You are on page 1of 32

MỤC LỤC

1. LỜI GIỚI THIỆU........................................................................................................2


2. TÊN SÁNG KIẾN:......................................................................................................2
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN..............................................................................................2
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN......................................................................2
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.........................................................................2
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG HOẶC DÙNG THỬ:................................2
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN...................................................................2
7.1. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ.....................................................................................2
7.1.1. Nhiễm sắc thể giới tính:................................................................................2
7.1.2. Đặc điểm di truyền của gen trên nhiễm sắc thể X.....................................3
7.1.3. Đặc điểm di truyền gen nằm trên NST Y...................................................4
7.1.4. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính......................................................5
7.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP...................................................5
7.2.1. Dạng 1: Các bài toán 1 cặp tính trạng liên kết với giới tính.....................5
7.2.2. Dạng 2. Các bài toán có 2 cặp tính trạng liên kết với giới tính................9
7.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM..........................................................14
7.4. TIẾN HÀNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:.............................................................26
8. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN................................30
9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN
CỦA TÁC GIẢ:............................................................................................................30
10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý KIẾN
CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:.......................................................................................30
11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ
HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:..............................................................31
12. TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................32

BÁO CÁO KẾT QUẢ

1
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN

1. LỜI GIỚI THIỆU


Trong năm học 2019 – 2020, tôi được phân công giảng dạy và bồi dưỡng học sinh
giỏi (HSG) môn Sinh học khối lớp 12. Tôi nhận thấy phần di truyền học liên kết với
giới tính và các vấn đề liên quan đến giới tính là một phần rất khó. Đặc biệt là các kiến
thức mới như quy luật di truyền các gen nằm trên NST X, không có alen trên NST Y,
gen chịu ảnh hưởng bởi giới tính, gen nằm trên vùng tương đồng của NST X và Y.
Trong sách giáo khoa thì phần này chủ yêu trình bày lí thuyết, bài tập gần như không
có và chưa đáp ứng được nhu cầu về ôn thi THPT QG cũng như ôn thi HSG. Do đó để
giúp cho học sinh ôn thi đạt kết quả cao tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm:
"Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết với giới tính – Chương trình sinh học 12”
2. TÊN SÁNG KIẾN:
“ Phương pháp giải bài tập di truyền liên kết giới tính – Chương trình Sinh học
12”
3. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN
- Họ và tên: Nguyễn Thị Giang
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THPT Tam Đảo 2
- Số điện thoại: 0963399231
- Gmail: nguyenthigiang.gvtamdao2@vinhphuc.edu.vn
4. CHỦ ĐẦU TƯ TẠO RA SÁNG KIẾN
Tác giả cùng với sự hỗ trợ của Trường THPT Tam Đảo 2 về cơ sở vật chất, kĩ
thuật trong quá trình viết và thực nghiệm sáng kiến.
5. LĨNH VỰC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Sáng kiến áp dụng vào giảng dạy phần Di truyền liên kết với giới tính của
chương trình sinh học lớp 12
- Sáng kiến sử dụng các phương pháp giải các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng
cao áp dụng cho ôn thi THPTQG và ôn thi HSG Sinh học 12.
6. NGÀY SÁNG KIẾN ĐƯỢC ÁP DỤNG HOẶC DÙNG THỬ:
Ngày 25/10/2019
7. MÔ TẢ BẢN CHẤT CỦA SÁNG KIẾN

PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH –
CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12

7.1. LÝ THUYẾT CẦN NHỚ


7.1.1. Nhiễm sắc thể giới tính:
- NST giới tính là loại NST có chứa gen quy định giới tính và các gen khác.
- Mỗi NST giới tính có 2 đoạn:
+ Đoạn không tương đồng chứa các gen đặc trưng cho từng NST
+ Đoạn tương đồng chứa các lôcút gen giống nhau.
- Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
* Kiểu XX, XY
- Con cái XX, con đực XY: động vật có vú, ruồi giấm, người.
- Con cái XY, con đực XX : chim, bướm, cá, ếch nhái.
* Kiểu XX, XO:

2
- Con cái XX, con đực XO: châu chấu, rệp, bọ xít.
- Con cái XO, con đực XX : bọ nhậy.

7.1.2. Đặc điểm di truyền của gen trên nhiễm sắc thể X
7.1.2.1. Thí nghiệm
Phép lai thuận nghịch: là 2 phép lai trong đó có sự hoán đổi kiểu hình của cặp bố mẹ
giữa lai thuận và lai nghịch. Mục đích để đánh giá sự ảnh hưởng của giới tính đến sự
hình thành 1 tính trạng nào đó.
Ví dụ: lai thuận : bố mắt đỏ x mẹ mắt trắng; lai nghịch : bố mắt trắng x mẹ mắt đỏ
Phép lai thuận: Phép lai nghịch:
Ptc: ♀ Mắt đỏ × ♂ Mắt trắng Ptc: ♀ Mắt trắng × ♂ Mắt đỏ
F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt đỏ F1: 100% ♀ Mắt đỏ : 100% ♂ Mắt trắng
F2: 100% ♀ Mắt đỏ : F2: 50% ♀ Mắt đỏ : 50% ♀ Mắt trắng :
50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ mắt trắng 50% ♂ Mắt đỏ : 50% ♂ Mắt trắng
7.1.2.2. Nhận xét
+ Kết quả phép lai thuận, nghịch là khác nhau.
+ Có sự phân li không đồng đều ở 2 giới.
+ Dựa vào phép lai thuận: mắt đỏ là tính trạng trội, mắt trắng là tính trạng lặn. Một gen
quy định một tính trạng.
+ Quy ước gen: A: mắt đỏ; a: mắt trắng
7.1.2.3. Giải thích
+ Gen quy định tính trạng màu mắt chỉ có trên NST X mà không có alen tương ứng
trên NST Y.
+ Cá thể đực (XY) chỉ cần 1 gen lặn a nằm trên X đã biểu hiện ra kiểu hình mắt trắng.
+ Cá thể cái (XX) cần 2 gen lặn a mới cho kiểu hình mắt trắng.
7.1.2.4. Cơ sở tế bào học
Cơ sở tế bào học của các phép lai chính là sự phân li của cặp NST giới tính trong giảm phân
và sự tổ hợp trong thụ tinh dẫn đến sự phân li và tổ hợp của cặp gen quy định màu mắt

3
7.1.2.5. Sơ đồ lai:
Quy ước : A - mắt đỏ; a - mắt trắng

7.1.2.6. Kết luận:


- Gen quy định tính trạng chỉ có trên NST X mà không có trên Y nên cá thể đực chỉ
cần có 1 alen lặn nằm trên X là đã biểu hiện thành kiểu hình.
- Gen trên NST X di truyền theo quy luật di truyền chéo.
+ Gen trên X của bố truyền cho con gái, con trai nhận gen trên X từ mẹ.
+ Tính trạng được biểu hiện không đều ở cả 2 giới.
Một số bệnh di truyền ở người do gen lặn trên NST X: mù màu, máu khó đông...
7.1.3. Đặc điểm di truyền gen nằm trên NST Y
7.1.3.1. Ví dụ :

4
Người bố có tật có túm lông ở vành tai sẽ truyền đặc điểm này cho tất cả các con trai mà con
gái thì ko bị tật này.

7.1.3.2. Nhận xét


- NST X có những gen mà trên Y không có hoặc trên Y có những gen mà trên X
không có.
- Gen ở đoạn không tương đồng trên NST Y thì tính trạng do gen này quy định chỉ
được biểu hiện ở 1 giới.
- Gen nằm trên NST Y di truyền thẳng.
7.1.4. Ý nghĩa của di truyền liên kết giới tính
- Điều khiển tỉ lệ đực cái theo ý muốn trong chăn nuôi trồng trọt.
Ví dụ: Người ta có thể phân biệt được trứng tằm nào sẽ nở ra tằm đực, trứng tằm nào
nở ra tằm cái bằng cách dựa vào màu sắc trứng. Việc nhận biết sớm giúp mang lại hiệu
quả kinh tế cao vì nuôi tằm đực có năng suất tơ cao hơn.
- Nhận dạng được đực cái từ nhỏ để phân loại tiện cho việc chăn nuôi.
- Phát hiện được bệnh do rối loạn cơ chế phân li, tổ hợp của cặp NST giới tính.

7.2. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP


7.2.1. Dạng 1: Các bài toán 1 cặp tính trạng liên kết với giới tính.
Bài 1. Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Cho gà trống lông vằn giao
phối với gà mái lông đen (P), thu được F 1 gồm 100% gà lông vằn. Ngược lại, khi cho
gà trống lông đen lai với gà mái lông vằn, gà F 1 có con lông vằn, có con lông đen
nhưng toàn bộ các con lông đen đều là gà mái.
a. Lông vằn là tính trạng trội hay lặn so với lông đen?
b. Giải thích vì sao khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai trên lại cho kết quả khác
nhau?
c. Viết sơ đồ 2 phép lai trên.
Hướng dẫn giải
Ghi nhớ: Nếu kết quả của phép lai thuận khác kết quả của phép lai nghịch và có hiện
tượng tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với ở cái thì chứng tỏ gen liên kết với giới
tính.
a. Cặp tính trạng này do 1 cặp gen quy định, đồng thời khi cho gà trống lông vằn lai
với gà mái lông đen thì đời con F1 đồng loạt gà lông vằn.
→ Lông vằn là tính trạng trội hoàn toàn so với lông đen.
Quy ước gen: A quy định lông vằn, a quy định lông đen.
b. Giải thích: khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai trên thì cho kết quả khác nhau.
Mặt khác ở phép lai 2, lông đen chỉ có ở con mái chứng tỏ cặp tính trạng này di truyền
liên kết với giới tính. Đồng thời tính trạng lông đen được di truyền từ bố (gà trống) cho
con gái (gà mái F1) nên gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X (không có
alen trên Y).

