You are on page 1of 5

Bài 9.

QUI LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP


I.Thí nghiệm lai hai tính trạng
1. Thí nghiệm
Lai 2 thứ đậu Hà Lan thuần chủng(lai thuận nghịch).
P t/c: vàng ,trơn x xanh, nhăn
F1 : 100% vàng ,trơn
Cho 15 cây F1 ,tự thụ phấn hoặc giao phấn
F2 : 315 vàng ,trơn 101 vàng ,nhăn
108 xanh ,trơn 32 xanh, nhăn
2. Nhận xét kết quả thí nghiệm
- Xét riêng từng cặp tính trạng:
+ màu sắc: vàng/xanh = 3:1 (2 loại kiểu hình) ; + hình dạng: trơn/nhăn = 3:1 (2 loại kiểu hình)
Tỉ lệ phân li kiểu hình nếu xét riêng từng cặp tính trạng đều là 3: 1 (di truyền theo quy luật phân li).
- Tỉ lệ phân li kiểu hình chung ở F2 = 9:3:3:1= (3:1).(3:1)
Vậy tỉ lệ kiểu hình chung được tính bằng tích các tỉ lệ kiểu hình riêng (quy luật nhân xác suất )
- Số loại kiểu hình chung ở F2 =4 = 2.2 (bằng tích tỷ lệ kiểu hình riêng).
➔ 2 cặp alen qui định 2 tính trạng trên phân li độc lập.
3.Nội dung định luật
Các cặp nhân tố di truyền qui định các tính trạng khác nhau phân ly độc lập trong quá hình thành giao tử.
II. Cơ sở tế bào học
- Các cặp alen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
- Sự phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp NST tương đồng trong giảm phân hình thành giao tử dẫn đến sự
phân li độc lập và tổ hợp ngẫu nhiên của các cặp alen tương ứng.
* Sơ đồ lai
P(t/c) hạt vàng, trơn x hat xanh, nhăn
AABB aabb
Gp 100%AB 100%ab
F1 100%AaBb
F1 xF1 hạt vàng, trơn x hạt vàng, trơn
AaBb AaBb
GF1 AB, Ab, aB,ab AB, Ab, aB,ab
F2 KG KH
1AABB
2AABb
2AaBB 9 hạt vàng, trơn
4AaBb
1AAbb 3 hạt vàng, nhăn
2Aabb
1aaBB 3 hạt xanh, trơn
2aaBb
1aabb 1 hạt xanh, nhăn
III. Ý nghĩa của các quy luật Menđen
1.Dự đoán được kết quả phân li ở đời sau
2.Tạo nguồn biến dị tổ hợp, giải thích được sự đa dạng của sinh giới.
* Dấu hiệu nhận biết qui luật phân li độc lập:
- Tỉ lệ kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ kiểu hình riêng.
- Số loại kiểu hình chung bằng tích số loại kiểu hình riêng.
- Tăng xuất hiện biến dị tổ hợp ở đời con (những kiểu hình mới khác bố, mẹ do sự tổ hợp lại các alen đã có ở bố mẹ)
* Cách xác định số loại giao tử:
- 1 tế bào có kiểu gen đồng hợp giảm phân cho 1 loại giao tử. vd: tế bào Aabb → 1 loại giao tử.
- 1 tế bào có kiểu gen dị hợp (1 cặp gen trở lên) giảm phân cho 2 loại giao tử. (nếu tế bào sinh dục cái thì chỉ cho 1 loại
giao tử) vd: Tế bào sinh dục đựcAaBb → 2 loại giao tử,
Tế bào sinh trứng AaBb → 1 loại trứng.
- 1 cơ thể có kiểu gen đồng hợp giảm phân tạo 1 loại giao tử. vd KG Aabb → 1 loại giao tử
- 1 cơ thể có kiểu gen dị hợp n cặp gen thì giảm phân tạo 2n loại giao tử. vd: KG AaBbDd → 2.2.2 = 23 = 8 loại giao tử.
Bài 10. TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I.Tương tác gen:
- Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình
-Thực chất là sự tương tác giữa các sản phẩm của gen này với gen khác hoặc sản phẩm của gen khác.
1. Tương tác bổ sung:
a. Thí nghiệm:
Pt/c hoa trắng x Hoa trắng
F1 100%cây hoa đỏ
F1 tự thụ phấn
F2 có tỷ lệ KH 9/16đỏ:7/16 trắng
b. Nhận xét
- F2 có 16 kiểu tổ hợp , chứng tỏ F1 cho 4 loại giao tử → F1 chứa 2 cặp gen dị hợp phân li độc lập quy định 1 tính trạng→
có hiện tượng tương tác gen
c. Giải thích:
- Sự có mặt của 2 alen trội nằm trên 2 NST khác nhau quy định hoa đỏ (A-B-)
- Khi chỉ có 1 trong 2 gen trội hoặc không có gen trội nào quy định hoa màu trắng ( A-bb, aaB-, aabb)
* Cơ sở sinh hoá:
Gen A Gen B
 
