You are on page 1of 7

BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Chương I. CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
Bài 1. MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là khái niệm di truyền?
A. Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
B. Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
C. Là khoa học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
D. Là hiện tượng con sinh ra chủ yếu giống với bố mẹ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là khái niệm biến dị?
A. Là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
B. Là hiện tượng con sinh ra chủ yếu khác với bố mẹ.
C. Là hiện tượng con sinh ra khác bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết.
D. Là khoa học nghiên cứu bản chất và tính quy luật của hiện tượng di truyền và biến dị.
Câu 3: Tính trạng là gì?
A. Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
B. Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
C. Là nhân tố quy định các tính trạng của sinh vật.
D. Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
Câu 4: Cặp tính trạng tương phản là gì?
A. Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể.
B. Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng loại tính trạng.
C. Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của cùng loại tính trạng.
D. Là hai trạng thái biểu hiện khác nhau của một gen.
Câu 5: Đặc điểm của của giống thuần chủng là:
A. Có khả năng sinh sản mạnh
B. Các đặc tính di truyền đồng nhất và cho các thế hệ sau giống các thế hệ trước.
C. Dễ gieo trồng, cho năng suất cao, phẩm chất tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
D. Nhanh tạo ra kết quả trong thí nghiệm.

ĐÁP ÁN BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG


Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C A B B

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 1
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

Bài 2& 3. LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG


Câu 1: Kiểu gen nào dưới đây là kiểu gen đồng hợp?
A. Aa. B. AA và aa. C. AA và Aa. D. AA, Aa và aa.
Câu 2: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể thuần chủng?
A. Bb. B. BB và Bb. C. BB và bb. D. BB, Bb và bb.
Câu 3: Cho biết A quy định thân cao, a quy định thân thấp. Phép lai nào sau đây cho đời con F1 có
100% thân cao?
A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. aa x aa.
Câu 4: Cho biết A quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng. Phép lai nào sau đây cho đời con F1 có tỉ
lệ kiểu hình 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng?
A. AA x Aa. B. Aa x Aa. C. Aa x aa. D. aa x aa.
Câu 5: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn.
B. F2 đồng tính, mang tính trạng của một bên hoặc bố hoặc mẹ.
C. F1 phân tính theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
D. F1 đồng tính, mang tính trạng của một bên hoặc bố hoặc mẹ.
Câu 6: Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì:
A. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 1 trội : 1 lặn.
B. F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
C. F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ và F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ 2 trội : 1 lặn.
D. F1 phân li tính trạng theo tỉ lệ 3 trội : 1 lặn.
Câu 7: Ở cà chua tính trạng quả đỏ (A) trội so với tính trạng quả vàng (a). Khi cho Aa x Aa thu
được F1 có tỉ lệ phân li kiểu hình là:
A. 1 quả đỏ : 1 quả vàng. B. 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
C. 100% quả đỏ. D. 100% quả vàng.
Câu 8: Phép lai 1 cặp tính trạng nào dưới đây cho 4 loại tổ hợp giao tử?
A. Dd x dd. B. DD x dd. C. Dd x Dd. D. DD x Dd.
Câu 9: Cho Pt/c đậu Hà Lan hoa đỏ x đậu Hà Lan hoa trắng, đời con F2 có kiểu hình hoa đỏ chiếm
tỉ lệ:
A. 1/4. B. 1/2. C. 3/4. D. 100%.
Câu 10: Cho Pt/c đậu Hà Lan hoa đỏ x đậu Hà Lan hoa trắng, đời con F2 có kiểu hình hoa trắng
chiếm tỉ lệ:
A. 1/4. B. 1/2. C. 3/4. D. 100%.
Câu 11: Cho Pt/c đậu Hà Lan hoa đỏ x đậu Hà Lan hoa trắng. Trong số những cây hoa đỏ F2, cây
hoa đỏ thuần chủng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/4. B. 2/4. C. 1/3. D. 3/4.
Câu 12: Cho thế hệ xuất phát có tỉ lệ kiểu 1AA : 2Aa : 1aa tự thụ phấn liên tiếp 2 thế hệ sẽ thu
được thế hệ con lai F2 có tỉ lệ kiểu gen như thế nào?
A. 1AA : 2Aa : 1aa B. 1AA : 8Aa : 1aa C. 3AA : 2Aa : 3aa D. 7AA : 2Aa : 7aa

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C A C D B B C C A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C D

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 2
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 3
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

