You are on page 1of 21

CHỦ ĐỀ: QUY LUẬT MENĐEN

Một số khái niệm


- Dòng thuần chủng: là hiện tượng tất cả các thế hệ con lai trong dòng họ đều có kiểu hình giống
nhau và giống bố mẹ.
- Kiểu gen: là các cặp alen qui định các kiểu hình cụ thể của tính trạng đang nghiên cứu.
- Tính trạng: là 1 đặc điểm nào đó đang được nghiên cứu.
- Kiểu hình: là đặc điểm cụ thể của tính trạng đang được nghiên cứu đã thể hiện ra bên ngoài cơ thể.
- Cặp tính trạng tương phản: hai kiểu hình có biểu hiện trái ngược nhau của cùng 1 tính trạng.
A. QUY LUẬT PHÂN LI
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của Menđen
Phương pháp lai và phân tích con lai của Menđen.
- Tạo dòng thuần về từng tính trạng.
- Lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.
- Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai sau đó đưa ra giả thuyết để giải thích kết quả.
- Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả thuyết.
* Thí nghiệm
- Bố mẹ thuần chủng: cây hoa đỏ x cây hoa trắng
Con lai thế hệ thứ nhất: 100% hoa đỏ
- Cho F1 tự thụ phấn
Con lai thế hệ thứ 2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng (xấp xỉ 3 đỏ: 1 trắng)
II. Hình thành học thuyết khoa học
1. Nội dung giả thuyết
- Mỗi tính trạng dều do 1 cặp nhân tố di truyền qui định. Trong tế bào nhân tố di truyền không hòa
trộn vào nhau
- Bố (mẹ) chỉ truyền cho con (qua giao tử) 1 trong 2 thành viên của nhân tố di truyền.
- Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp với nhau một cách ngẫu nhiên tạo nên các hợp tử.
2. Kiểm tra giả thuyết:
- Bằng phép lai phân tích (lai kiểm nghiệm): Tiến hành ở 7 tính trạng khác nhau, cho F1 lai với cây
hoa trắng cho tỉ lệ kiểu hình xấp xỉ 1:1
- Sơ đồ lai như dự đoán của Men đen.
Qui ước gen:
A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng.
Ta có sơ đồ lai một cặp tính trạng như sau:
Ptc: AA x aa
Gp: A a
F1 : Aa (100% hoa đỏ)
F1 x F1: Aa x Aa
GF1 A,a A,a
F 2:
KG: 1AA: 2Aa: 1aa
KH: 3hoa đỏ: 1 hoa trắng

3. Nội dung qui luật


- Mỗi tính trạng được qui định bởi 1 cặp alen.
- Các alen của bố, mẹ tồn tại trong tế bào của cơ thể con một cách riêng rẽ, không hòa trộn vào nhau.
- Khi hình thành giao tử, các thành viên của cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, nên 50% số
giao tử chứa alen này và 50% số giao tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li
- Trong tế bào sinh dưỡng, các gen và các NST luôn tồn tại thành từng cặp. Các gen nằm trên các
NST.
- Khi giảm phân tạo giao tử, các thành viên của một cặp alen, mỗi NST trong từng cặp NST tương
đồng phân li đồng đều về các giao tử.
- Lôcut: là vị trí xác định của gen trên NST.
- Alen: là những trạng thái khác nhau của cùng 1 gen.
Qui ước gen: A qui định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng.

B. QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP

I. Thí nghiệm lai hai tính trạng


1. Thí nghiệm

2. Nhận xét
a. Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 cho thấy:
+ Về màu sắc hạt: Tỷ lệ hạt vàng : hạt xanh = 3 : 1.
+ Về hình dạng hạt: Tỷ lệ hạt trơn : hạt nhăn = 3 : 1.
 Mỗi tính trạng tuân theo quy luật phân li.
b. Xét đồng thời hai tính trạng:
F2: có 9 hạt vàng, trơn : 3 hạt vàng, nhăn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt xanh nhăn = (3 hạt vàng : 1 hạt
xanh).(3 hạt trơn : 1 hạt nhăn).
 Tỷ lệ kiểu hình chung bằng tích các tỉ lệ các tính trạng riêng.
c. Quy luật
Các cặp nhân tố di truyền quy định các tính trạng khác nhau phân li độc lập trong quá trình hình
thành giao tử.
d. Sơ đồ lai
A qui định hạt vàng là trội hoàn toàn so với a qui định hạt xanh.
B qui định hạt trơn là trội hoàn toàn so với b qui định hạt nhăn.

Ptc: AABB x aabb

Gp: AB ab
AaBb
100% hạt vàng - trơn
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

Khung penet:
AB Ab aB ab Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình
AB AABB AABb AaBB AaBb 1AABB 2AaBB 1aaBB 9A_B_: Vàng-
trơn
Ab AABb AAbb AaBb Aabb 2AABb 4AaBb 2aaBb 3A_bb: Vàng-
nhăn
aB AaBB AaBb aaBB aaBb 1AAbb 2Aabb 1aabb 3aaB_: Xanh-
trơn
ab AaBb Aabb aaBb aabb 1aabb: Xanh-
nhăn
II. Cơ sở tế bào học
- Các gen qui định các tính trạng khác nhau nằm trên các NST tương đồng khác nhau thì phân li độc
lập khi giảm phân:
+ Các cặp NST tương đồng phân li về các giao tử độc lập → sự phân li độc lập của các alen
+ Sự phân li cặp NST xảy ra với xác xuất như nhau → 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang nhau (1AB, 1Ab,
1aB, 1ab).
- Các nhau tử kết hợp ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh → Xuất hiện các tổ hợp gen khác nhau
(Biến dị tổ hợp)
* Điều kiện nghiệm đúng:
- Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
- Sự phân li NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các kiểu giao tử khi thụ tinh.
- Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng
- Mỗi cặp gen nằm trên một cặp NST tương đồng.
III. Ý NGHĨA CỦA CÁC QUI LUẬT MEN ĐEN.
1. Ý nghĩa lí luận
- Tạo ra số lượng lớn biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hóa, đa dạng phong phú sinh giới.
- Giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống thay đổi.
2. Ý nghĩa thực tiễn
- Dự đoán đc tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời sau.
- Giúp con người tìm ra những tính trạng cho mình, lai giống, tạo giống mới có năng suất cao.

CÔNG THỨC

1. Xác định số giao tử


+ Đối với kiểu gen đồng hợp (thuần chủng) cho 1 loại giao tử duy nhất.
Ví dụ: AAbbCCDD cho một loại giao tử AbCD
+ Đối với kiểu gen dị hợp: Số giao tử = 2n (n là số cặp gen dị hợp)
Ví dụ: AaBbCCDd cho 23 loại giao tử.
2. Xác định tỉ lệ giao tử
B1: Xác định giao tử của từng cặp gen.
B2: Xác định tỉ lệ giao tử = tích tỉ lệ các giao tử của từng cặp gen.
Phân tích ví dụ sau: Cho kiểu gen AaBBDd, xác định tỉ lệ giao tử ABd
B1: Aa => giao tử: 1/2A : 1/2a
BB => giao tử: 1B
Dd => giao tử: 1/2D : 1/2d
B2: Tỉ lệ giao tử ABD = 1/2 (A) x 1(B) x 1/2 (d) = ¼
3. Tính số kiểu gen – kiểu hình đời con
+ B1: Tách riêng từng loại tính trạng
+ B2: Xác định số KG, số KH mỗi tính trạng
+ B3: Số KG chung = Tích số KG của từng tính trạng
+ B4: Số KH chung = Tích số KH của từng tính trạng
Ví dụ: AaBbDd x AabbDd
4. Tỉnh tỉ lệ kiểu gen – kiểu hình
+ B1: Tách riêng từng cặp tính trạng
+ B2: Nhân tỉ lệ từng loại KG (hoặc KH) theo yêu cầu đề bài

