You are on page 1of 13

TRẮC NGHIỆM BÀI 8

1. Gen alen là gì?


A. Các gen nằm trên cùng 1 NST.
B. Các gen nằm trên các cặp NST tương ứng khác nhau.
C. Các gen nằm trên cùng 1 locut trên cặp NST tương đồng.
D. Các gen nằm trên cùng 1 cặp NST ở vị trí không đối xứng nhau
2. Làm thế nào để xác định kiểu gen của cá thể có kiểu hình trội?
A. Dùng định luật phân tính. B. Tạo ưu thế lai.
C. Cho lai với cá thể đồng hợp lặn tương ứng. D. Cho lai với cá thể trội đồng hợp.
3. Khi cho P hoa màu đỏ x hoa màu trắng được F 1 toàn hoa màu đỏ. Cho rằng mỗi gen quy định một
tính trạng. Kết luận nào có thể được rút ra từ kết quả phép lai này? (1) F 1 dị hợp tử; (2) đỏ là tính
trạng trội hoàn toàn; (3) P thuần chủng; (4) F1 có tỉ lệ kiểu gen 1:2:1.
A. (2) B. (2),(3). C. (1),(2),(3). D. (2),(3),(4).
4. Phương pháp nghiên cứu của Menden gồm thứ tự các bước như thế nào? (1) Sử dụng phương pháp
xác xuất thống kê phân tích kết quả lai. (2) Lai các dòng thuần theo dõi và phân tích kết quả lai. (3)
Tiến hành thí nghiệm chứng minh. (4) Tạo các dòng thuần chủng bằng phương pháp tự thụ
A. (4),(2),(3),(1). B. (4),(2),(1),(3). C. (4),(3),(2),(1). D. (4),(1),(2),(3).
5. Khi lai 2 cơ thể thuần chủng có kiểu hình khác nhau được cơ thể lai F 1 đồng loạt mang tính trạng của
bố hoặc mẹ. Đây là tính trạng gì? (Biết rằng 1 gen quy định 1 tính trạng).
A. Trội không hoàn toàn. B. Trội hoàn toàn.C. Lặn. D. Chưa xác định được.
6. Khi lai các cá thể thuần chủng khác nhau về 1cặp tính trạng tương phản Menden đã phát hiện được
điều gì về F1?
A. Luôn biểu hiện kiểu hình giống bố. B. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
C. Luôn biểu hiện kiểu hình giống mẹ. D. Chỉ biểu hiện 1trong 2 kiểu hình của bố hoặc mẹ.
7. Điều nào sau đây không có trong nội dung quy luật phân li theo thuật ngữ di truyền học hiện đại?
A. Một tính trạng do 1 cặp alen quy định.
B. Khi hình thành giao tử các alen phân li đồng đều về các giao tử.
C. Các alen tồn tại trong tế bào cơ thể một cách riêng rẽ và hòa trộn vào nhau.
D. Các giao tử được tạo thành gồm: 50% giao tử chứa alen này và 50% giao tử chứa alen còn lại.
8. Menden giải thích quy luật phân li dựa theo giả thuyết giao tử thuần khiết như thế nào?
A. Mỗi tính trạng do 1 nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau.
B. Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền hòa trộn vào nhau.
C. Mỗi tính trạng do 1nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau
D. Mỗi tính trạng do 1cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
9. Phép lai kiểm nghiệm (lai phân tích) là phép lai giữa cơ thể mang tính trạng ........với cơ thể mang tính
trạng .......... để kiểm tra ........
A.trội; lặn; kiểu gen. B.trội; trội; kiểu gen. C.trội; lặn; kiểu hình. D.trội; trội; kiểu hình.
10. Menden đã sử dụng phép lai phân tích trong các thí nghiệm của mình nhằm mục đích gì?
A. xác định tần số hoán vị gen.
B. xác định các kiểu gen thuần chủng.
C. xác định tính trạng trội và tính trạng lặn.
D. kiểm tra cơ thể trội mang cặp nhân tố di truyền đồng hợp hoặc dị hợp.
11. Khi đem lai phân tích các cá thể có kiểu hình trội ở F 2. Menden đã rút ra được nhận xét về F2
A. F2 có kiểu gen giống P hoặc giống F1. B. 2/3 kiểu gen giống P trội, 1/3 kiểu gen giống F1.
C. 100% cá thể F2 có kiểu gen giống nhau. D. 1/3 kiểu gen giống P trội, 2/3 kiểu gen giống F1.
12. Khi cho thế hệ lai F1 tự thụ Menden đã thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. ¾ giống bố đời P: ¼ giống mẹ đời P. B. ¼ giống bố đời P: ½ giống F1: ¼ giống mẹ đời P.
C. ¾ giống mẹ đời P: ¼ giống bố đời P. D.¾giống bố(hoặc mẹ) và F1, ¼giống mẹ (hoặc bố)
13. Khi cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ thì thu được F3 có tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 100% đồng tính. B. 1/3 F3 đồng tính, 2/3 cho F3 phân tính 3:1.
C. ½ F3 đồng tính, ½ cho F3 phân tính. D. 2/3 F3 đồng tính, 1/3 cho F3 phân tính 3:1.
14. Cách lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của cây hoa đỏ F 2? (Biết rằng Ở đậu Hà Lan, hoa
đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng).
A. Lai cây đỏ F2 với cây F1. B. Cho cây hoa đỏ tự thụ phấn.
C. Lai phân tích cây hoa đỏ F2. D. Lai cây hoa đỏ F2 với cây hoa đỏ ở P.
15. Khi lai bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản trội lặn hoàn toàn thì thu được
F1 có tỉ lệ kiểu hình là
