You are on page 1of 6

Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh

CHƯƠNG 3
QUY LUẬT MENĐEN
Câu 1. Khi đem lai các cá thể thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản, Menđen
đã phát hiện ở thế hệ con lai?
A. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. Chỉ biểu hiện 1 trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ.
C. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống bố.
D. Luôn luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Câu 2. Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do?
A. Một cặp nhân tố di truyền quy định.
B. Một nhân tố di truyền qu\y định.
C. Hai nhân tố di truyền khác loại quy định.
D. Hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 3. Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập là?
A. Giải thích được sự đa dạng của sinh giới.
B. Giúp xác định bản đồ di truyền của các gen.
C. Giúp xác định vị trí tương đối của các gen trên NST.
D. Tạo nhiều kiểu biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa và chọn giống.
Câu 4. Điều kiện quan trọng nhất để quy luật phân li độc lập nghiệm đúng là?
A. P thuần chủng.
B. Một gen quy định một tính trạng.
C. Trội - lặn hoàn toàn.
D. Mỗi cặp gen quy định một tính trạng tương phản nằm trên những cặp NST tương đồng khác
nhau.
Câu 5. Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
(1). Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
(2). Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
(3). Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1, F2, F3.
(4). Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý?
A. 4 →3 →1→2 B. 4 → 3 → 2→1 C. 4 →2 →1→ 3 D. 4→1→2→3
Câu 6. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về?
A. Sự phân li của các NST trong cặp NST tương đồng.
B. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân.
C. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1.
D. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
Câu 7. Dựa vào phân tích kết quả thí nghiệm về hai tính trạng màu sắc và hình dạng hạt ở đậu Hà
lan, Menđen cho rằng màu sắc và hình dạng hạt đậu di truyền độc lập vì
A. F2 có 4 kiểu hình.
B. F2 xuất hiện các biến dị tổ hợp.
C. tỉ lệ phân li từng cặp tính trạng đều 3 trội: 1lặn.
D. tỉ lệ mỗi kiểu hình ở F2 bằng tích xác suất của các tính trạng hợp thành nó.
Câu 8: Theo Menđen, phép lai giữa 1 cá thể mang tính trạng trội với 1 cá thể lặn tương ứng được
gọi là
A. lai phân tích. B. lai khác dòng C. lai thuận-nghịch D. lai xa.
Câu 9: Trong các giống có kiểu gen sau đây, giống nào là giống thuần chủng về cả 3 cặp gen?
A. AABbDd B. AaBbDd C. aaBBdd D. AaBBDd.

