You are on page 1of 4

Ngày ………………..……………. Họ tên: …………………………………………………………….. Lớp: ………………..

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KÌ I MÔN: SINH HỌC LỚP 12 – Phần 2
I. TRẮC NGHIỆM
Câu 108. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Biết rằng không xảy
ra đột biến, kiểu hình do kiểu gen quy định và không phụ thuộc môi trường. Phép lai nào sau đây cho đời lai có TLKH
1 cây thân cao : 1 cây thân thấp?
A. Aa × AA. B. Aa × Aa. C. AA × aa. D. Aa × aa.
Câu 109. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền
độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu hình do kiểu gen quy định và không phụ thuộc môi trường. Phép lai nào
sau đây cho đời lai 9 : 3 : 3 : 1?
A. AaBb  AaBb. B. AaBb  Aabb. C. AaBB  aaBb. D. Aabb  AaBB.
Câu 110. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Các gen di truyền
độc lập. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu hình do kiểu gen quy định và không phụ thuộc môi trường. Phép lai nào
sau đây cho đời lai 1 : 1 : 1 : 1?
A. AaBb  AaBb. B. AaBb  aabb. C. AaBB  aaBb. D. Aabb  AaBB.
2.2. TTG và tác động đa hiệu của gen
Câu 111. Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen
khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên, cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết
các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Tính trạng màu hoa là kết quả của hiện tượng
A. tương tác cộng gộp B. trội không hoàn toàn. C. tương tác át chế D. tương tác bổ sung.
Câu 112. Ở một loài thực vật , khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thần chủng, F1 100% hạt
màu đỏ, F2 thu được 15/16 hạt màu đỏ: 1/16 trắng. Biết rằng các gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Tính trạng trên chịu sự chi phối của hiện tượng di truyền
A. tương tác cộng gộp. B. tương tác át chế. C. tương tác bổ sung. D. quy luật phân li độc lập.
Câu 113. Gen đa hiệu là hiện tượng di truyền
A. nhiều gen cùng tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng.
B. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C. một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 hoặc 1 số tính trạng.
D. nhiều gen có thể tác động đến sự biểu hiện của 1 tính trạng.
Câu 114. Tính trạng màu da ở người là trường hợp di truyền theo cơ chế
A. 1 gen chi phối nhiều tính trạng. B. nhiều gen không alen quy định nhiều tính trạng
C. nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng D. một gen bị đột biến thành nhiều alen
Câu 115. Ở loài đậu thơm, sự có mặt của hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen
khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên cũng như kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Cho biết
các gen phân li độc lập trong quá trình di truyền. Lai hai giống đậu hoa trắng thuần chủng, F1 đựơc toàn đậu có hoa màu
đỏ. Kiểu gen của P là:
A. AABB  aabb B. Aabb  aabb C. aaBB  aabb D. AAbb  aaBB.
Câu 116. Ở một loài thực vật,
màu sắc hoa là do sự tác động của
gen A gen B
hai cặp gen (A,a và B,b) phân li
độc lập. Gen A và gen B tác động
đến sự hình thành màu sắc hoa theo enzim A enzim B
sơ đồ:
Các alen a và b không có chức
Chất không màu 1 Chất không màu 2 Sắc tố đỏ.
năng trên. Lai hai cây hoa trắng
(không có sắc tố đỏ) thuần chủng thu được F1 gồm toàn cây có hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, tỉ lệ kiểu hình thu được ở F2

A. 15 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng. B. 9 cây hoa đỏ : 7 cây hoa trắng.
C. 13 cây hoa đỏ : 3 cây hoa trắng. D. 3 cây hoa đỏ : 5 cây hoa trắng.
2.3. LKG và HVG
Câu 117. Thí nghiệm của Moocgan: Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ thân xám, cánh dài  ♂ thân đen, cánh cụt;
thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi ♂ F1 thu được kết quả Fa là:
