướng xác định.
chất - Không di truyền. - Có di truyền.
- Thường có lợi cho SV giúp SV - Thường có hại cho SV 0,25
3. Vai trò thích nghi với MT
Câu 4. (2,0 điểm):
Tổng số nucleotit và chiều dài của đoạn ADN:
Tổng số Nucleotit của gen: N = C.20 = 250.20 = 5000 (Nu)
a 0,5
Vậy chiều dài của gen là:
L = (N : 2) . 3,4A0 = (5000:2) . 3,4 = 8500 A0
Số Nucleotit từng loại của gen:
b Ta có: A =T = 20%.N = 20% .5000 = 1000 (Nu) 0,5
G = X = 30%.N = 30%. 5000 = 1500 (Nu)
Số nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp:
*Nếu gen nhân đôi 5 đợt thì số nuclêôtit từng loại môi trường cần cung
cấp là: 0,5
c
A = T = (25- 1). 1000 = 31000 (Nu)
G = X = (25- 1).1500 = 46500 (Nu)
+ Số liên kết hydro: H = 2A + 3G = 2.1000 + 3.1500 = 6500 (liên kết) 0,25

6
+ Số liên kết hiđrô bị phá: (25 – 1) . 6500 = 201500 (liên kết)
0,25
(HS có cách giải khác, đúng đáp số ghi điểm tối đa
Câu 5. (3,0 điểm)
- P (tương phản) F1: 100% xám, dài Xám, dài là trội hoàn toàn; P: 0,25
thuần chủng; F1: dị hợp tử 2 cặp gen.
- Quy định gen: A: xám , a: đen; B: dài, b: ngắn. 0,25
Trường hợp 1:
- F2 xuất hiện tỷ lệ: 2 : 1 : 1 = 4 tổ hợp = 2 loại giao tử x 2 loại giao tử. 0,25
F1 (dị hợp tử 2 cặp) chỉ cho 2 loại giao tử, chứng tỏ đã xảy ra liên kết hoàn toàn.
AB ab
P: x
AB ab
GP: AB ab 0,25
AB
F 1: 100% (Xám, dài)
ab
- Xét màu sắc: F1 x X F2: 3 xám : 1 đen Aa x Aa
- Xét về cánh: F1 x X F2: 1 dài : 1 ngắn Bb x bb 0,25
AB Ab
- Suy ra: F1là: và X là: 0,25
ab ab
AB Ab
P: x
ab ab
GP: AB = ab Ab = ab
AB AB Ab ab 0,25
F 1: 1 :1 :1 :1
Ab ab ab ab
(2 xám dài : 1 xám ngắn : 1 đen ngắn)

Trường hợp 2:
- F2 xuất hiện tỷ lệ 3 : 3 : 1 : 1 = 8 tổ hợp = 4 loại giao tử x 2 loại giao tử.
F1 (dị hợp tử 2 cặp) chỉ cho 4 loại giao tử bằng nhau, chứng tỏ đã xảy ra hiện 0,25
tượng phân ly độc lập.
P: AABB x aabb
GP: AB ab 0,25
F1 : 100% AaBb (Xám dài)
- Xét màu xắc: F1 x X F2: 3 xám : 1 đen Aa x Aa
- Xét về cánh: F1 x X F2: 1 dài : 1 ngắn Bb x bb 0,25
- Suy ra: F1 là AaBb và X là Aabb
P: AaBb x Aabb 0,25
GP: AB, Ab, aB, ab Ab, ab
F1: Vẽ khung Pen net và cho kết quả đúng. 0,25