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÂU 1: Tự thụ phấn là:
A. thụ phấn giữa các giao tử của các cây khác nhau thuộc cùng loài.
B. thụ phấn giữa các giao tử khác nhau thuộc cùng một cây.
C. thụ phấn xảy ra mà không có sự can thiệp của con người.
D. thụ phấn không có sự tác động của các tác nhân bên ngoài.
CÂU 2: Ở đậu Hà Lan, hạt vàng là trội hoàn toàn so với hạt xanh. Cho giao phấn giữa cây hạt vàng thuần
chủng với cây hạt xanh, kiểu hình ở cây F1 sẽ như thế nào?
A. 100% hạt vàng. B. 1 hạt vàng : 1 hạt xanh.
C. 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. D. 5 hạt vàng : 1 hạt xanh.
CÂU 3: Ở người mắt nâu (N) là trội đối với mắt xanh (n). Bố mắt nâu, mẹ mắt nâu, sinh con có đứa mắt
nâu có đứa mắt xanh, kiểu gen của bố, mẹ sẽ là:
A. Bố có kiểu gen Nn, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
B. Đều có kiểu gen Nn.
C. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen Nn hoặc ngược lại.
D. Bố có kiểu gen NN, mẹ có kiểu gen nn hoặc ngược lại.
CÂU 4: Phép lai Bb × bb sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu gen là:
A. BB. B. 1Bb : 1bb. C. 1BB : 1Bb. D. 1BB : 2Bb : 1bb.
CÂU 5: Ở cà chua gen quy định tính trạng hình dạng quả nằm trên NST thường, alen A quy định quả
tròn trội hoàn toàn so với alen a quy định quả bầu dục, cho lai cà chua quả tròn với cà chua quả bầu
dục thu được F1 toàn cây quả tròn, cho các cây F1 giao phấn, F2 phân ly kiểu hình theo tỷ lệ
A. 1:1. B. 3:1. C. 9:3:3:1. D. 1:2:1.
CÂU 6: Theo quan niệm của Menđen, mỗi tính trạng của cơ thể do:
A. một nhân tố di truyền quy định. B. một cặp nhân tố di truyền quy định.
C. một cặp nhiễm sắc thể quy định. D. hai cặp nhân tố di truyền quy định.
CÂU 7: Phương pháp nghiên cứu của Menđen gồm các nội dung:
(1) Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai.
(2) Lai các dòng thuần và phân tích kết quả F1.F2 và F3.
(3) Tiến hành thí nghiệm chứng minh.
(4). Tạo các dòng thuần bằng tự thụ phấn.
Trình tự các bước thí nghiệm như thế nào là hợp lí?
A. 4 → 2 → 3 → 1. B. 4 → 2 → 1 → 3. C. 4 → 3 → 2 → 1. D. 4 → 1 → 2 → 3.
CÂU 8: Yếu tố được di truyền nguyên vẹn từ bố hoặc mẹ sang cho con là
A. tính trạng. B. kiểu hình. C. kiểu gen. D. alen.
CÂU 9: Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Cho chó lông ngắn thuần chủng lai với con lông
ngắn không thuần chủng, kết quả ở F1 sẽ như thế nào?
A. Toàn lông dài. B. Toàn lông ngắn.
C. 1 lông ngắn: 1 lông dài. D. 3 lông ngắn: 1 lông dài.
CÂU 10: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là
A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
CÂU 11: Cơ thể có kiểu gen đồng hợp tử là:
A. Aa. B. AABb. C. AAbbCC. D. aaBBCcdd.
CÂU 12: Tỉ lệ loại giao tử ABDEF khi cá thể AABbDdEEFf giảm phân bình thường là bao nhiêu?
A. 1/32. B. 1/16. C. 1/8. D. ¼.
CÂU 13: Trong trường hợp các gen phân li độc lập, cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có
thể tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 16. B. 8. C. 4. D. 6.
CÂU 14: Cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường tạo ra các loại giao tử là:
A. A, a, B, b. B. AB, Ab, aB, ab. C. Aa, Bb. D. AB, Ab, aB, ab, Aa, Bb.
CÂU 15: Cơ thể có kiểu gen AaBBDd giảm phân bình thường cho các loại giao tử với tỷ lệ là:
A. ABD = ABd = aBD = aBd = 25%. B. ABD = ABd = 20%; aBD = aBd = 30%.
C. ABD = ABd = 45%; aBD = aBd = 5%. D. ABD = ABd = 30%; aBD = aBd = 20%.
CÂU 16: Cá thể có kiểu gen AaBbddEe qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra số loại giao tử là:
A. 6. B. 8. C. 12. D. 16.
CÂU 17: Cho phép lai ở thế hệ P: AaBb × aaBb thì F1 có tỉ lệ kiểu gen:
A. 9:3:3:1 B. 3:3:1:1. C. 1:1:1:1. D. 1:2:1:1:2:1.
CÂU 18: Ở đậu Hà Lan gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B: hạt trơn, b: hạt nhăn. Hai cặp
gen này phân ly độc lập với nhau. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn và
xanh, trơn được F1, cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỷ lệ phân tính:
A. 3 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
B. 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 vàng, trơn : 1 xanh, nhăn.
C. 1 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
D. 3 vàng, trơn : 1 xanh, trơn.
CÂU 19: Lai đậu Hà Lan thân cao, hạt trơn với đậu Hà Lan thân thấp, hạt nhăn thu được F1 toàn đậu
thân cao, hạt trơn. Cho F1 lai phân tích thu được đời sau có tỷ lệ phân ly kiểu hình là
A. 3:3:1:1. B. 9:3:3:1. C. 3:1. D. 1:1:1:1.
CÂU 20: Xét hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng trội – lặn hoàn toàn di truyền phân li độc lập. Cho
(P) AaBb × aaBb thì tỉ lệ kiểu hình mang 2 tính trạng trội ở F1 là:
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 37,5%.
CÂU 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B quy định vỏ trơn, b quy định vỏ
nhăn. Hai cặp alen này phân li độc lập. Khi cho 2 cá thể có kiểu gen AaBb × AaBb, tỉ lệ đời con là đồng
hợp tử về cả 2 cặp gen là
A. 4/16. B.1/16. C.2/16. D.6/16.
CÂU 22: Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không xảy
ra đột biến. Theo lý thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbddEe  AabbDdEe, số cá thể
có kiểu gen AAbbDdee chiếm tỉ lệ
A. 1/32. B. 1/16. C. 1/8. D. 1/64.
CÂU 23: Loại giao tử abd có tỉ lệ 25% được tạo ra từ kiểu gen:
A. AaBbdd B. AaBbDd C. AABBDd D. aaBBDd
CÂU 24: Số loại giao tử có thể tạo ra từ kiểu gen AaBbddEe:
A. 8. B.16. C. 4. D. 2.
CÂU 25: Khi phân li độc lập và trội hoàn toàn thì phép lai: AaBbccDdEeff x AabbCcddEeff có thể sinh
ra đời con có số tổ hợp giao tử là:
A. 72. B. 27. C. 62. D. 26.
CÂU 26: Cho phép lai (P) AaBBDdEE x aabbddee cho đời con có bao nhiêu kiểu gen
A. 4 B. 8 C.12 D. 16
CÂU 27: Phép lai P: AabbDdEe x AabbDdEe, F1 có thể hình thành bao nhiêu loại kiểu gen?
A. 10 loại kiểu gen. B. 54 loại kiểu gen.
C. 28 loại kiểu gen. D. 27 loại kiểu gen
CÂU 28: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
nào sau đây tạo ra ở đời con có 12 loại kiểu gen và 8 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbdd B. AaBbdd × AabbDd
C. AaBbDd × AaBbDD D. AaBbDd × aabbDD
CÂU 29: Biết một gen qui định một tính trạng, gen trội hoàn toàn. Phép lai nào sau đây cho kiểu kiểu
hình nhiều nhất ?
A. AaBbDD x AaBbdd B. AABbDD x AaBBdd
C. AaBbDd x AaBbDd D. aaBBDd x AabbDd
CÂU 30: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai
nào sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd x aabbdd B. AaBbdd x AabbDd
C. AaBbDd x AaBbDD D. AaBbDd x aabbDD
CÂU 31: Phép lai về 3 cặp tính trạng trội, lặn hoàn toàn giữa 2 cá thể AaBbDd x AabbDd sẽ cho thế hệ
sau
A. 8 kiểu hình: 18 kiểu gen B. 4 kiểu hình: 9 kiểu gen
C. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 27 kiểu gen
CÂU 32: Với 3 cặp gen trội lặn hoàn toàn. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd sẽ cho ở
thế hệ sau
A. 4 kiểu hình: 12 kiểu gen B. 8 kiểu hình: 8 kiểu gen
C. 4 kiểu hình: 8 kiểu gen D. 8 kiểu hình: 12 kiểu gen
CÂU 33: Cho biết 1 gen quy định 1 tính trạng và gen trội là trội hoàn toàn. Các gen nằm trên các NST
khác nhau, Theo lí thuyết phép lai AaBbDD x AaBbDd cho đời con có:
A. 9 kiểu gen, 8 kiểu hình B. 18 kiểu gen, 4 kiểu hình
C. 6 kiểu gen, 4 kiểu hình D. 8 kiểu gen, 6 kiểu hình
CÂU 34: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F1 là:
A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.
CÂU 35: Xét phép lai P: AaBbDd x AaBbDd. Thế hệ F1 thu được kiểu gen aaBbdd với tỉ lệ:
A. 1/32 B. 1/2 C. 1/64 D. 1/4
-------- ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ------------
CHỦ ĐỀ: MỞ RỘNG HỌC THUYẾT MENĐEN
A. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
Tương tác gen là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình.
- Gen không alen: là 2 gen không tương ứng nằm ở những vị trí khác nhau trên một NST hoặc trên
các NST khác nhau.
1. Tương tác bổ sung:
+ Thí nghiệm: Lai 2 dòng cây thuần chủng đều có hoa trắng
Bố mẹ thuần chủng: Hoa trắng x Hoa trắng
Con lai thế hệ thứ nhất: 100% hoa đỏ
Cho F1 tự thụ phấn
Con lai thế hệ thứ 2: 912 cây hoa đỏ: 708 cây hoa trắng
Tỉ lệ này xấp xỉ: ( 9 đỏ : 7 trắng)
+ Sơ đồ lai:
Ptc: AAbb x aaBB

