You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ ( GIỮA KÌ I )

Câu 1: Trình bày sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới
* Sự cần thiết:
- Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở các nước có nhiều điểm chung vì vậy cần phải có
sự giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau
- Hợp tác để đủ sức đối phó với hệ thống tư bản chủ nghĩa đối lập
* Sự hình thành:
- Tổ chức tương trợ kinh tế ( SEV ) ra đời vào ngày 8/1/1949 nhằm giúp đỡ liên kết với nhau
để phát triển kinh tế với vai trò to lớn của Liên Xô
- Tổ chức Hiệp ước Vác-xa-va được thành lập ngày 14/5/1955 nhằm bảo vệ công cuộc xây
dựng chủ nghĩa xã hội và an ninh thế giới
 Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành
Câu 2: _ Nêu hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước Đông
Nam Á (ASEAN )
_ Thời cơ và thách thức khi Việt nam khi gia nhập ASEAN
* Hoàn cảnh ra đời, mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của các nước Đông Nam Á
( ASEAN )
- Hoàn cảnh :
Hợp tác liên minh với nhau để phát triển kinh tế xã hội
Hạn chế ảnh hưởng của các nước bên ngoài ASEAN
8/8/1967: Hiệp hội các nước Đông Nam Á ra đời tại Băng Cốc ( Thái Lan ) 5 nước: In-
đô-nê-xi-a; Ma-lai-xi-a; Xin-ga-po; Phi-líp-pin; Thái Lan
- Mục tiêu: Phát triển, kinh tế văn háo thông qua sự hợp tác hòa bình ổn định giữa các nước
thành viên
- Nguyên tắc: Giải quyết mọi tranh chấp bằng hòa bình, thương lượng
Tôn trọng chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
Hợp tác phát triển
* Thời cơ và thách thức khi Việt nam khi gia nhập ASEA
- Thời cơ:
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong
khu
Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển
kinh tế
Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao
với các nước trong khu vực
Đảm bảo an ninh quốc gia trên cơ sở an ninh chung của khu vực
- Thách thức:
Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các
nước trong khu vực.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực
Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc
Câu 3: Cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhân dân Cu Ba trong giai đoạn 1953-
1959 diễn ra như thế nào? Ý nghĩa?
* Diễn biến cuộc đấu tranh giành chính quyền của nhâ dân Cu Ba trong giai đoạn 1953-1959
- Ngày 26/7/1953, cuộc tấn công vào pháo đài Môn-ca-đa đã mở đầu phong trào vũ trang
- Năm 1955, Phi-đen được thả tự do nhưng bị trục xuất khỏi Cuba, bị đày sang Mexico.
- Ngày 25/11/1956, Phi-đen cùng 81 đồng chí đáp tàu biển trở về nước.
- Từ cuối năm 1958, các binh đoàn cách mạng liên tiếp tấn công
- Ngày 1/1/1959, chế độ Ba-ti-xta bị sụp đổ, nước Cộng hòa Cuba ra đời Phi-đen Cát-xtơ-rô
đứng đầu.
* Ý nghĩa
- Mở ra kỉ nguyên độc lập dân tộc mới gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Là lá cờ đầu tiên của phong trào giải phóng dân tộc, cắm mốc đầu tiên của chủ nghĩa xã hội
ở Tây bán cầu
Câu 4: Trình bày sự thành lập của nhà nước dân chủ nhân dân chủ ở Đông Âu
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư
bản Tây Âu
- Trong WWII nhân dân ở hầu hết các nước Đông Âu đã tiến hành cuộc chiến tranh chống
phát xít và giành được thắng lợi
 Sự ra đời của hàng loạt các nước Đông Âu: Ba Lan; Ru-ma-ni; Hung-ga-ri; Tiệp
Khắc; Nam Tư; An-ba-ni; Bun-ga-ri; Cộng hòa dân chủ Đức
- Cuộc cách mạng dân chủ nhân dân ( 1946-1949 ):
Xây dựng chính quyền chủ nghĩa nhân dân
Tiến hành cải cách ruộng đất
Quốc hữu hóa các xí nghiệp lớn của tư bản
Ban hành các quyền tự do dân chủ
Câu 5: _ Tình hình các nước Đông Nam Á sau WWII
_ Thời cơ và thách thức khi Việt nam khi gia nhập ASEAN
* Tình hình các nước Đông Nam Á sau WWII:
- Các nước Đông Nam Á đã nhanh chóng giành được độc lập:
In-đô-nê-xi-a: 17/8/1945
Việt Nam: 19/8/1945 -> 2/9/1945 Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
Lào: 12/10/1945
- Ngay sau đó các nước Đông Nam Á lại phải đấu tranh giành độc lập như: In-đô-nê-xi-a;
Việt Nam …
- Từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX đường lối đối ngoại của các nước Đông Nam Á đã có
sự phân hóa
* Thời cơ và thách thức khi Việt nam khi gia nhập ASEAN:
- Thời cơ:
Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế trong khu vực
Tạo điều kiện để nền kinh tế nước ta thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước trong
khu vực
Tiếp thu những thành tựu về khoa học kĩ thuật tiên tiến nhất của thế giới để phát triển
kinh tế
Có điều kiện tiếp thu, học hỏi trình độ quản lí của các nước trong khu vực.
Có điều kiện thuận lợi để giao lưu về văn hóa, giáo dục, khoa học – kĩ thuật, y tế, thể thao
với các nước trong khu vực
Đảm bảo an ninh quốc gia trên cơ sở an ninh chung của khu vực
- Thách thức:
Nếu không tận dụng cơ hội để phát triển thì nền kinh tế nước ta có nguy cơ tụt hậu với các
nước trong khu vực.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa nước ta với các nước trong khu vực
Hội nhập dễ bị “hòa tan”, đánh mất bản sắc và truyền thống của dân tộc
Câu 6: Phong trào đấu tranh của các nước Mĩ La Tinh sau WWII được chia làm mấy
giai đoạn? Đặc điểm của từng giai đoạn?
- Phong trào đấu tranh của các nước Mĩ La Tinh sau WWII được chia làm 3 giai đoạn:
Từ 1945 đến trước 1959
Từ năm 1959 đến đầu 1980
Từ 1980 đến nay
- Đặc điểm:
Từ 1945 đến trước 1959: Phong trào đấu tranh củng cố độc lập chủ quyền nổ ra ở nhiều
nước với mục tiêu thành lập các chính phủ dân tộc, dân chủ và tiến hành cái cách tiến bộ,
nhằm nâng cao đời sống nhân dân tiêu biểu là cuộc Cách mạng Cu Ba ( 1/1/1959 )
Từ năm 1959 đến đầu 1980: Một cao trào khởi nghĩa vũ trang đã nổ ra và mang tính phổ
biến và khu vực này được ví như “Lục địa bùng cháy”
Từ 1980 đến nay: Thu được nhiều thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước, tuy nhiên đến đầu năm 90 của thế kỉ 20 nhiều nước Mĩ La-Tinh lại rơi vào
tình trạng căng thẳng , gặp nhiều khó khăn .

You might also like