A. 3 trội: 1 lặn. B. 3 lặn: 1 trội. C. 1 trội: 1 lặn. D. Toàn trội.
16. Khi lai bố mẹ khác nhau về 1cặp tính trạng thuần chủng tương phản trội lặn hoàn toàn thì ở F 2 phân li
kiểu hình theo tỉ lệ như thế nào?
A. 3 trội: 1 lặn. B. 3 lặn: 1 trội. C. 1 trội: 1 lặn. D. Toàn trội.
17. Ở một loài thực vật tính trạng hạt trơn là trội hoàn toàn so với hạt nhăn. Khi tiến hành lai hạt trơn dị
hợp tử với hạt nhăn thì thu được kết quả kiểu hình là
A. 3 trơn: 1 nhăn. B. 1 trơn: 1 nhăn. C. 100% trơn. D. 3nhăn: 1 trơn.
18. Ở đậu hà lan hạt màu vàng là trội hoàn toàn so với hạt màu xanh. Khi lai đậu vàng với đậu vàng, thì
thế hệ con có thể thu được tỉ lệ kiểu hình là
A. 100% hoặc 1:1. B. 3:1 hoặc 1:1. C. 100% hoặc 3:1. D. 3:1 hoặc 1:2:1.
19. Cho đậu hà lan hạt vàng giao phối với hạt xanh, được tỉ lệ kiểu hình F1 như thế nào?
A. 3:1 hoặc 1:2:1. B. 3:1 hoặc 1:1. C. 1:1 hoặc 100%. D. 1:1 hoặc 1:2:1.
20. Ở một loài sinh vật alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cho Aa x Aa thu được tỉ lệ kiểu hình là
A. 3:1. B. 1:2:1. C. 1:1. D. 100%.
21. Ở 1 loài sinh vật alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cho Aa x aa thu được tỉ lệ kiểu hình là
A. 3:1. B. 1:2:1. C. 1:1. D. 100%.
22. Ở 1 loài sinh vật alen A là trội hoàn toàn so với alen a. Cho Aa x Aa thu được tỉ lệ kiểu gen là
A. 3:1. B. 1:2:1. C. 1:1. D. 100%.
23. Tỉ lệ kiểu hình 1:1 là kết quả của phép lai nào? Biết rằng alen B là trội hoàn toàn so với b.
A. BB x Bb. B. BB x bb. C. Bb x bb. D. bb x bb.
24. Ở một loài sinh vật alen B là trội hoàn toàn so với alen b. Tỉ lệ kiểu hình 100% giống nhau. Phép lai
nào không cho kết quả trên?
A. BB x Bb. B. BB x BB. C. bb x bb. D. Bb xbb.
25. Ở một loài sinh vật alen B là trội hoàn toàn so với alen b. Tỉ lệ kiểu hình 100% giống nhau. là kết quả
của phép lai: (1) BB x BB; (2) BBx bb; (3) BB x Bb; (4) bb xbb.
A. (1),(2). B. (1),(2),(4). C. (1),(2),(3). D. (1),(2),(3),(4).
26. Ở một loài sinh vật alen B là trội hoàn toàn so với alen b. Tỉ lệ kiểu gen 100% giống nhau. là kết quả
của phép lai: (1) BB x BB; (2) BBx bb; (3) BB x Bb; (4) bb xbb.
A. (1),(2). B. (1),(2),(4). C. (1),(2),(3). D. (1),(2),(3),(4).
27. Cho cây quả ngắn lai với cây quả dài thu được F 1 toàn quả dài. Cho F1 Aa tạp giao (F2  1AA:2Aa:
1aa), sau đó cho cây F1 tạp giao với cây quả dài F 2 (Aa x AA / Aa x Aa) tỉ lệ kiểu hình ở F3 như thế
nào? (Biết 1 gen quy định 1 tính trạng)
A. 100% quả dài. B. 3 quả dài: 1 quả ngắn.
C. 1 quả dài: 1 quả ngắn. D. 100% quả dài  hoặc 3 quả dài : 1 quả ngắn.
28. Cho lai 2 cây thuần chủng hạt trơn với cây hạt nhăn thu được F 1. Cho F1 tạp giao. Cho cây hạt trơn F 2
tự thụ phấn thu được kết quả kiểu gen F 3 như thế nào? (Biết rằng alen A quy định hạt trơn là trội so
với alen a quy định hạt nhăn).
A. 1AA: 2Aa: 1aa hoặc 100% AA. B. 1AA: 2Aa: 1aa hoặc 100%aa.
C. 1AA: 2Aa: 1aa hoặc 1 AA: 1aa. D. 1Aa: 1aa hoặc 1AA: 2Aa: 1aa.
29. Ở cà chua quả đỏ là trội hoàn toàn so với quả vàng. Lai 2 cây quả đỏ (P) với nhau, thu được F 1 gồm
899 cây quả đỏ và 300 cây quả vàng (3:1)  P: Aa x Aa  F1: 1AA:2Aa: 1aa) . Cho biết không xảy
ra đột biến. Theo lí thuyết trong tổng số cây đỏ F 1 số cây tự thụ cho F2 gồm cây quả đỏ lẫn cây quả
vàng chiếm tỉ lệ
A. 1/3. B. 2/3. C. 1/4. D. 3/4.
30. Bố nhóm máu B, mẹ nhóm máu A, ông nội nhóm máu AB, bà nội nhóm máu A, ông ngoại nhóm máu
A, bà ngoại nhóm máu O. Con của họ có nhóm máu nào?
A. AB. B. A và B. C. AB, O. D. A, B, AB và O.
TRẮC NGHIỆM BÀI 9
1. Quy luật phân li độc lập của Menđen có nội dung chủ yếu là gì?
A. Giao phối tạo ra biến dị.
B. ở F2, mỗi cặp tính trang, xét riêng sẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1 .
C. Nếu P khác nhau n cặp tính trạng thì tỉ lệ phân li về kiểu hình ở F 2 ứng với công thức (3 + 1) n.
D. Sự phân li của cặp gen này không phụ thuộc vào cặp gen khác dẫn tới sự di truyền riêng rẽ của mỗi
cặp tính trạng.
2. Quy luật phân li độc lập thực chất nói về điều gì?
A. Sự phân li độc lập của các tính trạng.
B. Sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1.
C. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh .
D. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong quá trình giảm phân.
3. Quy luật phân li độc lập góp phần giải thích hiện tượng gì?
A. hóan vị gen. B. biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
C. liên kết gen hoàn toàn . D.các gen phân li trong giảm phân, tổ hợp trong thụ tinh

