You are on page 1of 14

TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

BÀI 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN

I. LIÊN KẾT GEN (DI TRUYỀN LIÊN KẾT HOÀN TOÀN)


1. Thí nghiệm của Moocgan:
Pt/c : Ruồi thân xám, cánh dài x Ruồi thân đen, cánh cụt
F1 : 100% thân xám, cánh dài
Lai phân tích ruồi đực F1
Pa : Ruồi đực F1 thân xám, cánh dài x Ruồi cái thân đen, cánh cụt
Fa : 1 Ruồi thân xám, cánh dài : 1 Ruồi thân đen, cánh cụt

2. Cơ sở tế bào học:
- Hai cặp gen quy định tính trạng màu sắc thân và tính trạng hình dạng cánh cùng năm
trên 1 cặp NST tương đồng.
- Các gen liên kết hoàn toàn trong quá trình giảm phân tạo giao tử nên ruồi đực F1 dị hợp
2 cặp gen chỉ tạo được 2 loại giao tử  Fa có tỉ lệ 1 : 1.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

A a

B b

A a

B b

3. Sơ đồ lai:

4. Kết luận:
Các gen nằm trên cùng 1 NST (nhóm gen liên kết) thường di truyền cùng nhau gọi là
hiện tượng di truyền liên kết gen. Số nhóm gen liên kết của 1 loài thường bằng số lượng
NST trong bộ NST đơn bội (n).
5. Ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen:
- Làm hạn chế sự xuất hiện biến dị tổ hợp, đảm bảo sự di truyền bền vững từng nhóm
tính trạng quy định bởi các gen trên cùng một NST.
- Gây đột biến chuyển đoạn để chuyển những gen có lợi vào cùng 1 NST  Tạo
được giống có những đặc điểm mong muốn.

II. HOÁN VỊ GEN:


1. Thí nghiệm của Moocgan:
Pt/c : Ruồi thân xám, cánh dài x Ruồi thân đen, cánh cụt
F1 : 100% thân xám, cánh dài
Ruồi cái F1 thân xám, cánh dài x Ruồi đực thân đen, cánh cụt
Fa: 965 thân xám, cánh dài (41,5%), 206 thân xám, cánh cụt (8,5%)
944 thân đen, cánh cụt (41,5%), 185 thân đen, cánh dài (8,5%)
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

2. Cơ sở tế bào học:
- Gen quy định hình dạng cánh và màu sắc thân cùng nằm trên 1 NST. Khi giảm phân
chúng đi cùng nhau nên phần lớn con giống bố hoặc mẹ.
- Trong giảm phân hình thành giao tử cái, ở 1 số tế bào, khi các NST tương đồng tiếp
hợp với nhau, giữa chúng xảy ra hiện tượng trao đổi chéo  đổi vị trí các gen  xuất
hiện tổ hợp gen mới (hoán vị gen).
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

3. Kết luận:
Hoán vị gen là hiện tượng các gen trong cùng cặp alen đổi chỗ cho nhau làm thay đổi
nhóm gen liên kết.
* Cách tính tần số hoán vị gen trong phép lai phân tích

TSHVG = tỷ lệ % số cá thể có tái tổ hợp gen (cá thể mang gen hoán vị) trên tổng số cá
thể ở đời con (hay TSHVG = tổng tỷ lệ % các loại giao tử mang gen hoán vị)
Số cá thể mang gen hoán vị
TSHVG = x100
Tổng số cá thể ở đời con

Lưu ý:
- Hoán vị gen có thể xảy ra đồng thời ở 2 giới hoặc chỉ xảy ra ở 1 trong 2 giới đực hay
cái.
- Tần số HVG không vượt quá 50% (0% - 50%).
- Tần số HVG biểu hiện khoảng cách tương đối giữa các gen (khoảng cách giữa các
gen càng lớn thì TSHVG càng lớn).
4. Sơ đồ lai:

5. Ý nghĩa của hoán vị gen:


- Hoán vị gen làm tăng biến dị tổ hợp, tạo nên nguồn biến dị di truyền cho quá trình tiến
hóa và chọn giống.
- Hoán vị gen là cơ sở để lập bản đồ di truyền giúp dự đoán tần số các tổ hợp gen mới
trong các phép lai, có ý nghĩa trong chọn giống và nghiên cứu khoa học.
- Đơn vị bản đồ được tính bằng 1% tần số hoán vị gen (còn gọi là 1 centiMoocgan -
1cM).
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