Gp: Ab aB
F1 AaBb
100% hoa đỏ
F1 x F1: AaBb x AaBb
GF1 AB, Ab, aB, ab AB, Ab, aB, ab

AB Ab aB ab Tỉ lệ kiểu gen Tỉ lệ kiểu hình


AB AABB AABb AaBB AaBb 1AABB 2AaBB 1aaBB 9A_B_: 9 Hoa đỏ
Ab AABb AAbb AaBb Aabb 2AABb 4AaBb 2aaBb 3A_bb:
7 Hoa
aB AaBB AaBb aaBB aaBb 1AAbb 2Aabb 1aabb 3aaB_:
trắng
Ab AaBb Aabb aaBb aabb 1aabb:

Kết luận:
- Sự có mặt của 2 gen trội không alen (A và B) trong cùng một kiểu gen làm xuất hiện màu đỏ (kiểu
hình mới)  A và B đã tác động bổ sung trong việc qui định màu đỏ.
- Sự tác động riêng lẻ của các gen trội và gen lặn khác qui định kiểu hình hoa trắng
- Tương tác kiểu bổ sung có 2 tỉ lệ F2 là: 9: 6: 1 và 9: 7.
2. Tương tác cộng gộp: Là kiểu tác động của nhiều gen, trong đó mỗi gen đóng góp một phần như nhau
vào sự phát triển của cùng 1 tính trạng.
P: A1A1 A2A2 A3A3 x a1 a1 a2 a2 a3 a3
(da đen) (da trắng)
F1: A1a1 A2a2 A3a3 (da nâu đen)
Nhận xét:
- Sự xuất hiện của mỗi alen trội trong kiểu gen trên làm gia tăng khả năng tổng hợp melanine nên làm
da có màu sậm hơn.
- Mỗi gen trội đều đóng góp 1 phần như nhau trong việc tổng hợp sắc tố da (tác động cộng gộp).
II. TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
- Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau được gọi là gen đa hiệu.
- Trong tế bào có nhiều gen, trong cơ thể có nhiều tế bào. Các gen trong cùng tế bào không hoạt động
độc lập mà sản phẩm của chúng sau khi được tạo thành sẽ tương tác với nhiều sản phẩm của các gen
khác trong cơ thể.
- Ví dụ: SGK/44

CÔNG THỨC

Cách quy ước kiểu gen đối với 16 tổ hợp


1. Bổ trợ có 2 kiểu hình
9:7 P: AaBb x AaBb → F1: 9A_B_ : 3A_bb : 3 aaB_ : 1aabb
( 9 đỏ : 7 trắng)
2. Bổ trợ có 3 kiểu hình
9:6:1 P:AaBb x AaBb → F: 9A_B_ : 3A_bb : 3 aaB_ : 1aabb
(9vàng : 6 xanh : 1 trắng)
3. Tương tác cộng gộp
15 : 1 P AaBb x AaBb→ F: 9A_B_ : 3A_bb : 3 aaB_ : 1aabb
15 đỏ : 1 trắng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÂU 1: Cơ sở di truyền của quy luật tương tác gen là:
A. nhiều cặp gen không alen cùng quy định cho một tính trạng.
B. nhiều cặp gen cùng nằm trên một cặp NST quy định cho các tính trạng khác nhau.
C. các cặp gen không alen nằm trên các cặp NST khác nhau quy định cho các tính trạng khác nhau.
D. một cặp gen alen quy định cho nhiều tính trạng khác nhau.
CÂU 2: Cơ sở tế bào học về sự tác động đa hiệu của gen là:
A. nhiều gen cùng quy định một tính trạng. B. nhiều gen cùng nằm trên một cặp NST.
C. các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau.
D. một gen quy định cho nhiều tính trạng.
CÂU 3: Cho biết quy định kiểu gen như sau: A_B_: hoa màu tím, A_bb, aaB_ và aabb: hoa màu trắng.
Phép lai AaBb × Aabb cho đời con có tỉ lệ kiểu hình:
A. 5 hoa màu trắng : 3 hoa màu tím. B. 9 hoa màu trắng : 7 hoa màu tím.
C. 3 hoa màu trắng : 5 hoa màu tím. D. 2 hoa màu trắng : 6 hoa màu tím.
CÂU 4: Ở một loài thực vật, hai cặp gen tương tác với nhau để cùng quy định màu hoa, A_B_: hoa màu
đỏ; A_bb, aaB_, aabb : hoa màu trắng. Cho phép lai Aabb × aaBb thì tỉ lệ kiểu hình thu được ở thế hệ
sau là:
A. 3 hoa đỏ: 1 hoa trắng. B. 1 hoa đỏ: 3 hoa trắng.
C. 1 hoa đỏ: 1 hoa trắng. D. 100% hoa đỏ.
CÂU 5: Tính trạng màu da ở người là một tính trạng di truyền theo quy luật
A. một gen có hai alen quy định tính trạng trội-lặn hoàn toàn.
B. nhiều gen không alen quy định một tính trạng theo kiểu bổ sung.
C. nhiều gen không alen cùng quy định một tính trạng theo kiểu cộng gộp.
D. một gen nhiều alen quy định một tính trạng.
CÂU 6 : Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen tương tác với nhau quy định.
Nếu trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; nếu chỉ có một loại alen
trội A hoặc B hoặc không có alen trội thì cho kiểu hình hoa trắng. Lai hai cây (P) có hoa trắng thuần
chủng với nhau thu được F1 gồm toàn cây hoa đỏ. Cho cây F1 lai với cây hoa trắng có kiểu gen đồng
hợp lặn về hai cặp gen nói trên thu được Fa. Biết rằng không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, tỉ
lệ phân li kiểu hình ở Fa là:
A. 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng B. 3 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
C. 9 cây hoa trắng : 7 cây hoa đỏ D. 1 cây hoa trắng : 1 cây hoa đỏ
CÂU 7: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa là do sự tác động của hai cặp gen (A, a, B, b) phân li độc lập.
Gen A và B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
Gen A Gen B