4. Tiến hành lai giữa hai cây đậu Hà Lan thuần chủng hạt vàng, trơn với hạt xanh, trơn được F1,
cho F1 tự thụ phấn ở F2 sẽ xuất hiện tỉ lệ phân tính như thế nào?
A. 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, trơn .
B. 3 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, nhăn.
C. 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt vàng, trơn: 1 hạt xanh, nhăn.
D. 9 hạt vàng, trơn: 3 hạt vàng, nhăn: 3 hạt xanh, trơn: 1 hạt xanh, nhăn.
5. Kiểu gen Aabb khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

6. Kiểu gen AaBb khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.

7. Kiểu gen AaBbCc khi giảm phân bình thường cho tối đa bao nhiêu loại giao tử?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.

8. Cá thể có kiểu gen (BbDd) sẽ cho các loại giao tử mang gen với tỉ lệ như thế nào?
A. Bb=Dd=50%. B. BD=Bd=bD=bd=25%.
C. BD=Bd=50%. D. BD=bd=40%, Bd=bD=10%.

9. Cá thể có kiểu gen (Bbdd) sẽ cho các loại giao tử mang gen với tỉ lệ như thế nào?
A. Bd=dd=50%. B. bD=bd=50%. C. bd=BD=50%. D. Bd=bd=50%.

10. Ở 1 loài có kiểu gen AaBbDdeeFf khi giảm phân cho tối đa số loại giao tử là bao nhiêu?
A. 2. B. 4. C. 8. D. 16.

11. Xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập. Ơ tính trạng I có tỉ lệ kiểu hình F 1 là
3:1, tính trạng II có tỉ lệ kiểu hình F1 là 3:1. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 khi xét chung cả 2 cặp tính
trạng là 
A. 3:3:1:1. B. 9:3:3:1. C. 1:1:1:1. D. 1:1:1:1:2:2:2:2: 4.
12. Xét 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập. Ơ tính trạng I có tỉ lệ kiểu hình F 1 là
1:1, tính trạng II có tỉ lệ kiểu hình F1 là 3:1. Tỉ lệ kiểu hình ở F1 khi xét chung cả 2 cặp tính
trạng là 
A. 3:3:1:1. B. 9:3:3:1. C. 1:1:2:3:3:6. D. 1:1:1:1.
13. Cho cá thể cái có kiểu gen AaBb lai phân tích thì con lai thu được có kiểu hình giống mẹ là
bao nhiêu? (Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng).
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.

14. Cho cá thể AaBb lai phân tích thì thu được tỉ lệ con lai mang ít nhất 1 alen trội là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.

15. Cho cá thể AaBb lai phân tích thì thu được tỉ lệ con lai mang ít nhất 1 cặp gen đồng hợp là
A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 100%.
AaBb x aabb
AB=Ab=aB=ab= 25% ab
AaBb = Aabb = aaBb = aabb

16. Kiểu gen AaBb x aabb cho đời con có kiểu gen aabb chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 6,25%. B. 12,5%. C. 25%. D. 37,5%.

17. Kiểu gen AaBb x aabb cho đời con có kiểu gen aaBb chiếm tỉ lệ bao nhiêu?
A. 6,25%. B. 12,5%. C. 25%. D. 37,5%.

18. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 1?
A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb.
19. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1: 1:1:1?
A. AaBb × aabb. B. AaBb × AaBb. C. AaBB × aabb. D. Aabb × Aabb.
20. Phép lai nào dưới đây cho số loại kiểu hình nhiều nhất? (Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính
trạng và trội lặn hoàn toàn).
A. aabb x aabb. B. aaBb x Aabb. C. AaBb x AABb. D. Aabb x aaBB.

21. Phép lai nào dưới đây cho số loại kiểu gen & kiểu hình ít nhất? (Biết rằng mỗi gen quy định
1tính trạng và tính trạng là trội hoàn toàn)
A. AABb x AaBb. B. AABb x Aabb. C. AAbb x aaBB. D. AaBB x aaBb.