5
(Nếu gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y thì di truyền thẳng, khi đó gà
mái lông vằn phải sinh ra tất cả các con gà mái con đều lông vằn).
Vì tính trạng di truyền liên kết với giới tính nên khi thay đổi dạng bố mẹ trong phép lai
trên thì cho kết quả khác nhau.
c. Sơ đồ lai:
- Phép lai 1: Gà trống lông vằn x Gà mái lông đen
P: XAXA x XaY
Gp: XA Xa , Y
F1: X X ; XAY (KH: 100% lông vằn)
A a

- Phép lai 2: Gà trống lông đen x Gà mái lông vằn


P: XaXa x XAY
Gp: Xa XA , Y
F1: X X ; XaY
A a

(KH: 100% gà trống lông vằn; 100% gà mái lông đen )


Ghi nhớ:
- Trong 1 phép lai, nếu ở giới đực có tỉ lệ phân li kiểu hình khác với giới cái thì tính
trạng liên kết với giới tính. Nếu có hiện tượng di truyền thẳng thì gen nằm trên NST Y.
Nếu không di truyền thẳng thì chứng tỏ gen nằm trên NST X.
- Khi tính trạng liên kết với giới tính thì tỉ lệ kiểu hình của phép lai thuận khác với tỉ lệ
kiểu hình của phép lai nghịch.
Bài 2. Ở ruồi giấm, tính trạng màu mắt do một cặp gen có 2 alen quy định. Cho ruồi
đực mắt trắng giao phối với tuồi cái mắt đỏ (P), thu được F 1 có 100% cá thể mắt đỏ.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 1 ruồi đực mắt
đỏ : 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng. Hãy xác định quy luật di truyền của tính
trạng màu mắt.
Hướng dẫn giải
Ghi nhớ:
- Trong 1 phép lai, nếu tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác với tỉ lệ kiểu hình ở giới cái thì
chứng tỏ có hiện tượng di truyền liên kết với giới tính.
- Khi tính trạng di truyền liên kết với giới tính, nếu thấy cá thể đực ở F1 có kiểu hình
khác với kiểu hình của con đực ở P thì chứng tỏ gen nằm trên vùng không tương đồng
của X.
- Ở F2, tỉ lệ phân li kiểu hình là: 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng
→ Mắt đỏ là tính trạng trội hoàn toàn so với mắt trắng.
Quy ước gen: A quy định mắt đỏ, a quy định mắt trắng.
- Ở F2 tất cả các cá thể cái đều mắt đỏ. Cá thể đực có hai loại kiểu hình là mắt đỏ và
mắt trắng. Điều này chứng tỏ tính trạng di truyền liên kết giới tính, gen nằm trên NST
giới tính X.
- Kiểu gen của F1 là XAXa x XAY
Bài 3. Cho con đực (XY) có chân cao giao phối với con cái có chân thấp được F 1 đồng
loạt chân thấp. F1 giao phối tự do, đời F2 có tỉ lệ: 25% con đực chân cao : 50% con cái
chân thấp : 25% con đực chân thấp.
a. Nếu cho con cái ở F1 lai phân tích thì tỉ lệ kiểu hình ở đời con như thế nào?
b. Nếu cho con cái chân thấp ở F 1 lai với tất cả con đực chân thấp thì tỉ lệ kiểu hình đời
con sẽ như thế nào?
c. Nếu cho con đực chân cao ở F 2 lai với tất cả con cái chân thấp thì tỉ lệ kiểu hình đời
con sẽ như thế nào?
Hướng dẫn giải

6
- Cho con đực (XY) có chân cao giao phối với con cái có chân thấp được F 1 đồng loạt
chân thấp →tính trạng chân thấp trội hoàn toàn so với chân cao.
Quy ước: A – chân thấp; a – chân cao.
- Ở đời F2 tỉ lệ kiểu hình ở giới đực khác giới cái →Tính trạng di truyền liên kết với
giới tính, gen nằm trên NST X.
- P: XAXA x XaY
Gp: XA Xa , Y
F1: XAXa ; XAY (KH: 100% chân thấp)
F1 x F1
F2: 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY
a. Cho con cái ở F1 lai phân tích:
XAXa x XaY →Fa: 1XAXa : 1XaXa : 1XAY : 1XaY
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 25% đực chân cao; 25% cái chân cao; 25% cái chân thấp;
25% đực chân thấp.
b. Nếu cho con cái chân thấp ở F1 lai với tất cả con đực chân thấp:
XAXa x XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con: 25% đực chân cao; 50% cái chân thấp; 25% đực chân thấp.
c. Nếu cho con đực chân cao ở F2 lai với tất cả con cái chân thấp:
+ XaY x XAXA →50% XAXa : 50%XAY
+ XaY x XAXa →25%XAXa : 25%XaXa : 25%XAY : 25%XaY
→ Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 37,5% cái chân thấp; 37,5% đực chân thấp, 12,5% cái
chân cao; 12,5% đực chân cao.
Bài 4. Trong trường hợp bố mẹ đem lai đều thuần chủng và mỗi cặp tính trạng co 1
cặp gen quy định. Xét 2 phép lai:
- Lai thuận: Cái lông xám x Đực lông đen → F1: 100% lông xám.
- Lai nghịch: Cái lông đen x Đực lông xám → F1: con cái lông xám, con đực lông đen.
a. Tính trạng màu sắc lông của loài sinh vật trên di truyền theo quy luật nào? Hãy viết
sơ đồ lai cho mỗi phép lai nói trên?
b. Cho các cá thể F1 ở phép lai thuận giao phối tự do với nhau. Tỉ lệ kiểu hình ở đời
con sẽ như thế nào? Cho biết con đực có NST giới tính XY, con cái XX.
Hướng dẫn giải
a. Tính trạng màu lông si truyền liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.
- Lai thuận: XAXA x XaY → đời con có 100% lông xám (XAXa; XAY)
- Lai nghịch: XaXa x XAY → XAXa; XaY (tất cả cái lông xám, tất cả đực lông đen)
b. Cho các cá thể F1 ở phép lai thuận giao phối tự do với nhau:
XAXa x XAY → 1XAXA : 1XAXa : 1XAY : 1XaY
→ Tỉ lệ KH đời con: 25% đực lông xám ; 50% cái lông xám; 25% đực lông đen
Bài 5. Cho ruồi giấm mắt đỏ thuần chủng giao phối với ruồi giấm mắt trắng thuần
chủng được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho con đực F 1 lai phân tích, thu được Fa có: 50%
ruồi đực mắt trắng; 25% ruồi cái mắt đỏ; 25% ruồi cái mắt trắng. Biết không xảy ra đột
biến. Hãy xác định quy luật di truyền của tính trạng màu mắt và kiểu gen của F1.
Hướng dẫn giải
Ở phép lai phân tích con đực F1 ta thấy:
- Ở đời con của phép lai phân tích, tỉ lệ kiểu hình là:
Mắt đỏ : mắt trắng = 25% : (25% + 50%) = 1:3
→ Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Mặt khác tất cả các con đực đều có mắt trắng, còn ở giới cái thì có cả đỏ và trắng.
→ Tính trạng liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen nằm trên NST X.

7
Quy ước gen: A-B- quy định kiểu hình mắt đỏ
A-bb; aaB-, aabb quy định kiểu hình mắt trắng.
- Vì trong tương tác bổ sung loại KH2, vai trò của gen A và B là ngang nhau do đó cặp
gen Aa hay Bb nằm trên cặp NST XX đều cho kết quả đúng.
- Sơ đồ lai:
+ Trường hợp cặp Aa nằm trên NST X.
Đực F1 có kiểu gen XAY Bb, cái F1 có kiểu gen XAXa Bb.
+ Trường hợp cặp Bb nằm trên NST X.
Đực F1 có kiểu gen XBY Aa, cái F1 có kiểu gen XBXb Aa.
Ghi nhớ:
- Lai phân tích thu được đời con có tỉ lệ 1 : 3 thì chứng tỏ tính trạng di truyền theo quy
luật tương tác bổ sung.
- Tính trạng do 2 cặp gen quy định và liên kết với giới tính thì chỉ có 1 cặp gen của
tính trạng đó nằm trên NST giới tính, cặp gen còn lại nằm trên NST thường.
- Ở tương tác bổ sung 9:7 hoặc bổ sung 9:6:1 , vai trò của 2 gen trội A và B là ngang
nhau nên nếu có liên kết giới tính thì 1 trong 2 gen A hoặc B nằm trên NST giới tính
đều cho kết quả như nhau.
Bài 6. Cho con đực (XY) mắt trắng giao phối với con cái mắt đỏ được F 1 đồng loạt
mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, đời F2 thu được tỉ lệ: 6 cái mắt đỏ : 3 đực
mắt đỏ : 4 đực mắt vàng : 2 cái mắt vàng : 1 đực mắt trắng. Hãy xác định quy luật di
truyền chi phối phép lai và kiểu gen của bố mẹ đem lai.
Hướng dẫn giải
Tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: mắt đỏ : mắt vàng : mắt trắng = (6+3) : (4+2) : 1 = 9:6:1.
Vậy tính trạng di truyền thao quy luật tương tác bổ sung.
Quy ước gen: A-B- quy định kiểu hình mắt đỏ
A-bb; aaB-: quy định kiểu hình mắt vàng
Aabb: quy định kiểu hình mắt trắng.
Khi xét tỉ lệ kiểu hình ở từng giới, ta có tính trạng di truyền liên kết với giới đực là
3:4:1 khác với giới cái là 6:2 vậy tính trạng do gen nằm trên NST giới tính X.
- Tính trạng do hai cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau nên chỉ có 1 trong 2
cặp gen (Aa hoặc Bb) nằm trên NST giới tính X.
- Ở tương tác bổ sung 9:6:1, vai trò của gen trội A và B là ngang nhau nên gen A nằm
trên NST X hay gen B nằm trên NST X đều có kết quả giống nhau.
+ Trường hợp 1: Gen A nằm trên NST X
Kiểu gen của F1: XAYBb x XAXaBb
+ Trường hợp 2: Gen B nằm trên NST X
Kiểu gen của F1: XBYAa x XBXbAa
Ghi nhớ:
- Muốn xác định quy luật di truyền của tính trạng thì phải dựa vào tỉ lệ phân ly kiểu
hình của phép lai (tỉ lệ phân li kiểu hình được tính chung cho cả hai giới).
- Khi tính trạng di truyền liên kết giới tính và do 2 cặp gen quy định thì chỉ có 1 cặp
gen liên kết với NST giới tính, cặp gen còn lại nằm trên NST thường.
Bài 7. Ở 1 loài động vật, cho con cái (XX) lông đen thuần chủng lai với con đực (XY)
lông trắng thuần chủng được F1 đồng loạt lông đen. Cho con đực F 1 lai phân tích, đời
Fb thu được: 50% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng.
Nếu cho F1 giao phối tự do thì ở F2, loại cá thể cái lông trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải

8
Cho con đực F1 lai phân tích, đời Fb có tỉ lệ kiểu hình là: lông đen : lông trắng = 25% :
(25% + 50%) = 1:3 →Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
Mặt khác, tất cả các con đực đều có lông trắng còn ở giới cái thì có cả lông trắng và
lông đen → Tính trạng liên kết với giới tính và gen nằm trên NST X.
Quy ước gen: A-B- quy định kiểu hình lông đen
A-bb; aaB-, aabb quy định kiểu hình lông trắng.
- Vì trong tương tác bổ sung, loại 2 kiểu hình, vai trò của gen A và B là ngang nhau,
do đó cặp gen Aa hay Bb nằm trên NST X đều cho kết quả đúng.
- Sơ đồ lai: đực F1 có kiểu gen XAYBb ; cái F1 có kiểu gen XAXaBb
XAYBb x XAXaBb = (XAY x XAXa) x (Bb x Bb)
= (1/4 XAY : 2/4 XAX- : 1/4 XaY)(3/4B- : 1/4bb)
Cá thể cái lông trắng có liểu gen XAX- bb chiếm tỉ lệ: 2/4x1/4 = 1/8
Bài 8. Ở 1 loài côn trùng, cặp NST giới tính ở giới cái là XX, giới đực là XY; tính
trạng màu sắc cánh do 2 cặp gen phân li độc lập quy định. Cho con cái cánh đen thuần
chủng giao phối với con đực cánh trắng thuần chủng (P), thu được F 1 có 100% cá thể
cánh đen. Cho con đực F1 lai với con cái có kiểu gen đồng hợp lặn, thu được F a có kiểu
hình phân li theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng : 1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng.
Cho F1 giao phối ngẫu nhiên thu được F2.
a. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
b. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
c. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Đực F1 lai phân tích thu được Fa có kiểu hình phân ly theo tỉ lệ: 2 con đực cánh trắng :
1 con cái cánh đen : 1 con cái cánh trắng.
→Tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung và liên kết giới tính.
Quy ước gen: A-B- quy định kiểu hình cánh đen
A-bb; aaB-, aabb quy định kiểu hình cánh trắng.
Vì 2 cặp gen tương tác bổ sung nên chỉ có 1 cặp liên kết giới tính, có thể cặp Aa hoặc
cặp Bb liên kết giới tính đều cho kết quả đúng.
Ta có: P: Cái đen thuần chủng AAXBXB x đực trắng thuần chủng aaXbY
→F1 có kiểu gen AaXBXb; AaXBY
Cho F1 lai với nhau: AaXBXb x AaXBY = (Aa x Aa)( XBXb x XBY)
F2 có: (1AA:2Aa:1aa)( XBXB; XBXb; XBY; XbY)
→ 6A-XBX- : 3A-XBY : 3A-XbY : 2aaXBX- : 1aaXBY : 1aaXbY.
Tỉ lệ kiểu hình: 6 cái cánh đen : 3 đực cánh đen : 2 cái cánh trắng : 5 đực cánh trắng.
a. Trong số con cánh trắng ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ = 5/(2+5) = 5/7.
b. Trong số con cánh đen ở F2, số con đực chiếm tỉ lệ = 3/(6+3) = 1/3.
c. Trong số con đực ở F2, số con cánh trắng chiếm tỉ lệ = 5/(3+5) = 5/8.
Ghi nhớ:
Nếu tính trạng di truyền theo quy luật tương tác bổ sung loại 9:7 và có 1 cặp gen nằm
trên NST giới tính X thì phép lai: AaXBXb x AaXBY thu được đời con có:
- Trong số các cá thể có kiểu hình A-B-, các cá thể đực chiếm tỉ lệ 1/3.
- Trong số các cá thể có kiểu hình đối lập với A-B- của F1, cá thể đực chiếm tỉ lệ 5/7.
7.2.2. Dạng 2. Các bài toán có 2 cặp tính trạng liên kết với giới tính.
Ghi nhớ:
- Khi bài toán có 2 cặp tính trạng, chúng ta cần phải dựa vào tỉ lệ phân li kiểu hình
của từng cặp tính trạng để xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng.

9
- Nếu cả 2 cặp tính trạng đều di truyền liên kết với giới tính thì chứng tỏ hai cặp tính
trạng đó di truyền liên kết với nhau.
Bài 9. Ở 1 loài động vật, mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định, alen trội là trội
hoàn toàn. Cho con đực (XY) lông trắng, chân cao thuần chủng giao phối với con cái
lông đen chân thấp thuần chủng (P), thu được F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp. Cho
con đực F1 lai phân tích, thu được Fa có kiểu hình phân li theo tỉ lệ:
Ở giới đực: 50% lông trắng, chân cao; 50% lông đen, chân cao.
Ở giới cái: 50% lông trắng, chân thấp; 50% lông đen, chân thấp.
Hãy xác định các quy luật di truyền chi phối phép lai.
Hướng dẫn giải
Bước 1: Xác định quy luật di truyền của mỗi tính trạng.
- Mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, F1 đồng loạt lông trắng, chân thấp → Hai cặp
tính trạng này đều di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, trong đó lông trắng trội so với
lông đen, chân thấp trội so với chân cao.
- Ở đời con của phép lai phân tích, tính trạng chân thấp chỉ có ở con cái, chân cao chỉ
có ở con đực → Tính trạng chiều cao chân liên kết với giới tính và di truyền chéo, gen
nằm trên NST giới tính X.
- Tính trạng màu lông phân li đồng đều ở cả 2 giới → Gen quy định tính trạng màu
lông nằm trên NST thường.
Bước 2: Tìm quy luật di truyền chi phối mối quan hệ của 2 tính trạng.
Ở phép lai phân tích, cặp tính trạng màu lông có tỉ lệ 1:1, cặp tính trạng chiều cao có tỉ
lệ 1:1. Tích tỉ lệ của 2 cặp là: (1:1)(1:1) = 1:1:1:1 đúng bằng tỉ lệ phân li của phép lai
phân tích là 1:1:1:1 → Hai cặp tính trạng di truyền phân li độc lập.
Kết luận: hai cặp tính trạng đều di truyền theo quy luật trội hoàn toàn, trong đó tính
trạng chiều cao chân liên kết với giới tính (gen nằm trên X). Hai cặp tính trạng này di
truyền phân li độc lập với nhau.
Một số lưu ý:
- Muốn xác định quy luật di truyền chi phối phép lai thì phải xác định quy luật di
truyền của từng tính trạng và quy luật di truyền về mối quan hệ giữa các tính trạng.
- Muốn xác định xem 2 cặp tính trạng di truyền phân li độc lập hay liên kết với nhau
thì phải so sánh tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng đó với tỉ lệ phân li kiểu hình của phép
lai.
+ Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng bằng tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2
cặp tính trạng đó di truyền phân li độc lập với nhau.
+ Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng bé hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2
cặp tính trạng đó di truyền liên kết hoàn toàn với nhau.
+ Nếu tích tỉ lệ của 2 cặp tính trạng lớn hơn tỉ lệ phân li kiểu hình của phép lai thì 2
cặp tính trạng đó di truyền liên kết không hoàn toàn với nhau.
Bài 10. Cho con đực thân đen, mắt trắng thuần chủng lai với con cái thân xám, mắt đỏ
thuần chủng được F1 đồng loạt thân xám, mắt đỏ. Cho F 1 giao phối với nhau, đời F2 có
50% con cái thân xám, mắt đỏ; 22,5% con đực thân xám, mắt đỏ; 22,5% con đực thân
đen, mắt trắng; 2,5% con đực thân xám, mắt trắng; 2,5% con đực thân đen, mắt đỏ.
Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định. Xác định tần số hoán vị gen.
Hướng dẫn giải
- Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định, F1 có kiểu hình thân xám, mắt đỏ → Thân
xám là trội so với thân đen, mắt đỏ là trội so với mắt trắng.
- Ở F2, giới đực có 4 loại kiểu hình tong khi đó ở giới cái chỉ có 1 loại kiểu hình →
Tính trạng liên kết với giới tính, gen nằm trên NST X.

10
- Ở F2, tỉ lệ kiểu hình: 50% : 22,5% : 22,5% : 2,5% : 2,5% = 20 : 9 : 9 : 1 : 1 là tỉ lệ của
hoán vị gen.
- Khi có liên kết giới tính và có hoán vị gen, thì tần số hoán vị gen được tính dựa trên
giới đực của đời con (vì khi đó ở giới đực nhận Y của bố và X của mẹ nên tỉ lệ giao tử
X của mẹ quyết định tỉ lệ kiểu hình ở đời con).

Vậy tần số hoán vị gen là 10%


Ghi nhớ:
- Khi hai cặp tính trạng liên kết với giới tính và có hoán vị gen thì tần cố hoán vị được
tính dựa trên kiểu hình của giới XY.
- Phép lai XABXab x XABY thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình ở giới XY là a : a : b : b (a>b)
thì tần số hoán vị gen là
Bài 11. Cho biết mỗi cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định và trội hoàn toàn. Tần số hoán vị
giữa A và B là 20%. Ở phép lai x , theo lý thuyết thì kiểu hình aaB-D- ở
đời con chiếm tỉ lệ bao nhiêu %?
Hướng dẫn giải
Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của từng nhóm liên kết:
- Ở nhóm gen liên kết x (tần số hoán vị gen là 20%) → = 0,4ab x 0,5ab = 0,2
Kiểu hình aaB- = 0,25 – 0,2 = 0,05
- Ở nhóm gen liên kết x cho kiểu hình D- với tỉ lệ 3/4 = 0,75
Ở phép lai x , kiểu hình aaB-D- ở đời con = 0,05x0,75 = 0,0375 = 3,75%
Ghi nhớ:
- Ở phép lai mà bố mẹ dị hợp 2 cặp gen (Aa và Bb) thì kiểu hình aaB- ở đời con = 25% - kiểu
hình aabb; kiểu hình A-B- = 50% + kiểu hình aabb.
- Tỉ lệ mỗi loại kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các nhóm tính trạng có trong kiểu hình đó (mỗi
nhóm tính trạng tương ứng với một nhóm liên kết).
Bài 12. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và trội hoàn toàn, hãy xác định số loại kiểu
gen, số loại kiểu hình ở đời con của các phép lai sau:
a. ♀ x♂ (có hoán vị ở cả 2 giới ở cả 2 cặp NST).

b. ♀ x♂ (chỉ có hoán vị ở giới cái cả 2 cặp NST).

c. ♀ x♂ (không có hoán vị gen).


Hướng dẫn giải

a. ♀ x♂ (có hoán vị ở cả 2 giới ở cả 2 cặp NST)

= (♀ x♂ )(♀ x♂ ) = 10x4 = 40 kiểu gen


- Số loại kiểu hình = 4x3 = 12 loại.
b. ♀ x♂ (chỉ có hoán vị ở giới cái cả 2 cặp NST).