7
Tài liệu dự phòng
Câu 1: (4 đ)
Một gen có tổng số A và một loại nuclêôtít khác là 40% tổng số nuclôtít của
gen, gen này có tổng số liên kết hiđrô là 3900. Mạch 1 của gen có 250 A và 400 G.
Phân tử mARN tổng hợp từ mạch 1 cho 10 ribôxôm trượt qua 1 lần để tổng hợp
chuỗi axít amin
a/ Tính số nuclêôtít mỗi loại của gen và mARN tổng hợp từ mạch 1
b/ Tính tổng số axít amin trong các chuỗi axít amin hoàn chỉnh được hình
thành
c/ Tính số nuclêôtít từng loại trong các bộ ba đối mã của tARN tham gia vào
quá trình tổng hợp chuỗi a xít amin nói trên. Biết bộ ba kết thúc trên mARN là UAA
Câu 2: (6 đ)
ở một loài thực vật, khi cho lai 2 giồng Thuần chủng tương phản là Hạt vàng,
vỏ nhăn và hạt xanh, vỏ trơn thu được F1 đồng loạt hạt vàng, vỏ trơn. Khi cho F1
giao phấn với một thứ đậu khác (có 1 cặp gen dị hợp) thu được F2 có 304 hạt vàng
trơn, 301 hạt vàng nhăn, 101 hạt xanh trơn và 97 hạt xanh nhăn
a/ Biện luận vĩnhác định kiểu gen và kiểu hình của cá thể lai với F1
b/ Viết sơ đồ lai từ P -> F2
c/ Cho F1 nói trên giao phấn với cây có kiểu gen và kiểu hình như thế nào thì
thế hệ F2 thu được tỉ lệ3 : 1, viết sơ đồ lai minh hoạ
(Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không có đột biến xảy ra)

8
Câu 1 (4 đ)
Theo NTBS, trong một gen thì A=T; G=X nên tổng của A với G hoặc X
luôn bằng 50% tổng số nuclêôtít của gen => A + T chiếm 40% tổng số
nu của gen
=> Tỉ kệ % từng loại nu của gen là
A = T = 20%; G = X = 30% 0.25
=> A/G = 2/3 (1)
Mà A và T liên kết với nhau bằng 2 liên kết Hiđrô, Gvà X liên kết
với nhau bằng # liên kết hiđrô nên tổng số liên kết Hiđrô của gen là:
2A + 3G = 3900 (2)
Từ (1) và (2) => A = 600; G = 900 0.25
a/ - Số Nuclêôtít từng loại của gen là
A = T = 600 (nuclêôtít)
G = X = 900 (nuclêôtít) 0.75
Vì A1 = 250 => T1 = A2 = A - A1 = 600 - 250 = 350 (nuclêôtít)
G1 = 400 => X1 = G2 = G - G1 = 900 - 400 = 500 (nuclêôtít)
- Số nuclêôtít từng loại trên mARN tổng hợp từ mạch 1 của gen là
Am = T1 = 350 (nuclêôtít); Um =A1 = 250 (nuclêôtít)
Gm = X1 = 500 (nuclêôtít); Xm = G1 = 400 (nuclêôtít) 1
b/ Tổng số Axít amin trong các chuỗi a xít amin hoàn chỉnh là
10. {(N/6) - 2} = 10.{(3000:6)- 2} = 4980 (a xít amin) 0.75
c/ Vì các bộ 3 đối mã trên tARN liên kết với các bộ ba mã sao của
mARN theo NTBS và không có bộ ba đói mã với bộ ba kết thúc nên
- Số nuclêôtít từng loại trong các bộ ba đối mã cuat tARN tham
gia quá trình trên là
At = 10.(Um - 1) = 10.(250 - 1) = 2490 (nuclêôtít)
Ut = 10.(Am - 2) = 10.(350 - 2) = 3480 (nuclêôtít)
Gt = 10. Xm = 10.400 = 4000(nuclêôtít) 1
Xt = 10. Gm = 10.500 = 5000 (nuclêôtít)
Câu 2 (6 đ)
a/ P thuần chủng, tương phản, F1 đồng tính nên các tình trạng hạt vàng,
và vỏ trơn trội hoàn toàn so với hạt xanh và vỏ nhăn.
Quy ước: A - Hạt vàng; a - Hạt xanh
B - Vỏ trơn; b - Vỏ nhăn
- Xét sự di truyền của từng cặp tính trạng ở F2 ta có
+ Vàng/ xanh = 3/1 là kết quả của phép lai Aa x Aa
+ Trơn / nhăn = 1/1 là kết quả của phép lai Bb x bb
- Tỉ lệ kiểu hình chung của F2 là: 3 ; 3 ; 1 ; 1
mà 3 ; 3 ; 1 ; 1 = (3 ; 1)(1 ; 1)
Như vậy hai cặp tính trạng trên phân ly độc lập với nhau
- Kiểu gen của P là: Vàng nhăn- AAbb; Xanh trơn - aaBB 1đ
=> kiểu gen của F1 là AaBb
=> Kiểu gen và kiểu hình của cá thể lai với F1 là
Aabb - Hạt vàng, vỏ nhăn 0.5đ
b/ Sơ đồ lai
P: Hạt vàng, vỏ nhăn x Hạt xanh, vỏ trơn
AAbb aaBB
G: Ab aB
F1 AaBb (100% hạt vàng, vỏ trơn)