22. Kiểu gen AaBB thụ phấn với aaBb cho tỉ lệ kiểu hình và kiểu gen F 1 lần lượt là: (biết 1 gen
quy định 1 tính trạng và tính trạng là trội hoàn toàn)
A. 9:3:3:1; (1:2:1)2. B. 3:1; 1:2:1. C. 1:1; 1:1:1:1. D. 1:1:1:1, 1:1.
23. Phép lai nào cho tỉ lệ kiểu hình 3:3:1:1? (Biết mỗi gen quy định 1tính trạng&trội lặn hoàn
toàn)
A. AaBB x Aabb ; AaBB x aaBb. B. AaBb x Aabb ; AaBb x aaBb.
C. AABb x Aabb ; AABb x aaBb. D. AaBb x AaBB ; AaBb x AABb.

24. Xét 2 cặp gen trội lặn hoàn toàn quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập. Số loại kiểu hình
và kiểu gen F1 khi đem lai 2 cá thể có kiểu gen AaBb x AaBb như thế nào?
A. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 4 kiểu gen.
C. 2 kiểu hình, 4 kiểu gen. D. 2 kiểu hình, 2 kiểu gen.

25. Xét 2 cặp gen trội lặn hoàn toàn quy định 2 cặp tính trạng phân li độc lập. Tỉ lệ kiểu hình và
kiểu gen F1 khi đem lai 2 cá thể có kiểu gen AaBb x aabb như thế nào?
A. 4 kiểu hình, 9 kiểu gen. B. 4 kiểu hình, 4 kiểu gen.
C. 2 kiểu hình, 4 kiểu gen. D. 2 kiểu hình, 2 kiểu gen.

26. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x Aabbdd (mỗi gen quy định một tính trạng, các
gen trội là trội hoàn toàn). Thế hệ con sẽ có số loại kiểu hình và số loại kiểu gen lần lượt là
A. 4; 8. B. 4; 12. C. 8; 8. D. 8; 12.
Aa x Aa  1AA: 2Aa : 1aa (2 KH , 3 KG) KH: 2 x 2x2 =8 – KG: 3 x 2 x 2 = 12
Bb x bb  1Bb : 1 bb (2 KH , 2 KG)
Dd x dd  1Dd: 1dd (2 KH , 2 KG)

27. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x AabbDd (mỗi gen quy định một tính trạng, các
gen trội là trội hoàn toàn). Thế hệ con sẽ có số loại kiểu hình và số loại kiểu gen lần lượt là
A. 4; 8. B. 4; 18. C. 8; 8. D. 8; 18.

28. Ở người mắt đen là trội so với mắt xanh, tóc quăn là trội so với tóc thẳng và alen IA quy định
máu A trội và alen IB quy định máu B là trội hoàn toàn so với alen i quy định máu O. Số loại
kiểu gen khác nhau có thể có về các tính trạng nói trên là bao nhiêu? (Biết rằng các cặp gen
quy định các tính trạng trên nằm trên các cặp NST thường khác nhau). 3 x 3 x 6 = 54
A. 32. B. 54. C. 16. D. 24.

29. Ơ 1 loài thực vật xét 4 cặp gen trội lặn hoàn toàn nằm trên 4 cặp NST tương đồng khác nhau.
Thực hiện phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd. Tỉ lệ kiểu hình A – bbcc dd ở F1 là
A. 3/ 256. B. 9/ 256. C. 27/ 256. D. 81/256.
Aa x Aa  3/4 A- Cc x Cc  1/4 cc
Bb x Bb 1/4 bb Dd x Dd  1/4 cc
3/4. 1/4. 1/4. ¼ = 3/256

