You are on page 1of 5

Chương II

TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN

* Ôn lại 1 số thuật ngữ di truyền đã học ở lớp 9:


1. Tính trạng: là những đ.điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của SV
Vd: màu hoa, hình dạng quả, hình dạng hạt…
2. Kiểu hình (KH): ngoại hình của 1 cơ thể
Tính trạng có thể biểu hiện thành những KH cụ thể trên cơ thể SV
Vd: + Tính trạng màu hoa ở đậu hà lan có thể biểu hiện ra KH ở dạng hoa đỏ hoặc trắng
+ Tính trạng chiều cao cây có thể biểu hiện ở dạng cây cao hoặc thấp
3. Gen: 1 đoạn ADN quy định 1 tính trạng nào đó (k/n chỉ đơn vị của v/chất DT)
4. Locut gen: vị trí nhất định của gen trên NST
5. Alen: 1 trạng thái nhất định của gen
6. Kiểu gen (KG): toàn bộ các gen trong tb của cơ thể
KG đồng hợp tử: 2 alen trong cặp tương ứng giống nhau
KG dị hợp tử: 2 alen trong cặp tương ứng khác nhau
Vd: thuật ngữ và kí hiệu:
Tính Gen Alen KH KG
trạng
Màu hoa quy định A (trội) Hoa đỏ AA (đồng hợp tử)
màu hoa Aa (dị hợp tử)
a (lặn) Hoa trắng aa (đồng hợp tử)
7. Phép lai phân tích: là phép lai giữa cơ thể cần lai với cơ thể có KG đồng hợp lặn.

Bài 8
QUY LUẬT MENĐEN : QUY LUẬT PHÂN LI
I. P.PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN HỌC CỦA MENDEN:
(P.pháp lai và phân tích con lai)
- Tạo các dòng thuần chủng về từng tính trạng bằng cách cho cây tự thụ phấn qua nhiều thế
hệ
- Lai các dòng thuần chủng khác nhau bởi 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở đời
F1, F2, F3.
- Dùng toán xác suất để phân tích kết quả lai và đưa ra gỉa thuyết giải thích kết quả.
- Tiến hành thí nghiệm để chứng minh gỉa thuyết của mình (bằng cách dùng phép lai phân
tích)
II. THÍ NGHIỆM LAI 1 TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN:
1) Thí nghiệm:
P (t/chủng) : hoa đỏ x hoa trắng P: thuần chủng, tương phản
F1 : 100% hoa đỏ F1 : 100% trội
F1 x F1 : hoa đỏ x hoa đỏ F1 x F1 :
F2 : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng F2 : 3 trội : 1 lặn
2) Sơ đồ lai:
Vì P thuần chủng, tương phản → F1: 100% hoa đỏ ⇒ hoa đỏ trội so với hoa trắng.
Quy ước: A: hoa đỏ
a : hoa trắng
Cây hoa đỏ thuần chủng có KG : AA ; Cây hoa trắng có KG : aa
P (t/chủng) : hoa đỏ x hoa trắng
AA aa
G : A a
F1 : KG: Aa
KH: 100% hoa đỏ
F1 x F1 : Aa x Aa
G : (A : a) (A : a)
F2 :
A a
A AA Aa
a Aa aa

F2 : KG : AA : 2Aa : aa
KH : 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
II. QUY LUẬT PHÂN LI:
1) Nội dung:
+ Mỗi tính trạng do 1 cặp alen (cặp nhân tố di truyền) quy định, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có
nguồn gốc từ mẹ.
+ Các alen của bố và mẹ tồn tại trong tế bào ở cơ thể con riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.
+ Khi hình thành giao tử, các thành viên của 1 cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên
50% số giao tử chứa alen này, 50% giao tử chứa alen kia.
2) Cơ sở tế bào học:
- Gen nằm trên NST
- Trong tế bào 2n, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng nên gen cũng tồn tại thành từng
cặp alen.
- Khi giảm phân tạo giao tử, mỗi NST trong từng cặp tương đồng phân li đồng đều về các
giao tử dẫn đến sự phân li của các cặp alen tương ứng.
3) Điều kiện nghiệm đúng:
Sự phân li của các NST trong quá trình giảm phân xảy ra bình thường.