A. 75% xám - dài : 25% đen - cụt. B. 41,5% xám - dài : 41,5% đen - cụt : 8,5% xám - cụt : 8,5% đen - dài.
C. 50% xám - dài : 50% đen - cụt. D. 25% xám - dài : 25% đen - cụt : 25% xám - cụt : 25% đen - dài.
Câu 118. Số nhóm gen liên kết ở mỗi loài bằng
A. số NST trong bộ đơn bội. B. số NST trong bộ lưỡng bội. C. số tính trạng. D. số giao tử.
Câu 119. Trường hợp dẫn tới sự di truyền liên kết gen là
A. các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
B. các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST khác nhau.
C. các cặp gen quy định các cặp tính trạng cùng nằm trên 1 cặp NST.
D. tất cả các gen nằm trên cùng một NST phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 120. Ý nghĩa của hiện tượng LKG là
A. cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. B. tạo BDTH, làm tăng tính đa dạng của sinh giới.
C. hạn chế BDTH, tạo điều kiện cho các gen quý trên 2 NST tương đồng có điều kiện tái tổ hợp và di truyền cùng nhau.
D. đảm bảo sự di truyền của từng nhóm gen quý và hạn chế BDTH.
Câu 121. Thí nghiệm của Moocgan: Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ thân xám, cánh dài  ♂ thân đen, cánh cụt;
thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi ♀ F1 thu được kết quả Fa là:
A. 75% xám - dài : 25% đen - cụt. B. 41,5% xám - dài : 41,5% đen - cụt : 8,5% xám - cụt : 8,5% đen - dài.
C. 50% xám - dài : 50% đen - cụt. D. 25% xám - dài : 25% đen - cụt : 25% xám - cụt : 25% đen - dài.
Câu 122. Thí nghiệm của Moocgan: Cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ thân xám, cánh dài  ♂ thân đen, cánh cụt;
thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài. Lai phân tích ruồi ♀ F1 thu được kết quả Fa gồm
A. 965 xám, dài : 944 đen, cụt : 206 xám, cụt : 185 đen, dài. B. 965 xám, dài : 206 đen, cụt : 944 xám, cụt : 185 đen, dài.
C. 206 xám, dài : 965 đen, cụt : 185 xám, cụt : 944 đen, dài. D. 206 xám, dài : 185 đen, cụt : 965 xám, cụt : 944 đen, dài.
Câu 123. Nội dung nào sau đây đúng với ý nghĩa hiện tượng HVG ?
A. Tạo ra biến dị tổ hợp do trao đổi chéo giữa các NST tương đồng là nguồn biến dị di truyền cung cấp cho quá trình chọn
giống và tiến hoá.
B. Hạn chế biến dị tổ hợp đảm bảo sự di truyền bền vững của nhóm gen quý trên cùng 1 NST
C. Các gen trên cặp NST tương đồng khác nhau phân li độc lập trong quá trình sinh sản hữu tính tạo nên số lượng lớn
biến dị tổ hợp.
D. Giúp nhóm gen trên cùng 1 NST luôn được di truyền cùng nhau.
Nm
Câu 124. Kiểu gen xảy ra hoán vị gen với tần số 12% thì giao tử của kiểu gen này là:
nM
A. 6% NM, 44% Nm, 44% nM, 6% nm. B. 20% NM, 30% Nm, 30% nM, 20% nm.
C. 16% NM, 34% Nm, 34% nM, 16% nm. D. 30% NM, 20% Nm, 20% nM, 30% nm.
AB
Câu 125. Tần số hoán vị gen (f) của kiểu gen là
ab
A. f = % AB + % Ab. B. f = % aB + % ab.. C. f = % AB + % ab. D. f = % aB + % Ab.
Câu 126. Một loài thực vật có 2n = 24. Số nhóm gen liên kết của loài này là
A. 24 B. 48 C. 6 D. 12
Câu 127. Một loài thực vật gen A quy định cây cao, gen a- cây thấp; gen B quả đỏ, gen b- quả trắng. Cho cây cao, quả đỏ
giao phấn với cây thấp, quả trắng. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 30% cây cao, quả đỏ : 30% cây thấp, quả trắng : 20% cây cao,
quả trắng : 20% cây thấp, quả đỏ. Biết rằng không xảy ra đột biến, kiểu hình do kiểu gen quy định mà không phụ thuộc
vào môi trường. Các tính trạng trên di truyền theo quy luật
A. liên kết gen. B. phân li độc lập. C. hoán vị gen. D. tương tác gen.
Câu 128. Trên một NST có 2 gen A, B. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = 2,0 cM. Tần số hoán vị gen của 2
gen A, B là
A. 20%. B. 2%. C. 10%. D. 4%.
2.4. DT LK với GT và DT ngoài nhân
Câu 129. Điều không đúng về NST giới tính ở người là
A. chỉ có trong tế bào sinh dục. B. tồn tại ở cặp tương đồng XX hoặc không tương đồng hoàn toàn XY.
C. số cặp NST bằng một. D. ngoài các gen qui định giới tính còn có các gen qui định tính trạng thường.
Câu 130. Ở động vật có vú và ruồi giấm, cặp NST giới tính ở con cái và con đực lần lượt là
A. XX và XY. B. XY và XX. C. XO và XY. D. XX và XO.
Câu 131. Ở chim, sâu bướm và dâu tây, cặp NST giới tính ở con cái và con đực lần lượt là
A. XX và XY. B. XY và XX. C. XO và XY. D. XX và XO.
Câu 132. Ở châu chấu, cặp NST giới tính ở con cái và con đực lần lượt là
A. XX và XY. B. XY và XX. C. XO và XY. D. XX và XO.
Câu 133. Các vùng trên mỗi NST của cặp NST giới tính XY ở người được ký hiệu bằng các chữ số từ
I đến VI trong hình 3. Ở cặp NST giới tính này, vùng tương đồng giữa X và Y gồm
A. I và IV; II và V. B. II và IV; III và V. C. I và V; II và VI. D. I và IV; III và VI.
Câu 134. Thí nghiệm của Moocgan: Phép lai thuận cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ Mắt đỏ  ♂ Mắt trắng thu
được F1 100% ♀, ♂ mắt đỏ. Cho ruồi F1 lai với nhau thu được kết quả F2 là:
A. 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng ; 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng.
B. 100% ♂ mắt đỏ ; 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng.
C. 100% ♀ mắt đỏ ; 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng. D. 100% ♀ mắt đỏ ; 100% ♂ mắt trắng.
Câu 135. Thí nghiệm của Moocgan: Phép lai nghịch cho lai 2 dòng ruồi giấm thuần chủng: ♂ Mắt đỏ  ♀ Mắt trắng thu
được F1 100% ♀ mắt đỏ , 100% ♂ mắt trắng. Cho ruồi F1 lai với nhau thu được kết quả F2 là:
A. 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng ; 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng.
B. 100% ♂ mắt đỏ ; 50% ♀ mắt đỏ : 50% ♀ mắt trắng.
C. 100% ♀ mắt đỏ ; 50% ♂ mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng. D. 100% ♀ mắt đỏ ; 100% ♂ mắt trắng..
Câu 136. Kết quả của phép lai thuận và nghịch cho tỉ lệ phân tính kiểu hình khác nhau ở hai giới tính thì gen quy định
tính trạng
A. nằm trên NST thường. B. nằm trên NST giới tính.
C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
Câu 137. Xét 1 gen có 2 alen ở vùng không tương đồng trên NST giới tính X. Cách viết kiểu gen nào sau đây đúng?
A. Xa Ya . B. X A Ya . C. XA Y. D. Xa Y A .
Câu 138. Kết quả của phép lai thuận - nghịch khác nhau theo kiểu đời con luôn có kiểu hình giống mẹ thì gen quy định
tính trạng đó
A. nằm trên NST thường. B. nằm trên NST giới tính.
C. nằm ở ngoài nhân. D. có thể nằm trên NST thường hoặc NST giới tính.
2.5. Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
Câu 146. Thường biến là
A. những biến đổi về kiểu gen của cùng 1 cá thể, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới tác động của các tác
nhân lí, hoá.