Enzim A Enzim B

Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ


Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng (không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu
được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2 là
A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
CÂU 8: Ở bí ngô, kiểu gen A-bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen
aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời FB thu được tổng số 160
quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dài ở FB là
A. 75. B. 40. C. 54. D. 105
CÂU 9: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do hai gen không alen là A và B tương tác với nhau
quy định. Nếu trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại
gen trội A hoặc B hay toàn bộ gen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Tính trạng chiều cao cây do một
gen gồm hai alen là D và d quy định, trong đó gen D quy định thân thấp trội hoàn toàn so với alen d
quy định thân cao. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd × aabbDd cho đời con có kiểu hình thân cao,
hoa đỏ chiếm tỉ lệ
A. 56,25%. B. 6,25%. C. 25%. D. 18,75%.
CÂU 10: Ở ngô, tính trạng về màu sắc hạt do hai gen không alen quy định. Cho ngô hạt trắng giao
phấn với ngô hạt trắng thu được F1 có 962 hạt trắng, 241 hạt vàng và 80 hạt đỏ. Tính theo lí thuyết, tỉ
lệ hạt trắng ở F1 đồng hợp về cả hai cặp gen trong tổng số hạt trắng ở F1 là:
A. 3/8 B. 1/8 C. 1/6 D. 3/16
CÂU 11: Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định.
Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông
nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P : AaBb x aaBb, theo lí thuyết, trong
tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ:
A. 37,5% B. 25% C. 6,25% D. 50%
CÂU 12: Ở một loài thực vật, cho cây thuần chủng hoa vàng giao phấn với cây thuần chủng hoa trắng
(P) thu được F1 gồm toàn cây hoa trắng. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ phân ly kiểu hình là 12
cây hoa trắng : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng. Cho cây F1 giao phấn với cây hoa vàng, biết rằng không
xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỷ lệ phân li kiểu hình ở đời con của phép lai này là :
A. 2 hoa trắng : 1 hoa đỏ : 1 hoa vàng. B. 1 hoa trắng : 1 hoa đỏ : 2 hoa vàng.
C. 1 hoa trắng : 2 hoa đỏ : 1 hoa vàng. D. 3 hoa trắng ; 1 hoa vàng.
CÂU 13: Ở một loài động vật, biết màu sắc lông không phụ thuộc vào điều kiện môi trường. Cho cá
thể thuần chủng (P) có kiểu hình lông màu lai với cá thể thuần chủng có kiểu hình lông trắng thu
được F1 100% kiểu hình lông trắng. Giao phối các cá thể F1 với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu
hình: 13 con lông trắng : 3 con lông màu. Cho cá thể F1 giao phối với cá thể lông màu thuần chủng,
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là:
A. 1 con lông trắng : 1 con lông màu. B. 3 con lông trắng : 1 con lông màu.
C. 5 con lông trắng : 3 con lông màu. D. 1 con lông trắng : 3 con lông màu
CÂU 14: Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng tác động quy định
tính trạng màu quả. Trong đó B: quả đỏ, b quả vàng; A: át B, a: không át. Xác định tỉ lệ phân li về kiểu
hình ở F1 trong phép lai P: AaBb x aaBb.
A. 3 đỏ: 5 vàng B. 7 đỏ: 1 vàng C. 1 đỏ: 7 vàng D. 5 đỏ: 3 vàng
CÂU 15: Ở một loài thực vật lưỡng bội, tính trạng chiều cao cây do hai gen không alen là A và B
cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội A hay B thì
chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 100 cm.
Giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn. Biết không có đột
biến xảy ra, theo lí thuyết, cây có chiều cao 120 cm ở F2 chiếm tỉ lệ
A. 6,25%. B. 37,5%. C. 50,0%. D. 25,0%.
CÂU 16: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng
hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất
sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
CÂU 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
hoa tím. Sự biểu hiện màu sắc của hoa còn phụ thuộc vào một gen có 2 alen (B và b) nằm trên một cặp
nhiễm sắc thể khác. Khi trong kiểu gen có alen B thì hoa có màu, khi trong kiểu gen không có alen B thì
hoa không có màu. Cho giao phấn giữa hai cây đều dị hợp về 2 cặp gen trên. Biết không có đột biến xảy
ra, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình thu được ở đời con là
A. 9 cây hoa đỏ : 4 cây hoa tím : 3 cây hoa trắng
B. 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 4 cây hoa trắng
C. 12 cây hoa tím : 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng
D. 12 cây hoa đỏ : 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng
CÂU 18: Một quần thể thực vật thế hệ F2 thu được tỉ lệ phân li kiểu hình là 9/16 hoa có màu : 7/16 hoa
màu trắng. Nếu lấy ngẫu nhiên một cây hoa có màu đem tự thụ phấn thu được thế hệ con lai không có
sự phân li về kiểu hình, xác suất cây cần tìm là bao nhiêu?
1 9 1 9
A. B. C. D.
9 7 3 16
CÂU 19: Ở người, màu da do 3 cặp gen tương tác cộng gộp: thể đồng hợp toàn trội cho da đen, thể đồng
hợp lặn cho da trắng, thể dị hợp cho màu da nâu. Bố và mẹ da nâu đều có kiểu gen AaBbCc thì xác suất
sinh con da nâu là:
A. 1/64 B. 1/256 C. 1/128 D. 62/64
CÂU 20: Cho giao phấn hai cây hoa trắng thuần chủng (P) với nhau thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Cho
cây F1 tự thụ phấn, thu được F2 gồm 89 cây hoa đỏ và 69 cây hoa trắng không xảy ra đột biến, tính theo
lí thuyết. tỉ lệ phân li kiểu gen ở F2 là:
A. 4 :2 : 2: 2:2 :1 :1 : 1 :1 B. 1: 2 :1 :2 :4 :2 :1 :2 :1
C. 1 : 2 : 1 : 1 : 2 : 1 :1 :2 :1 D. 3 : 3 : 1 :1 : 3 : 3: 1: 1 : 1
CÂU 21: Ở thực vật, người ta tiến hành giao phấn giữa 2 cây P, thu được F1 có 240 cây có hoa trắng; 60
cây có hoa vàng và 20 cây có hoa tím. Nếu cho cây P nói trên lai phân tích thì kết quả thu được ở con lai
là:
A. 75% trắng; 12,5% vàng; 12,5% tím. B. 25% trắng; 50% vàng; 25% tím.
C. 75% vàng; 12,5% trắng; 12,5% tím. D. 25% vàng; 50% trắng; 25% tím.
CÂU 22: Khi cho một cây P tự thụ phấn, người ta thu được F1 có 225 cây quả dẹt, 150 cây có quả tròn
và 25 cây có quả dài. Nếu cho cây P nói trên lai với cây mang kiểu gen Aabb thì tỉ lệ kiểu hình thu được
ở con lai bằng
A. 2 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài. B. 6 quả dẹt : 1 quả tròn : 1 quả dài.
C. 3 quả dẹt : 4 quả tròn : 1 quả dài. D. 15 quả dẹt : 1 quả dài.
CÂU 23: Hai tỉ lệ kiểu hình thuộc hai kiểu tác động gen không alen khác nhau là
A. 13 : 3 và 12 : 3 : 1. B. 9 : 7 và 13 : 3.
C. 9 : 6 : 1 và 9 : 3 : 3 :1. D. 9 : 3 : 3 : 1 và 9 : 7
CÂU 24: Ở gà, gen B (trội) qui định sự hình thành sắc tố của lông, gen lặn (b) không có khả năng này;
gen A (trội) không qui định sự hình thành sắc tố của lông nhưng có tác dụng át chế hoạt động của gen
B, gen a (lặn) không có khả năng át chế. Lai gà lông trắng với nhau F1 được toàn lông trắng, F2 tỉ lệ
phân li như thế nào?
A. 9 gà lông trắng : 7 gà lông nâu. B. 9 gà lông trắng : 6 gà lông đốm : 1 gà lông nâu.
C. 13 gà lông trắng : 3 gà lông nâu. D. 15 gà lông trắng : 1 gà lông nâu.
CÂU 25: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li
độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là
100 cm. Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là
A. 70 cm. B. 85 cm. C. 75 cm. D. 80 cm.