Bài 4&5. LAI HAI CẶP TÍNH TRẠNG


Câu 1: Ở đậu Hà Lan, cho PT/C hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
B. 100% hạt vàng, trơn.
C. 1 hạt vàng, trơn : 1 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh, nhăn.
D. 100% hạt xanh, nhăn.
Câu 2: Cơ thể nào sau đây là thuần chủng?
A. AABb. B. AaBb. C. AaBB. D. AAbb
Câu 3: Kiểu gen nào sau đây khi giảm phân bình thường chỉ tạo được một loại giao tử?
A. AaBb. B. AaBB. C. AABb. D. AAbb.
Câu 4: Cơ thể có kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường sẽ tạo ra được những loại giao tử nào?
A. AB, Ab, aB, ab. B. Aa, Bb. C. AB, ab. D. A, a, B, b.
Câu 5: Ở phép lai hai cặp tính trạng về màu hạt và vỏ hạt của Menđen ở đối tượng đậu Hà Lan,
kiểu hình nào sau đây ở F2 chiếm tỉ lệ thấp nhất?
A. Hạt vàng, vỏ trơn. B. Hạt vàng, vỏ nhăn.
C. Hạt xanh, vỏ trơn. D. Hạt xanh, vỏ nhăn.
Câu 6: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định tính trạng hạt màu vàng, gen a qui định tính trạng hạt màu
xanh; gen B qui định tính trạng hạt trơn, gen b qui định tính trạng hạt nhăn. Phép lai nào sau đây
cho đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình 1 : 1 : 1 : 1?
A. AaBb x AaBb. B. AaBb x aabb. C. AaBb x Aabb. D. AABB x aabb.
Câu 7: Trong trường hợp trội lặn hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho đời con F1 có tỉ lệ kiểu hình
3 : 3 : 1 : 1?
A. AaBb x AaBb. B. AaBb x aabb. C. Aabb x aaBb. D. AaBb x Aabb.
Câu 8: Ở đậu Hà Lan, cho PT/C hạt vàng, trơn x hạt xanh, nhăn. Kiểu hình nào sau đây ở F 2 là biến
dị tổ hợp?
A. Hạt vàng, trơn và hạt xanh, nhăn. B. Hạt vàng, trơn và hạt vàng, nhăn.
C. Hạt vàng, nhăn và hạt xanh, trơn. D. Hạt xanh, trơn và hạt xanh, nhăn.
Câu 9: PT/C khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản, các cặp gen phân li độc lập thì F 2 có bao
nhiêu kiểu tổ hợp giao tử?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.
Câu 10: Cho P: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbDd. Kiểu gen AabbDD ở F1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/4. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/32.
Câu 11: Ở đậu Hà Lan, gen A qui định tính trạng thân cao, gen a qui định tính trạng thân thấp; gen
B qui định tính trạng hạt màu vàng, gen b qui định tính trạng hạt màu xanh; gen D qui định tính
trạng hạt trơn, gen d qui định tính trạng hạt nhăn.
Cho P: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbDd. Kiểu hình thân thấp, hạt xanh, nhăn ở F 1 chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 1/4. B. 1/16. C. 1/32. D. 1/64.
Câu 12: Phép lai P: AaBBDd x AaBbdd cho đời con F1 có bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 6. B. 8. C. 12. D. 16.
Câu 13: Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai AaBbDd x AaBBdd cho đời con F1 có bao
nhiêu loại kiểu hình?
A. 2. B. 4. C. 6. D. 8.
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A D D A D B D C D D

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C B

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 4
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

Trắc nghiệm tổng ôn Chương I


CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN
1. Sự truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu được gọi là
A. Biến dị B. Di truyền C. Thường biến D. Đột biến
2. Hiện tượng con sinh ra khác với bố mẹ và khác nhau về nhiều chi tiết được gọi là
A. Di truyền B. Biến dị C. Đột biến D. Biến dị tổ hợp
3. Hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của cùng một loại tính trạng có được gọi là
A. Cặp gen tương phản. B. Cặp tính trạng tương phản.
C. Cặp bố mẹ thuần chủng tương phản. D. Hai cặp gen tương phản.
4. Đặc điểm nào của cây Đậu Hà Lan tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu các quy luật di
truyền của Men đen?
A. Có hoa lưỡng tính, tự thụ phấn nghiêm ngặt. B. Sinh sản và phát triển mạnh.
C. Tốc độ sinh trưởng nhanh. D. Có hoa đơn tính.
5. Theo Menđen, tính trạng được biểu hiện ngay ở F1 được gọi là
A. Tính trạng lặn B. Tính trạng tương ứng. C. Tính trạng trung gian. D. Tính trạng trội.
6. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu Di truyền học của Menđen là gì?
A. Dùng toán thống kê để tính toán kết quả thu được
B. Thí nghiệm trên cây đậu Hà Lan có hoa lưỡng tính.
C. Phương pháp phân tích các thế hệ lai.
D. Theo dõi sự di truyền của các cặp tính trạng.
7. Mục đích của phép lai phân tích nhằm xác định
A. kiểu gen, kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
B. kiểu hình của cá thể mang tính trạng trội.
C. kiểu gen của cá thể mang tính trạng lặn.
D. kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội.
8. Phép lai nào sau đây là phép lai phân tích?
A. AA x Aa B. AA x AA C. AA x aa D. Aa x Aa
9. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH 1 : 1?
A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x aa D. aa x aa
10. Phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH 3 : 1?
A. Aa x Aa B. Aa x aa C. AA x aa D. aa x aa
11. Kết quả phép lai phân tích một cặp tính trạng có tỉ lệ KH là 1:1 thì cơ thể mang tính trạng trội
đem phân tích có kiểu gen như thế nào?
A. Kiểu gen đồng hợp. B. Kiểu gen dị hợp.
C. Kiểu gen đồng hợp trội. D. Kiểu gen đồng hợp lặn.
12. Trong phép lai hai cặp tính trạng của Menden, khi phân tích riêng từng cặp tính trạng ở F 2 thì tỉ
lệ Hạt vàng : Hạt xanh có kết quả như thế nào?
A. 1 : 3. B. 1 : 1. C. 3 : 1. D. 1 : 2.
13. Thế nào là thể đồng hợp?
A. Là cơ thể chứa cặp gen trong tế bào đều giống nhau.
B. Là cơ thể chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống hoặc khác nhau.
C. Là cơ thể chứa cặp gen gồm 2 gen không tương ứng giống nhau.
D. Là cơ thể chứa cặp gen gồm 2 gen tương ứng giống nhau.
14. Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng giống nhau được gọi là:
A. Thể dị hợp. B. Thể đồng hợp. C. Thể lưỡng bội. D. Thể đơn bội.
15. Kiểu gen chứa cặp gen gồm hai gen tương ứng khác nhau được gọi là:
A. Thể đồng hợp. B. Thể đồng hợp trội. C. Thể dị hợp. D. Thể đồng hợp lặn.
16. Di truyền là hiện tượng