B. những biến đổi về kiểu hình của cùng 1 cá thể, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới tác động của các tác
nhân lí, hoá.
C. những biến đổi về kiểu hình của cùng 1 kiểu gen, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của
môi trường.
D. những biến đổi về kiểu gen của cùng 1 kiểu hình, phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể dưới ảnh hưởng của
môi trường.
Câu 147. Mức phản ứng là
A. tập hợp các kiểu gen của cùng một kiểu hình tương ứng với các môi trường khác nhau.
B. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen trong một môi trường nhất định.
C. tập hợp các kiểu gen của cùng một kiểu hình trong một môi trường nhất định.
D. tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau.
Câu 148. Kiểu hình của cơ thể là kết quả của
A. sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường. B. sự truyền đạt những tính trạng của bố mẹ cho con cái.
C. quá trình phát sinh đột biến. D. sự phát sinh các biến dị tổ hợp.
Câu 149. Đặc điểm của thường biến có là những biến đổi
A. đồng loạt, theo hướng xác định, không di truyền. B. đồng loạt, theo hướng không xác định, không di truyền.
C. đồng loạt, theo hướng xác định, một số trường hợp có thể di truyền.
D. riêng lẻ, theo hướng không xác định, di truyền.
Câu 150. Thường biến không di truyền vì đó là những biến đổi
A. không liên quan đến những biến đổi trong kiểu gen. B. do tác động của môi trường.
C. phát sinh trong quá trình phát triển cá thể. D. không liên quan đến rối loạn phân bào.
Câu 151. Trong các hiện tượng sau, thuộc về thường biến là
A. bố mẹ bình thường sinh ra con bạch tạng. B. lợn có vành tai xẻ thuỳ, chân dị dạng.
C. trên cây hoa giấy đỏ xuất hiện cành hoa trắng. D. tắc kè hoa thay đổi màu sắc theo nền môi trường.
II. TỰ LUẬN
1.4. ĐB gen
Bài 1. Gen A có 3000 nucleotit và có G = 2/3 A. Gen A bị đột biến điểm thành gen a nhưng không làm thay đổi
chiều dài của gen, gen đột biến nhiều hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô. Xác định:
a) Đột biến trên thuộc dạng nào của ĐB gen?
b) Tính số lượng từng loại nuclêôtit của căp gen Aa.
Bài 2. Một đoạn mARN có trình tự các bộ 3 là: 5’-GGX-AUU-XXU-UUG-GGA-AAU-XXX-3’. Đột biến gen
liên quan đến bộ 3 GGA của đoạn mARN trên. Đột biến thay thế 1 cặp nucleotit của gen tương ứng làm cho
nuclêôtit X trên mạch gốc bị thay thế bằng G. Biết rằng theo chiều 5’→ 3’ các codon mã hóa các axit amin là:
GGX: gly, AUU: ile, XXU: pro, UUG: leu, GGA: gly, AAU: asn, XXX: pro, XGA: arg, GXA: ala. Xác định
a) Trình tự axit amin trong đoạn polipeptit tương ứng với đoạn gen trên trước đột biến
b) Trình tự axit amin trong đoạn polipeptit tương ứng với đoạn gen trên sau đột biến.
Bài 5
a. Giải thích tại sao một số đột biến gen lại không gây ảnh hưởng đến tính trạng do gen đó quy định?
b. Trình bày cơ chế gây đột biến gen của nuclêôtit dạng hiếm và tác nhân hóa học 5BU?
1.5. NST, ĐB NST
Bài 3. Ở một loài sinh vật (2n = 18), người ta tìm thấy một thể đột biến có bộ NST là 2n - 1 = 17, tuy nhiên hàm
lượng ADN của thể đột biến này không đổi so với các cá thể bình thường khác trong loài.
a) Thể đột biến này có thể do dạng đột biến cấu trúc NST nào gây ra
b) Giải thích cơ chế hình thành thể đột biến này.