Tài liệu lưu hành nội bộ 1


Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh
Câu 10: Trong các thí nghiệm của Menđen, khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính
trạng tương phản, ông nhận thấy ở thế hệ thứ hai
A. có sự phân ly theo tỉ lệ 3 trội: 1 lặn. C. đều có kiểu hình khác bố mẹ.
B. có sự phân ly theo tỉ lệ 1 trội: 1 lặn. D. đều có kiểu hình giống bố mẹ.
Câu 11: Theo Menđen, trong phép lai về một cặp tính trạng tương phản, chỉ một tính trạng biểu
hiện ở F1. Tính trạng biểu hiện ở F1 gọi là
A. tính trạng ưu việt. B. tính trạng trung gian.
C. tính trạng trội. D. tính trạng lặn
Câu 12. Lai thuận nghịch là :
A. có sự thay đổi vai trò bố mẹ khi lai.
B. không có sự thay đổi vai trò bố mẹ khi lai.
C. tạp giao hay tự thụ phấn .
D. cho con lai giao phối trở lại với cá thể đời P.
Câu 13. Phép lai Bb x bb (tính trội hoàn toàn ) cho kết quả về kiểu hình F1:
A. 100% trội B. 3 trội : 1 lặn C. 1 trội : 1 lặn D. 100% lặn
Câu 14. Ở đậu Hà lan, genLai Athuận
quy nghịch
định hạt
là :
vàng, a quy định hạt xanh; B quy định hạt trơn, b quy
định hạt nhăn. Hai cặp gen này di truyền hoàn toàn độc lập với nhau. Phép lai nào sau đây không
làm xuất hiện kiểu hình xanh, nhăn ở thế hệ sau?
A. Aabb x aaBb. B. AaBb x AaBb. C. AaBB x aabb. D. AaBb x Aabb.
Câu 15. Mỗi gen quy định một tính trạng, các gen trội là trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho
thế hệ sau phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1: 1: 1:1?
A. Aabb x aaBb B. AaBb x aaBb C. aaBb x AaBB D. aaBb x aaBb
Câu 16. Cơ thể mang kiểu gen AABbDdeeFf khi giảm phân cho số giao tử là bao nhiêu?
A. 4. B. 8. C. 16. D. 32.
Câu 17. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ
lệ phân li của kiểu hình aaB-C-dd là:
A. 7/128. B. 5/128. C. 3/128. D. 9/128.
Câu 18. Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd
sẽ cho ở thế hệ sau
A. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen
B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen
Câu 19. Loại giao tử AbD có thể tạo ra từ kiểu gen nào sau đây?
A. AABBDD B. AABbdd C. AabbDd D. aaBbDd
Câu 20. Cho lúa hạt tròn lai với lúa hạt dài, F1 100% lúa hạt dài. Cho F1 tự thụ phấn được F2.
Trong số lúa hạt dài F2, tính theo lí thuyết thì số cây hạt dài khi tự thụ phấn cho F3 toàn lúa hạt dài
chiếm tỉ lệ?
A. 1/4. B. 1/3. C. 3/4. D. 2/3.
Câu 21. Cho biết một gen qui định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độ lập
và tổ hợp tự do. Phép lai AaBbDd x Aabbdd cho tỉ lệ kiểu hình lặn về cả ba cặp tính trạng là :
A. 1/2 B. 1/8 C. 1/16 D. 1/32
Câu 22. Phép lai nào sau đây có khả năng tạo ra nhiều biến dị tổ hợp nhất?
A. AaBbDD x AaBbDd B. AABBDD x aabbdd
C. AabbDd x AabbDd D. AaBbDd x AaBbDd
Câu 23. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm
trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F1.
Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì trong số cây thân cao, hoa đỏ F1 thì số cây thân cao,
hoa đỏ không thuần chủng chiếm tỉ lệ
A. 1/2. B. 1/9. C. 8/9. D. 9/16.

Tài liệu lưu hành nội bộ 2


Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh
Câu 24. Ở cà chua, A: quả đỏ, a: quả vàng; B: quả tròn, b: quả dẹt; biết các cặp gen phân li độc lập.
Để F1 có tỉ lệ: 3 đỏ dẹt: 1 vàng dẹt thì phải chọn cặp P có kiểu gen và kiểu hình như thế nào?
A. Aabb (đỏ dẹt) x aaBb (vàng tròn). C. Aabb (đỏ dẹt) x Aabb (đỏ dẹt).
B. aaBb (vàng tròn) x aabb (vàng dẹt). D. AaBb (đỏ tròn) x Aabb (đỏ dẹt).
Câu 25. Ở người, nhóm máu do 3 alen I , I , I nằm trên NST thường qui định. Biết 2 alen IA, IB là
A B O