Enzim A Enzim B
 
Tiền chất P→Sản phẩmP1(nâu)→Sản phẩmP2(Đen)
Trong đó, alen A tổng hợp enzim có hoạt tính, alen a tổng hợp enzim không có hoạt tính;alen B tổng hợp enzim có hoạt
tính, alen b tổng hợp enzim không có hoạt tính.
2. Tương tác cộng gộp:
a. Ví dụ:
-Vd1:Tác động cộng gộp của 3 gen trội quy định tổng hợp sắc tố mêlanin ở người. KG càng có nhiều gen trội thì khả năng
tổng hợp sắc tố mêlanin càng cao ,da càng đen, ko có gen trội nào da trắng nhất.
Vd2: Khi lai 2 thứ lúa mì thuần chủng hạt đỏ đậm và hạt trắng, F2 thu được 15 hạt đỏ( từ đỏ nhạt đến đỏ sẫm):1cây hạt
trắng.
b. Khái niệm:
Khi các alen trội thuộc 2 hay nhiều lôcut gen tương tác với nhau theo kiểu mỗi alen trội ( bất kể lôcut nào) đều làm tăng
sự biểu hiện của kiểu hình lên một chút.
c.Đặc điểm:
- Tỉ lệ phân li KH ở F2 là 15:1 hay 1:4:6:4:1
- Tính trạng càng do nhiều gen tương tác quy định thì sự sai khác về KH giữa các KG càng nhỏ và càng khó nhận biết
được các KH đặc thù cho từng KG
- Những tính trạng số lượng(sản lượng thóc, sản lượng sữa, khối lượng gia súc, gia cầm…) thường do nhiều gen quy
định, chịu ảnh hưởng nhiều của môi trường.
II. Tác động đa hiệu của gen:
1. Khái niệm:
Là hiện tượng 1 gen tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau
2.Ví dụ:
Gen HbA ở người quy định tổng hợp chuỗi  -Hemoglobin bình thường có 146 aa.Gen đột biến HbS cũng quy định tổng
hợp chuỗi  -Hemoglobin bình thường có 146 aa, nhưng chỉ khác aa vị trí số 6( thay Glutamic thành valin). Gây hậu quả
làm biến đổi hồng cầu hình đĩa lõm thành hình lưỡi liềm→Xuất hiện hàng loạt rối loạn bệnh lí trong cơ thể.
* Lưu ý: Các gen trong 1 tế bào không hoạt động độc lập, các tế bào trong 1 cơ thể cũng có tác động qua lại với nhau vì
cơ thể là 1 bộ máy thống nhât.
Bài 11. LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. Liên kết gen:
1. Thí nghiệm(SGK)
2. Nhận xét:
- Pt/c→Thân xám, cánh dài là tính trạng trội, F1 dị hợp 2cặp gen.
- Fa chỉ có 2 loại kiểu hình với tỷ lệ 1:1 (khác với tỉ lệ 1:1:1:1 theo Menđen)→F1 cho 2 loại giao tử với tỉ lệ 1:1
3. Giải thích :
- Số kiểu tổ hợp giảm, số kiểu hình giảm,do các gen trên cùng 1 NST luôn đi cùng nhau trong quá trình sinh giao tử, hạn
chế sự tổ hợp tự do của các gen.
BV bv
- SĐL: Pt/c ( Xám, dài) X (đen, cụt)
BV bv
G: BV bv
BV
F1 100% ( Xám,dài)
bv
BV bv
Pa :Đực ( Xám,dài) X cái (đen, cụt)
bv bv
Ga: 50% BV , 50% bv bv
BV bv
Fa: 50% : 50%
bv bv
KH: 1 Xám , dài :1 Đen, cụt.
4 .Đặc điểm của LKG hoàn toàn:
- Các gen trên cùng một NST phân li cùng nhau và làm thành nhóm gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài tương ứng số NST trong bộ NST đơn bội(n) của loài đó.
- Số nhóm tính trạng liên kết tương ứng với số nhóm gen liên kết.
5.Ý nghĩa:
- Làm hạn chế biến dị tổ hợp,đảm bảo sự duy truyền bền vững từng nhóm tính trạng quy định bởi các gen trên cùng 1