11
= (♀ x♂ )(♀ x♂ ) = 7x8 = 56 kiểu gen.
- Số loại kiểu hình = 4 x 6 = 24 loại.
c. ♀ x♂ (không có hoán vị gen)

= (♀ x♂ )(♀ x♂ ) = 4x4 = 16 kiểu gen.


- Số loại kiểu hình là 3x4 = 12 loại.
Bài 13. Ở 1 loài động vật, cho con đực (XY) thuần chủng mắt trắng, đuôi dài giao phối với
con cái (XX) thuần chủng mắt đỏ, đuôi ngắn, F1 được toàn con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1
giao phối với nhau, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới cái: 100% mắt đỏ, đuôi ngắn.
+ Ở giới đực: 40% mắt đỏ, đuôi ngắn : 40% mắt trắng, đuôi dài :10% mắt trắng, đuôi ngắn :
10% mắt đỏ đuôi dài.
Nếu cho con cái F1 lai phân tích thì trong số các cá thể thu được ở đời con, các cá thể đực mắt
đỏ, đuôi dài chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
- Dựa vào kiểu hình ở F1 và F2 ta thấy tính trạng màu mắt do 1 cặp gen quy định, mắt đỏ trội
so với mắt trắng. Tính trạng chiều dài đuôi do 1 cặp gen quy định, đuôi ngắn là trội so với
đuôi dài.
- Quy ước: A – mắt đỏ; a – mắt trắng; B – đuôi ngắn; b – đuôi dài.
- Ở F2 tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác giới cái và tính trạng lặn tập trung ở giới đực,
chứng tỏ 2 tính trạng này di truyền liên kết với giới tính, gen quy định mỗi tính trạng đều nằm
trên X không có alen tương ứng trên Y.
- Ở F2 con đực mắt trắng, đuôi dài có kiểu gen XabY chiếm tỉ lệ 0,2 →con cái mắt đỏ, đuôi
ngắn ở F1 cho giao tử Xab = → đây là giao tử liên kết.
→ Tần số hoán vị gen = 1-2x0,4 = 0,2 = 20%.
- Kiểu gen của con cái F1 là XABXab.
Con cái F1 lai phân tích: XABXab x XabY
AB ab
G: X = X = 0,4 Xab = Y = 0,5
XAb = XaB = 0,1

Con đực mắt đỏ, đuôi dài có kiểu gen XAbY = 0,1x0,5 = 0,05 = 5%.
Bài 14. Ở 1 loài thú, cho cá thể lông ngắn, đen giao phối với cá thể đực lông thẳng,
trắng (P), thu được F1 gồm 100% cá thể lông quăn, đen. Cho F1 giao phối với nhau, thu
được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 50% cá thể cái lông quăn, đen : 24% cá thể đực
lông quăn, đen : 24% cá thể đực lông thẳng, trắng : 1% cá thể đực lông quăn, trắng :
1% cá thể đực lông thẳng, đen. Cho biết mỗi gen quy định 1 tính trạng và không xảy ra
đột biến.
a. Hãy xác định kiểu gen của F1.
b. Xác định tần số hoán vị gen.
c. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con,
kiểu hình con cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
d. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được đời
con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu%?
Hướng dẫn giải
a. P: Lông quăn, đen x lông thẳng, trắng thu được F1: 100% lông quăn, đen.
→ Lông quăn trội so với lông thẳng, lông đen trội so với lông trắng.
Quy ước: A - lông quăn, a – lông thẳng; B – lông đen; b – lông trắng.

12
- Ở đời F2, tỉ lệ phân li kiểu hình ở giới đực khác với ở giới cái → tính trạng
liên kết với giới tính.
- Ở F2, con đực lông thẳng, trắng chiếm tỉ lệ 24% → 0,24 XabY
= 0,5Y x 0,48Xab
Giao tử X = 0,48 → đây là giao tử liên kết → Kiểu gen của F1 là XABXab x
ab

XABY.
b. Tìm tần số hoán vị gen:
Cách 1: Vì giao tử Xab = 0,48 nên đây là giao tử liên kết
→ Tần số hoán vị gen = 1 – 2x0,48 = 0,04 = 4%.
Cách 2: Vì gen liên kết với giới tính nên sử dụng công thức giải nhanh để tìm
tần số hoán vị gen:
Tần số hoán vị =
c. Nếu cho cá thể đực F1 giao phối với cá thể cái lông thẳng, trắng thì ở đời con,
kiểu hình con cái lông quăn, đen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
Đực F1 có kiểu gen XABY lai phân tích thì có sơ đồ lai là: XABY x XabXab
→ Ở đời con, cá thể cái lông thẳng, trắng có kiểu gen XABXab = 0,5x1=0,5 =
50%.
d. Nếu cho cá thể cái F1 giao phối với cá thể đực lông thẳng, trắng thì thu được
đời con có số cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ bao nhiêu%?
Cái F1 có kiểu gen XABXab lai phân tích thì ta có sơ đồ lai: XABXab x XabY
Vì con cái F1 có hoán vị gen với tần số 4% nên giao tử XAb = 0,02
→ Ở đời con, cá thể đực lông quăn, trắng chiếm tỉ lệ 0,02x0,5 = 0,01 = 1%
Bài 15. Cho biết mỗi cạp gen quy định 1 cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn.
Phép lai P: x , thu được F1. Biết rằng không xảy ra đột biến,
khoảng cách giữa gen A và B = 20cM; giữa gen D và E = 40cM. Hãy xác định:
a. Phép lai trên có bao nhiêu kiểu tổ hợp giao tử?
b. Đời F1 có bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
c. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
d. Ở F1 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-?
e. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình A-bbddE-, xác suất để thu được cá thể
thuần chủng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
a. Cơ thể có hoán vị gen nên sẽ sinh ra 16 loại giao tử; cơ thể

sẽ sinh ra 4 loại giao tử → Số kiểu tổ hợp giao tử = 16x4 = 64 kiểu.

b. Số loại kiểu gen ở F1: x

=( x )( x ) = 7x8 = 56 loại kiểu gen


Số loại kiểu hình ở F1: 4x(4+2) = 24 kiểu hình.
c. Ở F1, loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
P: x =( x )( x )
Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn gồm có A-bbddee + aaB-
ddee + aabbD-ee + aabbddE-

13
Vì (có hoán vị 20%) sẽ sinh ra kiểu gen đồng hợp lặn

Do đó tỉ lệ của các kiểu hình là:


A-bbddee = (0,25-0,5) x 0,1 = 0,005.
aaB-ddee = (0,5-0,2)x0,1 = 0,03.
aabbD-ee = 0,2x0,4 = 0,08.
aabbddE- = 0,2x0,15 = 0,03.
→ Loại kiểu hình có 1 tính trạng trội và 3 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ:
0,005 + 0,03 + 0,08 + 0,03 = 0,145 = 14,5%.
d. Ở F1 có bao nhiêu kiểu gen quy định kiểu hình A-B-D-E-?
Phép lai: P: x =( x )( x )

- có hoán vị gen nên sẽ cho đời con có kiểu hình A-B- với 3 loại

kiểu gen: và .
- x cho đời con có kiểu hình D-E- với 3 loại kiểu gen quy định
là:
XDEXDe, XDeXdE, XDEY.
Loại kiểu hình A-B-D-E sẽ có số loại kiểu gen quy định = 3x3 = 9 loại KG.
e. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái có kiểu hình A-bbddE-, xác suất để thu được cá thể

thuần chủng là =

Vì kiểu gen đồng hợp lặn =0,2 → Kiểu gen


Kiểu hình D-ee có tỉ lệ ¼.
XDeXDe = ¼.

= .

Ghi chớ:
- Khi bố và mẹ đều di hợp 2 cặp gen và đều có hoán vị gen ở đời con, thì kiểu
hình A-B- có 5 kiểu gen.
- Khi bố dị hợp 1 cặp gen, mẹ dị hợp 2 cặp gen và có hoán vị gen thì ở đời
con kiểu hình A-B- có 3 kiểu gen.

7.3. HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM


Câu 1: Phương pháp mà di truyền y học tư vấn không sử dụng là
A. nghiên cứu phả hệ B. kĩ thuật chọc dịch ối
C. kĩ thuật sinh thiết nhau thai D. nghiên cứu chỉ số ADN
Câu 2: Ở người, bệnh máu khó đông là do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tín X
gây nên. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh máu khó đông, con trai của họ cũng bị mắc
bệnh này. Người con trai này
đã nhận gen bệnh từ đâu?

14
A. Ông nội B. Bà nội C. Mẹ D. Bố
Câu 3: Ở người, trên nhiễm sắc thể thường, gen A qui định thuận tay phải, gen a qui
định thuận tay trái. Trên nhiễm sắc thể giới tính X, gen M qui định nhìn màu bình
thường và gen m qui định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ
cặp bố mẹ AaXMXm x aaXMY?
A. Con trai thuận tay phải, mù màu.
B. Con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
C. Con gái thuận tay phải, mù màu.
D. Con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường.
Câu 4: Với các tính trạng được quy định bởi gen lặn nằm trên NST X. Phát biểu nào
dưới đây là sai?
A. Tính trạng này biểu hiện ở cả hai giới, tuy nhiên ở nam biểu hiện nhiều hơn ở
nữ.
B. Tính trạng này biểu hiện ở hai giới, tuy nhiên trong một gia đình nếu con gái bị
bệnh thì người mẹ nhất thiết bị bệnh.
C. Các cặp bố mẹ không biểu hiện tính trạng này thì con trai của họ cũng có thể
mang tính trạng này.
D. Bố biểu hiện tính trạng này, mẹ đồng hợp trội. 100% số con gái của họ không
biểu hiện tính trạng này.
Câu 5: Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) NST giới tính là NST chỉ chứa các gen quy định giới tính.
(2) Trên NST giới tính, vùng tương đồng các gen tồn tại thành cặp alen.
(3) Ở các loài thú, trong bộ NST có thể chỉ có 1 NST X, hoặc 2 NST X.
(4) Để xác định giới tính, người ta có thể dựa vào sự di truyền của tính trạng liên kết
giới tính.
(5) Số lượng gen nằm trên NST X nhiều hơn hẳn so với số lượng gen nằm trên NST Y.
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 6: Nghiên cứu cấu trúc di truyền của một quần thể động vật, người ta phát hiện có
1 gen gồm 2 alen (A và a); 2 alen này đã tạo ra 5 kiểu gen khác nhau trong quần thể.
Có thể kết luận gen này nằm ở trên
A. vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X.
B. vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể Y.
C. vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y.
D. nhiễm sắc thể thường.
Câu 7: Khi nói về đặc điểm của gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X. Có các nội dung sau:
1. Tính trạng thường dễ biểu hiện ở giới XX.
2. Tỉ lệ phân li của tính trạng không giống nhau ở 2 giới.
3. Có hiện tượng di truyền chéo.
4. Kết quả lai thuận, lai nghịch khác nhau.
Số nội dung đúng là:
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8: Người đàn ông mắc bệnh di truyền cưới một người phụ nữ bình thường, họ
sinh được 4 trai: 4 gái. Tất cả con gái của họ đều mắc bệnh giống như bố, tất cả con
trai đều không mắc bệnh. Giải thích nào sau đây đúng?