-------- ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ------------

B. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN


I. Liên kết gen (liên kết hoàn toàn)
1. Thí nghiệm của Morgan trên ruồi giấm
P (tc): (cái) thân xám, cánh dài x (đực) thân đen, cánh ngắn
F1: 100% thân xám, cánh dài
Lấy con đực ở F1 thân xám, cánh dài x con cái thân đen, cánh ngắn
Fa: 1 xám, dài: 1 đen, ngắn
2. Sơ đồ lai
Quy ước: A : thân xám > a : thân đen
B : cánh dài > b : cánh cụt
Sơ đồ lai :
Ptc : ♀ AB/AB x ♂ ab/ab
GP: AB ab
F1 : AB/ab (100% TX, CD)
Pa : ♂ AB/ab x ♀ ab/ab
GPa AB, ab ab
Fa : AB/ab ab/ab
(50% TX, CD) : (50% TĐ, CC)
3. Giải thích và kết luận
+Đời F1 cho kết quả 100% ruồi thân xám, cánh dài  thân xám là trội so với thân đen, cánh dài là
trội hơn so với cánh ngắn.
+ P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản  F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với
đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1 nhưng F1 cho tỉ lệ 1: 1  F1 chỉ tạo 2 loại giao tử.
- Điều này được giải thích bằng hiện tượng liên kết gen: 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng cùng
nằm trên một cặp NST tương đồng (gen quy định tính trạng màu thân và hình dạng cánh nằm trên
cùng 1 NST) chúng sẽ liên kết nhau trong di truyền.
- Các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là hiện tượng liên kết gen.
+ Nhóm các gen trên cùng 1 NST di truyền cùng nhau gọi là nhóm gen liên kết.
+ Số lượng nhóm liên kết của 1 loài = số lượng NST đơn bội.
II. Hoán vị gen (Liên kết không hoàn toàn)
1. Thí nghiệm của Morgan và hiện tượng HVG
P tc: (♀) thân xám, cánh dài x (♂) thân đen, cánh ngắn
F1: 100% thân xám, cánh dài
Lấy con ♀ ở F1 thân xám, cánh dài x con ♂ thân đen, cánh ngắn
F2: 965 xám, dài  (41,5 %) : 944 đen, ngắn  (41,5 %)
206 xám, ngắn  (8,5 %) : 185 đen, dài  (8,5 %)
* Giải thích : F1: 100% xám, dài xám, dài là tính trạng trội so với đen, ngắn.
P thuần chủng, khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản  F1 dị hợp về 2 cặp gen, nếu lai với
đồng hợp lặn (đen, ngắn) sẽ cho tỉ lệ: 1: 1: 1: 1 nhưng F1 cho tỉ lệ: 965: 944: 206: 185 và có biến dị
tổ hợp (xám, ngắn và đen, dài).
* Sơ đồ lai
Ptc : ♀ AB/AB x ♂ ab/ab
F1 : AB/ab (100% TX, CD)
Pa : ♀ AB/ab x ♂ ab/ab
AB (41,5%) ab(41,5%) Ab(8,5%) aB(8,5%)
ab (100%) AB/ab(41,5%) ab/ab(41,5%) Ab/ab(8,5%) aB/ab(8,5%)
Vậy: (41,5% TX, CD) (41,5% TĐ, CC)
(8,5% TX, CC) (8,5% TĐ, CD)
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen

- Các gen trên cùng 1 cặp NST tương đồng có thể đổi chỗ cho nhau do sự trao đổi chéo giữa các
crômatic gây nên hiện tượng hoán vị gen.
- Tần số hoán vị:
+ Là tỉ lệ % số cá thể có tái tổ hợp (% các giao tử mang gen hoán vị).
+ Phản ánh khoảng cách tương đối giữa 2 gen không alen trên cùng một NST. Khoảng cách càng
lớn thì lực liên kết càng nhỏ và tần số hoán vị gen càng cao. Dựa vào đó người ta lập bản đồ di truyền.
- Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.

+ Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%


III. Ý nghĩa của liên kết gen và hoán vị gen
1. Ý nghĩa của liên kết hoàn toàn
Nhóm gen quý cùng nằm trên NST thì di truyền cùng nhau tạo nên nhóm tính trạng tốt giúp cho
sự ổn định loài.
2. Ý nghĩa của liên kết không hoàn toàn
- Tăng biến dị tổ hợp, tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống.
- Các gen quý có cơ hội được tổ hợp lại tạo thành nhóm gen liên kết mới  có ý nghĩa trong tiến
hóa và chọn giống.

CÔNG THỨC

1. Xác định giao tử liên kêt


AB AB
→ Gt: AB → Gt: AB, ab
AB ab
2. Xác định giao tử hoán vị
- Kiểu gen liên kết đồng
AB
2 giao tử liên kết: AB = ab = (1 – f)/2
ab
2 giao tử hoán vị: Ab = aB = f/2
- Kiểu gen liên kết đối
Ab
2 giao tử liên kết: Ab = aB = (1 – f)/2
aB
2 giao tử hoán vị: AB = ab = f/2
3. Xác định tỉ lệ kiểu gen đời con

