You are on page 1of 7

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10

NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU


TRƯỜNG THPT CHUYÊN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Đề chính thức NĂM HỌC 2019 - 2020
(Đề thi gồm 02 trang)
Môn thi chuyên: SINH HỌC
Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu I (4,0 điểm).


1. Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thu được F1 100%
cây thân cao, quả lục. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được thế hệ F2 có 3664 cây, gồm 4 kiểu hình trong
đó có 229 cây thân thấp, quả vàng. Cho biết giảm phân bình thường, mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Về lí thuyết, số lượng cây thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở thế hệ F2 bằng bao nhiêu?
2. Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F 1 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự
thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 75% cây hoa đỏ: 25% cây hoa trắng. Trình bày các cách xác định
kiểu gen của cây hoa đỏ F2.
3. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy định, tính
trạng trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (thế hệ P) dị hợp 3 cặp gen giao phấn thu được thế hệ F 1 có 12
loại kiểu gen. Biết rằng quá trình giảm phân bình thường, không xảy ra trao đổi chéo. Biện luận và tìm
kiểu gen của các cây P.
Câu II (3,0 điểm).
1. Cho 2 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau có kí hiệu A a
là A, a; B, b. Xét 1 tế bào của cơ thể lưỡng bội như hình vẽ bên tiến hành phân bào. B b
Hãy xác định kiểu gen trong các tế bào con có thể được hình thành qua mỗi lần
phân bào của tế bào trên (Biết sự phân li của nhiễm sắc thể diễn ra bình thường).
2.
a. Một tế bào lưỡng bội của loài A nguyên phân liên tiếp 3 lần. Một tế bào lưỡng bội của loài B
nguyên phân liên tiếp 5 lần. Trong quá trình nguyên phân của hai tế bào trên, môi trường nội bào đã cung
cấp 468 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài B nhiều hơn của
loài A là 6 nhiễm sắc thể đơn. Xác định bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của mỗi loài.
b. Có ý kiến cho rằng: Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Theo em, ý kiến
này có chính xác không ? Giải thích ?
c. Sự phân hoá giới tính ở động vật chịu sự tác động của những yếu tố nào ? Người ta ứng dụng di
truyền giới tính vào thực tiễn chăn nuôi như thế nào ?
Câu III (3,0 điểm).
1. Đối với tế bào và cơ thể, prôtêin có những chức năng quan trọng nào ? Lấy ví dụ minh hoạ.
2. Vì sao phân tử ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền và biến dị ?
3. Phân biệt nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tổng hợp mARN với cơ chế tổng hợp chuỗi axít amin.
Từ cơ chế tổng hợp chuỗi axít amin, hãy xác định tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtit của
mARN khi ở trong ribôxôm.

Câu IV (3,0 điểm).


1. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Những dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào làm giảm
hàm lượng ADN trong nhân tế bào ?
2. Ở một loài thực vật lưỡng bội, cây có kiểu gen Aa (thế hệ P) tự thụ phấn, đời con F 1 xuất hiện cây
có kiểu gen AAa (2n+1). Trình bày cơ chế hình thành cơ thể dị bội có kiểu gen trên.

1/2
3. Gen có 90 chu kỳ xoắn, trên mạch 1 có tỉ lệ = . Một đột biến xảy ra không làm thay đổi
số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm cho mạch 2 của gen đột biến có số lượng (G+X ) – (A+T) = 542.
Đột biến trên liên quan đến cặp nuclêôtit nào của gen ? Tính số lượng nuclêôtit từng loại của gen đột biến.

Câu V (4,0 điểm).