F1 x Cá thể khác 9
AaBb x Aabb
Câu 3: (3,0 điểm)
Ở một loài động vật, cá thể đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể cái XY.
1
Quá trình thụ tinh tạo ra một số hợp tử có tổng số nhiễm sắc thể đơn là 720, trong đó là
12
nhiễm sắc thể giới tính, số nhiễm sắc thể X gấp 2 lần nhiễm sắc thể Y.
Xác định số cá thể đực và cá thể cái được hình thành từ nhóm hợp tử trên, biết tỷ lệ
7
hợp tử XX phát triển thành cơ thể là , tỉ lệ hợp tử XY phát triển thành cơ thể là 40%.
10
Câu 4: (4,0 điểm)
Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa một cặp gen dị hợp (Aa), mỗi gen đều
dài 4080 Ăngstron. Gen trội A có 3120 liên kết hiđrô; gen lặn a có 3240 liên kết hiđrô.
a) Số lượng từng loại nuclêôtit trong mỗi loại giao tử bình thường chứa gen nói trên
bằng bao nhiêu?
b) Khi có hiện tượng giảm phân I phân li không bình thường thì số lượng từng loại
nuclêôtit trong mỗi loại giao tử được hình thành bằng bao nhiêu?
c) Nếu cho các loại giao tử không bình thường đó tái tổ hợp với giao tử bình thường
chứa gen lặn nói trên thì số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử bằng bao nhiêu?

1
- Tổng số NST đơn trong các hợp tử là 720; trong đó là NST giới tính 0,5
12
720
=> số NST giới tính là = 60
12
- Gọi số hợp tử cái là a; hợp tử đực là b 0,5
=> 2a + 2b = 60 (1)
- Ta có:
Câu 3 + Số NST giới tính X là a + 2b 0,25
(3,0 + Số NST giới tính Y là a 0,25
điểm) => a + 2b = 2a (2) 0,25
+ Giải hệ 2 phương trình (1), (2) ta được:
=> a = 20; b = 10 0,25
- Theo bài ra:
7 7
+ Tỉ lệ sống sót của hợp tử đực là => Số cá thể đực là 10. = 7 cá thể.
10 10
+ Tỉ lệ sống sót của hợp tử cái là 40% => Số cá thể cái là 20.40% = 8 cá thể. 0,5
(Học sinh có thể giải cách khác, nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). 0,5
4080
a) Gen = x 2 = 2400 nuclêôtit
3, 4 0,5
Giao tử chứa gen A: 2A + 3G = 3120
2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 480; G=X= 720. 0,5
Câu 4 Giao tử chứa gen a: 2A + 3G = 3240
(4,0 2A + 2G = 2400. Giải ra ta có: A=T = 360; G=X= 0,5
điểm) 840
0,5
b) Có 2 loại giao tử: Aa và 0. 0,5
Giao tử Aa có: A = T = 480 + 360 = 840 nuclêôtit
G = X = 720 + 840 = 1560 nuclêôtit 0,5

10
Giao tử 0 có: A = T = G = X = 0 nuclêôtit
c) Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi loại hợp tử: 0,5
- Aaa có: A = T = 1200 nuclêôtit G = X = 2400 nuclêôtit 0,5
- a0 có: A = T = 360 nuclêôtit G = X = 840 nuclêôtit

11

You might also like