Bài 6 Một loài động vật có 4 cặp NST được kí hiệu là Aa, Bb, Cc, Dd và Ee. Trong các cơ thể có bộ NST sau
đây, có bao nhiêu thể đột biến? Tên gọi của các thể đột biến đó?
I. AaaBbDdEe. II. AbbDdEe. III. AaBBbDdEe.
IV. AaBbDdEe. V. AaBbdEe. VI. AaBbDdE.
Bài 7 Cho bộ NST lưỡng bội của một loài sinh vật là 2n = 24.
a. Có bao nhiêu NST ở thể đơn bội, thể tam bội, thể tứ bội, thể một và thể ba?
b. Trình bày cơ chế hình thành thể đột biến : 2n + 1, 2n – 1, 3n và 4n.
2.6. Tổng hợp các QLDT
Bài 4. Cho biết các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Xét phép lai P: ♀ AaBbDD × ♂
aaBbDd thu được đời con F1. Biết rằng không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, xác định:
a) Số loại giao tử ở P.
b) TLKG và TLKH của F1.
c) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp về 3 cặp gen ở F1.
d) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu hình A-B-D- ở F1.

KEY
1-10: BDCB CCDD CA ; 11-20: DACA DACA CCC; 21-30: AAAC AAAD AA; 31-40: DCCB ACDA AA
41-47: ADDA CDD; 51-60: ACDB BABB CA; 61-70: ACAA BBBB CC; 71-80: ABDB ABAB DC;
89-100: BDAA AABD ACBA; 101-110: BCCA BDBD AB; 111-120: DABC DBCA CD;
121-130: BAAA DDCB AA; 131-138: BDDC ABCC; 146-151: CDAA AD.

ĐÁP SỐ BÀI TẬP TỰ LUẬN


Bài 1.
a) thay thế 1 cặp nu ............ (HS tự xác định).
b) A = T = 1799 nu ; G = X = 1201 nu
Bài 2.
a) …– Gly – Ile – Pro – Leu – Gly – Asn – Pro – …
b) …– Gly – Ile – Pro – Leu – Arg – Asn – Pro – … hoặc …– Gly – Ile – Pro – Leu – Ala – Asn – Pro – …
Bài 3.
a) chuyển đoạn, cả 1 NST được chuyển vào NST còn lại trong cặp tương đồng.
b) chuyển đoạn làm sáp nhập 2 NST trong 1 cặp tương đồng thành 1 NST mới tạo ra thể một
Bài 4.
a) 4 loại giao tử ♀, 4 loại giao tử ♂ b) TLKG (1 : 1)2.(1 : 2 : 1); TLKH 3 : 3 : 1 : 1 c) 1/8 d) 3/8
Bài 5.
a. xuất hiện 1 bộ ba nhưng vẫn mã hoá axit amin như ban đầu (do tính thoái hóa của mã di truyền)
- Protein không thay đổi cấu trúc → Không thay đổi tính trạng.
b. Cơ chế gây đột biến của G dạng hiếm: ............ (HS tự nêu).
- Cơ chế gây đột biến của 5BU: ............ (HS tự nêu).
Bài 6.
* thể đột biến: I, II, III, IV, V;
* thể ba ............ (HS tự xác định).; thể một ............ (HS tự xác định).
Bài 7.
a. n; 3n; 4n; n – 1; 2n + 1. (HS tự xác định SL NST)
b. Cơ chế hình thành các thể. (có thể trình bày bằng lời hoặc sơ đồ)
* Thể tam bội: (HS tự trình bày): 2n x n -> 3n
* Thể tứ bội:
- nguyên phân (HS tự trình bày) :2n -> 4n
- giảm phân (HS tự trình bày) 2n x 2n -> 4n
* thể ba (2n + 1) và thể một (2n - 1) (HS tự trình bày)

You might also like