1. Vì sao ô nhiễm môi trường có thể gây ra các bệnh, tật di truyền ở người ? Hãy vận dụng kiến thức
về biến dị để giải thích.
2. Cho phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định:
Chú thích
I
1 2 3 4 Nam mắt nâu
Nữ mắt nâu
II Nữ mắt đen
15 6 7 8 Nam mắt đen
?
a. Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt.
b. Xác định được chính xác kiểu gen của những người nào trong phả hệ trên ?
c. Cặp vợ (7) chồng (6) sinh được người con gái mắt nâu có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ?
3. Ở đậu Hà Lan, cho các cây thân cao (thế hệ P) tự thụ phấn thu được F 1 96% cây thân cao và 4%
cây thân thấp.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen của thế hệ P (Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường).
b. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Xác định tỉ lệ kiểu hình của F2.
Câu VI (3,0 điểm).
1. Quần thể sinh vật là gì ? Liệt kê các đặc trưng cơ bản của quần thể.
2. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, than đá, dầu mỏ… ?
3. Chiến dịch diệt chim sẻ:
Chiến dịch diệt chim sẻ là một trong những hành động đầu tiên trong kế hoạch Đại nhảy vọt của
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ năm 1958 đến năm 1962. Bốn loại con vật cần phải bị diệt trừ đó là
chuột, ruồi, muỗi và chim sẻ.
Chiến dịch được Mao Trạch Đông, chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phát động. Chim sẻ bị
liệt kê vào trong danh sách vì chúng ăn hạt lúa, gây thiệt hại cho nông nghiệp. Theo quyết định thì tất cả
các nông dân tại Trung Quốc nên đập gõ nồi, niêu và rượt đuổi chim sẻ khiến chúng sợ sệt bay đi. Ổ
chim sẻ bị phá, trứng bị đập vỡ, các chim con trong tổ bị giết chết.
Mùa vụ năm sau được khá hơn năm trước vì không còn chim sẻ nhưng họ đã quên đi một sự thật là
chim sẻ ăn châu chấu. Châu chấu tràn ngập vùng miền quê sau đó phá nát mùa màng và kéo theo sau là
một nạn đói xảy ra tại Trung Quốc.
(Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến dịch diệt chim sẻ)
a. Quan hệ giữa chim sẻ và lúa là mối quan hệ gì ?
b. Trong tự nhiên có rất nhiều con mồi như châu chấu, cào cào... là sinh vật gây hại cho nông nghiệp.
Theo em, có nên tiêu diệt hết các loài sinh vật này hay không ? Vì sao ?

........................................HẾT........................................

Họ và tên thí sinh:...................................................................................... Số báo danh:..........................

2/2
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
NGHỆ AN TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
TRƯỜNG THPT CHUYÊN – TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
Đề chính thức NĂM HỌC 2019 - 2020

HƯỚNG DẪN CHẤM


Môn thi chuyên: SINH HỌC
(Hướng dẫn chấm này gồm 04 trang)
Câu Nội dung Điểm
1. Lai hai thứ đậu Hà Lan thuần chủng khác nhau về hai cặp tính trạng tương phản thu 2.0
được F1 100% cây thân cao, quả lục. Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thu được thế hệ F2 có 3664
cây, gồm 4 kiểu hình trong đó có 229 cây thân thấp, quả vàng. Cho biết giảm phân bình
thường, mỗi gen quy định một tính trạng.
a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b. Về lí thuyết, số lượng cây thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở thế hệ F2 bằng bao nhiêu ?
a. Biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
- Biện luận:
+ P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản -> F1 dị hợp 2 cặp gen.
+ F1 100% cây thân cao, quả lục -> tính trạng thân cao trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp;
tính trạng quả lục trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng.
Quy ước gen: A: thân cao, a: thân thấp; B: quả lục, b: quả vàng. 0.25
+ F2: xuất hiện 4 loại kiểu hình trong đó kiểu hình mang hai tính trạng lặn thân thấp, quả vàng
chiếm = -> F2 có 4 loại kiểu hình phân li theo tỉ lệ 9:3:3:1 -> hai cặp tính trạng kích
thước thân và màu sắc quả tuân theo quy luật phân li độc lập. 0.25
+ P1: AABB (cao,lục) x aabb (thấp, vàng) hoặc P2: AAbb (cao, vàng) x aaBB (thấp, lục)
- Sơ đồ lai: P1: AABB (cao,lục) x aabb (thấp, vàng) hoặc P2: AAbb (cao, vàng) x aaBB (thấp, lục) 0.5
-> F1: 100 % AaBb (cao, lục)
+ F1 x F1: AaBb (cao, lục) x AaBb (cao, lục)
Câu I F2: 0.5
(4 điểm) - Tỉ lệ kiểu gen: 1AABB: 2AABb: 1AAbb: 2AaBB: 4AaBb: 2Aabb: 1aaBB: 2aaBb: 1aabb.
- Tỉ lệ kiểu hình: 9 cao, lục: 3 cao, vàng: 3 thấp, lục: 1 thấp, vàng.
b. Số lượng cá thể thuộc mỗi kiểu hình xuất hiện ở đời F2 cây:
Thân cao, quả lục: 3664 x = 2061 (cây); Thân cao, quả vàng: 3664 x = 687 (cây) 0.5