30. Cho biết các gen phân li độc lập, tác động riêng rẽ, các alen trội là trội hoàn toàn và không
xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được từ phép lai AaBbDdEe x
AabbDdEe, số cá thể có kiểu gen AabbDdee chiếm tỉ lệ
A. 1/32. B. 1/16. C. 1/8. D. 1/64.
BÀI 10: PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1. Tương tác gen là gì?
A. Là sự tương tác giữa các alen khác nhau thuộc cùng 1 locut.
B. Là một gen tác động chi phối sự hình thành nhiều tính trạng.
C. Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành kiểu hình.
D. Là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường trong việc hình thành kiểu hình.
2. Tương tác gen là gì?
A. Các gen tương tác trực tiếp với nhau tạo nên kiểu hình.
B. Các sản phẩm do các gen quy định tác động qua lại với nhau tạo nên kiểu hình.
C. Các gen thuộc các locut khác nhau tương tác trực tiếp với nhau tạo nên kiểu hình.
D. Các gen tương tác trực tiếp với nhau và tương tác với môi trường tạo nên kiểu hình.
3. Tỉ lệ 9:7, được di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C. Tương tác át chế. D. Trội không hoàn
toàn.
4. Tỉ lệ 9:6:1, được di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C. Tương tác át chế. D. Trội không hoàn
toàn.
5. Tỉ lệ 1:4:6:4:1, được di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C. Tương tác át chế. D. Trội không hoàn
toàn.
6. Kiểu tác động của nhiều gen không alen làm xuất hiện tính trạng mới trong đó mỗi gen đóng góp 1
phần như nhau vào sự phát triển của tính trạng là kiểu tác động nào?
A. Cộng gộp. B. Át chế. C. Gen đa hiệu. D. Bổ sung.
7. Tính trạng màu da của người được di truyền theo quy luật nào?
A. Tương tác bổ sung. B. Tương tác cộng gộp. C. Tương tác át chế. D. Trội không hoàn
toàn.
8. Thế nào là gen đa hiệu?
A. Gen tạo ra nhiều loại mARN.
B. Gen điều khiển hoạt động của các gen khác.
C. Gen tạo ra các sản phẩm với hậu quả cao.
D. Gen mà sản phẩm của nó ảnh hưởng đến nhiều tính trạng.
9. Gen đa hiệu là hiện tượng ..... chi phối sự hình thành......
A. 1 gen; 1 tính trạng. B. nhiều gen; 1 tính trạng.
C. 1 gen; nhiều tính trạng. D. nhiều gen; nhiều tính trạng
10. Loại tác động nào của gen thường được chú ý trong sản xuất nông nghiệp?
A. Tương tác át chế. B. Tương tác bổ sung. C. Tác động đa hiệu. D. Tương tác cộng gộp.
11. Trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho kiểu hình hoa đỏ; khi chỉ có một loại alen trội A
thì cho kiểu hình hoa vàng; khi chỉ có một loại alen trội B thì cho kiểu hình hoa hồng; khi có toàn
alen lặn thì cho kiểu hình hoa trắng. Cho biết không xảy ra đột biến, có bao nhiêu cách sau đây giúp
xác định chính xác kiểu gen của một cây hoa đỏ (cây T) thuộc loài này?
(1) Cho cây T tự thụ phấn.
(2) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen.
(3) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ có kiểu gen dị hợp tử về một cặp gen.
(4) Cho cây T giao phấn với cây hoa hồng thuần chủng.
(5) Cho cây T giao phấn với cây hoa vàng có kiểu gen dị hợp tử.
(6) Cho cây T giao phấn với cây hoa đỏ thuần chủng.
A. 3. B. 5. C. 2. D. 4.
12. Ở một loài ngô kiểu gen (A-B-) quy định thân cao; (A-bb), (aaB-), (aabb) quy định thân thấp. Cho 2
cây dị hợp các cặp gen lai với nhau, thì thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 9:7. B. 13:3. C. 15:1. D. 12:3:1.
13. Ở 1 loài thực vật kiểu gen (A-B-), (A-bb), (aaB-), quy định hoa đỏ; (aabb) quy định hoa trắng. Cho 2
cây dị hợp các cặp gen lai với nhau, thì thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 9:7. B. 13:3. C. 15:1. D. 12:3:1.
14. Ở 1 loài cây (A-B-) quy định hoa lục; (A-bb) quy định hoa đỏ, (aaB-) quy định hoa vàng; (aabb) quy
định hoa trắng. Giao phấn cây AaBb với cây Aabb, thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 3:3:1:1. B. 4:3:1. C. 3:3:2:2. D. 6:1:1.
15. Ở loài ngô kiểu gen (A-B-) quy định thân cao; (A-bb), (aaB-), (aabb) quy định thân thấp. Cho cây
AaBb giao phấn với cây aaBb, thì thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 7:1. B. 5:3. C. 3:1. D. 9:7.
16. Ở một loài thực vật kiểu gen (A-B-), (A-bb), (aaB-), quy định hoa đỏ; (aabb) quy định hoa trắng. Cho
cây AaBb giao phấn với cây aaBb, thì thu được tỉ lệ kiểu hình:
A. 7:1. B. 5:3. C. 3:1. D. 9:7.
17. Ở 1 loài cây (A-B-) quy định hoa lục; (A-bb) quy định hoa đỏ, (aaB-) quy định hoa vàng; (aabb) quy
định hoa trắng. Để F1 có tỉ lệ kiểu hình 9:3:3:1 cần lai cây dị hợp 2cặp gen với cây kiểu gen:
A. AaBb. B. Aabb. C. aaBb. D. aabb.