15
A. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST X.
B. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST thường.
C. Bệnh này gây ra bởi gen trội trên NST X.
D. Bệnh này gây ra bởi gen lặn trên NST thường.
Câu 9: Các con của gia đình: bố có một túm lông ở tai, mẹ bình thường sẽ có đặc điểm
nào sau đây?
A. Tất cả con trai đều có túm lông ở tai, con gái bình thường.
B. Tất cả đều bình thường.
C. Một nửa con trai bình thường, một nửa có túm lông ở tai.
D. Một phần tư số con của họ có túm lông ở tai.
Câu 10: Phát biểu nào sau đây về nhiễm sắc thể giới tính là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế
bào xôma.
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái còn có các gen
quy định các tính trạng thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể
đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng,
giống nhau giữa giới đực và giới cái.
Câu 11: Cho các phát biểu sau về NST giới tính ở người:
1. Nhiễm sắc thể Y là NST duy nhất không tiến hành trao đổi chéo.
2. Nhiễm sắc thể X mang nhiều gen hơn nhiễm sắc thể Y.
3. Nhiễm sắc thể Y có mang các gen quy định sự phát triển của giới tính.
4. Hầu hết các gen trên NST X có liên quan đến sự phát triển giới tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là
A. 0. B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 12: Trong điều kiện không xảy ra đột biến, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Cặp NST giới tính luôn tồn tại thành cặp tương đồng ở giới cái.
II. Cặp NST giới tính, ở vùng tương đồng gen tồn tại thành từng cặp alen.
III. Ở vùng không tương đồng của cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng thường.
IV. Ở động vật có vú, gen trên Y không có alen trên X truyền cho giới cái.
V. Ở người, gen trên X không có alen trên Y tuân theo quy luật di truyền chéo.
A.4 B.2 C.5 D.3
Câu 13: Nhận định nào sau đây về NST giới tính là đúng?
A. Tính trạng do gen ở NST Y không có alen ở X thì di truyền theo dòng mẹ
B. Vùng tương đồng của cặp NST giới tính chưa gen không alen
C. Các cặp NST giới tính chỉ chứa gen quy định tính trạng giới tính
D. Ở động vật có vú, ruồi giấm, cặp NST giới tính ở giới cái XX, giới đực là XY
Câu 14: Ở loài nào sau đây, giới đực có cặp nhiễm sắc thể XY?
A. Người. B. Gà. C. Bồ câu. D. Vịt.
Câu 15: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ tồn tại trong tế bào sinh dục, không tồn tại trong tế
bào xôma.

16
B. Trên nhiễm sắc thể giới tính, ngoài các gen quy định tính đực, cái thì còn có các
gen quy định các tính trạng thường.
C. Ở tất cả các loài động vật, cá thể cái có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, cá thể
đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY.
D. Ở tất cả các loài động vật, nhiễm sắc thể giới tính chỉ gồm một cặp tương đồng,
giống nhau giữa giới đực và giới cái.
Câu 16: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định mắt nhìn màu bình thường
là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh mù màu. Kiểu gen nào sau đây là người
nữ bị mù màu?
A. XAXa. B. XAY. C. XaXa. D. XaY.
Câu 17: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là
trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, cặp bố mẹ nào sau đây chắc chắn sẽ không thể sinh con bị bệnh máu
khó đông?
A. XAXa × XAY. B. XAXA × XaY. C. XaXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 18: Ở người, alen A nằm trên nhiễm sắc thể X quy định máu đông bình thường là
trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Biết không xảy ra đột biến.
Theo lí thuyết, con trai của cặp bố mẹ nào sau đây luôn bị bệnh máu khó đông?
A. XAXa × XaY. B. XaXa × XAY. C. XAXa × XAY. D. XAXa × XaY.
Câu 19: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội
hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người nam bình
thường và người nam bị máu khó đông có kí hiệu là
A. XAXa, XAY. B. XAY, XaY C. XAXa, XAXA. D. XaY, XaXa.
Câu 20: Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính
X quy định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu
khó đông. Người nữ bị máu khó đông có kí hiệu kiểu gen là
A. XAXa. B. XaY. C. XaXa. D. XAXA.
Câu 21: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng; Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen
của ruồi cái mắt đỏ thuần chủng có kí hiệu là
A. XAXA. B. XAY. C. XAXa. D. XaXa.
Câu 22: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: X AXa × XAY
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 2 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắtđỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
D. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 23: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XaXa × XaY
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 100% ruồi mắt trắng.
C. 100% ruồi mắt đỏ.
D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.

17
Câu 24: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: X aXa × XAY
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 100% ruồi mắt trắng.
C. 100% ruồi mắt đỏ.
D. 1 ruồi mắt đỏ : 1 ruồi mắt trắng.
Câu 25: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội
hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Chồng không bị bệnh nhưng vợ
bị bệnh máu khó đông sinh con. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao
nhiêu phát biểu sau đây là đúng về con của cặp vợ chồng trên?
I. Tất cả con gái đều bị bệnh.
II. Tất cả con trai đều bình thường.
III. Tỉ lệ con bị bệnh chiếm 50%.
IV. Nếu con đầu lòng là con trai thì đứa con này sẽ không mắc bệnh.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 26: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định mắt nhìn bình thường là trội hoàn
toàn so với alen a quy định mù màu. Một cặp vợ chồng sinh con, người vợ bình
thường nhưng người chồng bị mù màu. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có
bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng về con của cặp vợ chồng trên ?
I. Con của cặp vợ chồng trên có thể mắc bệnh với tỉ lệ 50%.
II. Tỉ lệ con trai mắc bệnh là 50%.
III. Tỉ lệ con gái mắc bệnh là 50%.
IV. Có thể tất cả con của họ đều bị mù màu.
A.1 B.2 C.3 D.4
Câu 27: Khi nghiên cứu nhiễm sắc thể ở người, ta thấy những người có nhiễm sắc thể
giới tính là XY, XXY hoặc XXXY đều là nam, còn những người có nhiễm sắc thể giới
tính là XX, XO hoặc XXX đều là nữ. Có thể rút ra kết luận:
A. Sự có mặt của nhiễm sắc thể giới tính X quyết định giới tính nữ.
B. Sự biểu hiện giới tính chỉ phụ thuộc vào số lượng nhiễm sắc thể giới tính X.
C. Nhiễm sắc thể Y không mang gen quy định tính trạng giới tính.
D. Gen quy định giới tính nam nằm trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 28: Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X thường tồn tại
theo cặp alen.
II. Ở giới XX, gen trên nhiễm sắc thể giới tính X cũng tồn tại theo cặp alen.
III. Gen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
IV. Vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X có nhiều gen hơn vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính Y.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 29: Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định, gen A quy định lông vằn
trội hoàn toàn so với gen a quy định lông đen, gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X,
không có alen tương ứng trên Y. Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen
(P), thu được F1 gồm 100% gà lông vằn. F1 giao phối ngẫu nhiên với nhau thu được

18
F2. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình về màu lông
ở F2 là
A. 1 lông vằn : 1 lông đen. B. 3 lông vằn : 1 lông đen.
C. 100% lông vằn. D. 1 lông vằn : 3 lông đen.
Câu 30: Ở tằm, tính trạng màu sắc trứng do một gen có 2 alen nằm trên đoạn không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen A quy định trứng màu sáng
trội hoàn toàn so với alen a quy định trứng màu sẫm. Người ta có thể dựa vào kết quả
của phép lai nào sau đây để phân biết được tằm đực và tằm cái ngay từ giai đoạn
trứng?
A. XAXa x XaY. B. XaXa x XAY. C. XAXA x XaY. D. XAXa x XAY.
Câu 31: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn. Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaX BXb × AaXBY cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AAXBXb × AaXbY cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
Câu 33: Ở ruồi giấm, alen A nằm trên nhiễm sắc thể quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so
với a quy định mắt trắng. Kiểu gen nào sau đây quy định kiểu hình ruồi đực mắt đỏ?
A. XAXA. B. XAY. C. XAXa. D. XaY.
Câu 34: Khi nói về cặp nhiễm sắc thể giới tính của người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chỉ có tế bào sinh dục mới có cặp nhiễm sắc thể giới tính.
B. Người nam có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY.
C. Người nam không có nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Mỗi người chỉ có một cặp nhiễm sắc thể, đó là XX hoặc XY.
Câu 35: Ở một loài thú, phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ kiểu hình ở giới đực
khác với giới cái?
A. XAXA × XAY. B. XAXA × XaY. C. XaXa × XaY. D. XaXa × XAY.
Câu 36: Khi nói về nhiễmsắc thể giới tính ở người, phát biểu nào sau đây
là đúng?
A. Trên vùng không tương đồng của nhiễmsắc thể giới tính Xvà Y đều không mang gen.
B. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, gen tồn tại thành từng cặp
alen.
C. Trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y, các gen tồn tại
thành từng cặp.
D. Trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính, gen nằm trên nhiễm sắc thể
X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Câu 37: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX
và giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo. B. Trâu, bò, hươu.
C. Gà, chim bồ câu, bướm. D. Hổ, báo, mèo rừng.