Thân thấp, quả lục: 3664 x = 687 (cây); Thân thấp, quả vàng: 3664 x = 229 (cây)
2. Ở một loài thực vật, cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F 1 100% cây hoa đỏ. 1.0
Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình 75% cây hoa đỏ: 25% cây hoa trắng. Trình
bày các cách xác định kiểu gen của cây hoa đỏ F2.
- P: Cây hoa đỏ x Cây hoa trắng -> F1: 100% (cây hoa đỏ);
F1 x F1 -> F2: Tỉ lệ kiểu hình: 75% cây hoa đỏ : 25% cây hoa trắng.
-> tính trạng hoa đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng hoa trắng. Quy ước gen: A: hoa đỏ; a: hoa trắng.
-> P: AA (cây hoa đỏ) x aa (cây hoa trắng) ->F1 Aa (cây hoa đỏ);
F1 x F1 -> F2 có tỉ lệ kiểu gen: 1AA: 2Aa: 1aa
Vậy cây hoa đỏ F2 có 2 loại kiểu gen: AA, Aa. 0.25
(Học sinh làm theo cách khác nhưng xác định đúng kiểu gen của cây hoa đỏ F2 vẫn cho điểm tối đa)
- Các cách xác định kiểu gen cây hoa đỏ F2:
+ Cách 1: Cho các cây hoa đỏ F2 lai phân tích:
Cây hoa đỏ F2 x cây hoa trắng -> thế hệ con 100% đỏ -> cây hoa đỏ F2 có KG: AA.
Cây hoa đỏ F2 x cây hoa trắng -> thế hệ con 50% đỏ : 50% trắng -> cây hoa đỏ F2 có KG: Aa. 0.25

3/2
+ Cách 2: Cho các cây hoa đỏ F2 tự thu phấn:
Cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn -> thế hệ con 100% đỏ -> cây hoa đỏ F2 có KG: AA. 0.25
Cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn -> thế hệ con 75% đỏ: 25% trắng -> cây hoa đỏ F2 có KG: Aa.
+ Cách 3: Cho các cây hoa đỏ F2 lai với cây hoa đỏ F1:
Cây hoa đỏ F2 x cây hoa đỏ F1 -> thế hệ con 100% đỏ -> cây hoa đỏ F2 có KG: AA.
Cây hoa đỏ F2 x cây hoa đỏ F1 -> thế hệ con 75% đỏ: 25% trắng -> cây hoa đỏ F2 có KG: Aa. 0.25
(Học sinh nêu được cách xác định mà không biện luận thì cho nửa số điểm)
3. Ở một loài thực vật, xét 3 cặp gen Aa, Bb, Dd. Biết rằng mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy 1.0
định, tính trạng trội là trội hoàn toàn. Cho hai cây (thế hệ P) dị hợp 3 cặp gen giao phấn thu
được thế hệ F1 có 12 loại kiểu gen. Biết rằng quá trình giảm phân bình thường, không xảy ra
trao đổi chéo. Biện luận và tìm kiểu gen của các cây P.
- Hai cây (thế hệ P) dị hợp 3 cặp gen giao phấn thu được thế hệ F1 có 12 loại kiểu gen = 4 loại 0.25
kiểu gen x 3 loại kiểu gen => 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng và liên kết hoàn toàn, 1
cặp gen còn lại nằm trên 1 cặp NST tương đồng khác.
- Kiểu gen của cây P là: 0.25
+TH1: Aa và Bb nằm trên 1 cặp NST, còn Dd thuộc cặp NST khác => P: và

0.25
+TH2: Aa và Dd nằm trên 1 cặp NST, còn Bb thuộc cặp NST khác => P: và

0.25
+TH3: Bb và Dd nằm trên 1 cặp NST, còn Aa thuộc cặp NST khác => P: và .