CÂU HỎI ÔN TẬP

Câu 1: Dưới đây là kết quả thí nghiệm lai ruồi giấm của Moocgan. Hãy viết sơ đồ lai từ P
đến F2.
Câu 2: Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết hay phân li độc lập?
Câu 3: Có thể dùng những phép lai nào để xác định khoảng cách giữa 2 gen trên NST? Phép
lai nào hay được dùng hơn? Vì sao?
Câu 4: Ruồi giấm có 4 cặp NST. Vậy ta có thể phát hiện được tối đa là bao nhiêu nhóm gen
liên kết?
-------//-------
Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH:


1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
a. NST giới tính:
- Chứa các gen quy định tính trạng giới tính và các gen quy định tính trạng thường.
- Trong cặp NST giới tính XY ở người:
+ Đoạn tương đồng: chứa các locut gen giống nhau (cặp gen alen).
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

+ Đoạn không tương đồng: chứa các gen đặc trưng cho từng
NST.

b. Cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:


- Con cái có cặp NST XX, con đực có cặp NST XY: ở động vật có vú và ruồi giấm…
- Con cái có cặp NST XY, con đực có cặp NST XX: ở chim, bướm…
- Con cái có cặp NST XX con đực chỉ có một X (XO): ở châu chấu.
- Con cái có cặp NST XO con đực NST XX: ở rệp, bọ gậy, mối.
2. Di truyền liên kết với giới tính:
a. Gen trên NST giới tính X:
- Thí nghiệm của Moocgan ở ruồi giấm: Ông phát hiện thấy một số ruồi đực mắt trắng,
và tiến hành lai thuận nghịch để tìm hiểu quy luật di truyền tính trạng này.
PHÉP LAI THUẬN PHÉP LAI NGHỊCH
Ptc: ♀ Mắt đỏ x ♂ Mắt trắng Ptc: ♀ Mắt trắng x ♂ Mắt đỏ
F1: 100% ♂ , ♀ Mắt đỏ F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
F2: 100% ♀ Mắt đỏ F2: 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng
50% ♂ Mắt đỏ: 50% ♂ Mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ: 50% ♂ Mắt trắng

Trong thí nghiệm của Menđen, phép lai thuận và nghịch cho kết quả như nhau ≠ thí nghiệm của
Moocgan.
- Giải thích (cơ sở tế bào học):
+ Qui ước: A: mắt đỏ, a: mắt trắng.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

+ Gen quy định màu mắt nằm trên NST X, không có alen tương ứng trên NST Y, nên con
đực chỉ cần 1 alen lặn nằm trên X ( XaY) đã biểu hiện tính trạng mắt trắng, con cái cần 2
alen lặn (XaXa) mới biểu hiện tính trạng mắt trắng ruồi đực mắt trắng dễ tìm thấy hơn
ruồi cái mắt trắng.

- Sơ đồ lai:
Phép lai thuận Phép lai nghịch

P: XAXA x XaY P: XaXa x XAY


G: XA Xa , Y G: Xa XA, Y
F1: XAXa , XA Y F1: XAXa , Xa Y
(100% mắt đỏ) (100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng)
F1 x F1: XAXa x XAY F1 x F1: XAXa x Xa Y
G: XA, Xa XA, Y G: XA, Xa Xa , Y
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

F2: XAXA, XAXa, XAY, XaY F2: XAXa, XaXa, XAY, XaY
100% ♀ mắt đỏ 50% ♀ mắt đỏ: ♀ mắt trắng.
50% ♂ mắt đỏ: 50% ♂ mắt trắng 50% ♂ mắt đỏ: 50% ♂ mắt trắng.

b) Gen nằm trên NST Y :


- Ở một số loài NST Y hầu như không mang gen. Nếu có gen nằm ở vùng không tương
đồng thì tính trạng luôn được biểu hiện ở một giới (XY).
- Vd: Ở người, tính trạng có túm lông trên vành tai hoặc tật dính ngón tay số 2 và số 3 do
gen nằm trên NST Y quy định chỉ nên thấy ở đàn ông (Di truyền từ bố cho con trai)
c) Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:
- Phân biệt sớm giới tính của vật nuôi để chỉ tiến hành nuôi một giới cho năng suất cao sẽ
đem lại lợi ích kinh tế rất lớn.
- Vd: Phân biệt sớm tằm đực, cái qua màu sắc của trứng đem lại hiệu quả kinh tế cao vì
nuôi tằm đực cho năng suất tơ cao hơn nuôi tằm cái.
* Kết luận: Nếu kết quả lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân li kiểu hình khác nhau ở 2
giới thì gen qui định tính trạng nằm trên NST giới tính.
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN:
1. Ví dụ:
- Thí nghiệm của Coren (1909) ở cây hoa phấn :
Phép lai thuận Phép lai nghịch
PTC : ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh PTC : ♀ cây lá xanh x ♂ cây lá đốm
F1 : 100% cây lá đốm F1 : 100% cây lá xanh

Nhận xét : đời con luôn có kiểu hình giống mẹ.