19
Câu 38: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội
hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Kiểu gen của người nữ bình
thường không mang alen gây bệnh là
A. XAXa. B. XAY. C. XAXA. D. XaY.
Câu 39: Khi nói về nhiễm sắc thể giới tính ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ có ở tế bào sinh dục.
II. Nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa các gen quy định tính trạng giới tính.
III. Hợp tử mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY bao giờ cũng phát triển thành cơ thể đực.
IV. Nhiễm sắc thể giới tính có thể bị đột biến về cấu trúc và số lượng.
A.2 B.1 C.3 D.4
Câu 40: Ở tằm, alen A quy định trứng màu trắng, alen a quy định trứng màu sẫm.
Phép lai nào sau đây có thể phân biệt con đực và con cái ở giai đoạn trứng?
A. XaXa × XAY. B. XAXa × XaY. C. XAXa × XAY. D. XAXA × XaY.
Câu 41: trong một gia đình, bố mẹ biểu hiện kiểu hình bình thường về cả hai tính
trạng, đã sinh 1 con trai bị mù màu và teo cơ. Các con gái biểu hiện bình thường cả hai
tính trạng. Biết rằng gen m gây mù màu, gen d gây teo cơ. Các con gái biểu hiện bình
thường cả hai tính trạng. Các gen này trên NST giới tính X. Kiểu gen của bố mẹ là:
A. XDMY x XDMXdm B. XdMY x XDmXdm
C. XDMY x XDMXDm D. XDmY x XDmXdm
Câu 42 :Thực hiện hai phép lai về màu mắt của ruồi giấm, cho kết quả như sau:
Phép lai: cái mắt đỏ lai với đực mắt trắng thu được F1 100% mắt đỏ ở cả đực và cái.
Phép lai 2: cái mắt trắng lai với đực mắt đỏ thu được F1 con cái thì mắt đỏ còn con
đực mắt trắng. Biết rằng tính trạng mầu mắt do một cặp gen chi phối. Kết luận nào sau
đây là đúng ?
A. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính X đoạn không có trên Y.
B. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính Y đoạn không có trên X.
C. Gen quy định màu mắt liên kết với giới tính X đoạn tương đồng trên Y.
D. Gen quy định màu mắt bị ảnh hưởng bởi kiểu quy định giới tính.
Câu 43: Cho gà mái lông đen lai giao phối với gà trống lông xám (P), thu được F 1có
100% gà lông xám. Cho F1 giao phối ngẫu nhiên, thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 25%
gà mái lông xám: 25% gà mái lông đen: 50% gà trống lông xám. Cho biết tính trạng
màu lông do 1 cặp gen quy định. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Gà trống F2 có 2 kiểu gen.
B. Tính trạng lông xám trội hoàn toàn so với lông đen.
C. Gen quy định tính trạng màu lông trên NST giới tính.
D. Gà mái lông xám F2 có 3 kiểu gen.
Câu 44: Ở ruồi giấm, tính trạng mắt trắng do gen lặn nằm trên vùng không tương
đồng của NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng qui định mắt đỏ. Cho ruồi cái
mắt đỏ dị hợp giao phối với ruồi đực mắt đỏ, thu được F 1. Tiếp tục cho F1 tạp giao, thu
được F2. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là
A. 13 đỏ : 3 trắng. B. 11 đỏ : 5 trắng . C. 3 đỏ : 1 trắng. D. 5 đỏ : 3 trắng.
Câu 45: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây
bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường. Gen B quy định mắt nhìn
màu bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen
này nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng

20
không có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc
đồng thời cả hai bệnh trên?
A. AaXBXb × aaXBY. B. aaXBXb × AAXbY.
C. aaXBXB × AaXbY. D. AaXbXb × AAXBY
Câu 46: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương đồng
với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu trắng.
Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho F1 tạp giao.
Ruồi mắt đỏ ở F2 chiếm tỉ lệ:
A. 3/16 B. 7/16 C. 9/16 D. 13/16
Câu 47: Ở người, gen A quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với alen a gây
bệnh bạch tạng, gen này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen B quy định mắt nhìn màu
bình thường là trội hoàn toàn so với alen b gây bệnh mù màu đỏ - xanh lục, gen này
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không
có đột biến xảy ra, cặp bố mẹ nào sau đây có thể sinh ra người con trai mắc đồng thời
cả hai bệnh trên?
A. AAXBXB × AaXbY. B. AAXBXb × aaXBY.
C. AAXbXb × AaXBY. D. AaXBXb × AaXBY.
Câu 48: Ở một loài chim, gen A quy định thân xám, alen a quy định thân đen. Alen B
quy định mắt đỏ. Alen b quy định mắt trắng. Biết rằng tính trạng màu sắc thân do gen
nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Người ta tiến hành một phép lai thuận giữa
con đực thân đen, mắt trắng với con cái thân xám, mắt đỏ thì thu được kết quả như
sau:
100 con đực thân xám, mắt đỏ
101 con đực thân đen, mắt đỏ
102 con cái thân xám, mắt trắng
98 con cái thân đen, mắt trắng
Sơ đồ lai nào dưới đây là phép lai nghịch của phép lai trên
A. ♂ AaXBXB × ♀ aaXbY B. ♂aabb × ♀ aaBB
b b B
C. ♀ aaX X × ♂ aaX Y D. ♀aaXbXb × ♂AaXBY
Câu 49: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương
đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt
màu trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ, F 1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng.
Cho F1 tạp giao. Ruồi mắt trắng ở F2 có đặc điểm gì ?
A. 100% là ruồi đực. B. 100% là ruồi cái. C. 1/2 là ruồi cái D. 2/3 là ruồi đực
Câu 50: Tính trạng màu kén ở tằm do 1 cặp alen Bb quy định. Đem lai giữa cặp bố
mẹ đều thuần chủng tằm kén trắng với tằm kén vàng thu được F 1 toàn tằm kén trắng,
F2 xuất hiện 26 tằm cái kén trắng,
51 tằm đực kén trắng, 24 tằm cái kén vàng. Kiểu gen của thế hệ bố mẹ là:
A. ♀ XbY x ♂ XBXB. B. ♀ XBXB x ♂ XbY
B B b
C. ♀ X Y x ♂ X X . D. ♀ XBXb x ♂ XBY.
Câu 51: Ở người, khi nói về sự di truyền của alen lặn nằm ở vùng không tương đồng
trên nhiễm sắc thể giới tính X, trong trường hợp không xảy ra đột biến và mỗi gen quy
định một tính trạng, phát biểu nào sau đây sai?
A. Con trai chỉ mang một alen lặn đã biểu hiện thành kiểu hình.
B. Alen của bố được truyền cho tất cả các con gái.

21
C. Con trai chỉ nhận gen từ mẹ, con gái chỉ nhận gen từ bố.
D. Đời con có thể có sự phân li kiểu hình khác nhau ở hai giới.
Câu 52: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng; Gen nằm trên nhiễm sắc thể X không có alen tương ứng trên Y. Kiểu gen
của ruồi mắt đỏ có kí hiệu là
A. XAXa, XAY. B. XAY, XaY. C. XAXa, XaXa. D. XaY, XaXa.
Câu 53: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXA × XaY
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 1 ruồi cái mắt đỏ: 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 100% ruồi mắt đỏ.
D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 54: Ở gà, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định, alen A nằm trên vùng
không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định lông vằn trội hoàn toàn so
với alen a quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn giao phối với gà mái lông đen (P),
thu được F1 gồm 100% gà lông vằn. Cho gà trống và gà mái F 1 giao phối với nhau thu
được F2. Biết không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Tất cả gà trống F2 đều là gà lông vằn.
II. Tất cả gà lông đen F2 đều là gà mái.
III. Gà mái F2 có tỉ lệ 50% lông vằn : 50% lông đen.
IV. Tỉ lệ kiểu hình F2 là 3 gà lông vằn : 1 gà lông đen.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 55: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaXBXb × AaXbY cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
Câu 56: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến mới. Theo lí thuyết, phép lai: XAXA × XAY
cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng: 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 100% ruồi mắt đỏ.
D. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 57: Ở người, alen A nằm trên NST X quy định máu đông bình thường là trội
hoàn toàn so với alen a quy định bệnh máu khó đông. Một cặp vợ chồng đều bị bệnh
máu khó đông sinh con. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát
biểu sau đây là đúng về con của cặp vợ chồng này?
I. Tất cả con gái đều bị bệnh.
II. Tất cả con trai đều bình thường.
III. Tỉ lệ con bị bệnh chiếm 50%.
IV. Nếu con đầu lòng là con trai thì đứa con này sẽ không bị bệnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

22
Câu 58: Ở người, alen A nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X quy
định máu đông bình thường là trội hoàn toàn so với alen a quy định máu khó đông.
Một cặp vợ chồng bình thường nhưng bố của vợ bị bệnh máu khó đông. Cặp vợ chồng
này sinh con. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau
đây là đúng về con của cặp vợ chồng trên ?
I. Tất cả con gái đều bình thường.
II. Tỉ lệ con bị bệnh là 25%.
III. Trong số con trai, tỉ lệ con bị bệnh chiếm 50%.
IV. Nếu con đầu lòng là con trai mắc bệnh thì chắc chắn đứa thứ 2 sẽ không mắc bệnh.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 59: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng; Gen nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể X. Kiểu gen của
ruồi mắt trắng có kí hiệu là
A. XAXa, XAY. B. XAY, XaY. C. XAXa, XaXa. D. XaY, XaXa.
Câu 60: Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định
mắt trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, phép lai: XAXa × XaY cho
đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng : 1 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
B. 1 ruồi cái mắt đỏ : 2 ruồi đực mắt đỏ : 1 ruồi cái mắt trắng.
C. 1 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
D. 2 ruồi cái mắt đỏ : 1 ruồi đực mắtđỏ : 1 ruồi đực mắt trắng.
Câu 61: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AAXBXb × AAXbY cho đời con có
bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 12 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 4 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
Câu 62: Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng; alen B quy định quả vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
xanh. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaX BXb × aaXBY cho đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 3 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
B. 1 hoa đỏ, quả vàng : 1 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
C. 9 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 3 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
D. 2 hoa đỏ, quả vàng : 2 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
Câu 63: Ở một loài thú, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định chân thấp alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với b quy định lông xám ;
Cặp gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường, cặp gen Bb nằm trên vùng không tương
đồng của nhiễm sắc thể X. Phép lai AaXBXb × AaXBY, thu được F1. Theo lí thuyết, ở
F1 có kiểu hình con cái chân thấp, lông đen chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 18,75%. B. 37,5%. C. 25%. D. 12,5%.