Câu II 1. Cho 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST tương đồng khác nhau có kí hiệu là A, a; B, 1.0
(3 điểm) b. Xét 1 tế bào của cơ thể lưỡng bội như hình vẽ bên tiến hành phân bào. Hãy xác A a
B b
định kiểu gen trong các tế bào con có thể được hình thành qua mỗi lần phân bào
của tế bào trên (Biết sự phân li của NST diễn ra bình thường).
- TH1: Nếu tế bào thực hiện nguyên phân thì tạo ra các tế bào con có kiểu gen là: AaBb. 0,5
- TH2: Nếu tế bào thực hiện giảm phân:
+ Kết thúc giảm phân 1 tạo ra các tế bào con có kiểu gen là: AABB và aabb hoặc AAbb và aaBB 0,25
+ Kết thúc giảm phân 2 tạo ra các tế bào con có kiểu gen là: AB và ab hoặc Ab và aB. 0,25
2. 2,0
a. Một tế bào lưỡng bội của loài A nguyên phân liên tiếp 3 lần. Một tế bào lưỡng bội của loài
B nguyên phân liên tiếp 5 lần. Trong quá trình nguyên phân của hai tế bào trên, môi trường
nội bào đã cung cấp 468 NST đơn mới hoàn toàn. Biết rằng bộ NST lưỡng bội của loài B
nhiều hơn của loài A là 6 NST đơn. Xác định bộ NST lưỡng bội của mỗi loài.
b. Có ý kiến cho rằng: Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp. Theo em ý
kiến này chính xác không ? Giải thích.
c. Sự phân hoá giới tính ở động vật chịu sự tác động của những yếu tố nào ? Người ta ứng
dụng di truyền giới tính vào thực tiễn chăn nuôi như thế nào ?
a.
- Gọi bộ NST của loài A là 2n (n: nguyên, dương) thì bộ NST lưỡng bội của loài B là 2n + 6.
- Theo bài ra ta có: (23 - 2) x 2n + (25 - 2) x (2n + 6) = 468. 0.5
6 x 2n + 30 x (2n+6) = 468 -> 72n = 288 -> n= 4. Vậy bộ NST 2n của loài A: 8; loài B: 14 0.5
b. Ý kiến về cho rằng: Di truyền liên kết gen không làm xuất hiện biến dị tổ hợp là chưa chính xác. 0,25
Vì: Trong nhiều trường hợp, di truyền liên kết hoàn toàn vẫn tạo ra biến dị tổ hợp.
Ví dụ: mỗi gen gen quy định một tính trạng, tính trạng trội là trội hoàn toàn.
0,25
Phép lai x có thể làm xuất hiện biến di tổ hợp…
c. - Sự phân hoá giới tính ở động vật chịu sự tác động của yếu tố bên trong (hoomôn sinh dục, 0,25
nhiễm sắc thể…) và yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng, nhiệt độ, ánh sáng…

