You are on page 1of 2

DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH

I. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Trường hợp nào sau đây gen không tồn tại thành cặp alen?
A. Gen nằm trên NST thường ở cơ thể lưỡng bội B.Gen nằm trên NST X ở giới đồng giao tử
C. Gen nằm trên NST giới tính X ở cơ thể lưỡng bội D. Gen nằm trên NST Y ở giới dị giao tử
Câu 2. Cho con đực XY lông đỏ giao phối với con cái lông đỏ, đời con thu được 50% con cái lông đỏ: 25% con
đực lông đỏ: 25% con đực lông trắng. Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật:
A. Liên kết với giới tính, gen trên X B. Theo dòng mẹ, gen nằm ở tế bào chất
C. Liên kết với giới tính, gen trên Y D. Gen nằm trên Y ở giới dị giao tử
Câu 3. Điều nào sau đây không phải là đặc điểm di truyền tính trạng lặn do gen nằm trên X quy định?
A. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện chủ yếu ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY
B. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ sang con trai, bố sang con gái.
C. Trong cùng 1 phép lai, tỉ lệ KH ở giới đực thường khác với giới cái.
D. Tỉ kệ KH của phép lai thuận giống với tỉ lệ KH của phép lai nghịch
Câu 5. Điều nào dưới đây không đúng về mối quan hệ giữa KG-MT-KH?
A. KH không chỉ phụ thuộc KG mà còn phụ thuộc môi trường.
B. Bố mẹ không truyền cho con tính trạng có sẵn mà di truyền 1 kiểu gen
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa KG và môi trường.
D. Khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường là do ngoại cảnh quyết định
Câu 6. Sự di truyền của các tính trạng được quy định bởi gen trên Y có đặc điểm như thế nào?
A. Chỉ biểu hiện ở cơ thể đực B. Chỉ biểu hiện ở cơ thể cái
C. có hiện tượng di truyền chéo D. Chỉ biểu hiện ở cơ thể XY.
Câu 7. Ở gà, gen trội R quy định lông vằn, r- lông không vằn nằm trên X. Để có thể sớm phân biệt gà trống và gà
mái khi mới nở bằng tính trạng màu lông người ta phải thực hiện phép lai:
A. ♂XRXR x ♀XRY B. ♂XrXr x ♀XRY C. ♂XRXr x ♀XRY D. ♂XRXr x ♀XrY
Câu 8. Khi nói về mức phản ứng, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của cùng 1 KG B. Ở giống tc, các gen đều có mức phản ứng giống
nhau
C. Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền D. tính trạng chất lượng thường có mức phản
ứng hẹp.
Câu 9. Ở cừu, KG: HH – có sừng, KG: hh- không sừng, KG: Hh biểu hiện có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu
cái. Gen này nằm trên NST thường. Cho lai cừu đực không sừng với cừu cái có sừng được F1. Cho F1 giao phối
với nhau được F2. Theo lí thuyết, tỉ lệ KH ở F1 và F2?
A. F1: 1 có sừng/1 không sừng, F2: 3 có sừng/ 1 không sừng. B. F1: 1 có sừng/1 không sừng, F2: 1 có sừng/1
không sừng
C. F1: 100% có sừng, F2: 3 có sừng/ 1 không sừng D. F1: 100% có sừng, F2: 1 có sừng/ 1 không sừng.
Câu 10. Ở phép lai nào sau đây tỉ lệ KH ở giới đực khác giới cái?
A. XAXA x XaY B. XAXa x XaY C. XAXa x XAY D. XaXa x XaY
Câu 11. Gen ngoài nhân được thấy ở: A. ti thể, lục lạp
B. ti thể, lục lạp và AND của vi khuẩn C. ti thể, lục lạp và riboxom D. ti thể, trung thể và nhân tế bào
Câu 12. Ở tế bào nhân thực, điểm khác nhau cơ bản giữa cấu trúc AND trong nhân và ngoài nhân:
1. Chỉ có AND ngoài nhân mới có cấu trúc dạng vòng