18. Ở 1 loài cây (A-B-) quy định hoa lục; (A-bb) quy định hoa đỏ, (aaB-) quy định hoa vàng; (aabb) quy
định hoa trắng. Để F1 có tỉ lệ kiểu hình 1:1:1:1 cần lai cây dị hợp 2cặp gen với cây kiểu gen:
A. AaBb. B. AAbb. C. AABb. D. aabb.
19. Ở loài ngô kiểu gen (A-B-) quy định thân cao; (A-bb), (aaB-), (aabb) quy định thân thấp. Cho cây dị
hợp 2 cặp gen giao phấn với cây có kiểu gen như thế nào để F1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A. AaBb. B. Aabb. C. aaBb. D. aabb.
20. Ở 1 loài thực vật kiểu gen (A-B-),(A-bb),(aaB-), quy định hoa đỏ; (aabb) quy định hoa trắng. Cho cây
dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây có kiểu gen như thế nào để F1 có tỉ lệ kiểu hình 15:1?
A. AaBb. B. AAbb. C. aaBb. D. aabb.
21. Ở một loài thực vật kiểu gen (A-B-), (A-bb), (aaB-), quy định hoa đỏ; (aabb) quy định hoa trắng. Cho
cây dị hợp 2 cặp gen giao phấn với cây có kiểu gen như thế nào để F 1 có tỉ lệ kiểu hình 3:1?
A. AaBb. B. Aabb. C. AABb. D. aabb.
22. Ở đậu, hoa đỏ được hình thành khi có mặt của 2 alen trội A và B trên 2 cặp NST tương đồng khác
nhau.. Khi thiếu 1 trong 2 alen trội hoặc thiếu cả 2 alen trội thì sắc tố đó không được hình thành và
hoa sẽ có màu trắng. Tính tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F1 khi lai AaBb x aabb?
A. ¼. B. 3/4. C. 5/8. D. 9/16.
23. Ở một loài thực vật lưỡng bội, lai hai cây hoa đỏ (P) với nhau thu được F 1 gồm 180 cây hoa đỏ và 140
cây hoa trắng (9:7). Cho biết không xảy ra đột biến, quá trình giảm phân của các cây F 1 tạo ra tối đa
bao nhiêu loại giao tử?
A. 8. B. 4. C. 9. D. 16.
24. Lai 2 thứ bắp, được tỉ lệ F2 135 cây cao: 105 cây lùn. Kích thước thân tuân theo quy luật di truyền
A. phân li độc lập. B. tương tác bổ sung. C. phân li. D. tương tác cộng gộp.
25. Cho cây F1 tự thụ, được 93,75% cây hoa đỏ, 6,25% cây hoa trắng. Đây là hiện tượng di truyền
A. phân li độc lập. B. tương tác bổ sung. C. phân li. D. tương tác cộng gộp.
26. Ở bắp, có 3 gen tác động tạo chiều cao cây. Mỗi alen trội làm cây lùn đi 20cm. Cho lai cây thân thấp
nhất với cây cao nhất (210cm). Ở F2 chiều cao của cây là 190cm. Cây đó có kiểu gen là
A. AaBBDD. B. AaBbDd. C. AABBDd. D. Aabbdd.
27. Ở bắp, có 3 gen tác động qua lại hình thành chiều cao thân cây. Mỗi alen trội làm cây lùn đi 20cm.
Đem lai cây thân thấp nhất với cây cao nhất (210cm). Ở F 2 chiều cao của cây là 170cm. Kiểu gen nào
sau đây là không đúng?
A. AAbbdd. B. AABbDd. C. AabbDd. D. aaBbDd.
28. Ở 1 loài thực vật chiều cao thân cây do 3cặp alen quy định tuân theo quy luật tương tác cộng gộp.
Cây thấp nhất toàn alen lặn, cứ thêm 1 alen trội thì chiều cao tăng lên. Nếu cho cây dị hợp các cặp
giao phối cây dị hợp 2cặp, đồng trội 1cặp. Tỉ lệ kiểu gen đời con chứa toàn alen lặn là
A. 1/32. B. 5/32. C. 5/16. D. 0.
29. Màu da người do 3 alen trội (A,B,C) quy định tổng hợp sắc tố melanin ở da & nằm trên các cặp NST
khác nhau. Nếu kiểu gen càng có nhiều alen trội thì màu càng sẫm, nếu kiểu gen không chứa alen trội
nào hết thì da màu trắng. Khi 2 người đều có kiểu gen dị hợp các cặp gen lập gia đình với nhau. Tỉ lệ
con có kiểu hình giống bố mẹ là bao nhiêu?
A. 1/64. B. 5/16. C. 3/32. D. 15/64.
30. Màu da người do 3 alen trội (A,B,C) quy định tổng hợp sắc tố melanin ở da & nằm trên các cặp NST
khác nhau. Nếu kiểu gen càng có nhiều alen trội thì màu càng sẫm, nếu kiểu gen không chứa alen trội
nào hết thì da màu trắng. Khi 2 người đều có kiểu gen dị hợp các cặp lập gia đình với nhau. Tỉ lệ con
có kiểu hình mang toàn alen lặn là bao nhiêu?
A. 1/64. B. 5/16. C. 3/32. D. 15/64.
BÀI 12 :PHẦN TRẮC NGHIỆM:
1. Phép lai thuận nghịch làgì?
A. tạp giao hay tự thụ phấn. B. không có sự thay đổi vai trò bố mẹ khi lai.
C. có sự thay đổi vai trò của bố mẹ khi lai. D. cho con lai giao phối trở lại với cá thể đời P.
2. Cặp phép lai nào sau đây là phép lai thuận nghịch?
A. ♀ AA x ♂ aa và ♀ AA x ♂ aa. B. ♀ AABB x ♂ aabb và♀ aabb x ♂ AABB.
C. ♀ Aa x ♂ aa và ♀ aa x ♂ AA. D. ♀ AABb x ♂ aabb và ♀ AABb x ♂ aaBb.
3. Gen nằm trên nhiễm sắc thể nào sau đây thì tính trạng không phân bố đều ở 2 giới ?
A. Nằm trên nhiễm sắc thể thường. B. Nằm trên nhiễm sắc thể X.
C. Nằm trên nhiễm sắc thể giới tính. D. Nằm trên nhiễm sắc thể Y.
4. Khi tiến hành phép lai thuận nghịch. Kết quả nào sau đây cho phép kết luận gen nằm trên nhiễm sắc
thể giới tính?
A. Con lai luôn có kiểu hình giống mẹ. B. Con lai có kiểu hình giống bố.
C. Tỉ lệ kiểu hình khác nhau ở 2 giới. D. Tỉ lệ kiểu hình phân bố đều ở 2 giới.