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 5
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

A. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
B. Con cái giống bố hoặc mẹ về tất cả các tính trạng.
C. Con cái giống bố và mẹ về một số tính trạng.
D. Truyền đạt các tính trạng của bố mẹ cho con.
17. Những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể được gọi là:
A. Kiểu hình. B. Tính trạng. C. Kiểu gen. D. Nhân tố di truyền.
18. Tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể được gọi là:
A. Kiểu hình. B. Tính trạng. C. Kiểu gen. D. Kiểu gen và kiểu hình
19. Khẳng định nào sau đây là đúng về phép lai phân tích?
A. Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng trội.
B. Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng lặn với cơ thể mang tính trạng lặn.
C. Là phép lai giữa hai cơ thể cần kiểm tra kiểu gen.
D. Là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng trội với cơ thể mang tính trạng lặn.
20. Để kiểm tra độ thuần chủng của giống, người ta sử dụng phép lai nào?
A. Phép lai phân tính. B. Phép lai phân tích. C. Phép lai thuận. D. Phép lai nghịch.
21. Ở một loài thực vật, gen A qui định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với gen a qui định
tính trạng thân thấp. Khi cho cây thân cao thuần chủng lai phân tích thì F1 thu được tỉ lệ KH là:
A. Toàn thân cao. B. Toàn thân thấp. C. 3 Cao : 1 thấp. D. 1 Cao : 1 thấp.
22. Phép lai nào dưới đây là phép lai phân tích hai cặp tính trạng?
A. P: AaBb x Aabb. B. P: AaBb x aabb. C. P: aaBb x AABB. D. P: AaBb x aaBB.
23. Sự tổ hợp lại các tính trạng của bố mẹ làm xuất hiện kiểu hình mới ở đời con khác với bố mẹ
được gọi là
A. Di truyền. B. Biến dị tổ hợp. C. Đột biến. D. Thường biến.
24. Biến dị tổ hợp xuất hiện chủ yếu ở hình thức sinh sản nào?
A. Sinh sản vô tính. B. Phân đôi. C. Sinh sản hữu tính. D. Nảy chồi.
25. Trong thí nghiệm của Menđen về phép lai 2 cặp tính trạng, thì tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính
trạng ở F2 là:
A. 9 : 3 : 3 : 1 B. 3 : 1 C. 1: 1 D. 1 : 2 : 1
26. Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở đời con 1: 1:1 : 1
A. AaBB x aabb B. AaBb x aaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb
27. Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở đời con 3: 3 :1 : 1
A. AaBB x aaBb B. AaBb x aaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb
28. Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở đời con 3: 1
A. AaBB x Aabb B. AaBb x aaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb
29. Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở đời con 1: 1
A. AaBB x aabb B. AABb x aaBB C. Aabb x aaBb D. AaBb x Aabb
30. Trong trường hợp trội hoàn toàn, phép lai nào sau đây cho tỉ lệ KH ở đời con 9 : 3 : 3 : 1?
A. AaBB x aabb B. AaBb x aaBB C. AaBb x AaBb D. AaBb x Aabb

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B B B A D C D C B A

Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án B C D B C A B A D B

Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A B B C B C D A A C

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 6
BIÊN SOẠN: THẦY ĐẬU MINH TẬP Trắc nghiệm Sinh học lớp 9 Thi vào cấp 3

Kênh Youtube: https://goo.gl/Qg2NY2 Điện thoại tư vấn: 0969 225 151(Thầy Minh Tập) Trang: 7

You might also like