NST.
- Trong chọn giống, nhờ LKG mà các nhà chọn giống có khả năng chọn được những nhóm tính trạng tốt luôn luôn đi
kèm với nhau.
II. Hoán vị gen:
1. Thí nghiệm của Moogan và hiện tượng hoán vị gen
a. Thí nghiệm : sgk
b. Nhận xét:
- Pt/c→Thân xám, cánh dài là tính trạng trội, F1 dị hợp 2cặp gen.
- Fa có 4 loại KH với tỷ lệ 0,415:0,415: 0,085:0,085( khác với tỉ lệ 1:1:1:1 theo Menđen)→F1 cho 4 loại giao tử với tỉ lệ
0,415:0,415: 0,085:0,085
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:
- Sự TĐC giữa các Cromatit khác nguồn gốc của cặp NST tương đồng dẫn đến sự trao đổi, ( hoán vị) giữa các gen trên
cùng 1 cặp NST tương đồng.
- Các gen càng xa nhau thì lực liên kết càng yếu, càng dễ xảy ra HVG
* Cách tính tần số HVG:
- Bằng tỷ lệ phần trăm các loại giao tử mang gen hoán vị.
- Tần số HVG (x) từ 0-50%, không vượt quá 50%.
x = số cá thể HVG/ tổng số cá thể sinh ra
- Cách tính tỉ lệ giao tử :
x
+ Giao tử liên kết = 50% -
2
x
+ Giao tử HVG =
2
2. Ý nghĩa của HVG
-Làm tăng tần số biến dị tái tổ hợp, tạo điều kiện cho các gen quý có điều kiện tổ hợp lại với nhau→cung cấp nguyên liệu
cho CLNT và CLTN, có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá.
- Dựa vào kết quả phép lai phân tích có thể tính được tần số HVG, tính được khoảng cách tương đối giữa các gen rồi dựa
vào quy luật phân bố gen theo đường thẳngmà thiết lập bản đồ di truyền.
BÀI 12. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
a. NST giới tính:
- Là loại NST có chứa gen quy định giới tính ( có thể chứa các gen khác)
- Cặp NST giới tính XX gồm 2 chiếc tương đồng, cặp XY có vùng tương đồng ( chứa các locut gen giống nhau),có vùng
không tương đồng(chứa các gen đặc trưng cho từng NST).
b. Một số cơ chế TB học xác định giới tính bằng NST:
* Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người
- Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, ếch nhái, bò sát
* Kiểu XX, XO:
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu ,rệp, bọ xit
- Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy
II. Di truyền liên kết với giới tính:
1. Di truyền liên kết với giới tính:
a. Gen trên NST X: ( gen trên NST X không có đoạn tương đồng trên Y)
* Thí nghiệm (SGK)
*Nhận xét :
- Kết quả của 2 phép lai thuận nghịch của Moocgan là khác nhau và khác kết quả của phép lai thuận nghịch của Menđen
- Ở phép lai thuận F1 100% mắt đỏ, F2 đc 3 đỏ: 1 trắng→tính trạng màu mắt tuân theo quy luật đồng tính và phân tính.A
mắt đỏ > a mắt trắng
-Trong phép lai nghịch,ở F1chỉ có ruồi đực mắt trắng→Gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính.(chỉ có
trên NST X mà không có trên Y→ vì vậy cá thể đực ( XY) chỉ cần 1 gen lặn nằm trên NST X đã biểu hiện ra KH)
* Sơ đồ lai:thuận
Pt/c cái mắt đỏ x mắt trắng đực
XAXA XaY
Gp XA, XA Xa ,Y
F1 X X , X Y (100% mắt đỏ)
A a A