23
Câu 64: Ở một loài thú, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định
thân thấp, alen B quy định lông đen trội hoàn toàn so với b quy định lông xám ; Cặp
gen Aa nằm trên nhiễm sắc thể thường, cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng
của nhiễm sắc thể X. Phép lai nào sau đây cho đời con có số cá thể đực thân cao, lông
đen chiếm 25%?
A. AaXBXb × AaXBY. B. AaXBXb × aaXbY.
C. AAXbXb × AaXBY. D. AaXBXB×aaXBY.
Câu 65: Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng; alen B quy định quả vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
xanh. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaX BXb × AaXBY cho đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 3 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
B. 1 hoa đỏ, quả vàng : 1 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
C. 9 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 3 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
D. 2 hoa đỏ, quả vàng : 2 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
Câu 66: Ở 1 loài động thú, alen A quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen a quy
định chân thấp; alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt
trắng, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Có bao nhiêu phép lai sau đây cho
đời con có tỉ lệ kiểu gen bằng tỉ lệ kiểu hình?
I. AaXBXB × AaXbY. II. AAXBXb × AaXbY.
III. AaXBXb × aaXbY. IV. AaXBXb × aaXBY.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 67: Biết 1 gen quy định 1 tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm
phân không xảy ra đột biến. Phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu gen
nhất?
A. AaXBXB × AaXbY. B. AaXBXb × AaXbY.
C. AabbXDXD × AabbXdY. D. AaBBXDXD × aaBbXdY.
Câu 68: Ở một loài chim, tính trạng màu lông do hai cặp gen Aa và Bb quy định,
trong đó cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X.
Khi trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định lông đen, các kiểu gen còn
lại quy định lông trắng. Ở phép lai nào sau đây sẽ cho đời con có tỉ lệ kiểu hình 2 con
đực lông đen : 1 con cái lông đen : 1 con cái lông trắng?
A. AaXBXb × AaXBY. B. AaXBXb × aaXbY.
C. AAXbXb × AaXBY. D. AAXBXb × AaXBY.
Câu 69: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do hai cặp gen Aa và Bb quy định, trong
đó cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Khi
trong kiểu gen có cả hai gen trộ i A và B thì quy định lông đen, các kiểu gen còn lại
quy định lông trắng. Ở phép lai nào sau đây sẽ cho đời con có 4 kiểu gen quy định
kiểu hình con cái lông đen?
A. AaXBXb × AaXBY. B. AaXBXb × aaXbY.
C. AAXbXb × AaXBY. D. AAXBXb × aaXBY.

24
Câu 70: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaBbX DXd × AaBbXDY cho đời con
có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 36 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. B. 36 loại kiểu gen, 36 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. D. 18 loại kiểu gen, 18 loại kiểu hình.
Câu 71: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaBBX dXd × aaBbXdY cho đời con
có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 36 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. B. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 8 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình.
Câu 72: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn
và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai x , thu được F1. Biết không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
A. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 24 kiểu gen, 6 kiểu hình.
C. 40 kiểu gen, 12 kiểu hình. D. 12 kiểu gen, 6 kiểu hình.
Câu 73: Cho biết mỗi cặp gen quy định một cặp tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn
và không xảy ra hoán vị gen. Phép lai AaXBD Xbd × aaXBDY, thu được F1. Biết không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, F1 có tối đa bao nhiêu kiểu gen, bao nhiêu kiểu hình?
A. 12 kiểu gen, 4 kiểu hình. B. 12 kiểu gen, 6 kiểu hình.
C. 8 kiểu gen, 4 kiểu hình. D. 8 kiểu gen, 6 kiểu hình.
Câu 74: Ở một loài thú, tính trạng màu lông do hai cặp gen Aa và Bb quy định, trong
đó cặp gen Bb nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X. Khi
trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định lông đen; kiểu gen chỉ có alen
trội A hoặc B thì quy định lông xám; kiểu gen đồng hợp lặn aabb quy định lông trắng.
Ở phép lai AaXBXb × AaXBY sẽ cho đời con có kiểu hình con cái lông xám chiếm tỉ lệ
bao nhiêu?
A. 12,5%. B. 31,25%. C. 6,25%. D. 25%.
Câu 75: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaX BXb × aaXbY cho đời con có bao
nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 8 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. B. 12 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
C. 8 loại kiểu gen, 4 loại kiểu hình. D. 10 loại kiểu gen, 6 loại kiểu hình.
Câu 76: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaBbX DXd × AaBbXdY cho đời con
có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 36 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. B. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. D. 18 loại kiểu gen, 18 loại kiểu hình.
Câu 77: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaBBX DXd × AaBbXdY cho đời con
có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 36 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. B. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 18 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. D. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.

25
Câu 78: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn; Quá
trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaBBX DXd × aaBbXdY cho đời con
có bao nhiêu loại kiểu gen, bao nhiêu loại kiểu hình?
A. 36 loại kiểu gen, 12 loại kiểu hình. B. 36 loại kiểu gen, 16 loại kiểu hình.
C. 16 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình. D. 24 loại kiểu gen, 8 loại kiểu hình.
Câu 79: Ở 1 loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy
định hoa trắng; alen B quy định quả vàng trội hoàn toàn so với alen b quy định quả
xanh. Quá trình giảm phân không xảy ra đột biến. Phép lai AaX BXB × AaXbY cho đời
con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ
A. 3 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng, quả
xanh.
B. 1 hoa đỏ, quả vàng : 1 hoa trắng, quả vàng : 1 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
C. 9 hoa đỏ, quả vàng : 3 hoa trắng, quả vàng : 3 hoa đỏ, quả xanh : 1 hoa trắng,
quả xanh.
D. 3 hoa đỏ, quả vàng : 1 hoa trắng, quả vàng.
Câu 80: Ở một loài thú, tính trạng màu mắt do hai cặp gen Aa và Bb quy định, trong
đó cặp gen Bb nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Khi
trong kiểu gen có cả hai gen trội A và B thì quy định mắt đỏ; các kiểu gen còn lại quy
định mắt trắng. Ở phép lai AaXBXb × AaXbYB sẽ cho đời con có kiểu hình con cái mắt
đỏ chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 18,75%. B. 31,25%. C. 6,25%. D. 25%.

ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án D C C B C A B C A B
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án C B D A B C B B B C
Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
Đáp án A D B D A B D C B B
Câu 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
Đáp án A C B B D B C C B A
Câu 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
Đáp án A A D A A D D A D A
Câu 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60
Đáp án C A C D B C A C D A
Câu 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70
Đáp án C A D D C A B D A A
Câu 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80
Đáp án D D D A A B D C D A

7.4. TIẾN HÀNH KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:


Sử dụng phiếu trả lời trắc nghiệm khách quan ( 20 câu hỏi, thời gian 30 phút, thang
điểm 10)
Câu 1: Ở mèo: XD quy định lông đen, X d quy định lông hung, XDXd quy định màu
lông tam thể. Bố lông đen, mẹ lông tam thể thì màu lông của mèo con là:

26
A. Mèo cái 100% đen.Mèo đực 50% hung : 50% đen.
B. 25% cáI đen: 25% cái tam thể : 25% đực đen : 25% đực hung.
C. Mèo cáI 50% đen : 50% tam thể. Mèo đực 100% hung.
D. 50% đen : 50% hung.
Câu 2: Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen H
quy định máu đông bình thường Bố và con trai đều mắc bệnh khó đông,mẹ bình
thường , nhận định nào dưới đây là đúng:
A. Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
B. mẹ không mang gen bệnh XHXH.
C. mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D. Toàn bộ con gái của hai người này sẽ có kiểu gen dị hợp tử XHXh.
Câu 3: Lai con bọ cánh cứng có cánh màu nâu với con đực có cánh màu xám người ta
thu được F1 tất cả đều có màu cánh màu xám. Cho các con F1 giao phối ngẫu nhiên
với nhau, người ta thu được F2 như sau: 70 con cái có cánh màu nâu, 74 con cái có
cánh màu xám, 145 con đực có cánh màu xám. Từ kết quả lai này, kết luận nào được
rút ra sau đây là đúng?
A. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con
cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng
B. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con đực, XY - con
cái và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường
C. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái; XY - con
đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST X, NST Y không có alen tương ứng
D. Cơ chế xác định giới tính ở loài bọ cánh cứng này là XX - con cái ; XY - con
đực và gen quy định màu cánh nằm trên NST thường.
Câu 4: Ở người bệnh mù màu (đỏ -lục) do gen lặn m trên X qui định (ko alen trên
Y). Gen M qui định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1
gia đình, bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh cô con gái dị hợp về gen này, kiểu gen bố
mẹ là:
A. XMXM x XMY. B. XMXM x XmY.
C. XMXm x XmY. D. XMXm x XMY.
Câu 5: Ở người HH qui định hói đầu, hh qui định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh
hói đầu, phụ nữ dị hợp Hh không hói. Giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Gen qui định tính trạng nằm trong tế bào chất.
B. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng
của giới tính.
C. Gen qui định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường.
D. Gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 6: Tại vùng sinh sản của tuyến sinh dục, một con cá sấu đực có 50 tế bào sinh dục
sơ khai thực hiện nguyên phân 3 đợt liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh, các tế bào này
giảm phân tạo giao tử đực. Tính theo lý thuyết có bao nhiêu tinh trùng loại X tạo
thành?
A. 400 B. 1600 C. 800 D. 100.
Câu 7: Một gia đình có bố và mẹ thị lực bình thường sinh được một đứa con trai bình
thường và một đứa con gái vừa mắc hội chứng Tơcnơ (cặp nhiễm sắc thể giới tính là
XO) vừa bị mù màu. Biết rằng không có đột biến gen xảy ra. Nguyên nhân dẫn đến
đứa con gái bị bệnh là do trong quá trình giảm phân xảy ra
A. rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người mẹ còn người bố phân li
bình thường.