+ Phép lai phân tích: Xét 2k


+ Hoán vị 1 bên: xét 4k
+ Hoán vị 2 bên: xét 2 k

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÂU 1: Kiểu gen nào được viết dưới đây là không đúng?
A. AB//ab. B. Ab//Ab C. Aa//bb. D. Ab//ab.
CÂU 2: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của hiện tượng hoán vị gen?
A. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
B. Tần số hoán vị gen tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa các gen.
C. Tần số hoán vị gen bằng tổng tỉ lệ các loại giao tử hoán vị.
D. Làm tăng khả năng xuất hiện các biến dị tổ hợp.
CÂU 3: Hiện tượng di truyền liên kết gen xảy ra khi
A. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản.
B. Các gen chi phối các tính trạng phải trội hoàn toàn.
C. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp NST tương đồng.
D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
CÂU 4: Khi nói về hoán vị gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở tất cả các loài sinh vật, hoán vị gen chỉ xảy ra ở giới cái mà không xảy ra ở giới đực.
B. Tần số hoán vị gen không vượt quá 50%.
C. Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp.
D. Tần số hoán vị gen phản ánh khoảng cách tương đối giữa các gen trên nhiễm sắc thể.
CÂU 5: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:
A. Tiếp hợp giữa 2 crômatit cùng nguồn gốc ở kì đầu I giảm phân.
B. Trao đổi chéo giữa 2 crômatit khác nguồn gốc trong cặp NST tương đồng ở kì đầu I giảm phân.
C. Trao đổi đoạn giữa 2 crômatit ở 2 cặp tương đồng khác nhau ở kì đầu giảm phân I.
D. Tiếp hợp giữa các nhiễm sắc thể tương đồng tại kì đầu I giảm phân.
CÂU 6: Tính tỉ lệ các loại giao tử được sinh ra từ cơ thể có kiểu gen Bv//bV. Biết tần số hoán vị gen
bằng 15%.
A. 50% Bv : 50% bV : 50% BV : 50% bv. B. 15% BV : 15% bv.
C. 35% Bv : 35% bV : 15% BV : 15% bv. D. 42,5% Bv : 42,5% bV : 7,5% BV : 7,5% bv.
CÂU 7: Cá thể dị hợp 2 cặp gen (Aa, Bb) khi giảm phân tạo ra giao tử với tỉ lệ: Ab = aB = 12,5% ; AB =
ab = 37,5%. Kiểu gen và tần số hoán vị gen ở cá thể trên là:
A. Ab//aB, 12,5%. B. AB//ab, 12,5%. C. Ab//aB, 25%. D. AB//ab, 25%.
AB
CÂU 8: Cơ thể có chứa hai cặp gen dị hợp ( ) cách nhau một khoảng cách tương đối là 20cM. Khi cá
ab
thể này giảm phân xảy ra hoán vị gen tạo ra tỉ lệ các loại giao tử là:
A. 30% AB: 30% ab: 20% Ab: 20% aB. B. 20% AB: 20% ab: 30% Ab: 30% aB.
C. 40% AB: 40% ab: 10% Ab: 10% aB. D. 10% AB: 10% ab: 40% Ab: 40% aB.
CÂU 9: Trong thí nghiệm của Moocgan, cho các ruồi thuần chủng mình xám, cánh dài lai với mình đen,
cánh ngắn ở F1 thu được toàn mình xám, cánh dài. Khi tiến hành lai phân tích ruồi đực F1 Moocgan thu
được kết quả:
A. 100% xám, dài.
B. 41% xám, dài : 41% đen, ngắn : 9% xám, ngắn : 9% đen , ngắn.
C. 25% xám, dài : 25% đen, ngắn : 25% xám, ngắn : 25% đen, ngắn.
D. 50% xám, dài : 50% đen, ngắn.
CÂU 10: Khi đem cơ thể có kiểu gen AB//ab lai phân tích, thu được kết quả như sau:
40% cá thể có kiểu gen AB//ab, 40% cá thể có kiểu gen ab//ab,
10% cá thể có kiểu gen Ab//ab,10% cá thể có kiểu gen aB//ab,
Tần số hoán vị gen của hai gen A và B là:
A. 10%. B. 20%. C. 40%. D. 80%.
AB ab
CÂU 11: Cho phép lai P : × xảy ra tần số hoán vị gen là 20%. Ở đời F1 các cá thể đồng hợp lặn
ab ab
chiếm tỉ lệ là:
A. 50%. B. 30%. C. 20%. D. 40%.
CÂU 12: Trong thí nghiệm của Moocgan, khi tiến hành lai phân tích ruồi giấm cái đời F1 có kiểu hình
thân xám, cánh dài, kết quả thu được ở thế hệ con là
A. 100% thân xám–cánh dài.
B. 50% thân xám-cánh dài và 50% thân đen-cánh cụt.
C. 0,085 thân xám-cánh dài ; 0,085 thân đen-cánh cụt ; 0,415 thân xám-cánh cụt ; 0,415 thân đen –
cánh dài.
D. 0,415 thân xám-cánh dài ; 0,415 thân đen-cánh cụt ; 0,085 thân xám-cánh cụt ; 0,085 thân đen –
cánh dài.
AB
CÂU 13: Cho cá thể có kiểu gen ( liên kết hoàn toàn) tự thụ phấn. F1 thu được loại kiểu gen này
ab
với tỉ lệ là:
A. 50%. B. 25%. C. 75%. D. 100%.
CÂU 14: Một loài thực vật, gen A: cây cao, gen a: cây thấp; gen B: quả đỏ, gen b: quả trắng. Cho cây có
Ab aB
kiểu gen tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen ở F1 là:
aB aB
A. 1/2 B. 1/4 C. 100% D. ¾
CÂU 15: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn
toàn. Theo lý thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3:1?
AB ab Ab Ab Ab Ab AB AB
A.  B.  C.  D. 
ab ab aB ab aB aB ab ab
CÂU 16: Cho biết quả tròn trội hoàn toàn so với quả bầu dục, quả ngọt trội hoàn toàn so với quả chua.
Cho các cây cà chua quả tròn, vị ngọt tự thụ phấn với nhau thu được đời con có tỉ lệ phân li 25% quả
tròn, vị chua: 50% quả tròn vị ngọt: 25% quả bầu dục, vị ngọt. Kiểu gen của bố mẹ là:
Ab Ab AB Ab AB AB
A. x B. x C. AaBb x AaBb D. x
aB aB ab ab ab ab
Ab
CÂU 17: Xét tổ hợp gen , nếu tần số hoán vị gen là 20% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử liên kết
aB
của tổ hợp gen này là:
A. AB = ab = 10%. B. Ab = aB = 10%.
C. Ab = aB = 40%. D. AB = ab = 40%.
AB
CÂU 18: Xét tổ hợp gen , nếu tần số hoán vị gen là 40% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị
ab
của tổ hợp gen này là:
A. AB = ab = 10%. B. Ab = aB = 10%.
C. Ab = aB = 20%. D. AB = ab = 20%.
Bd
CÂU 19: Quá trình giảm phân của cơ thể có kiểu gen Aa xảy ra hoán vị với tần số 25%. Tỷ lệ % các
bD
loại giao tử hoán vị được tạo ra là:
A. ABD = aBD = Abd = abd= 12,5%. B. ABD = Abd = aBD = abd = 6,25%.
C. ABD = Abd = aBD = Abd = 12,5%. D. ABD = abD = Abd = aBd = 6,25%.
De
CÂU 20: Kiểu gen AABb khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 40%. Tỉ lệ giao tử AbDe:
dE
A. 15% B. 10% C. 20% D. 40%
De
CÂU 21: Kiểu gen XY khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 40%. Tỉ lệ giao tử X DE:
dE
A. 15% B. 10% C. 20% D. 40%
De
CÂU 22: Kiểu gen AabbXY khi giảm phân có xảy ra hoán vị với tần số 40%. Theo lý thuyết, tỉ lệ giao
dE
tử abX DE chiếm bào nhiêu?
A. 5% B. 10% C. 20% D. 40%
dE H
CÂU 23: Ở một loài thú, xét một cơ thể có kiểu gen AaBb X Y giảm phân hình thành giao tử đã tạo
De
ra loại giao tử AbDEXH chiếm tỉ lệ 2% trong tổng số giao tử tạo thành. Theo lí thuyết, số % tế bào đã
xẩy ra hoán vị gen là
A. 16%. B. 32%. C. 64%. D. 50%.
AB AB
CÂU 24: Cho phép lai (P) ♂ x♀ , hoán vị gen xảy ra ở giới đực là 20% và giới cái là 40%. Tính
ab ab
ab
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là:
ab
A. 40% B. 20% C. 12% D. 36%
AB Ab
CÂU 25: Cho phép lai (P) ♂ x♀ , hoán vị gen xảy ra 2 giới với tần số hoán vị gen 20%. Tính
ab aB
Ab
theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen ở F1 sẽ là:
aB
A. 40% B. 20% C. 32% D. 8%
CÂU 26: Một loài cây có gen A( thân cao) – B( quả tròn) đều trội hòan tòan. a ( thân thấp) – b (quả dài
), các gen này liên kết nhau. P: thân cao- quả tròn x thân thấp- quả dài. F1 thu được: 81 cao –tròn ; 79
thấp- dài ; 21 cao –dài ; 19 thấp – tròn. Kết luận là:
A. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 40%.
B. P: Ab/ aB x ab/ab với tần số HVG là 20%.
C. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 20%.
D. P: AB/ ab x ab/ab với tần số HVG là 40%.
CÂU 27: Ở cà chua alen A quy định thân cao; a: thân thấp; B: quả tròn; b: quả bầu dục. Hai cặp alen này
liên kết. Cho lai hai thứ cà chua thuần chủng được F1 toàn cà chua thân cao, quả tròn. Cho F1 giao
phấn ở F2 thu đựơc: 510 thân cao, quả tròn; 241thân cao, quả bầu dục; 239 thân thấp, quả tròn; 10
thân thấp, quả bầu dục. Xác định kiểu gen của cà chua F1 và tần số hoán vị gen?
A. AB/ab; f = 40% B. Ab/aB; f = 40% C. Ab/aB; f = 20% D. AB/ab ; f = 20%
CÂU 28: . Ở cà chua gen A quy định thân cao, a: thân thấp, B: quả tròn, b: bầu dục, các gen cùng nằm
trên một cặp NST tương đồng, cho lai một cây dị hợp về cả 2 cặp gen với một cây thân thấp quả tròn;
FB thu được: 310 cây thân cao quả tròn: 190 cây thân cao quả bầu dục: 440 cây thân thấp quả tròn: 60
cây thân thấp quả bầu dục. Tần số hoán vị giữa 2 gen nói trên là:
A.6% B. 12% C. 24% D. 36%
CÂU 29: Ở ruồi giấm, A thân xám trội hoàn toàn so với a thân đen, B cánh dài trội hoàn toàn so với b
cánh cut. Cho ruồi giấm dị hợp 2 cặp gen giao phối với nhau F1 thu được 4 kiểu hình trong đó kiểu
hình thân đen cánh cụt chiếm 7.5%. Tần số hoán vị ở ruồi giấm cái là:
A. 30% B. 40% C. 20% D. 36%
CÂU 30. Ở cà chua, gen A quy định thân cao, a thân thấp, B quả tròn, b quả bầu dục. Giả sử hai cặp gen
này nằm trên một cặp NST. Khi cho lai hai cây cà chua F1 thân cao quả tròn với nhau thì F2 thu được
65% số cây thân cao,quả tròn ; 15% thân thấp, quả bầu dục, 10% thân cao, quả bầu dục, 10% thân
thấp, quả tròn. Kiểu gen của hai cây cà chua F1 và TSHV gen của chúng là:
A. AB/ab (f = 30%) x AB/ab (LKG) B. AB/ab (f = 40%) x AB/ab (LKG)
C. Ab/aB (f = 20%) x AB/ab (LKG) D. AB/ab (f = 20%) x Ab/aB (f = 40%)

