You are on page 1of 3

SỞ GD&ĐT THÁI NGUYÊN ĐỀ THI HỌC KỲ 1 - NĂM HỌC 2013 - 2014

TRƯỜNG THPT LƯƠNG PHÚ MÔN SINH HỌC LỚP 12


Thời gian làm bài: 45 phút; (30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 314
Câu 1: Cây hoa Cẩm Tú Cầu thuần chủng mọc ở những nơi khác nhau có thể cho màu hoa khác nhau, hiện
tượng này do
A. cường độ ánh sáng khác nhau. B. nhiệt độ môi trường khác nhau.
C. lượng phân bón khác nhau. D. độ pH của đất khác nhau.
Câu 2: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, không có alen tương ứng
trên Y; Một cặp vợ chồng: người vợ có bố bị bệnh máu khó đông, mẹ không mang gen bệnh, người chồng có
bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?
A. Tất cả con gái không bị bệnh, 50% con trai bị bệnh, 50% con trai bình thường.
B. Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.
C. 50% con gái bị bệnh, 50% con gái không bị bệnh, 50% con trai bị bệnh, 50% con trai không bị bệnh.
D. Tất cả con trai, con gái không bị bệnh.
Câu 3: Ở người, gen M qui định máu đông bình thường, gen m qui định máu khó đông. Gen này nằm trên
nhiễm sắc thể X, không có alen tương ứng trên Y; Một cặp vợ chồng sinh được một con trai bình thường và
một con gái máu khó đông. Kiểu gen của người vợ và người chồng lần lượt là:
A. XMXm và Xm Y; B. XMXM và XM Y; C. XmXm và XM Y; D. XMXm và XM Y;
Câu 4: Gen điều hoà ức chế hoạt động của Operon bằng cách
A. tổng hợp protein ức chế, protein ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã
B. tổng hợp protein ức chế, protein ức chế liên kết với vùng vận hành, ngăn chặn các gen cấu trúc phiên mã
C. Trực tiếp tác động lên gen cấu trúc ngăn cản các gen cấu trúc phiên mã
D. tổng hợp protein ức chế, protein ức chế liên kết với enzim ARN – polimeraza ngăn chặn các gen cấu
trúc phiên mã
Câu 5: Ở 1 loài thực vật: A - hoa kép, a - hoa đơn; B - hoa đỏ, b - hoa trắng. Cho lai giữa cây hoa kép, đỏ với
cây hoa đơn, trắng thu được F1 có 120 hoa kép, đỏ : 120 hoa đơn, trắng : 30 hoa kép, trắng : 30 hoa đơn, đỏ.
Kết luận đúng về P là