5. Khi cho lai cá chép cái có râu với cá giếc đực không có râu, thu được cá nhưng có râu. Khi cho cá giếc
cái không râu với cá chép đực có râu thu được cá nhưng không râu. Sự di truyền tính trạng các phép lai
trên tuân theo quy luật di truyền nào?
A. Di truyền chéo. B. Di truyền qua tế bào chất.
C. Di truyền thẳng. D. Di truyền trội không hoàn toàn.
6. Câu nào sau đây chưa đúng về đặc điểm di truyền trên NST X không alen trên Y?
A. Di truyền chéo.
B. Gen luôn tồn tại thành từng cặp.
C. Ở cơ thể XY chỉ cần một gen lặn là biểu hiện ra kiểu hình.
D. Ở cơ thể XX gen lặn chỉ biểu hiện khi ở trạng thái đồng hợp.
7. Câu nào sau đây chưa đúng về đặc điểm di truyền của gen trên NST Y không alen trên X?
A. Kết quả phép lai thuận nghịch khác nhau.
B. Gen trội luôn được biểu hiện ra kiểu hình.
C. Ơ cơ thể XY gen không tồn tại thành cặp tương đồng.
D. Gen lặn chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở trạng thái đồng hợp.
8. Gen trong tế bào chất không có đặc điểm nào sau đây? (1) có mạch thẳng. (2) tồn tại thành từng cặp
alen. (3) hoạt động độc lập với gen trong nhân. (4) có khả năng tự sao, phiên mã, dịch mã. (5) có thể bị
đột biến.
A. (1). B. (3). C. (1), (2). D. (4), (5).
9. Nguyên nhân nào làm các alen trong tế bào chất không tồn tại thành cặp alen?
A. ADN có dạng vòng.
B. NST không đứng thành từng cặp tương đồng.
C. ADN dạng mạch thẳng nhưng chỉ có một sợi mạch đơn.
D. Các gen thay đổi vị trí liên tục vì dòng chất nguyên sinh chuyển động.
10. Câu nào sau đây chưa đúng?
A. Plamit ở vi khuẩn chứa gen nằm ngoài nhiễm sắc thể.
B. Gen trong tế bào chất có vai trò chính trong sự di truyền.
C. Di truyền qua nhiễm sắc thể do gen trong nhân quy định.
D. Đột biến có thể xảy ra ở gen trong nhân hoặc trong tế bào chất.
11. Sự di truyền qua tế bào chất không tuân theo các quy luật nghiêm ngặt như di truyền qua nhân là do
nguyên nhân nào?
A. Các bào quan không có khả năng tự nhân đôi.
B. Số lượng NST của các hợp tử cùng loài khác nhau.
C. Do ADN của tế bào chất phân chia không đồng đều cho các tế bào con trong phân bào.
D. Do có tế bào chứa ADN ngoài nhân nhưng cũng có tế bào không chứa ADN ngoài nhân.
12. Lai 2 cây thuần chủng: ♀ cây loa kèn xanh với ♂ cây loa kèn vàng, tạo F 1, cho F1 tạp giao được F2
A. 100%xanh. B. 100%vàng. C. 1xanh:1vàng. D. 3vàng:1xanh.
13. Lai 2 cây thuần chủng: ♂ cây loa kèn xanh với ♀ cây loa kèn vàng, tạo F1, cho F1 tạp giao được F2
A. 100%xanh. B. 100%vàng. C. 1xanh:1vàng. D. 3vàng:1xanh.