27
B. rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cả người bố và người mẹ.
C. hiện tượng tiếp hợp giữa các crômatit của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở cả bố và
mẹ.
D. rối loạn phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính ở người bố còn người mẹ phân li
bình thường.
Câu 8: Một người có 44 nhiễm sắc thể thường nhưng lại có các NST giới tính là
XYY. Nguyên nhân dẫn đến sự bất thường về các NST này là do
A. cặp NST giới tính XX của mẹ không phân li trong giảm phân I.
B. NST giới tính của mẹ không phân li trong giảm phân II.
C. cặp NST giới tính XY của bố không phân li trong giảm phân I.
D. NST giới tính của bố không phân li trong giảm phân II.
Câu 9: Tính trạng màu lông mèo do một gen liên kết với NST giới tính X, không có
alen tương ứng trên Y. Alen D quy định lông đen, d quy định lông vàng. Hai alen này
không át nhau nên mèo mang cả hai alen là mèo tam thể. Mèo tam thể không bị đột
biến có kiểu gen là
A. XDXDXd. B. XDXdY.
C. XDXd D. XDXd hoặc XDYd
Câu 10: Xét cặp NST giới tính XY, một tế bào sinh tinh có sự rối loạn phân li của
cặp NST giới tính này trong lần phân bào 2 ở cả 2 tế bào con sẽ hình thành các loại
giao tử là:
A. X, Y. B. XX, Y và O.
C. XX và YY. D. XX, YY và O.
Câu 11: Ở ruồi giấm, gen qui định màu mắt nằm trên NST X ở đoạn không tương
đồng với Y. Alen B qui định mắt màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định mắt màu
trắng. Cho giao phối ruồi đực và cái mắt đỏ , F1 có cả ruồi mắt đỏ và mắt trắng. Cho
F1 tạp giao. Trong ruồi mắt trắng ở F2 tạo ra, rồi đực chiếm tỷ lệ là
A. 100% là ruồi đực. B. 100% là ruồi cái.
C. 1/2 là ruồi cái. D. 2/3 là ruồi đực.
Câu 12: Ở ruồi giấm, gen A quy định mắt đỏ là trội hoàn toàn so với gen a quy định
mắt trắng, các gen này nằm trên nhiễm sắc thể X, không nằm trên nhiễm sắc thể Y.
Cho ruồi mắt đỏ giao phối với ruồi mắt trắng, F1 thu được tỉ lệ: 1 đực mắt đỏ : 1 đực
mắt trắng : 1 cái mắt đỏ : 1 cái mắt trắng. Kiểu gen của ruồi bố mẹ là
A. XAY, XaXa. B. XAY, XaO. C. XaY, XAXa. D. XaY, XAXA.
Câu 13: Ở người, bệnh mù màu (đỏ và xanh lục) do gen lặn nằm trên vùng không
tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một gia đình có bố và mẹ thị lực
bình thường nhưng ông ngoại bị bệnh mù màu. Xác suất để bố mẹ này sinh ra đứa
con bị bệnh mù màu là
A. 50%. B. 25%. C. 0%. D. 10%.
Câu 14: Ở người gen H qui định máu đông bình thường, h qui định máu khó đông
nằm trên NST giới tính X. Một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai máu
khó đông và có hội chứng claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mẹ XHXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
B. Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
C. Mẹ XHXH, bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ.
D. Mẹ XhXh, bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố.
Câu 15: Ở người, gen M quy định mắt nhìn bình thường, gen m quy định mù màu.
Gen nằm trên NST X không có gen tương ứng trên NST Y. Bố và mẹ đều bình
thường sinh một con trai mù màu, kiểu gen của bố và mẹ lần lượt là

28
A. XMXm; XMY. B. XMXM; XMY.
C. XMXm; XmY. D. XMXM; XmY.
Câu 16: Bố (1), mẹ (2) đều bình thường, con gái (3) bình thường, con trai (4) bình
thường, con trai (5) máu khó đông. Con trai (5) lấy vợ (6) bình thường sinh cháu gái
(7) máu khó đông. Tính chất di truyền bênh máu khó đông là do
A. gen lặn trên NST X quy định. B. gen trội trên NST X quy định.
C. gen lặn trên NST thường quy định. D. gen trội trên NST thường quy định.
Câu 17: Với một gen gồm 2 alen nằm trên vùng tương đồng của NST giới tính X
và Y thì trong loài có thể có số kiểu gen bình thường là
A.7 B.4 C.5 D.6.
Câu 18: Ở gà, gen quy định màu sắc lông nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm
sắc thể giới tính X có hai alen: alen A quy định lông vằn trội hoàn toàn so với alen a
quy định lông đen. Cho gà trống lông vằn thuần chủng giao phối với gà mái lông đen
thu được F1. Cho F1 giao phối với nhau thu được F2. Khi nói về kiểu hình ở F2, theo
lí thuyết, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Tất cả các gà lông đen đều là gà mái.
B. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông vằn.
C. Gà lông vằn và gà lông đen có tỉ lệ bằng nhau.
D. Gà trống lông vằn có tỉ lệ gấp đôi gà mái lông đen.
Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải của cặp NST giới tính:
A. Chỉ gồm 1 cặp NST
B. Một số trường hợp con đực chỉ có 1 NST X.
C. Khác nhau ở 2 giới.
D. Con đực mang cặp NST giới tính XY,con cái mang NST giới tính XX.
Câu 20: Người ta lai một con ruồi cái mắt nâu, cánh ngắn lấy từ dòng ruồi thuần
chủng với một con ruồi đực thuần chủng mắt đỏ, cánh dài. Đời F1 thu được toàn bộ
các ruồi cái có mắt đỏ, cánh dài; còn toàn bộ ruồi đực có mắt đỏ nhưng cánh ngắn.
Cho các ruồi đực và cái F1 giao phối với nhau thu được F2 với tỉ lệ kiểu hình ở cả 2
giới như sau:
3/8 mắt đỏ, cánh dài. 3/8 mắt đỏ, cánh ngắn. 1/8 mắt nâu, cánh dài.
1/8 mắt nâu, cánh ngắn. Có thể kết luận
A. gen qui định các tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính liên kết không
hoàn toàn có xảy ra hoán vị gen.
B. gen qui định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen qui định hình dạng
cánh nằm trên nhiễm sắc thể giới tính di truyền độc lập với nhau.
C. gen qui định các tính trạng nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể thường.
D. gen qui định màu mắt nằm trên nhiễm sắc thể giới tính, gen qui định hình dạng
cánh nằm trên nhiễm sắc thể thường.

ĐÁP ÁN
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án B C A D B B D D C D
Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Đáp án D C B B A A A C D B
Kết quả đạt được sau khi kiểm tra:
STT Họ và tên Điểm STT Họ và tên Điểm
1 Nguyễn Thị Ngọc Ánh 8 18 Đào Thị Mai 6

29
2 Trần Quốc Bảo 7 19 Bùi Đức Mạnh 7
3 Nguyễn Hồng Công 8 20 Trần Đức Mạnh 7
4 Nguyễn Tiến Công 8 21 Dương Văn Minh 8
5 Phạm Thùy Dung 7 22 Tống Quang Minh 8
6 Nguyễn Tiến Dũng 7 23 Trần Văn Nghị 7
7 Đào Thị Thu Hiền 8 24 Hoàng Minh Nghĩa 8
8 Lương Thị Thanh Hoài 8 25 Phan Thị Nhàn 9
9 Nguyễn Thị Hoài 7 26 Ôn Thành Tài 8
10 Lê Thị Hồng 9 27 Nguyễn Thị Tâm 8
11 Nguyễn Bá Hùng 7 28 Đào Mạnh Toàn 7
12 Lăng Quang Huy 8 29 Trần Thị Thu Trang 8
13 Hà Thu Huyền 8 30 Trừ Quang Trường 7
14 Tô Thị Huyền 7 31 Nguyễn Anh Tuấn 8
15 Nguyễn Thị Linh 6 32 Lê Đức Vinh 8
16 Vũ Thị Thùy Linh 7 33 Lý Quốc Vĩnh 7
17 Trần Phạm Thành Long 7 34 Trần Thị Hải Yến 9

Đánh giá kết quả đạt được sau khi áp dụng phương pháp dạy học mới:
Giỏi 18/34 53%
Khá 14/34 41,1%
Trung bình 2/34 5,9%
Yếu 0 0

Sau khi áp dụng sáng kiến, qua kiểm tra đánh giá cho thấy tỉ lệ số HS đạt điểm khá,
giỏi cao
8. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
- Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: Cần quan tâm, sát sao trước những vấn đề đổi mới
của ngành giáo dục; trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị, đồ dùng dạy học…để giáo
viên tích cực lĩnh hội và áp dụng những đổi mới cả về hình thức và phương pháp dạy
học.
- Đối với giáo viên: Trước hết giáo viên cần phải nắm vững nội dung chương
trình; các đơn vị kiến thức Sinh học cơ bản, nâng cao. Giáo viên tích cực học hỏi tìm
tòi các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao phần di truyền liên kết với giới tính.
- Đối với học sinh: Trong quá trình học tập, học sinh phải chú ý nghe giảng,
tích cực luyện tập các dạng bài tập trắc nghiệm.
9. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý
KIẾN CỦA TÁC GIẢ:
- Sau khi dự án được thực hiện, tôi thấy các em học sinh hoàn toàn có khả năng
giải được các dạng bài tập cập với chương trình ôn thi THPTQG và thi HSG môn sinh
học 12 phần quy luật di truyền liên kết với giới tính.

10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN THEO Ý
KIẾN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:

30
- Sáng kiến góp phần xây dựng nên các chuyên đề về ôn thi THPT QG cũng
như ôn thi HSG cho học sinh lớp 12.
- Đòi hỏi giáo viên không những nắm chắc kiến thức chuyên môn mà còn phải
tích cực trao đổi, học hỏi các đồng chí đồng nghiệp.
- Đối với đời sống: học sinh nắm được đặc điểm di truyền của một số bệnh ở
người và động vật liên quan tới giới tính.

DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ


11.

NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ


HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU:
Số Tên tổ Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực
TT chức/cá nhân
áp dụng sáng kiến

1 Lớp 12A1 Trường THPT Tam Đảo 2 Môn Sinh học lớp 12

......., ngày.....tháng......năm...... ........, ngày.....tháng......năm.... ......., ngày.....tháng......năm...


Thủ trưởng đơn vị/ CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG Tác giả sáng kiến
Chính quyền địa phương SÁNG KIẾN CẤP CƠ SỞ (Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Thị Giang

31
12. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thành Đạt, Phan Văn Lập, Đặng Hữu Lanh, Mai Sĩ Tuấn (2010), Sinh học
12, NXB Giáo dục, Việt Nam.
2. Vũ Văn Vụ, Nguyễn Như Hiền, Vũ Đức Lưu, Trịnh Đình Đạt, Chu Văn Mẫn, Vũ
Trung Tạng (2007), Sinh học 12 nâng cao, NXB Giáo dục, Việt Nam.
3. Phan Khắc Nghệ, Trần Mạnh Hùng, Bồi dưỡng học sinh giỏi Sinh học 12, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
4. TS Vũ Đức Lưu, Sinh học 12 chuyên sâu tập 1, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Phan Khắc Nghệ, Nguyễn Quang Anh, Phạm Ngọc Hà (2019), Sinh học phổ thông
từ cơ bản đến nâng cao, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
6. Webside: https://www.google.com/.
7. Webside: https://moon.vn/
8. Webside: https://hoc24h.vn/

32

You might also like