6 phép lai cơ bản:


P : AA x AA → F1 : AA (100% trội) (100% A-)
P : AA x Aa → F1 : AA : Aa (100% trội) (100% A-)
P : AA x aa → F1 : Aa (100% trội) (100% A-)
P : Aa x Aa → F1 : AA : 2Aa : aa (3 trội : 1 lặn) (3A- : 1aa)
P : Aa x aa → F1 : Aa : aa (1 trội : 1 lặn) (1A- : 1aa)
P : aa x aa → F1 : aa (100% lặn) (100% aa)
BÀI TẬP
Câu 1: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ kiểu hình ở F 1 và
F2 lần lượt là
A. F1 (100% trội) và F2 (1 trội : 1 lặn). B. F1 (100% trội) và F2 (3 trội : 1 lặn).
C. F1 (1 trội : 1 lặn) và F2 (3 trội : 1 lặn). D. (F1 3 trội : 1 lặn) và F2 (3 trội : 1 lặn).
Câu 2: Kết quả lai 1 cặp tính trạng trong thí nghiệm của Menđen cho tỉ lệ dị hợp tử ở F 1 và
F2 lần lượt là
A. F1 100% và F2 50%. B. F1 100% và F2 25%.
C. F1 50% và F2 50%. D. F1 50% và F2 25%.
Câu 3: Theo Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do
A. một nhân tố di truyền quy định. B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. hai nhân tố di truyền khác loại quy định. D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
Câu 4: Theo Menđen, nội dung của quy luật phân li là
A. mỗi nhân tố di truyền (gen) của cặp phân li về mỗi giao tử với xác suất như nhau, nên
mỗi giao tử chỉ chứa một nhân tố di truyền (alen) của bố hoặc của mẹ.
B. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 3 trội : 1 lặn.
C. F2 có tỉ lệ phân li kiểu hình trung bình là 1 : 2 : 1.
D. ở thể dị hợp, tính trạng trội át chế hoàn toàn tính trạng lặn.
Câu 5: Cơ sở tế bào học của quy luật phân li là
A. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong giảm phân dẫn đến sự phân li
ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.
B. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong giảm phân đưa đến sự phân li đồng
đều của mỗi cặp alen.
C. sự phân li ngẫu nhiên của cặp NST tương đồng trong nguyên phân dẫn đến sự phân li
ngẫu nhiên của mỗi cặp alen.
D. sự phân li đồng đều của cặp NST tương đồng trong nguyên phân đưa đến sự phân li
đồng đều của mỗi cặp alen.
Câu 6: Menđen đã tiến hành việc lai phân tích bằng cách lai giữa
A. hai cá thể có kiểu hình trội với nhau.
B. hai cá thể thuần chủng khác nhau bởi một cặp tính trạng tương phản.
C. cơ thể thuần chủng với cá thể mang kiểu hình lặn.
D. cơ thể mang kiểu hình trội chưa biết kiểu gen với cơ thể mang kiểu hình lặn tương phản.
Câu 7: Ở người, gen A: mắt đen trội hoàn toàn so với gen a: mắt xanh. Mẹ và bố phải có
kiểu gen và kiểu hình như thế nào để sinh con ra có người mắt đen, có người mắt xanh?
A. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt xanh (aa). B. Mẹ mắt xanh (aa) bố mắt đen (AA).
C. Mẹ mắt đen (AA) bố mắt đen (AA). D. Mẹ mắt đen (Aa) bố mắt đen (Aa).
Câu 8: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của
một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân màu lục F1: 50% đỏ thẫm : 50% màu lục.
Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa Aa. D. Aa aa.
Câu 9: Ở cà chua, gen A quy định thân đỏ thẫm, gen a quy định thân xanh lục. Kết quả của
một phép lai như sau: thân đỏ thẫm thân đỏ thẫm F1: 75% đỏ thẫm : 25% màu lục.
Kiểu gen của bố mẹ trong công thức lai trên như thế nào?
A. AA AA. B. AA Aa. C. Aa aa. D. Aa Aa.
Câu 10: Phép lai giữa 2 cá thể thuần chủng có kiểu gen hoàn toàn khác nhau đã cho F 1 đồng
loạt tính trạng của một trong cá thể bố, mẹ. Khi cho F 1 tạp giao thì tỉ lệ phân li kiểu hình nào
sau đây có thể kết luận tính trạng này tuân theo quy luật phân li?
A. 1 : 1. B. 3 : 1. C. 9 : 7. D. 1 : 1 : 1 : 1.
Câu 11: Phương pháp nghiên cứu của Menden gồm các nội dung:
1 . Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
2 . Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1 , F2 , F3.
3 . Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
4 . Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lý ?
A. 4 → 2 → 3 → 1. B. 4 → 2 → 1 → 3.
C. 4 → 3 → 2 → 1. D. 4 → 1 → 2 → 3.
2014- 1: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng.
Lai hai cây quả đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm 899 cây quả đỏ và 300 cây quả vàng. Cho

biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F1, số cây khi tự thụ phấn cho F2

gồm toàn cây quả đỏ chiếm tỉ lệ


A. 1/2. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/4.
2015- 1: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng
ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
2018: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen đồng hợp tử trội?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × AA.
2019: Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con chỉ có kiểu gen dị hợp tử?
A. AA × Aa. B. Aa × Aa. C. Aa × aa. D. AA × aa.
2021: Ở đậu hà lan, alen quy định KH hoa đỏ và alen quy định KH nào sau đây được gọi là 1
cặp alen?
A. Hạt trơn. B. Quả vàng. C. Thân cao. D. Hoa trắng.

You might also like