- Vd: Một bệnh di truyền ở người gây bệnh động kinh do một đột biến điểm trong gen của
ti thể  ti thể không tạo đủ ATP  tế bào thần kinh và cơ bị chết các mô bị thoái hóa.
2. Nhận xét:
Kết quả của phép lai thuận - nghịch khác nhau, con lai luôn có KH giống mẹ.
3. Nguyên nhân: Do khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân, không truyền tế bào chất
cho trứng. Do đó, các gen nằm trong tế bào chất chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào
chất của trứng.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

4. Đặc điểm:
- Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, con lai mang kiểu hình của mẹ.
- Các tính trạng di truyền không tuân theo qui luật di truyền của gen trên NST trong
nhân.
Câu hỏi củng cố
Câu 1: Nêu các đặc điẻm di truyền của tính trạng do gen nằm trên NST X quy định?
Câu 2: Làm thế nào để biết được một bệnh di truyền nào đó do gen lặn trên NST X quy định
hay do gen trên NST thường quy định?
Câu 3: Nêu đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân? Làm thế nào để biết được tính trạng nào
do gen trong nhân hay gen ngoài nhân quy định?
Câu 4: Trong một gia đình có bố và mẹ bình thường, sinh một con trai bị mù màu. Biết bệnh
này do 1 gen lặn trên NST X quy định (không có alen trên NST Y). Người con trai này nhận
gen bệnh tù bố hay mẹ? Giải thích bằng sơ đồ lai.
-------------//------------
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ
BIỂU HIỆN CỦA GEN

I- MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG:


- Trong thực tế sự biểu hiện của gen phải qua nhiều bước (gen (ADN)  mARN 
Polipetit  Prôtêin  Tính trạng) nên có thể bị nhiều yếu tố môi trường bên trong cũng
như bên ngoài chi phối.
II- SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA KIỂU GEN VÀ MÔI TRƯỜNG:
Vd 1: Giống thỏ Himalaya có bộ lông trắng ngoại trừ các đầu mút của cơ thể như: tai, đuôi,
bàn chân và mõm thì lông có màu đen.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

Giải thích: các tế bào ở đầu mút cơ thể có nhiệt độ thấp hơn  tổng hợp được sắc tố
mêlanin lông đen.

Vd 2 : Các cây hoa cẩm tú cầu trồng ở nơi đất có độ pH khác nhau cho các màu hoa khác
nhau (cùng 1 KG).

Vd 3 : Ở người, bệnh phêninkêtô niệu (do một gen lặn trên NST thường quy định gây rối
loạn chuyển hóa axit amin phêninalanin bị thiểu năng trí tuệ). Nếu phát hiện sớm và áp
dụng chế độ ăn kiêng giảm bớt thức ăn có chứa axit amin phêninalanin  Trẻ em có thể
phát triển bình thường.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

* Kết luận: Kiểu hình được tạo thành do sự tương tác giữa Kiểu gen với Môi trường.
III- MỨC PHẢN ỨNG CỦA KIỂU GEN:
1. Mức phản ứng:
KN: Tập hợp các kiểu hình khác nhau của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi
trường khác nhau được gọi là mức phản ứng của KG.
môi trường 1 kiểu hình 1

môi trường 2 kiểu hình 2

Kiểu gen môi trường 3 kiểu hình 3 mức phản ứng

…….

Môi trường n kiểu hình n

- Tính trạng có mức phản ứng rộng: thường là những tính trạng số lượng như năng suất,
khối lượng, sản lượng trứng và sữa . . . có thể thay đổi phụ thuộc vào điều kiện chăm sóc
(môi trường). Ví dụ: Sản lượng sữa của 1 giống bò.
- Tính trạng có mức phản ứng hẹp: thường là những tính trạng chất lượng, phụ thuộc nhiều
vào kiểu gen. Ví dụ: Tỉ lệ bơ trong sữa của 1 giống bò.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

- Để xác định mức phản ứng của một KG cần tạo ra những cá thể SV có cùng 1 kiểu gen.
Cây sinh sản sinh dưỡng: cắt các cành của cùng một cây đem trồng ở những môi
trường khác nhau rồi theo dõi các đặc điểm của chúng.