A. (tần số hoán vị 0,2) x B. (tần số hoán vị gen 0,3) x

C. (tần số hoán vị 0,3) x D. (tần số hoán vị gen 0,2) x


Câu 6: Khi nói về xét nghiệm trước sinh ở người, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Xét nghiệm trước sinh là những xét nghiệm để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền nào đó hay không.
B. Xét nghiệm trước sinh nhằm mục đích chủ yếu là xác định tình trạng sức khoẻ của người mẹ trước khi sinh con.
C. Xét nghiệm trước sinh đặc biệt hữu ích đối với một số bệnh di truyền phân tử làm rối loạn quá trình chuyển
hoá trong cơ thể.
D. Xét nghiệm trước sinh được thực hiện bằng hai kĩ thuật phổ biến là chọc dò dịch ối và sinh thiết tua nhau thai.
Câu 7: U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen.
Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường
không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu
trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh.
A. 0,5% B. 0,3% C. 0,4% D. 0,6%
Câu 8: Cho các thành phần: (1) mARN của gen cấu trúc; (2) các loại nucleotit A, U, G, X; (3) ARN
polimeraza; (4) ADN ligaza; (5) ADN polimeraza. Các thành phần tham gia vào quá trình phiên mã là:
A. (2), (3), (5) B. (1) và (3) C. (2) và (3) D. (1), (2), (3)
Câu 9: Ở một quần thể sau khi trải qua 3 thế hệ tự phối, tỉ lệ của thể dị hợp trong quần thể bằng 8%. Biết rằng
ở thế hệ xuất phát, quần thể có 20% số cá thể đồng hợp trội và cánh dài là tính trạng trội hoàn toàn so với cánh
ngắn. Hãy cho biết trước khi xảy ra quá trình tự phối, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây là của quần thể trên?
A. 16% cánh dài : 84% cánh ngắn. B. 36% cánh dài : 64% cánh ngắn.
C. 64% cánh dài : 36% cánh ngắn. D. 84% cánh dài : 16% cánh ngắn.
Câu 10: Một quần thể giao phối đang ở trạng thái cân bằng di truyền, xét một gen có 2 alen là A và a, trong đó số
cá thể có kiểu gen đồng hợp tử trội chiếm tỉ lệ 16%. Tần số các alen A và a trong quần thể này lần lượt là
A. 0,4 và 0,6. B. 0,6 và 0,4. C. 0,42 và 0,58. D. 0,16 và 0,84.
Câu 11: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến
Trang 1/3
B. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể
C. Đột biến gen làm thay đổi vị trí gen trên NST
D. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen
Câu 12: Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi
A. ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. B. ở một tính trạng.
C. ở một loạt tính trạng do nó chi phối. D. ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
Câu 13: Ở một loài thực vật, có 2 gen nằm trên 2 nhiễm sắc thể khác nhau tác động cộng gộp lên sự hình
thành chiều cao của cây. Gen A có 2 alen, gen B có 2 alen. Cây aabb có độ cao 100cm, cứ có 1 alen trội làm
cho cây cao thêm 10cm. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Có 2 kiểu gen qui định cây cao 110cm; B. Có 4 kiểu gen qui định cây cao 120cm; chỉ có 3 KG
C. Cây cao 130cm có kiểu gen AABb hoặc AaBB; D. Cây cao 140cm có kiểu gen AABB;
Câu 14: Gen A ở sinh vật nhân sơ dài 4080 A0 và có số nucleotit loại T gấp 2 lần số nucleotit loại G; Gen
A bị đột biến điểm thành alen a; Alen a có 2798 liên kết hidro. Số lượng từng loại nucleotit của alen a là:
A. A = T = 800; G = X = 399 B. A = T = 799; G = X = 401
C. A = T = 799; G = X = 400 D. A = T = 801; G = X = 400
Câu 15: Để cho các alen của một gen phân li đồng đều về các giao tử, 50% giao tử chứa alen này, 50% giao
tử chứa alen kia thì cần có điều kiện gì?
A. Bố mẹ phải thuần chủng. B. Số lượng cá thể con lai phải lớn.
C. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn. D. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
Câu 16: Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính, người
ta sử dụng phương pháp
A. đột biến nhân tạo. B. kĩ thuật di truyền. C. nhân bản vô tính. D. lai tế bào xôma.
Câu 17: Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
A. số lượng cá thể trong quần thể B. tỉ lệ đực, cái trong quần thể
C. môi trường sống và tổ hợp gen D. tần số phát sinh đột biến
Câu 18: Một quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa : 0,2aa; Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Nếu là quần thể tự phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen AA chiếm 50%.
B. Quần thể chưa cân bằng về mặt di truyền. C. Tần số của alen A là 60%; alen a là 40%.
D. Nếu là quần thể giao phối thì thế hệ tiếp theo, kiểu gen aa chiếm 36 %.
Câu 19: Phân tử ADN tái tổ hợp là:
A. ADN của tế bào nhận B. phân tử ADN lạ được đưa vào tế bào nhận
C. ADN tìm thấy trong tế bào vi khuẩn
D. phân tử ADN được lắp ráp từ các đoạn ADN lấy từ các nguồn gốc khác nhau
Câu 20: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen ung thư. Khi
bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dẫn đến
khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen ung thư loại này thường là
A. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
Câu 21: Thành tựu nào sau đây không phải là thành tựu của tạo giống biến đổi gen?
A. Tạo giống dâu tằm tam bội, có năng suất cao, thường dùng cho ngành nuôi tằm.
B. Tạo giống lúa "gạo vàng". C. Tạo giống bông chứa gen kháng sâu bệnh.
D. Tạo chuột nhắt chứa gen hoocmon sinh trưởng của chuột cống.
Câu 22: Cho biết một gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, các gen phân li độc lập và tổ hợp
tự do. Phép lai: AaBbddFfee x aaBbDdffEe cho kiểu hình aaB-ddF-E- ở con với tỉ lệ là:
A. 3/8 B. 3/32 C. 3/16 D. 3/64
Câu 23: Trong chọn giống người ta sử dụng phương pháp giao phối cận huyết và tự thụ phấn để:
A. Tạo dòng thuần B. Tạo ưu thế lai C. Tạo giống mới D. Cải tạo giống
Câu 24: Trong quá trình sinh tổng hợp protein, ở giai đoạn hoạt hoá axitamin, ATP có vai trò cung cấp năng
lượng
A. để gắn bộ ba đối mã của tARN với bộ ba trên mARN
B. để axitamin được hoạt hoá và gắn với tARN
C. để các ribôxôm dịch chuyển trên mARN
D. để cắt bỏ axitamin mở đầu ra khỏi chuỗi polipeptit
Câu 25: Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P: ♀ xanh lục ♂ lục nhạt F1: 100% xanh lục.
Trang 2/3
Lai nghịch: P: ♀ lục nhạt ♂ xanh lục F1: 100% lục nhạt.
Nếu cho cây F1 của phép lai nghịch tự thụ phấn thì kiểu hình ở F2 như thế nào?
A. 5 xanh lục : 3 lục nhạt. B. 100% lục nhạt.
C. 1 xanh lục : 1 lục nhạt. D. 3 xanh lục : 1 lục nhạt.
Câu 26: Khi nói về thể dị đa bội, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Thể dị đa bội có thể sinh trưởng, phát triển và sinh sản hữu tính bình thường
B. Thể dị đa bội được hình thành do lai xa kết hợp với đa bội hoá
C. Thể dị đa bội thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật
D. Thể dị đa bội có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành loài mới
Câu 27: Để phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp cần phải
A. chọn gen cần chuyển có dấu hiệu đặc trưng. B. chọn tế bào nhận có gen đánh dấu.
C. chọn vectơ có gen đánh dấu. D. chọn tế bào nhận có khả năng kháng kháng sinh.
Câu 28: Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất trong phép lai:
A. Lai khác dòng B. Lai khác thứ C. Lai xa D. Lai thuận nghịch
Câu 29: Tần số của một loại kiểu gen nào đó trong quần thể
A. có khuynh hướng không đổi qua các thế hệ ở quần thể tự thụ phấn.
B. luôn thay đổi qua các thế hệ ở quần thể giao phối ngẫu nhiên.
C. thể hiện sự đa dạng di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần.
D. được tính bằng tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể của quần thể.
Câu 30: Ở người 2n = 46. Số NST trong tế bào thể ba nhiễm là:
A. 45 B. 47= 2n +1 C. 46 D. 23
----------- HẾT ----------

Trang 3/3

You might also like