-------- ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ------------

C. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN


I. Di truyền liên kết với giới tính
1. Nhiễm sắc thể giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính
bằng nhiễm sắc thể
a. Nhiễm sắc thể giới tính
- Trên NST giới tính ngoài các gen qui định giới tính còn có các
gen qui định tính trạng thường.
Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng
NST.
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
b. Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng nhiễm sắc
thể
- Kiểu XX và XY:
+ Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây gai, cây chua me: con cái XX, con đực XY.
+ Ở chim, ếch nhái, bò sát, bướm: con cái XY, con đực XX.
- Kiểu XX và XO:
+ châu chấu, rệp, bọ xít: con cái XX, con đực XO.
+ Bọ nhậy: con cái XO, con đực XX.
2. Di truyền liên kết với giới tính
a. Gen trên NST X
- Thí nghiệm:

- Giải thích:
+ Gen qui định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có trên NST Y.
+ Cá thể đực XY chỉ cần 1 alen mằn trên X đã biểu hiện ra kiểu hình.
- Kết luận: Gen trên NST X di truyền theo qui luật di truyền chéo: Ông ngoại (P) → con gái (F1) →
Cháu trai (F2)
- Sơ đồ lai:
+ Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau.
+ Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới.
+ Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen quy định
một tính trạng.
b. Gen trên NST Y
- Thường NST Y ở các loài chứa ít gen.
- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này qui định chỉ được biểu hiện ở 1
giới.
- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
- Di truyền thẳng (cha truyền cho con trai).
c. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt
Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào nở ra tằm cái
bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao vì nuôi
tằm đực có năng suất tơ cao hơn.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. Di truyền ngoài nhân
a. Thí nghiệm:
Khi lai 2 thứ Đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận : P: (♀) Xanh lục x (♂) Lục nhạt
F 1: 100% Xanh lục
Lai nghịch : P: (♀) Lục nhạt x (♂) Xanh lục
F1: 100% Lục nhạt
- Nhận xét: Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch là khác nhau, F1 có kiểu hình giống mẹ.
b. Giải thích
Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho trứng, do vậy các
gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho qua tế bào chất của
trứng.
Kết luận: Tính trạng di truyền ngoài nhân di truyền theo dòng mẹ (không theo QLDT)

CÔNG THỨC
1. Di truyền ngoài nhân: (cây hoa phấn Mirabilis jalapa)
Lai thuận Lai nghịch
(P) : ♀ Lá đốm x ♂ Lá xanh (P) : ♀ Lá xanh x ♂ Lá đốm
F1 100% lá đốm F1 100% lá xanh
 Nhận xét : Đời con luôn có kiểu hình của mẹ
2. Di truyền liên kết với tính
a. Các kiểu NST giới tính
(1) Kiểu XX cái; XY đực : Người, ruồi giấm, động vật có vú, cây gai…
(2) Kiểu XY cái; XX đực: Chim, ếch nhái, bò sát, bướm, dây tây
(3) Kiểu XX cái; XO đực: Châu chấu, cào cào, bọ xít.
(4) Kiểu XX đực; XO cái: Bọ nhậy, rệp, mối.
b. Sự di truyền liên kết với giới tính
- Gen trên NST X
+ Kết quả của phép lai thuận và nghịch là khác nhau.
+ Có hiện tượng di truyền chéo (gen trên X của mẹ truyền cho con trai, gen trên X của bố truyền
cho con gái)
- Gen trên NST Y: di truyền thẳng

