You are on page 1of 2

PHẦN MÔN SINH

HỌ TÊN: LỚP:
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di
truyền của Men đen?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản nhanh và phát triển mạnh.
C. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn không nghiêm ngặt. D. Có hoa đơn tính, giao phấn nghiêm ngặt.
Câu 2: Tính trạng trội là
A. tính trạng xuất hiện ở F2 với tỉ lệ ½. B. tính trạng biểu hiện ở cá thể đồng hợp trội hay dị hợp.
C. tính trạng luôn biểu hiện ở F1. D. tính trạng có thể trội hoàn toàn hoặc trội không hoàn toàn.
Câu 3: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cho cá thể
mang kiểu gen AabbDDEeFf tự thụ phấn thì số tổ hợp giao tử tối đa là
   A. 32.    B. 64.    C. 128.    D. 256.
Câu 4: Trong thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của Menđen, khi cho F 1 lai phân tích thì kết quả thu
được về kiểu hình sẽ thế nào?
   A. 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.    B. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
   C. 1 vàng, trơn : 1 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
   D. 4 vàng, trơn : 4 vàng, nhăn : 1 xanh, trơn : 1 xanh, nhăn.
Câu 5: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện
phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ phân li của kiểu gen AABBCcDd là
   A. 0.    B. 13/128.    C. 27/128.   D. 15/128.
Câu 6: Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a – thân thấp; B – quả tròn, b – quả bầu dục. Cho cây cà
chua thân cao, quả tròn lai với thân thấp, quả bầu dục F 1 sẽ cho kết quả như thế nào nếu P thuần
chủng? (biết các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do trong quá trình hình thành giao tử và tính trạng
thân cao, quả tròn là trội so với thân thấp, quả bầu dục).
   A. 100% thân cao, quả tròn.    B. 50% thân cao, quả tròn : 50% thân thấp, quả bầu dục.
   C. 50% thân cao, quả bầu dục : 50% thân thấp, quả tròn.   D. 100% thân thấp, quả bầu dục.
Câu 7: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập thì số lượng các loại giao tử được xác định
theo công thức nào?   A. 2n.    B. 3n.    C. 4n.    D. 5n.
Câu 8: Theo Menđen, với n cặp gen dị hợp phân li độc lập, trội lặn hoàn toàn thì tỉ lệ phân li kiểu hình
được xác định theo công thức nào?
   A. (3 : 1)n.    B. (4 : 1)n.    C. (2 : 1)n.    D. (5 : 1)n.
Câu 9: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể
mang kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân bình thường cho số loại giao tử
   A. 4.    B. 8.    C. 16.    D. 32.
Câu 10: Các chữ in hoa là alen trội và chữ thường là alen lặn. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Cơ thể
mang kiểu gen BbDdEEff khi giảm phân bình thường sinh ra các kiểu giao tử là
   A. B, B, D, d, E, e, F, f.    B. BDEf, bdEf, BdEf, bDEf.
   C. BbEE, Ddff, BbDd, Eeff.    D. BbDd, Eeff, Bbff, DdEE.
Câu 11:  Đột biến thay một cặp nuclêôtit giữa gen cấu trúc có thể làm cho mARN tương ứng
   A. không thay đổi chiều dài so với mARN bình thường
   B. ngắn hơn so với m ARN bình thường    C. dài hơn so với mARn bình thường.
   D. có chiều dài không đổi hoặc ngắn hơn mARN bình thường.
Câu 13: Đột biến gen lặn sẽ biểu hiện trên kiểu hình
   A. khi ở trạng thái dị hợp tử và đồng hợp tử.   B. thành kiểu hình ngay ở thế hệ sau.
   C. ngay ở cơ thể mang đột biến.   D. Khi ở trạng thái đồng hợp tử