đồng trội so với alen IO. Để các con sinh ra có đầy đủ các nhóm máu thì bố mẹ phải có KG như thế
nào?
A. IAIB x IOIO B. IAIO x IBIB C. IAIO x IBIO D. IAIO x IBIB
Câu 26: Qui luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng
A. các gen phân li ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
C. hoán vị gen làm tăng số biến dị tổ hợp
D. đột biến gen là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá
Câu 27: Điều không thuộc bản chất của qui luật phân li của Menden là
A. mỗi tính trạng của cơ thể do nhiều cặp gen quy định.
B. mỗi tính trạng của cơ thể do một cặp nhân tố di truyền qui định.
C. do sự phân li đồng đều của cặp nhân tố di truyền nên mỗi giao tử chỉ chứa 1 nhân tố của cặp
D. các giao tử là thuần khiết.
Câu 28: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này,
50% giao tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ thuần chủng
B. Số lượng cá thể con lai phải đủ lớn.
C. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường
D. Gen trội át hoàn toàn gen lặn.
Câu 29: Trong trường hợp các gen phân li độc lập và quá trình giảm phân diễn ra bình thường, tính
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AaBbDd thu được từ phép lai AaBbDd x AaBbdd là:
1 1 1 1
A. . B. . C. . D. .
8 4 2 16
Câu 30. Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép
lai nào sau đây cho F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 quả đỏ : 1 quả vàng?
A. AA × aa. B. Aa × aa. C. Aa × Aa. D. AA × Aa.
Câu 31: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe tạo giao tử abde với tỉ lệ
A. ¼ B. 1/6 C. 1/8 D. 1/16
Câu 32. Cho phép lai P: ♀ AaBbDd  ♂ AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử
đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm
phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo
lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 42. B. 18. C. 56. D. 24.
Câu 33. Mỗi gen quy định 1 tính trạng. Thực hiện phép lai: P: ♀ AaBbCcDd x ♂ AabbCcDd. Tỉ lệ
phân li ở F1 về kiểu gen không giống cả cha lẫn mẹ là
A. 1/4. B. 1/8. C. 7/8. D. 1/32.
Câu 34. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng là trội hoàn toàn so với gen a quy định hạt xanh;
gen B quy định hạt trơn trội hoàn toàn so với gen b quy định hạt nhăn. Các gen này phân li độc lập.
Cho đậu hạt vàng, trơn giao phấn với đậu xanh, nhăn thu được F 1 có số cây hạt xanh, nhăn chiếm tỉ
lệ 25%. Kiểu gen của các cây bố, mẹ có thể là
A. AABB và aabb. B. AaBB và aabb. C. AaBb và aabb. D. AABb và aabb.

Tài liệu lưu hành nội bộ 3


Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh
Câu 35. Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ
phấn được F1. Xác suất chọn được ngẫu nhiên 3 quả cà chua màu đỏ có kiểu gen đồng hợp làm
giống từ số quả đỏ thu được ở F1 là:
A. 1/64 B. 1/27 C. 1/32 D. 27/64
Câu 36. Ở cà chua, A quy định quả đỏ, a quy định quả vàng. Khi cho cà chua quả đỏ dị hợp tự thụ
phấn được F1. Lấy ra ngẫu nhiên 3 quả trong số quả ở F1, xác suất để trong 3 quả lấy ra có cả màu
vàng và đỏ là
A. 3/4 B. 7/16 C. 9/16 D. 35/64
Câu 37. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm
trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1.
Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì khi chọn ngẫu nhiên 2 cây thân cao, hoa đỏ ở F1 cho
giao phấn với nhau, xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là
A. 1/64 B. 1/256. C. 1/16. D. 1/81.
Câu 38. Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông
tóc xoăn lấy vợ cũng tóc xoăn, sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc
thẳng. Xác suất họ sinh được 2 người con nêu trên là:
A. 3/16. B. 3/64. C. 3/32. D. 1/4.
Câu 39. Ở đậu Hà Lan, gen A: thân cao, alen a: thân thấp; gen B: hoa đỏ, alen b: hoa trắng nằm
trên 2 cặp NST tương đồng. Cho đậu thân cao, hoa đỏ dị hợp về 2 cặp gen tự thụ phấn được F 1.
Nếu không có đột biến, tính theo lí thuyết thì khi chọn ngẫu nhiên 1 cây thân cao, hoa trắng và 1
cây thân thấp, hoa đỏ ở F1 cho giao phấn với nhau. Nếu không có đột biến và chọn lọc, tính theo lí
thuyết thì xác suất xuất hiện đậu thân thấp, hoa trắng ở F2 là
A. 1/64 B. 1/256. C. 1/9. D. 1/81.
Câu 40: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế
hệ sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
Câu 41: Cho biết quá trình giảm phân không xãy ra đột biến. Tính theo lý thuyết số loại giao tử tối
đa có thể tạo ra từ kiểu gen AaBb là:
A. 2 B. 3 C. 4 D.5
Câu 42: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do hai cặp gen A, a và B, b phân li đọc lập quy định; khi
kiểu gen có cả alen A và alen B quy định kiểu hình hoa đỏ; các kiểu gen còn lại quy định hoa trắng.
Cho hai cây có kiểu hình khác nhau (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ
lệ 3 cây hoa trắng: 1 cây hoa đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu gen của P là
A. AaBB x Aabb. B. Aabb x aaBb. C. AABb x aaBb. D. AaBb x aabb.
Câu 43: Khi phân li độc lập và trội hòan tòan thì phép lai: P: AaBbccDdeeff x AabbCcddEeff có
thể sinh ra con lai có kiểu gen AaBbccDdeeff chiếm tỉ lệ là:
A. 1 /128. B. 1 /144. C. 1 /64. D. 1 /32.
Câu 44: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột
biến. Theo lí thuyết, phép lai : AaBbDdEe x AabbDdee cho đời con có kiểu hình mang 4 tính trạng
trội chiếm tỉ lệ
7 81 27 9
A. B. C. D.
32 256 128 64
Câu 45: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng.
Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng (P), thu được F1. Cho cây F1 tự thụ phấn, thu
được F2. Tính theo lí thuyết, trong số các cây hoa đỏ ở F2, cây thuần chủng chiếm tỉ lệ
1 2 3 1
A. B. C. D.
3 3 4 4