4/2
- Ứng dụng di truyền giới tính vào thực tiễn chăn nuôi: Con người chủ động điều khiển tỷ lệ 0,25
đực, cái ở vật nuôi phù hợp với mục đích sản xuất…
1. Đối với tế bào và cơ thể, prôtêin có những chức năng quan trọng nào? Lấy ví dụ minh hoạ. 1.0
- Chức năng cấu trúc. Ví dụ: Histôn là prôtêin cấu trúc NST. 0,25
- Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất. Ví dụ: Enzim. 0,25
- Chức năng điều hoà các quá trình trao đổi chất. Ví dụ: Hoocmôn. 0,25
- Ngoài ra, nhiều loại prôtêin còn có chức năng khác như bảo vệ cơ thể (kháng thể), vận động 0,25
của tế bào và cơ thể, cung cấp năng lượng cho hoạt động sống.
2. Vì sao phân tử ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền và biến dị ? 1.0
a. Phân tử ADN được xem là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền và biến dị vì:
- ADN là cấu trúc mang gen. Trình tự nuclêôtit trên gen quy định trình tự axít amin trong phân 0.25
tử prôtêin từ đó quy định tính trạng của sinh vật -> ADN mang thông tin di truyền.
- ADN có khả năng nhân đôi -> là cơ sở cho quá trình truyền đạt thông tin di truyền. 0.25
- ADN có khả năng bị biến đổi -> là cơ sở của biến dị. 0.25
- ADN có tính đa dạng và đặc thù … 0.25
3. Phân biệt nguyên tắc bổ sung trong cơ chế tổng hợp mARN với cơ chế tổng hợp chuỗi axít 1.0
amin. Từ cơ chế tổng hợp chuỗi axít amin, xác định tương quan về số lượng giữa axít amin
và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm.
- Phân biệt nguyên tắc bổ sung (NTBS) trong cơ chế tổng hợp mARN với cơ chế tổng hợp
chuỗi axít amin (aa):
NTBS trong tổng hợp mARN NTBS trong tổng hợp chuỗi aa
Câu III A mạch gốc liên kết với U môi trường AmARN liên kết với UtARN
(3 điểm) T mạch gốc liên kết với A môi trường UmARN liên kết với AtARN 0.5
G mạch gốc liên kết với X môi trường XmARN liên kết với GtARN
X mạch gốc liên kết với G môi trường GmARN liên kết với XtARN
(Học sinh cứ nêu đúng 2 ý trong 8 ý trên cho 0,25 điểm)
- Tương quan về số lượng giữa axít amin và nuclêôtit của mARN khi ở trong ribôxôm: Cứ 3
nuclêôtit trên mARN -> 1 axít amin. 0.5
Câu IV 1. Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là gì ? Những dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể nào 1.0
(3 điểm) làm giảm hàm lượng ADN trong nhân tế bào ?
- Đột biến số lượng NST là những biến đổi về số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào
đó hoặc ở tất cả bộ NST. 0.5
- Những dạng đột biến số lượng NST làm giảm hàm lượng ADN trong tế bào:
+ Đột biến thể không nhiễm 0.25
+ Đột biến thể một nhiễm 0.25
2. Ở một loài thực vật lưỡng bội, cây có kiểu gen Aa (thế hệ P) tự thụ phấn, đời con F 1 xuất hiện 1.0
cây có kiểu gen AAa (2n+1). Trình bày cơ chế hình thành cơ thể dị bội có kiểu gen trên.
- TH1: Cây Aa (2n) có tế bào giảm phân bình thường tạo giao tử A, a(n); có tế bào giảm phân
không bình thường tạo giao tử: Aa (n+1), và 0 (n-1).
Sự kết hợp của giao tử A(n) với giao tử Aa (n+1) tạo hợp tử AAa (2n+1) -> hợp tử phát triển
thành cơ thể dị bội. 0.5
- TH2: Cây Aa (2n) có tế bào giảm phân bình thường tạo giao tử A, a (n); có tế bào giảm phân
không bình thường tạo giao tử: AA (n+1) và 0 (n-1).
Sự kết hợp của giao tử a (n) với giao tử AA (n+1) tạo hợp tử AAa (2n+1) -> hợp tử phát triển
thành cơ thể dị bội. 0.5
(Nếu học sinh biểu diễn theo sơ đồ lai đúng thì cho điểm tối đa)

3. Gen có 90 chu kỳ xoắn, trên mạch 1 có tỉ lệ = . Một đột biến xảy ra không làm 1.0
thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng làm cho mạch 2 của gen đột biến có số lượng
(G+X ) – (A+T) = 542. Đột biến trên liên quan đến cặp nuclêôtit nào của gen ? Tính số lượng
nuclêôtit từng loại của gen đột biến.
- Số lượng nu từng loại của gen ban đầu: 0.25
5/2
Theo bài ra: số nuclêôtit của gen 90 x 20 = 1800(nu) -> A + G = 900 mặt khác =