Câu 14: Chuỗi pôlipeptit do gen đột biến tổng hợp so với chuỗi pôlipeptit do gen bình thường tổng
hợp có số axit amin bằng nhau nhưng khác nhau ở axit amin thứ 80. Đột biến điểm trên gen cấu trúc
này có dang
   A. mất một cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.   B. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí bộ ba thứ 80.
   C. thay thế 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 80.   D. thêm 1 cặp nuclêôtit ở bị trí thứ 80.
Câu 15: Trường hợp gen cấu trúc bị đột biến thay thế một cặp A - T bằng một cặp G - X thì số liên kết
hiđrô trong gen sẽ
   A. giảm 1.   B. giảm 2.   C. tăng 1.   D. tăng 2.
Câu 16: Hiện tượng tăng số lượng xảy ra ở toàn bộ các NST trong tế bào được gọi là:
   A. Đột biến đa bội thể   B. Đột biến dị bội thể
   C. Đột biến cấu trúc NST   D. Đột biến mất đoạn NST
Câu 17: Hiện tượng dị bội thể là sự tăng hoặc giảm số lượng NST xảy ra ở:
   A. Toàn bộ các cặp NST trong tế bào   B. Ở một hay một số cặp NST nào đó trong tế bào
   C. Chỉ xảy ra ở NST giới tính   D. Chỉ xảy ra ở NST thường
Câu 18: Thể ba nhiễm (hay tam nhiễm) là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có:
   A. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 3 chiếc
   B. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 1 chiếc
   C. Tất cả các cặp NST tương đồng đều có 2 chiếc
   D. Có một cặp NST nào đó có 3 chiếc, các cặp còn lại đều có 2 chiếc
Câu 19: Kí hiệu bộ NST nào sau đây dùng để chỉ có thể 3 nhiễm?
   A. 2n + 1    B. 2n – 1    C. 2n + 2    D. 2n – 2
Câu 20: Số NST trong tế bào là thể 3 nhiễm ở người là:
   A. 47 chiếc NST   B. 47 cặp NST   C. 45 chiếc NST   D. 45 cặp NST
Câu 21: Một gen ở sinh vật nhân thực có tổng số nuclêôtit là 3000. Số nuclêôtit loại A chiếm 25%
tổng số nuclêôtit của gen. Gen bị đột biến điểm thay thế cặp G – X bằng cặp A – T. Hãy tính tổng số
liên kết hiđrô của gen sau đột biến.
   A. 3749 B. 3751 C. 3009 D. 3501
Câu 22: Một gen ở sinh vật nhân thực có chiều dài 5100 Å. Số nuclêôtit loại G của gen là 600. Sau đột
biến, số liên kết hiđrô của gen là 3601. Hãy cho biết gen đã xảy ra dạng đột biến nào ? (Biết rằng đây
là dạng đột biến chỉ liên quan đến một cặp nuclêôtit trong gen).
   A. Thay thế một cặp G – X bằng một cặp A – T.    B. Mất một cặp A – T.
   C. Thêm một cặp G – X.    D. Thay thế một cặp A – T bằng một cặp G – X.
Câu 24: Ở đậu Hà Lan có 2n = 14. Thể dị bội tạo ra từ đậu Hà Lan có số NST trong tế bào sinh dưỡng
bằng: A. 16 B. 21 C. 28 D.35
TỰ LUẬN
Bài 1: ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao
phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao.
a/ Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai.
b/ Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào?
Bài 2: Ở lúa, Thân thấp trội hoàn toàn so với thân cao; hạt chín sớm trội hoàn toàn so với hạt chín muộn.
a. Xác định KG có thể có của cây cao, hạt chín sớm; cây cao, chín muộn; cây thấp, chín sớm.
b. Cho cây lúa thuần chủng thân thấp, hạt chín muộn giao phấn với cây thuần chủng có thân cao, hạt
chín sớm thu được F1. Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau. Lập SĐL để xác định kết quả về KG, KH
của con F1 và F2. Biết các tính trạng di truyền độc lập với nhau.
c. Cho lúa F1 lai phân tích thì kết quả lai ntn?
* Bài 3: Một gen có khối lượng là 9.105 đvC và có G – A = 10%. Tính chiều dài gen và số lượng tỉ lệ
% của từng loại Nu của gen

You might also like