Tài liệu lưu hành nội bộ 4


Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh
TƯƠNG TÁC GEN
Câu 1. Trường hợp hai cặp gen không alen nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng cùng tác
động đến sự hình thành một tính trạng được gọi là hiện tượng
A. tương tác bổ trợ. C. tương tác cộng gộp.
B. tương tác át chế. D. tương tác gen.
Câu 2: Tương tác gen là :
A. Một gen chi phối nhiều tính trạng.
B. Hiện tượng gen đa hiệu.
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.
D. Di truyền đa gen.
Câu 3: Khi cho giao phấn 2 thứ đậu thơm thuần chủng hoa đỏ thẫm và hoa trắng với nhau, F1 được
toàn đậu đỏ thẫm, F2 thu được 9/16 đỏ thẫm: 7/16 trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm
trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật tương tác gen kiểu?
A. Di truyền theo qui luật tương tác bổ sung. B. Di truyền theo qui luật tương tác cộng gộp.
C. Di truyền theo qui luật liên kết gen. D. Di truyền theo qui luật hoán vị gen.
Câu 4: Tính trạng màu da người là trường hợp di truyền theo cơ chế:
A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng.
B. Nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng.
C. Nhiều gen không alen cùng chi phối một tính trạng.
D. Một gen bị đột biến thành nhiều alen.
Câu 5: Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1, tính trạng này di
truyền theo qui luật:
A. Phân li độc lập. B. Tác động cộng gộp. C. Liên kết gen. D. Hoán vị gen.
Câu 6: Màu da người do ít nhất mấy gen qui định theo kiểu tác động cộng gộp:
A. 2 gen B. 3gen C. 4 gen D. 5gen.
Câu 7: Tác động đa hiệu của gen là :
A. Một gen quy định nhiều tính trạng.
B.Một gen tác động bổ trợ với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
C.Một gen tác động át chế gen khác để quy định nhiều tính trạng.
D.Một gen tác động cộng gộp với gen khác để quy định nhiều tính trạng.
Câu 8: Kết luận nào sau đây là không đúng khi nói về tương tác gen và tác động đa hiệu của gen?
A. Nhiều gen có thể tương tác với nhau cùng qui định một tính trạng
B. Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng
C. Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen phủ nhận học thuyết của Menđen.
D. Thực chất của tương tác gen là sự tương tác giữa sản phẩm của các gen.
Câu 9: Cho biết A - B - : Cây cao
A - bb
aaB – Cây thấp
aabb
Tính trạng kích thước của thân được di truyền theo quy luật nào?
A. Tác động cộng gộp C. Tác động bổ sung
B. Gen đa hiệu D. Tác động át chế
Câu 10: Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn, đời con có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ: 3 cây hoa hồng: 3 cây hoa vàng:
1 cây hoa trắng. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật:
A. tương tác át chế. C. tương tác cộng gộp.
B. tương tác bổ sung. D. phân li độc lập.
Câu 11:Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính
trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb
x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?