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÂU 1: Ở động vật lớp thú và ruồi giấm cặp nhiễm sắc thể giới tính ở hai giới được kí hiệu là:
A. con cái XX, con đực là XY. B. con cái XY, con đực là XX.
C. con cái XO, con đực là XY. D. con cái XX, con đực là XO.
CÂU 2: Chức năng của NST giới tính là:
A. chỉ chứa các gen quy định giới tính.
B. chỉ chứa gen quy định tính trạng thường.
C. chứa gen quy định tính trạng thường có liên kết với giới tính.
D. chứa các gen quy định giới tính và các gen quy định tính trạng có liên kết với giới tính.
CÂU 3: Hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng:
A. Gen quy định các tính trạng giới tính nằm trên các nhiễm sắc thể (NST) thường.
B. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST Y.
C. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST X.
D. Gen quy định các tính trạng thường nằm trên NST giới tính.
CÂU 4: Ở người bệnh mù màu là do gen lặn nằm trên NST giới tính X quy định, trên Y không mang gen
này. Một trong những đặc điểm của bệnh này là
A. xuất hiện đồng đều ở hai giới nam và nữ. B. chỉ xuất hiện ở nữ giới.
C. dễ xuất hiện ở nữ giới hơn nam. D. dễ xuất hiện ở nam giới hơn nữ.
CÂU 5: Bệnh mù màu ở người là do gen lặn trên NST giới tính X quy định, không có alen trên Y. Bố mẹ
đều không bị mù màu thì:
A. Chắc chắn tất cả con đều không bị mù màu.
B. Có thể xuất hiện con gái bị mù màu.
C. Có thể xuất hiện con trai bị mù màu.
D. Con trai và con gái đều có thể xuất hiện bệnh mù màu.
CÂU 6: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định mắt trắng, cặp gen
này nằm trên NST giới tính X không có alen trên Y. Cho ruồi cái thuần chủng mắt đỏ lai với ruồi đực
mắt trắng thì kết quả thu được ở F1 là:
A. 50% ♀ mắt đỏ: 50% ♂ mắt trắng.
B. 50% ♀ mắt trắng : 50% ♂ mắt đỏ.
C. 100% mắt đỏ.
D. 1 ♀ mắt đỏ: 1 ♀ mắt trắng: 1 ♂ mắt đỏ: 1 ♂ mắt trắng.
CÂU 7: Ở ruồi giấm, gen A: mắt đỏ, gen a: mắt trắng, cặp gen này nằm trên NST giới tính X, trên Y
không có gen này. Cho một cặp ruồi giấm lai với nhau theo phép lai P: XAXa × XAY. Ở F1 ruồi mắt đỏ
chiếm tỉ lệ là:
A. 50%. B. 75%. C. 25%. D. 12,5%.
CÂU 8: Con lai luôn biểu hiện tính trạng giống mẹ ở các tính trạng do gen nằm trong tế bào chất quy
định là do:
A. Giao tử cái to, không chứa NST chỉ chứa tế bào chất.
B. Giao tử đực nhỏ hơn, không di truyền cho con NST và tế bào chất.
C. Gen nằm trong tế bào chất luôn là gen trội nên biểu hiện ở con.
D. Giao tử cái to hơn giao tử đực và di truyền cho con phần lớn tế bào chất.
CÂU 9: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis
jalapa) và thu được kết quả như sau :
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P : ♀ cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh P : ♀ cây lá xanh × ♂Cây lá đốm
F1 : 100% số cây lá đốm F1 : 100% số cây lá xanh
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí thuyết,
thu được F2 gồm:
A. 75% số cây lá đốm: 25% số cây lá xanh. B. 100% số cây lá xanh.
C. 100% số cây lá đốm. D. 50% số cây lá đốm: 50% số cây lá xanh.
CÂU 10: Ở người, bệnh mù màu (đỏ, lục) là do đột biến gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X gây
nên (Xm). Nếu mẹ bình thường, bố bị mù màu thì con trai mùa màu họ đã nhận Xm từ:
A. bà nội B. bố C. mẹ D. ông nội
CÂU 11: Ở người gen M quy định máu bình thường, gen m quy định máu khó đông. Gen này nằm trên
nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình
thường và một con gái máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XMXm x XMY B. XMXM x XmY
C. XMXm x XmY D. XMXM x XMY
CÂU 12: Bệnh mù màu ở người được quy định bởi 1 gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen
tương ứng trên Y. Trong một quần thể người có thể tồn tại tối đa bao nhiêu kiểu gen biểu hiện tính
trạng trên?
A. 3 B. 4 C.5 D.6
CÂU 13: Ở người gen quy định tật dính ngón tay 2 và 3 nằm trên NST không có alen tương ứng nằm
trên NST X. Một người đàn ông bị tật dính ngón tay lấy vợ bình thường, sinh con trai bị tật dính ngón.
Người con này nhận gen tật dính ngón tay từ:
A. Bố B. Mẹ C. Ông ngoại D. Bà nội
CÂU 14: Ở Ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm trên NST X, không có alen nằm trên NST Y. Gen trội A
quy định mắt đỏ, alen lặn a quy định mắt trắng. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Nếu thế hệ F1
xuất hiện đồng thời cả ruồi cái mắt đỏ và ruồi cái mắt trắng thì kiểu gen của bố mẹ có thể là:
A. XaXa và XAY B. XaXa và XaY C. XAXa và XAY D. XAXa và XaY
CÂU 15: Ở người, gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể X, quy định tính trạng máu khó đông, gen trội
tương ứng A quy định tính trạng máu bình thường. Một cặp vợ chồng máu bình thường sinh con trai
mắc bệnh máu khó động. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là
A. XaXa và XAY B. XAXA và XaY C. XAXa và XAY D. XaXa và XaY
CÂU 16: Ở người, bênh máu khó đông do gen lặn m nằm trên NST X quy định, không có alen tương ứng
nằm trên NST Y. Gen trội M quy định mắt bình thường. Một người đàn ông bị bệnh mù màu lấy vợ mắt
bình thường, sinh con gái bị mù màu. Kiểu gen của cặp vợ chồng là
A. XMXm và XMY B. XMXm và XmY C. XmXm và XmY D. XMXM và XmY
CÂU 17 Ở người, bênh máu khó đông do một gen lặn m nằm trên NST X không có alen tương ứng trên
NST Y quy định. Cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh con trai bị bệnh máu khó đông với xác suất 25%
A. XmXm và XmY B. XMXm và XmY C. XmXm và XMY D. XMXM và XMY
CÂU 18: Ở ruồi giấm, alen A quy dịnh mắt đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Tính
theo lí thuyết, phép lai nòa sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình là 3 ruồi mắt đỏ : 1 ruòi mắt trắng?
A. X A X a x X A Y B. X A X a ×X a Y . C. XA XA ×Xa Y . D. X a X a ×X A Y
CÂU 19: Ở một loài động vật, alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định lông trắng,
gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y.
Tính theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu hình là 50% con lông trắng :
50% con lông vằn?
A. XAY × XAXa B. XAY × XaXa C. XaY × XAXA D. XaY × XaXa
CÂU 20: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Trong
trường hợp không xảy ra đột biến, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 2
ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng?
A. XAXa x XAY B. XAXA x XaY C. XAXa x XaY D. XaXa x XAY
CÂU 21: Ở người, gen B quy định mắt nhìn màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh
mù màu đỏ - xanh lục, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y.
Một cặp vợ chồng sinh được một con gái bị mù màu và một con trai mắt nhìn màu bình thường. Biết
rằng không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của cặp vợ chồng này là
A. XbXb × XBY. B. XBXB × XbY. C. XBXb × XBY. D. XBXb × XbY
CÂU 22: Ở người, alen m quy định bệnh mù màu (đỏ và lục), alen trội tương ứng mờ quy định mắt
nhìn màu bình thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với
nhiễm sắc thể giới tính Y. Alen a quy định bệnh bạch tạng, alen trội tương ứng A quy định da bình
thường, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không có đột biến xảy ra, theo lí
thuyết, cặp vợ chồng có kiểu gen nào sau đây có thể sinh con mắc cả hai bệnh trên?
A. AaXMXm × AAXmY B. AaXMXM × AaXmY
C. AaX X × AAX Y
m m M D. AaXmXm × AaXMY
CÂU 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B
quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; alen D quy định mắt đỏ trội hoàn
Ab D Ab D d
toàn so với alen d quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai : X Y X X cho đời con có tỉ
aB ab
lệ ruồi đực thân xám, cánh cụt, mắt đỏ là
A. 12,5% B. 6,25% C. 18,75% D. 25%
CÂU 24: Trong thí nghiệm của Moocgan, khi lai ruồi giấm cái mắt đỏ thuần chủng với ruồi đực mắt
trắng được F1. Cho ruồi F1 tiếp tục giao phối với nhau được F2 ¾ ruồi mắt đỏ và ¼ ruồi mắt trắng,
trong đó ruồi mắt trắng toàn là ruồi đực. Giải thích nào sau đây phù hợp với kết quả của phép lai trên?
A. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST Y không có alen trên X
B. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y
C. Gen qui định mắt trắng là gen trội nằm trên NST X không có alen trên Y
D. Gen qui định mắt trắng là gen lặn nằm trên NST Y không có alen trên X
CÂU 25: Ở gà, alen A quy định tính trạng lông vằn trội hoàn toàn so với alen a quy định tính trạng lông
nâu. Cho gà mái lông vằn giao phối với gà trống lông nâu (P), thu được F1 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Tiếp tục cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có kiểu hình phân li theo
tỉ lệ 1 gà lông vằn : 1 gà lông nâu. Phép lai (P) nào sau đây phù hợp với kết quả trên?
A. Aa  aa. B. AA  aa. C. XAXa  XaY D.XaXa  XAY
-------- ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ------------

D. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


CÂU 1: Những biến đổi ở kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá
thể dưới ảnh hưởng của môi trường được gọi là
A. đột biến. B. đột biến NST. C. đột biến gen. D. thường biến.
CÂU 2: Một trong những đặc điểm của thường biến là:
A. Thay đổi kiểu gen và thay đổi kiểu hình.
B. Không thay đổi kiểu gen, thay đổi kiểu hình.
C. Thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.
D. Không thay đổi kiểu gen, không thay đổi kiểu hình.
CÂU 3: Ở thỏ Himalaya, yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng đến sự biểu hiện của gen quy định màu lông
A. Hàm lượng đạm trong thức ăn. B. Nhiệt độ.
C. Ánh sáng. D. Độ pH của thức ăn.
CÂU 4: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không
đúng?
A. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
B. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
C. Kiểu hình là kết quả tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Bố mẹ không di truyền cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà di truyền một kiểu gen.
CÂU 5: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
C. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
D. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
CÂU 6: Trong các ví dụ sau đây, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu
vàng hoặc xám.
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ pH
của môi trường đất.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.
-------- ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ ✿◕ ‿ ◕✿ --------

You might also like