2. Cấu trúc hóa học của 2 loại AND này khác nhau ở 1 số bazonitric
3. AND ngoài nhân có số lượng đơn phân ít hơn AND trong nhân
4. AND ngoài nhân không được cấu tạo theo nguyên tắc bổ sung.
Đáp án đúng: A. 12 B. 13 C. 123 D. 134
Câu 13. Màu sắc của hoa loa kèn do gen nằm trong tế bào chất quy định, hoa vàng trội so với hoa xanh. Lấy hạt
phấn của cây hoa vàng thụ phấn cho cây hoa màu xanh được F1. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ KH ở F2 là:
A. 100% cây hoa màu vàng B. 100% cây hoa màu xanh
C. 75% cây hoa vàng: 25% cây hoa xanh D. Trên mỗi cây đều có cả hoa vàng và hoa xanh.
Câu 14. Gen nằm ở tế bào chất có đặc điểm:
A. luôn tồn tại thành từng cặp alen B. có hàm lượng ổn định và đặc trưng cho loài
C. không di truyền theo quy luật phân li của Menden D. Chỉ nằm trong tế bào chất của tế bào cơ thể cái.
Câu 16. Để xác định 1 tính trạng nào đó là do gen trong nhân hay trong tế bào chất quy định, người ta dùng phép
lai: A. Lai phân tích B. Lai khác dòng C. Lai xa D. Lai thuận nghịch
Câu 17. Dấu hiệu nhân biết có liên kết giới tính:
1. Tỉ lệ phân li KH giới đực khác giới cái 2. Kết quả của lai thuận và lai nghich khác nhau
3. Số lượng cá thể ở giới đực khác số lượng cá thể giới cái
Phương án đúng: A.12 B. 13 C. 23 D. 123
Câu 18. Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen, F1 lông vằn. Cho F1 giao phối tự do đời con có 150
gà lông vằn, 50 gà lông đen (lông đen chỉ có ở gà mái). Cho biết tính trạng màu lông do 1 cặp gen quy định, kết
luận nào sau đây không đúng?
A. Lông vằn trội hoàn toàn so với lông đen B. Màu sắc lông di truyền liên kết với giới tính
C.Gà trống lông vằn F1 có kiểu gen dị hợp D. Có hiện tượng gen gây chết ở trạng thái đồng hợp lặn
Câu 19. Xét phép lai P: ♂ lông không có đốm tc x ♀ lông có đốm tc. F1 con đực 100% lông có đốm, con cái
100% lông không đốm. Cặp tính trạng này di truyền theo quy luật: A. Trội hoàn toàn
B. liên giới tính di truyền chéo C. di truyền theo dòng mẹ D. liên giới tính di truyền thẳng
Câu 21. Khi nói về sự di truyền của tính trạng, kết luận nào sau đây là đúng?
A. Trên cùng 1 cơ thể, các tính trạng di truyền phụ thuộc nhau.
B. Mỗi cặp ính trạng chỉ di truyền theo 1 quy luật và đặc trưng cho loài.
C. Tính trạng chất lượng thường do nhiều gen tương tác qua lại quy định
D.Khi gen bị đột biến thì quy luật di truyền của tính trạng sẽ bị thay đổi.
Câu 24. Cho con đực thân đen tc lai với con cái thân xám tc thì F1 đồng loạt thân xám. Ngược lại khi cho con đực
thân xám tc lai với con cái thân đen tc thì F1 đồng loạt thân đen. Kết luận nào sau đây đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể B. Gen quy định tính trạng nằm ở bào quan ti thể hoặc lục lạp
C. Gen quy định tính trạng nằm ở NST thường D. Gen quy định tính trạng nằm ở NST giới tính
Câu 30. Ở ruồi giấm, A- thân xám trội hoàn toàn so với a- thân đen. B- cánh dài trội hoàn toàn so với b- cánh cụt. 2
cặp gen này cùng nằm trên 1 cặp NST thường. Gen D nằm trên NST X quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với d-

mắt trắng. Phép lai XDXd x XDY cho F1 có kiểu hình thân đen cánh cụt mắt đỏ chiếm 15%. Tần số HVG

là: ?
A. 20% B. 15% C. 40% D. 10%

.........................................HẾT..........................................

You might also like