14. Ở cây hoa phấn tiến hành: lai thuận ♀ cây lá đốm x ♂ cây lá xanh F1 toàn cây lá đốm. Lai nghịch ♀
cây lá xanh x ♂ cây lá đốm. Cho hạt phấn F 1 ở phép lai thuận thụ phấn với F1 ở phép lai nghịch thu
được F2 gồm
A. 100% cây lá xanh. B. 100% cây lá đốm.
C. 50% cây lá xanh: 50% cây lá đốm. D. 75% cây lá đốm: 25% cây lá xanh.
15. Bệnh mù màu & máu khó đông xuất hiện chủ yếu ở nam giới vì bệnh do đột biến…. trên NST …..
A. gen; X không alen trên Y. B. gen lặn; X không alen trên Y.
C. gen trội; X không alen trên Y. D. gen lặn; Y không alen trên X.
16. Câu nào sau đây chưa đúng về sự di truyền của gen lặn trên X không alen trên Y?
A. Có hiện tượng di truyên chéo.
B. Tính trạng không bao giờ biểu hiện ở cơ thể XX.
C. Mẹ (XX) mang tính trạng lặn sẽ có 25% số con trai (XY) biểu hiện bệnh trong tổng số con.
D. Tính trạng có xu hướng dễ biểu hiện ở cơ thể mang cặp NST giới tính XY.
17. Ở người tật dính ngón 2, 3 do alen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể Y không alen trên X. Kiểu gen bố bị
bệnh dính ngón 2, 3 là
A. XAY. B. XaY. C. XYa. D. XY.
18. Ở người mù màu do alen m nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố bình thường có kiểu gen là
A. XmXm. B. XMXm. C. XmY. D. XMY.
19. Kiểu gen XAXa khi giảm phân tạo giao tử Xa chiếm tỉ lệ
A. 100%. B. 50%. C. 25%. D. 0%.
20. Lai XAXa x XAY, thu được tỉ lệ kiểu hình F1 là: (Biết rằng A là trội hoàn toàn so với a).
A. 100%. B. 1:1. C. 3:1. D. 1:1:1:1.
21. Lai 2 cá thể XAXa x XaY, thu được tỉ lệ kiểu hình F1 là (Biết rằng A là trội hoàn toàn so với a).
A. 100%. B. 1:1. C. 3:1. D. 1:1:1:1.
22. Tỉ lệ 50%♂đỏ: 50%♀đỏ: 50%♂trắng:50%♀trắng là kết quả của phép lai  (Biết rằng A:đỏ, a: trắng)
A. XAXa x XAY. B. XAXa x XaY. C. XAXA x XaY.D. XaXa x XAY.
23. Tỉ lệ 100% ♀ đỏ: 50% ♂ đỏ: 50% ♂ trắng là kết quả của phép lai :(Biết rằng A: đỏ, a: trắng).
A. XAXa x XAY. B. XAXa x XaY. C. XAXA x XaY.D. XaXa x XAY.
24. Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt trên NST X, còn NST Y
không mang gen tương ứng. Ruồi cái mắt đỏ thuần chủng giao phối với ruồi đực mắt trắng được ruồi
F1. cho ruồi F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 là
A. 1 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng. B. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con
đực).
C. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng. D. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
25. Ở ruồi giấm, mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng. Gen quy định màu mắt trên NST X, còn NST Y
không mang gen tương ứng. Ruồi đực mắt đỏ giao phối với ruồi cái mắt trắng được ruồi F 1. Cho ruồi
F1 giao phối với nhau, kết quả thu được về kiểu hình ở ruồi F2 như thế nào?
A. 1 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng. B. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con
đực).
C. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng. D. 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt trắng (toàn con cái).
26. Ở gà, lông vằn do alen A quy định là trội hoàn toàn so với lông nâu do alen a quy định, gen nằm trên
nhiễm sắc thể X không alen tương ứng trên Y. Đem giao phối gà trống dị hợp lông vằn với gà mái
lông nâu. Ở F1 thu được kết quả như thế nào?
A. 50 gà trống lông vằn: 50% gà mái lông nâu.
B. 50% gà mái lông vằn: 50% gà trống lông nâu.
C. 50% gà mái lông vằn: 25% gà trống lông vằn: 25% gà trống lông nâu.
D. 25% gà mái lông vằn: 25% gà mái lông nâu: 25% gà trống lông vằn: 25% gà trống lông nâu.
27. Ở mèo, alen A quy định màu đen, trội không hoàn toàn so với alen a quy định màu vàng. Kiểu gen dị
hợp Aa quy định màu màu tam thể, gen nằm trên nhiễm sắc thể X không alen tương ứng trên Y. Khi
đem lai mèo đực đen với mèo tam thể thì F1 thu được kết quả như thế nào?
A. 50% mèo đực đen: 50% mèo cái tam thể.
B. 25% mèo đực đen: 50% mèo cái tam thể: 25% mèo đực vàng.
C. 25% mèo đực đen: 25% mèo đực tam thể: 25% mèo cái đen: 25% mèo cái vàng.
D.25% mèo cái đen: 25% mèo cái tam thể: 25% mèo đực đen: 25% mèo đực vàng.
28. Ở tằm trứng màu sẫm do alen lặn nằm trên NST X không alen trên Y so với trứng màu sáng. Để có
thể phân biệt trứng tằm đực và trứng tằm cái, người ta đa sử dụng phép lai : tằm đực cho vỏ trứng .....
lai với tằm cái cho vỏ trứng .....
A. sáng; sẫm. B. sẫm; sẫm. C. sẫm; sáng. D. sáng; sáng.
29. Cho ruồi giấm cái mắt đỏ giao phối với ruồi giấm đực mắt trắng (P), thu được F 1 toàn ruồi mắt đỏ.
Cho ruồi F1 giao phối với nhau, thu được F 2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 ruồi mắt đỏ: 1 ruồi mắt
trắng, trong đó tất cả các ruồi mắt trắng đều là ruồi đực. Cho biết tính trạng màu mắt ở ruồi giấm do
một gen có hai alen quy định. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Ở thế hệ P, ruồi cái mắt đỏ có hai loại kiểu gen.
B. Ở F2 có 5 loại kiểu gen.
C. Cho ruồi mắt đỏ F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có kiểu gen phân li theo tỉ
lệ 1 : 2 : 1.
D. Cho ruồi F2 giao phối ngẫu nhiên với nhau, thu được F3 có số ruồi mắt đỏ chiếm tỉ lệ
81,25%.
30. Cho lai 2 gà thuần chủng gà trống lông vằn, mào to với gà mái lông không vằn, mào nhỏ được F 1 lông
vằn, mào to. Cho gà mái F1 lai với gà trống lông không vằn, mào nhỏ, thu được F 2 phân li theo tỉ lệ: 1
gà trống lông vằn, mào to; 1 gà trống lông vằn, mào nhỏ; 1 gà mái lông không vằn, mào to; 1 gà mái
lông không vằn, mào nhỏ. Biết rằng mỗi gen quy định 1tính trạng. Câu nào sau đây đúng?
A. Cả 2 gen quy định tính trạng đều nằm trên NST thường.
B. Cả 2 gen quy định tính trạng đều nằm trên NST giới tính.
C. Gen quy định tính trạng kích thước nằm trên NST giới tính; tính trạng màu sắc trên NST thường.
D. Gen quy định tính trạng kích thước nằm trên NST thường; tính trạng màu sắc trên NST giới tính.

You might also like