Tài liệu lưu hành nội bộ 5


Lớp 12A13 Sinh học 12 Nguyễn Linh
A. 2 đỏ: 1 hồng: 1 trắng. B. 1 đỏ: 3 hồng: 4 trắng
C. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng D. 1 đỏ: 2 hồng: 1 trắng.
Câu 12: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính
trạng màu hoa. Sự tác động của 2 gen trội không alen quy định màu hoa đỏ, thiếu sự tác động của
một trong 2 gen trội cho hoa hồng, còn nếu thiếu sự tác động của cả 2 gen trội này cho hoa màu
trắng. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x Aabb.
A. 4 đỏ: 1 hồng: 3 trắng B. 3 đỏ: 4 hồng: 1 trắng
C. 4 đỏ: 3 hồng: 1 trắng D. 3 đỏ: 1 hồng: 4 trắng.
Câu 13: Ở ngô ba gen không alen (Aa, Bb, Dd) nằm trên 3 cặp NST thường, tương tác cộng gộp
cùng quy định tính trạng chiều cao. Sự có mặt của mỗi gen trội trong kiểu gen làm cây tăng thêm 5
cm. Cho biết cây thấp nhất có chiều cao 130 cm. Kiểu gen của cây cao là 140 cm là:
A. AABBDD B. AaBBDD C. AabbDd D. aaBbdd.
Câu 14: Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen không alen tác động theo kiểu cộng gộp, phân ly
độc lập và cứ mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen sẽ làm cho cây thấp đi 20 cm, cây cao nhất có
chiều cao 210cm. Chiều cao của cây thấp nhất là:
A. 90 cm. B. 120cm. C. 80 cm. D. 60cm.
Câu 15: Ở một loài thực vật, chiều cao của cây do 3 cặp gen (Aa, Bb, Dd) phân li độc lập cùng quy
định theo kiểu tương tác cộng gộp. Cứ mỗi alen trội có trong kiểu gen điều làm cho cây cao thêm 5
cm, cây thấp nhất(aabbdd) có chiều cao 90 cm. Chiều cao của cây có kiểu gen AaBbDd là:
A. 105 cm B. 110cm C. 100cm D. 95cm
Câu 16. Cho phép lai: Pt/c: Hạt vàng, trơn X Hạt xanh, nhăn. F2 thu đươc:
315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng, nhăn : 101 hạt xanh, trơn : 32 hạt xanh nhăn. Hỏi phép lai
trên tuân theo quy luật nào?
A. Phân li độc lập của Menđen B. Hoán vị gen
C. Tương tác bổ sung D. Tương tác cộng gộp
Câu 17: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các
gen phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây
cao nhất có chiều cao là 100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây
cao nhất có chiều cao là
A. 75 cm. B. 85 cm. C. 80 cm. D. 70 cm.
Câu 18: Điểm khác nhau giữa các hiện tượng di truyền PL ĐL và tương tác gen là:
A. 2 cặp gen alen quy định các tính trạng nằm trên những nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Thế hệ F1 dị hợp về cả 2 cặp gen.
C. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở thế hệ con lai.
D. Tăng biến dị tổ hợp, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
Câu 19: Cho phép lai PTC: hoa đỏ x hoa trắng, F1 100% hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, F2 thu được 2
loại kiểu hình với tỉ lệ 9/16 hoa đỏ: 7/16 hoa trắng. Nếu cho F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở Fa
được dự đoán là:
A. 1 đỏ: 3 trắng. B. 1 đỏ: 1 trắng. C. 3 đỏ: 5 trắng. D. 3 đỏ: 1 trắng.
Câu 20: Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là :
A.Tác động cộng gộp. B.Tác động đa hiệu.
C.Tác động át chế giữa các gen không alen. D.Tương tác bổ trợ giữa 2 gen trội.

Tài liệu lưu hành nội bộ 6

You might also like