F1x F1 cái mắt đỏ x đực mắt đỏ


XAXa XAY
A a
GF1 X , X XA , Y
F2 XAXA, XAXa ,XAY, XaY( 3 mắt đỏ: 1 trắng)

* Đặc điểm di truyền của gen trên NST X:

Di truyền chéo: gen trên X của “bố” truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ “mẹ”.

b. Gen trên NST Y:( gen trên NST Y không có đoạn tương đồng trên X)
VD : Người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì ko bị tật này
* Giải thích : Gen quy định tính trạng nằm trên NST Y, ko có alen tương ứng trên X→ Di truyền cho tất cả cá thể mang
kiểu gen XY trong dòng họ
* Đặc điểm : Di truyền thẳng
2. Khái niệm:
Di truyền liên kết với giới tính là hiện tượng di truyền các tính trạng mà các gen xác định chúng nằm trên NST giới tính.
3.Cơ sở tế bào học: Do sự phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính dẫn đến sự phân li và tổ hợp của các gen nằm trên
NST giới tính.
4. Ý nghĩa của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính:
- Dựa vào tính trạng liên kết với giới tính để sớm phân biệt đực , cái và điều khiển tỉ lệ đực ,cái tuỳ thuộc vào mục tiêu
sản xuất.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.
II. Di truyền ngoài nhân:
- Đặc điểm: +Đời con luôn có 1 loại kiểu hình và giống mẹ (di truyền theo dòng mẹ).
+ Lai thuận cho kết quả khác lai nghịch.
+ Vai trò chủ yếu thuộc về tế bào chất của mẹ.
Bài 13. ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
I. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Gen ( ADN) → mARN →Prôtêin → tính trạng
- Qúa trình biểu hiện của gen qua nhiều bước nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng như bên ngoài chi
phối.
II.Sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường:
1.Hiện tượng:
-Ở thỏ: + Tại vị trí đầu mút cơ thể
( tai, bàn chân, đuôi, mõm) có lông màu đen
+Ở những vị trí khác lông trắng muốt
2.Giải thích:
- Tại các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn nên có khả năng tổng hợp được sắc tố mêlanin làm cho lông màu
đen
- Các vùng khác có nhiệt độ cao hơn không tổng hợp mêlanin nên lông màu trắng
→ Làm giảm nhiệt độ thì vùng lông trắng sẽ chuyển sang màu đen
3.Kết luận :
- Môi trường có thể ảnh hưởng đến sự biểu hiện của kiểu gen
Môi trường
Kiểu gen ⎯⎯⎯ → Kiểu hình
4. Ứng dụng:
Kĩ thuật
Giống ⎯⎯⎯ → Năng suất
III. Mức phản ứng của kiểu gen
1. Khái niệm:
- Kiểu gen là tập hợp tất cả các gen có trong hệ gen
- Tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau gọi là mức phản ứng của 1 kiểu gen.
VD:Con tắc kè hoa
- Trên lá cây: da có hoa văn màu xanh
của lá cây
-Trên đá: màu hoa rêu của đá
-Trên thân cây: da màu hoa nâu
2. Đặc điểm:
- Mức phản ứng do gen quy định, trong cùng 1 kiểu gen mỗi gen có mức phản ứng riêng
- Có 2 loại mức phản ứng: mức phản ứng rộng và mức phản ứng hẹp, mức phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi
- Di truyền được vì do kiểu gen quy định
- Thay đổi theo từng loại tính trạng
3.Phương pháp xác định mức phản ứng
Để xác định mức phản ứng của 1 kiểu gen cần phải tạo ra các cá thể sv có cùng 1 kiểu gen, với cây sinh sản sinh dưỡng có thể xác
đinh mức phản ứng bằng cách cắt đồng loạt cành của cùng 1 cây đem trồng và theo dõi đặc điểm của chúng
4. Sự mềm dẻo về kiểu hình:
- Khái niệm: Hiện tượng một kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác nhau gọi là sự mềm dẻo về
kiểu hình ( thường biến)
- Do sự tự điều chỉnh về sinh lí giúp sv thích nghi với những thay đổi của môi trường
- Mức độ mềm dẻo về kiểu hình phụ thuộc vào kiểu gen, không liên quan đến sự thay đổi về kiểu gen.
- Mỗi kiểu gen chỉ có thể điều chỉnh kiểu hình của mình trong 1 phạm vi nhất định.

You might also like