2. Thường biến:
KN: Hiện tượng kiểu hình của một cơ thể (1 kiểu gen) có thể thay đổi trước các điều kiện
môi trường khác nhau được gọi là sự sự mềm dẻo kiểu hình (còn gọi là thường biến).
* Ví dụ:
+ Cây xoài rụng lá nhiều vào tháng 2, 3 cuối mùa khô ở miền Nam.
+ Sự thay lông vào mùa đông và mùa hè của các loài thỏ, cáo, chồn… ở vùng
ôn đới.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

- Sự mềm dẻo kiểu hình là do sự điều chỉnh về sinh lý bên trong cơ thể, giúp SV thích
nghi với sự thay đổi của môi trường.
- Mức độ mềm dẻo của kiểu hình lại phụ thuộc vào kiểu gen vì mỗi kiểu gen chỉ có thể
điều chỉnh kiểu hình trong 1 phạm vi nhất định.

Phân biệt thường biến và đột biến


Các tiêu chí Thường biến Đột biến

Là hiện tượng một kiểu gen có thể Là những biến đổi trong cấu trúc
thay đổi kiểu hình trước các điều kiện của gen, NST.
Định nghĩa
môi trường khác nhau.

Không di truyền được. Di truyền được.

Đặc điểm Định hướng và xảy ra đồng loạt Vô hướng và có tính cá thể.

Ví dụ Cây xoài rụng lá vào cuối mùa khô Bệnh mù màu ở người.

Giúp sinh vật thích nghi với điều Có thể có hại, có lợi hay trung tính
kiện môi trường sống. là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho
Ý nghĩa
tiến hóa và chọn giống.
TỔ SINH- THPT MẠC ĐĨNH CHI TÀI LIỆU HỌC TẬP SINH 12

Câu hỏi củng cố

Câu 1: Sơ đồ nào sau đây phản ánh đúng về mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
A.Gen (AND) mARN  tARN  protein  tính trạng
B. Gen (AND) mARN  tARN  protein  tính trạng
C. Gen (AND) tARN  mARN  protein  tính trạng
D. Gen (AND) mARN  chuỗi polipeptit protein  tính trạng
Câu 2: Bệnh pheninketo niệu ở người do đột biến gen lặn trên NST thường. Người mắc bệnh
có thể biểu hiện ở nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau phụ thuộc trực tiếp vào
A. hàm lượng pheninalanin có trong khẩu phần thức ăn .
B. hàm lượng pheninalanin có trong máu .
C. khả năng chuyển hóa pheninalanin thành tirozin
D. khả năng thích nghi của tế bào thần kinh não .
Câu 3: Khẳng định nào dưới đây là không đúng ?
A.Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước điều kiện môi trường
B.Kiểu hình của một cơ thể không chi phụ thuộc vào kiểu gen mà còn phụ thuộc vào môi
trường
C.Bố mẹ truyền đạt cho con kiểu gen và những tính trạng đã hình thành sẵn .
D.Mức phản ứng là tập hợp các Kiểu hình của một kiểu gen tương ứng với các môi trường
khác nhau.
Câu 4: Ví dụ nào sau đây đúng với thường biến?
A. Một số người mắt không phân biệt được màu lục và đỏ .
B. Hồng cầu hình liềm có hậu quả như rối loạn tâm thần, suy thận, liệt.
C. Cây bàng và cây xoài vào cuối mùa khô ở miền Nam thường rụng lá .
D. Tỉ lệ protein có trong sữa tùy thuộc vào từng giống bò .
Câu 5: Các cây hoa cẩm tú cầu dù chung một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các
trung gian khác giữa màu đỏ và tím tùy thuộc vào độ pH của đất. Có bao nhiêu phát biểu
đúng?
1. Màu hoa cẩm tú cầu có thể biểu hiện các dạng trung gian khác của màu tím – đỏ gọi là sự
mềm dẻo kiểu hình .
2. Sự biểu hiện màu hoa sự tác động cộng gộp
3. Tập hợp các màu sắc hoa khác nhau của hoa cẩm tú cầu tương ứng với từng môi trường
khác nhau gọi là mức phản ứng.
4. Sự thay đổi độ pH của đất đã làm biến đổi kiểu gen của các cây cẩm tú cầu dẫn đến sự thay
đổi kiểu hình .
A.2. B.1. C.3 D.4

------------//-----------

You might also like