-> A=T= 180; G=X= 720 (1) 0.25


- Số lượng nu từng loại của gen sau đột biến: Đột biến không làm thay số lượng nu của gen nên
tổng nu của gen đột biến = 1800.
-> A+G = 900 mặt khác G - A = 542 -> A=T= 179; G=X= 721 (2) 0.25
- Từ (1) và (2) -> Đột biến liên quan đến một cặp A-T (Thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X) 0.25
1. Vì sao ô nhiễm môi trường có thể gây ra các bệnh, tật di truyền ở người? Hãy vận dụng 1.0
kiến thức về biến dị để giải thích.
- Các chất phóng xạ, hoá chất… trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra gây ô nhiễm môi trường. 0.25
- Các chất đó đi vào cơ thể người qua tiếp xúc, thức ăn, nước uống… tích tụ lâu dần trong cơ thể. 0.25
- Gây rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN, phá vỡ cấu trúc AND; Rối loạn quá trình phân li 0.5
NST, phá vỡ cấu trúc NST Gây đột biến gen, đột biến NST -> Gây bệnh, tật DT ở người.
2. Cho (phả hệ) mô tả sự di truyền tính trạng màu mắt do một cặp gen quy định: 2.0
a. Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt.
b. Xác định được chính xác kiểu gen của những người nào trong phả hệ trên ?
c. Cặp vợ (7) chồng (6) sinh được người con gái mắt nâu có kiểu gen dị hợp chiếm tỉ lệ là bao nhiêu ?
a. Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng màu mắt: Vì cặp vợ (1) chồng (2) đều mắt nâu
sinh ra con gái mắt đen -> tính trạng mắt đen là tính trạng lặn, tính trạng mắt nâu là tính trạng 0.5
trội và gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST thường.
b. Quy ước gen: A: Mắt nâu; a mắt đen.
Câu V Xác định được chính xác kiểu gen của những người trong phả hệ: 3,5: aa; 1,2,7,8: Aa. 1.0
(4điểm) (Xác định đúng kiểu gen của mỗi người cho 0,2 điểm)

c. Tỉ lệ sinh được con gái mắt nâu có kiểu gen dị hợp là: x( x + x )= 0. 5
3. Ở đậu Hà Lan, cho các cây thân cao (thế hệ P) tự thụ phấn thu được F 1 96% cây thân cao 1.0
và 4% cây thân thấp.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen của thế hệ P (Biết quá trình giảm phân diến ra bình thường).
b. Cho tất cả các cây F1 tự thụ phấn thu được F2 . Xác định tỉ lệ kiểu hình của F2.
a. Xác định tỉ lệ kiểu gen của P: Vì P cây thân cao tự thụ phấn, F 1 xuất hiện thân thấp -> Thân 0.25
cao trội hoàn toàn so với thân thấp. Quy ước gen: A: thân cao; a: thân thấp.
Gọi x là tỉ lệ kiểu gen Aa (0<x<1) -> Tỉ lệ kiểu gen AA: 1 - x
= 0,04 -> x = 0,16 -> tỉ lệ kiểu gen AA = 1- 0,16 = 0,84 -> Tỉ lệ kiểu gen của cây P: 0,84 AA: 0,16 Aa. 0.25
b. Tỉ lệ kiểu hình F2 khi F1 tự thụ phấn:
- Tỉ lệ kiểu gen F2: 0,9AA : 0,04 Aa : 0,06 aa
- Tỉ lệ kiểu hình F2: 0,94 cây thân cao : 0,06 cây thân thấp. 0.5
Câu VI 1. Quần thể sinh vật là gì ? Liệt kê các đặc trưng cơ bản của quần thể. 1.0
(3 điểm) - Quần thể sinh vật là tập hợp những cá thể cùng loài, cùng sống trong một khu vực nhất định, ở một
thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới. 0,25
- Những đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật:
+ Tỉ lệ giới tính 0,25
+ Thành phần nhóm tuổi 0,25
+ Mật độ quần thể. 0,25
2. Vì sao phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, than đá, dầu mỏ…? 1.0
Phải sử dụng tiết kiệm và hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, than đá, dầu mỏ… Vì:
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên như nước, than đá, dầu mỏ…không phải là vô tận. 0.5
- Sử dụng hợp lí để vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại vừa đảm bảo
duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho thế hệ con cháu mai sau. 0.5
3. Chiến dịch diệt chim sẻ (Theo https://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến dịch diệt chim sẻ) 1.0
a. Quan hệ giữa chim sẻ và lúa là mối quan hệ gì?
b. Trong tự nhiên có rất nhiều con mồi như châu chấu, cào cào… là sinh vật gây hại cho nông nghiệp.
6/2
Theo em, có nên tiêu diệt hết các loài sinh vật này hay không ? Vì sao ?
a. Quan hệ giữa chim sẻ và lúa là quan hệ sinh vật ăn sinh vật. 0.25
b. - Không nên tiêu diệt hết các con mồi là sinh vật gây hại cho nông nghiệp. 0.25
Vì: - Sự tồn tại của con mồi tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã, đảm bảo sự ổn định
của hệ sinh thái. 0.25
- Sự tồn tại của con mồi đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của các loài ở bậc dinh dưỡng kế tiếp. 0.25

............................HẾT............................

7/2

You might also like